Links

Friday, December 3, 2010

Thuật xử thế (Đoạn cuối ) Tăng Ngọc Minh

___________________________


Tập quán 4 : Tư duy Thắng/ Thắng ( Think Win/Win)

Đây  là nói về quan hệ với đối tác làm ăn trong đó ta phải nghĩ làm sao cho cả đôi bên đều thắng lợi. Theo Carnegie thì nên áp dụng các chiêu thức tâng bốc, ngợi khen đối phương nhất là phải làm sao cho đối phương có cảm tình với ta, nhưng theo Covey thì phải  có tập quán coi các giao tiếp là sự tương tác và hợp tác giửa ta và người, không nên quan niệm sự thành công theo thông lệ đời thường tức là có kẻ thắng, người thua. Tư duy Thắng /Thắng chỉ nói đến thái độ và tâm tính cần có để thể hiện cuộc sống như là  nơi hợp tác chứ không phải là trường chiến đấu, là tập quán cần có khi giao tiếp với đối tác trong đó ta cố mưu tìm lợi ích cho cả đôi bên, cố đạt nhưng thõa thuận hay giải pháp có lợi và làm hài lòng cả hai phía chứ không phải vấn đề đem cái bánh  lên bàn cân rồi chia nhau cho đều.
Hiểu như thế ta không bi lấn cấn vì các vấn đề công bằng xã hội và các bất bình đẳng tự nhiên khác và còn nhận chân được ràng đây là còn sự đấu tranh giửa ta và chính mình nữa. Ta chình là đối tác đầu tiên của chính mình, ta cũng phải tập tư duy Thắng /Thắng khi giao tiếp với bản thân, thường xuyên tim lợi ích chung bằng cách hợp tác với nó để tránh trở thành người bị động, tức là chỉ  phản ứng theo cảm xúc, đam mê nhất thời chứ không theo chỉ dẫn của lý trí. Chính vì thế mà Covey bảo muốn tiếp cận các xung đột trong tinh thần Thắng/ Thắng , cá nhân hay tổ chức cần có ba đức tính then chốt :
  a.Trung thực : luôn gắn bó với tình cảm chân thành và các giá trị, các cam kết đã đề ra
  b.Chín chắn: can đảm bày tõ ý nghĩ và tình cảm với sự tôn trọng ý nghĩ và tình cảm của đối phương
  c.Tâm tính hào phóng: luôn tin tưởng có rất nhiều lợi lộc cho mọi người

Nhận xét:  
Điều bất tiện là thuật ngữ Thắng /Thắng ở tập quán 4 luôn có nhiều ý nghĩa bất tương đồng với nhau, thậm chí có khi thua về mặt này nhưng gẩm ra lai thắng về mặt khác. Nếu ta coi ‘ Bảy tập quán giúp đạt hiệu quả cao’ là sách dạy về lãnh đạo và quản trị thì ta buộc phải sự coi Thắng/Thắng ở đây chỉ nói về thắng lợi cụ thể, của tổ chức mà ta và đối tác đều có trách nhiệm, không suy diễn lung tung vào các lĩnh vực khác như thể thao, chính trị, thương mại …bởi trong các lĩnh vực này nếu các đối thủ đều  muốn thắng/thắng là phải chơi cuội, gian lận chính trị, gian lận thương mại…

Tập quàn 5: Trước tiên cố tìm hiểu và kế đó làm cho người hiểu mình 
( Seek first to understand, then to be understood) 
                                
Theo Covey sự thương thảo thất bại thường là do ta không biết lắng nghe. Ông nói, ta bỏ ra nhiều năm tập đọc, tập viết , tập nói nhưng chẳng ai tập lắng nghe, nghĩa là nghe để hiểu một cách khách quan chứ không phải để hiểu theo gốc cạnh, lập trường riêng của mìn . Đã thế, thường thì chúng ta chỉ muốn được lắng nghe, muốn truyết phục trước và như thế gần như ta chẳng hể coi trọng đối phương tí nào, ta có lắng nghe nhưng chỉ tiếp nhận vài cụm từ ta muốn nghe hay chú tâm vào vài từ nhạy cảm mà không nắm bắt được ý nghĩa toàn cục của cuộc đối thoại. Nghĩa là ta thường nghe với lựa chọn theo tiên kiến, nghe để đáp trả thích đáng chứ không phả để tim hiểu và tai họa đã xẩy ra khi ta đã quyết định khi cuộc đối thọai chưa kết thúc.
Đây là thái độ cần có khi lắng nghe nhưng nếu muốn được lắng nghe, đuợc cảm thông đúng mực thì phải làm thế nào? Carnegie bảo muốn được lắng nghe, tức chịu hành động theo đề nghị của ta,  ta cần tỏ thái độ hết sức thân thiện, tìm cách đề cao, khen ngợi, tuyệt đố không phê phán, không làm kẻ cả và nếu cần   “ nên sử dụng các hình thức khuyến khích để làm họ hài lòng khi chịu lắng nghe”. Theo Covey thì không cần làm như thế, có lẽ ông nghĩ khi ta và người hiểu đúng tâm ý nhau là có thể giải quyết vấn đề, nhưng lại bảo nếu ta sẳn sàng cho đi nhất định sẽ được đáp lại, tức là cũng công nhận có thể đề ra giải pháp thư ba phù hợp với lợi ích của hai phía, nhưng nếu đối phương vẫn không thay đổi thì sao?

