Links

Tuesday, October 16, 2012

PHIẾM BÀN

________________
Tăng Ngọc Minh


 
Khi đọc bài này" Mối hận của Khổng Tử" từ anh bạn HP tôi đáp: “Lâu lắm rồi mới đọc được một bài hay như vậy. Hay ở chỗ lấy diễn biến thời cuộc đời nay mà diễn giải tâm ý người xưa…”. Tất nhiên việc làm như thế không hẳn là sai trái bởi lời lẽ của thánh nhân thường là những thông điệp bí hiểm màngười đời nay chỉ có thể diễn giãi theo khung văn hóa, tư tưởng mìnhđang sống. Thế nhưng sự diễn giải đó phải cố nắm bắt được tâm ý người xưa trong chừng mực nào đó thì mới bảo đảm không lệch lạc nhiều.Ta biết Khổng Tử sống trong thời Đông Chu liệc quốc, ngoài các nước lớnnhư Tấn, Tần, Tề, Sở, Ngụy, Yên còn có vô số các nước nhỏ như Vệ, Lổ (quê hương của Khổng Tử) trong bối cảnh tranh chấp, lấn ép lẫn nhautriền miên, gây bao đau thương tang tóc. Khổng Tử muốn đem đạo lý làmngười ( mà về sau các môn sinh khai triển ra thành  Đại học chi đạo,

đạo Trung dung và các đức hạnhTam Cương, Ngủ thường … ) để giúp đời
thông qua một chính quyền mạnh. Nước Lỗ, nơi ông giữ một chức quan gầngiống như quản thủ thư viện ngày nay, thì đất hẹp, người thưa, khó cóthể triển khai sâu rộng đạo lý của mình nên ông và một số đệ tử chu dukhắp nơi để mong tìm được một minh quân sẳn lòng chọn ông làm ngườitrị nước ( như một tể tướng chẳng hạn). Nghĩa là việc ông lang thangđây đó khắp trung nguyên ( khu vực phía bắcTrường Giang) gần giống một CEO ngày nay đi tìm việc và tất nhiên ông không được ai tin cẩn cả, vìđây là thời kỳ của bạo lực và sự mưu trí mà không hẳn là do đồi bại bởi lịch sử không làm ra bằng đạo lý mà bằng máu và nước mắt, cũng như sự thành bại của một doanh nghiệp ngày nay không làm ra bằng nhân nghĩa mà bằng mồ hôi và sự linh hoạt trong sử dụng vốn liếng và nhân công.Trong bối cảnh đó ta thấy có ba lời lẻ khó hiểu, không đồng bộ với tâmý của ông, đó là:


1/ “Có mỗi một con đường. Lại có mỗi một người độc hành. Thế mà còn phải hỏi ( đường)!“:
2/ “Nay bà có đồng ý để cho con trai bà đi theo tôi để học lại đạo lý
làm người chăng? Có điều sẽ không thể làm quan được mà thôi“:
3/ “Cô đơn mà không còn biết buồn là gì nữa mới là sự cô đơn vĩnh cửu“.
Ta nên hiểu những lời lẽ đó như thế nào?

Câu 2 chỉ có thể hiểu được khi ông và các môn sinh từ bỏ ý định tìm
việc làm ở chốn quan trường nhưng khi ông và môn sinh còn đang đi tìm
việc thì sao lại nói như thế quả thật lạ lùng. Phải chăng chỉ có ý
muốn nói, đi theo ông để học lại đạo lý trị nước chứ không phải từ bỏ
ý định làm quan bởi làm quan hay làm dân thì trong bối cảnh triết lý
của ông, cũng là làm người sống theo đạo lý nghĩa là làm thầy hiểu
theo nghĩa “ ba người cùng đi thế nào cũng có một kẻ là thầy ta”.

Câu 1 là ông hỏi đường đến một một nước nào đó lại được người nông dânkia hiểu là đạo ( bởi theo chữ hán, đường và đạo chỉ là một) nên câu
nói đầy vẻ bí ẩn, không hiểu khuyên ta điều gì. Rằng khi mình có một
chủ trương đường lối đúng đắn thì hãy tự bằng lòng với nó, đừng tìm
cách thi thố, thuyết phục, tự nhiên rồi nó sẽ được người đời tôn
trọng, nghe theo ( Hữu xạ tự nhiên hương)? Như thế thì đây là lời lẽ của Đạo gia, “đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” nhưng tại sao lại có tư tưởng của Lão Tử trong tư duy của khổng Tử? Phải chăng người nông dân kia chỉ muốn nói khi đã hiểu đạo lý làm người thì hãy thi triển nó vớinhững người có quan hệ thường ngày, hà tất phải đi đâu cho tốn công?
Và thực tế mà nói khi anh có một chủ trương đúng đắn nào đó thì trước
mắt phải thể hiện nó với người thân hay với cộng đồng mình có ảnh
hưởng để chứng tõ tính thuyết phục của chủ trương đó, chứ không nên
cưởng ép người khác phải theo, các chủ trương khác phải qui hàng bởi
đó có thể là nguyên nhân của xung đột. Cụ thể nếu chủ trương mọi người
sông theo nhân nghĩa, mọi người nên từ bi, bác ái, mọi người nên cộng
góp tài sản … thì trước mắt phải thể hiện những đạo lý đó cho bản
thân, gia đình mình, bè bạn mình cái đã, nếu chưa làm được thì đừng
tìm cách ‘xuất khẩu’, bởi như thể chỉ gây thêm mâu thuẩn xã hội mà thôi.

Câu 3 nói về sự cô đơn của thánh nhân vì không có sự đồng cảm của
chúng sinh, vì chỉ “ một mình mình biết, một mình mình hay” và cô đơn
như thế không phải là cô độc và tất nhiên Khổng Tử cũng không phải là
người cô độc. Và dù chỉ là một thất phu, một người thật bình thường ta
cũng có cái cảm giác cô đơn đó mỗi khi ý thức ta không hướng vào một
điều gì đó, một đối tượng nào đó ( conscience de quelque chose) mà lại
quay vào chính bản thân ( conscience de soi à soi même). Nói cách khác
chúng ta bị kết án phải luôn nghĩ về và đầu tư cho một điều gì đó, nếu
không ta sẽ cảm thấy trống rổng bởi ta là một hữu thể-trong-thế giới (
être dans le monde), là một hữu thể phải sống với ( être avec). Có lẻ
cảm giác cô đơn cuối cùng mà một đời người gặp phải khi ý thức được
rằng sống là sống để mà chết ( être pour la mort) và điều này làm cho
con người nhân ái, hiền hòa hơn, dễ cảm thông hơn nghĩa là không
còn cô độc nữa.

No comments:

Post a Comment