Links

Friday, October 21, 2011

Người Việt theo quan điểm của một nhà thơ Mỹ‏ & Các bài họa

________________

Tăng ngọc Minh chuyển ngữ từ thơ của Denis Levertov

Họ từng là người như thế nào ?



( What were they like ?)
Gửi các bạn đọc chơi, thay lời thăm hỏi. 
 
  Đây là bài thơ Levertov chắc đã viết vào thời chiến tranh khốc liệt ở VN, nhất là ở Miền Trung, nơi nhà thơ đã ghé qua và đã tỏ ra ngạc nhiên khi thấy các đèn đá mà tôi đoán là ở Chùa Cầu, Hội An. Các bạn thử trả lời các câu hỏi của nhà thơ theo quan điểm riêng là có thể tạo ra bài họa.
Chúc nhiều may mắn và sức khỏe.
 
1. Người Việt Nam
    sử dụng chăng đèn đá?
2. Họ có lập ra các lễ hội
    để tôn vinh đầu mùa lộc non?
3. Phải chăng họ chỉ biết cười thầm lặng?
4. Họ có biết dùng xương và ngà
    ngọc và bạc để làm đồ trang sức?
5. Họ có chăng những bản anh hùng ca?
6 Họ có phân biệt được giữa nói và hát?
1.Thưa ngài, con tim nhẹ bổng của họ đã hóa đá
    không còn nhớ trong vườn có hay không
    những đèn đá tỏa ra ánh sáng vui.
2 Có lẽ họ có lần tụ họp để mừng mùa hoa
    nhưng sau khi trẻ con bị giết
    không còn nụ non nào nữa.
3, Thưa ngài, nụ cười luôn cay đắng trên các bờ môi cháy bỏng.
4. Đó là mộng ước đã xa.
    Trang điểm để vui vầy.
    Tất cả xương cốt đã bị hoá thành tro than.
5. Không nhớ nữa. Hãy nhớ rằng
   đa số đều là nông dân: cuộc sống
   trên đồng ruộng và quanh bờ tre.
   Khi áng mây an bình phản chiếu xuống ruộng lúa
   và đàn trâu yên lành vững bước  trên bờ đê
   có thể cha ông đã kể cho con cháu chuyện cổ tích.
   Khi bom đạn dập nát những ảnh hình đó
   là lúc chỉ có kêu la thất thanh.
6. Hiện có tiếng vang về
    tiếng nói của họ giống như tiếng hát.
    Có người cho rằng tiếng hát của họ
    giống như bướm đêm bay bổng dưới ánh trăng.
    Biết nói gì đây? Bây giờ chỉ có lặng yên.
  
Denis Levertov, 1971 ( TNM chuyển ngữ)
_______________________________________

What were they like ?( Denis Levertov 1971 )

What Were They Like?
Did the people of Viet Nam
use lanterns of stone?
Did they hold ceremonies
to reverence the opening of buds?
Were they inclined to quiet laughter?
Did they use bone and ivory,
jade and silver, for ornament?
Had they an epic poem?
Did they distinguish between speech and singing?

Sir, their light hearts turned to stone.
It is not remembered whether in gardens
stone
lanterns illumined pleasant ways.
Perhaps they gathered once to delight in blossom,
but after their children were killed
there were no more buds.
Sir, laughter is bitter to the burned mouth.
A dream ago, perhaps. Ornament is for joy.
All the bones were charred.
it is not remembered. Remember,
most were peasants; their life
was in rice and bamboo.
When peaceful clouds were reflected in the paddies
and the water buffalo stepped surely along terraces,
maybe fathers told their sons old tales.
When bombs smashed those mirrors
there was time only to scream.
There is an echo yet
of their speech which was like a song.
It was reported their singing resembled
the flight of moths in moonlight.
Who can say? It is silent now.