Nhận xét :
Tập quán 5 nên hiểu là: “ trước hết phải cố thông cảm sau đó tim sự cảm thông”. Thông cảm bằng cách nào? Tất nhiên không thể căn cứ hẳn vào  vời lời nói hay cử chỉ bởi những cách diễn đạt đó có thể là trá hình, phải cố hiểu những động cơ thầm kin, tức ba  lực đẩy đã khiến đối phương không thay đổi quan điểm,.. Hiểu được như vậy ( và chớ nên nói ra để lại gây sóc đấy!)  là bước đầu thông cảm với đối phương rồi hay chí ít  làm cho không khí trau đổi không còn căng thảng nữa. Làm thế nào để được cảm thông? Thẳng thắng bày tỏ ý kiến hay đề nghị của mình trên cơ sở bảo vệ hay tăng tiến lợi ích chung. Bày tỏ trong với thái độ ân cần, lịch thiệp và hào phóng một chút.Trong các đoàn thể ( như một cơ quan, một gia đình ) mà lợi ích chung dễ nhận diện thì cách làm này thường đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng nếu đối phương không chịu chia sẻ quan điểm của ta về cái gọi là  lợi ích chung thì sự chia tay là giải pháp tốt nhất cho cả hai phía và hình như đông đảo người Mỹ đã hành xử như thế khi li dị nhau, thay đổi việc làm như cơm bửa.

Tập quán 6:  Tập hiệp lực  (Synerzise )       
               
Covey nói “ hai cái đầu luôn tốt hơn một” và hiệp lực là tập quán hợp tác sáng tạo trong lao động, trong thực hiện dự án, nhưng ông nói điều này không tự nhiên mà có bởi đó là một quá trình. Quá trình nào? Chắc chắn là quá trình đã trãi qua các tập quán trên, đã xác định được những việc phải làm, đã nhất trí với mục tiêu chung cần chia sẻ Nhưng tại sao lạ coi đây là một tập quán, tức là một hành vi cần luyện tập?.Bởi vào thời điểm này ta phải tập tương tác với nhau, chịu ảnh hưởng của nhau và nhất là tập sống chung với những  khác biệt về cá tính và những dị đồng khác. Chính sự tương tác lẫn nhau và sự cọ xát giữa các dị đồng mới tạo ra được sự thấu đáo sâu sát ( new insigth), tạo ra được sức mạnh tổng hợp. Đó là thái độ làm việc theo nhóm ( teamwork), là tâm hồn khoáng đạt ( open – mindedness), và là thái độ phiêu lưu ( adventure) trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề sẳn có.

Nhận xét:
Có thể nói đây là nét văn hóa đặc trưng của các nước dân chủ, nhất là dân chủ kiểu Mỹ, nơi mà bất cứ ai dù đời tư, chủng tộc, tính nết, quan điểm chính trị như thế nào cũng đều có cơ hội cống hiến nếu có thực tài và muốn cống hiến ( tức là  muốn làm việc, muốn gánh vác trọng trách). Nhưng ở những nơi chỉ muốn có sự đồng dạng trong giới thân cận, tại những cơ quan chỉ tin cẩn  người thân, người đồng quan điểm, thì dù muốn cũng khó áp dụng, tức là dù biết các khác biệt có thể bổ sung cho nhau để tạo ra sức mạnh nhưng họ rất ngại cái cảnh “ bằng mặt  không bằng lòng”, “ đồng sàn dị mộng”. Và thực tế cho thấy khả năng tạo được sự hiệp lực như các nhạc trưởng, các thủ quân  đội bóng, các bác sĩ khi hội chẩn là rất khó trong các cơ quan, đoàn thể thuộc các ngành nghề khác và hình như trong phạm vi gia đình cũng thế. Nói cách khác, xung đột, bất hợp tác là  vấn đề khá phổ biến nhưng khó vượt qua , chính vì thế Covey đề ra Tập quán 8 trong cuốn The 8th Habit, 2004,  để thử giúp giảm thiểu tệ trạng này mà ông gọi là sáu căn bệnh ung thư của thời đại:: châm biếm cay độc, bình phẩm thái quá, so sánh, cạnh tranh, than phiền, đấu tranh

Tập quán 7: Mài bén Lưởi cưa ( Sharpen the saw)

