Hôm nay là Đông Chí. Thân ái mời các bạn ăn chè xôi nước để chịu tuổi nè . TL
Vào ngày Đông chí, vị trí của trái đất được xem là cách xa mặt trời nhất (vì vậy ngày Đông chí là ngày lạnh nhất trong một năm). vào ngày này mà ở Bắc cực thì dù là ban ngày cũng không thấy mặt trời.
Ngày Đông Chí người Hoa (cổ xưa) xem như ngày tết khởi đầu một năm mới. thường cúng chè trôi nước (loại bánh bột nếp hình tròn có nhân đậu xanh) , đặt biệt là viên nho nhỏ (thường gọi là "ỉ" , " ) không nhân màu xanh đỏ ( nhỏ thì càng dễ trôi ) với nước đường thêm cái vị rừng cay cay ăn vào làm ấm áp cho cho cái không khí lạnh của ngày Đông Chí - cúng " ì " ý muốn công viêc năm mới sẽ luôn được suông sẽ , gia đình hòa thuận. Viên "ì " nó tròn tượng trưng cho sự "viên mãn", viên=tròn, mãn= đầy đặn.
Cách đây khoảng 2,500 năm, Trung Quốc đã xác định được điểm đông chí bằng cách quan sát sự chuyển động của mặt trời nhờ đồng hồ mặt trời. Đây là điểm bắt đầu trong 24 tiết khí nông lịch, và rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 dương lịch hàng năm.
Vào ngày đông chí, nửa bán cầu bắc có thời gian trong ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Sau Đông Chí, thời gian ban ngày ngày càng dài. Trong 24 tiết của năm, Đông Chí là một trong các Tiết quan trọng, tiết này cây cối đâm chồi nẩy lộc. Người Trung Hoa xem ngày này là một ngày trọng đại, ngày cả gia đình đoàn tụ, xum vầy…nên tiết Đông Chí còn gọi là tiết đoàn viên và là một ngày Tết truyền thống của người dân Trung Quốc.
Tiết đông chí có từ đời nhà Hán (năm 206 trước công nguyên - 220 sau công nguyên) và phát triển mạnh mẽ vào triều đại nhà Tần, Tống (618-1279). Người Hán gọi tiết Đông Chí là ‘Tết Mùa Đông’. Trog ngày Tết Mùa Đông, người dân đều được nghỉ làm và cùng họ hàng, bạn bè tụ tập, chế biến những mòn ăn ngon với nhau. Theo ghi chép của sử sách cổ, vào ngày Đông Chí, các vị Hoàng Đế và quần thần đều làm lễ tế trời, còn dân thường thì cúng lễ thần thánh, tổ tiên, cha mẹ và những người họ hàng đã khuất.
Ngày nay, ở một số vùng phía Bắc Trung Quốc, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức món bánh trôi nước vào ngày Đông Chí, trong khi các cư dân từ nơi khác đến thì ăn bánh bao. Họ tin rằng những món ăn này giúp họ khỏi lạnh cóng trong mùa đông đang đến. Nhưng ngày Đông Chí ở một số vùng miền Nam Trung Quốc, cả gia đình cùng quây quần bên nhau và thưởng thức những chén cơm gạo nếp đậu đỏ nóng hổi để tránh tà ma và những điều rủi ro. Ở các vùng khác, mọi người cùng ăn món tangyuan, một loại bánh làm từ bột gạo nếp, tròn nhỏ như bánh trôi. Người Trung Hoa thường dùng món bánh này để cúng lễ tổ tiên hay làm quà biếu gửi đến người thân, bạn bè vào ngày Tết Mùa Đông.
Người Đài Loan ngày nay vẫn giữ phong tục cúng tế loại bánh cao chín tầng đến tổ tiên. Họ làm bánh thành hình con gà, con vịt, con lợn, con bò, con cừu và con rùa bằng bột gạo nếp, rồi hấp chín. Những loài vật này, theo quan niệm dân gian Trung Hoa, đều tượng trưng điềm lành và may mắn. Mọi người trong cùng dòng họ sẽ tập trung trước nhà thờ họ để cúng lễ tổ tiên. Sau buổi cúng lễ tế, mọi người cùng tham gia vào buổi tiệc lớn và gửi nhau những lời chúc tốt lành.
|
Cô ơi sáng ngủ dậy thấy chén Chè thèm quá à , nhớ má , nhớ ngày xưa , nhớ VN da diết
ReplyDeleteCô 5
Tha Hương có ma, nên bài nầy ma thích vào đọc, mỗi năm một lầ thặt đông
ReplyDeleteT H Cừ