TRẢ LỜI Denis Levertov
                                Việt Nam xưa có hùng ca
                        Có nhiều truyện cổ , hát hò , phương ngôn
                                Ngày xuân lễ hội trống dồn
                        Biết ơn tiên tổ , bốn phương thanh bình
                                Đã hào hùng , lại trữ tình
                        Lân bang giao hảo , biên đình xanh tươi
                                Bên đồng tiếng sáo reo vui
                        Tiếng ca ngày sáng , tiếng cười trăng thanh
                                Từ ngày Cách Mạng , Chiến Tranh
                        Từ ngày bom đạn rập rình bên hông
                                Lửa nổi bùng , máu ngập đồng
                        Giết nhau thoả thích , chập chùng thịt xương
                                Ông bạn ơi , có xót thương
                        Ngắm nhìn ngẫm nghĩ như dường thấu chăng
                                Nói gì đây , nỗi bất bằng
                        Ước gì mình biến thành câm cho rồi
                                Nhìn gì nữa , cúi đầu thôi
                        Chẳng đui cũng giả làm đui mới là
                                Bên tai vẫn tiếng rên la
                        Thôi thì bịt lại thế mà đỡ đau
                                Hai tay nào biết sờ mô
                        Mò ra nghĩa địa sờ mồ tổ tiên
                                Trời ơi nào biết đâu tìm
                                                       C.D.M.   
Đọc bài họa thơ rất điêu luyện của DCM, TNM cũng nổi hứng viết một bài theo lối chân phương:
Họa:  Họ từng là người như thế nào?
1. Người Việt Nam trước kia chưa hề dùng đèn đá
    bởi phức tạp và công phu quá.
    Một số dùng đèn sáp, đèn cầy
    nhưng đa số dùng đèn dầu thực vật,
    thậm chí cả dầu mù u
    như thế cũng đủ tạo ra nhiều sĩ phu
    được kính trọng và kỳ vọng
    nhưng tiếc rằng, tiếc rằng
    họ không học hỏi cách làm đèn tân kỳ
    để bày cho dân xóa hẳn đêm đen
    hầu tránh được những đêm dài đầy ác mộng
    làm con tim giá lạnh đứng yên.
2. Người Việt Nam từng sống quanh năm trong lễ hội
    bởi họ tin đang sống bên canh thánh thần và tổ tiên
    vì tôn kính, tưởng nhớ và vì họ luôn cần sự che chở
    để trẻ thơ không chết yểu, người già không chết oan
    nhưng đạn bơm đã vô hiệu hóa thánh thần
    lễ hội, nếu còn cũng chỉ là
    để cầu nguyện trong tuyệt vọng.
3. Họ từng vui cười ngay khi cấy cày
    từng cười đùa, cười nhạo
    sự ngây ngô của mình và kẻ khác
    bởi họ dễ tha thứ, không nuôi hận thù.
    Nhưng lọng giả thành chân
    cái ác tung quả mù lừa đão thế nhân,
    làm sao cười với nhau khi căm hận tràn lòng.
4. Phụ nữ Việt Nam sinh ra để điểm trang
   ( ngay từ tấm bé đã được xỏ tai)
    nữ trang vừa làm tăng nhân cách, vừa là vật phòng thân
    dù nghèo hèn mấy cha mẹ cũng dành cho con gái
    chiếc nhẩn hay đôi bông khi về nhà chồng, nhưng
    họ chỉ còn điểm trang trong ngày cưới
    bởi loạn lạc, chết chóc triền miên
    điểm trang sao được khi tang thương dẫy đầy.
   
5. Trong kho tàng cổ tích họ có rất nhiều anh hùng ca về
     nhân nghĩa lễ trí tín và hiếu thảo
     cha ông kể cho con cháu khi rảnh việc
     để giải trí và dạy làm người Việt Nam.
     Nhưng khi các bản anh hùng ca nặc mùi máu lửa
     chúng chỉ còn được rao giảng trong trường lớp.                     
6. Tiếng Việt đậm nét ngủ âm
     tiếng nói giống như tiếng hát,
     bởi đa số người Việt là nghệ sĩ 
     xưa nay vẫn thế
     nhưng khi các  úy kị nhiều quá, dầy đặc quá
     làm rất nhiều người bị đi tù, bị chơi đểu
    nếu hát cho an toàn thì rổng tuếch, thôi đành lặng thinh
                                                       Tăng Ngọc Minh

  BUỒN ƠI

                    Trời đánh thánh vật người phương Tây
                    Trời đánh thánh vật người phương Đông
                    Trời đánh thánh vật những người làm cho quê hương yêu dấu của tôi phải điêu tàn
                    Nữ văn sĩ Triều Tiên kia
                    Sao mà đáng thương vậy
                    Đống gạch ngói vụn này
                    Biết buồn chăng
                    Thửa ruộng mầu mỡ cỏ mọc xanh
                    Xác chết nám vàng
                    Giòng sông nổi váng biếc
                    Người đàn bà xác đã tím đen
                    Trên ngực đứa con thơ đang nhay vú mẹ
                    Bên bờ sông nồng nặc mùi hôi thối
                    Một ông già tay cầm giẻ rửa bát
                    Vét ăn mấy miếng xương thừa

                                                    C.D.M.           

No comments:

Post a Comment