Mài bén Lưỡi cưa có nghĩa là bảo toàn và tăng tiến cái vốn liếng lớn nhất của bạn: tức là chính bạn đấy. Đó là có kế hoạch thật cân bằng để tự đổi mới chính mình trong bốn lĩnh vực của đời mình: thể chất, xã hội/tình cảm, trí tuệ và tinh thần Ví dụ:
a)     Thể chất : ăn uống đủ dưởng chất, tập thể dục, và nghĩ ngơi thư giản,
b)      Xã hội/tình cảm: tạo ra nhiều quan hệ mang tính xã hội và có ý nghĩa với người khác ( thăm viếng, cứu trợ, quan hôn tang tế chẳng hạn),
c)       Trí tuệ: học tập, đọc, viết,
d)      Tinh thần : dành thời giờ sống với thiên nhiên, trãi rộng tinh thần mình qua sự tĩnh tâm, âm nhạc, hội họa, cầu nguyện…
Dù có những hạn chế nhất định ta cũng nên chịu khó đổi mới bản thân mỗi ngày bằng thể dục, thể thao, du khảo, vui chơi giải trí …để có thể giữ được sự tươi tĩnh, khỏe khoắn hầu có thể gia tăng khả năng sản xuất và xử lý các thách thức quanh ta, nghĩa là thực hiện được sáu tập quán kia. Nếu không có sự đổi mới này , cơ thể trở nên yếu đuối, tâm hồn trở thành mày móc, tình cảm khô cạn, tinh thần vô cảm và con người trở thành ích kỹ’.

Nhận xét:
Tập quán này có vẻ như không cùng bình diện với các tập quán kia nhưng lại được coi trọng ngang bằng bởi Covey cho rằng cần phải làm sao cho tâm hồn và thể chất luôn sảng khoái, lành lặn, cân bằng thì mới không bị chính sự yếu kém của chúng ảnh hưởng đến xấu đến hành vi của ta. Đây là một thí dụ cụ thể về thay đổi quan điểm hay gốc nhìn: các vụ việc rất bình thường như ăn uống, thể dục, họp mặt,lễ lạc, giải trí, tĩnh tâm , đọc sách, viết lách. làm công ích …là những việc chẳng liên quan gì đến năng suất lao động nhưng được nhìn nhận là hoạt động rất cần để phục hồi và bồi bổ khả năng ứng xử, đối phó .Có điều không phải bất cứ ai cũng làm được trọn vẹn và đầy đủ, nhất là làm trong tinh thần đổi mới bản thân. Thường thì ta đam mê thái quá và phí sức vào một trò giải trí nào đó, ví dụ như cả ngày dán mắt vào truyền hình hoặc nghiện chơi game, nghiện cờ bạc,…và điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng  lao động hiệu quả, sáng tạo. Tóm lại cần làm có thói quen thực hiện các hoạt động này và thực hiện một cách thật cân bằng.
Theo Covey “ Cuộc sống của bạn sẽ không thể diễn ra, dù bạn có biết điều này hay không, nếu nó không được chính bạn phát thảo một cách kỷ lưởng. Lựa chọn những cách sống như thế nào, nói cho cùng, là chuyện của bạn. Chính bạn đã lựa chọn hạnh phúc. Chính bạn đã chọn phiền muộn. Chinh bạn đã chọn quyết định dứt khoát. Chính bạn đã chon do dự.. Chính bạn chọn thành công. Chính bạn đã chọn thất bại. Chỉ cần nhớ là mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống đều cung cấp một lựa chọn mới. Và khi hành động như thế, bạn sẽ có cơ hội tuyệt hảo để làm ra sự việc diễn ra cách khác hầu đạt được nhiều hiệu quả tích cực hơn”.. Nói thế có nghĩa là ta và thế giới ( tất cả những gì diễn ra quanh ta) có sự độc lập, biệt lập cơ bản và ý thức nội tại ( en soi) của ta không thể chinh phục cái thế giới tự ngả đó ( pour soi) bằng cưởng chế ( can thiệp thô bạo) như xưa nay thường thấy. Theo vị tiến sĩ thần học này cần phải đối xử thân thiện, phóng khoáng với người đời ( và bản thân) nghĩa là cần điều chỉnh lại cách tiếp cận của ý thức nội tại thì mới thấy không có sự đối kháng của thế giới bởi nếu có thì cũng là hiện tượng tự nhiên thôi. Điều cần thiết là phải thay đổi chính mình, thay đổi gốc nhìn của ý thức thì mới có thể sống chung hòa bình, hợp tác, nói cách khác "phải thuận thiên hành đạo".
 Nếu bạn thấy thích, muốn tìm hiểu cặn kẽ thì nên tìm đọc nguyên tác hoặc vào website: http://www.stephencovey.com/communty

No comments:

Post a Comment