Links

Thursday, March 28, 2013

Giáng Xưa

__________

  Trong bài thơ " Bao giờ trở lại dòng sông cũ " của Giáng xưa một số comment thắc mắc Giáng xưa là ai? , cho nên hôm nay tình Cờ HTTL lạc vào một Website

 mới được biết và đã tìm ra tung tích Giáng xưa ở đâu . Thì ra Giáng Xưa ở tận nơi nầy hi hi  . Xin post cho bạn hữu xem cho vui và thỏa lòng nhưng có điều lạ là Website nầy lại mang tên là TÔ LAN (TÔ LAN chứ không phải là Tố Lan đâu nhe , chỉ thêm dấu sắc là thành Tố Lan rùi ...) ha ha vậy Giáng xưa ở tận Vinh Việt Nam kia` chứ nào ở đâu đây ...Bạn còn thắc mắc nữa không nè . Hôm nào bạn hữu TH có lần về VN ra Vinh để một lần cho biết Giáng xưa ....
Bây giờ Thân ái mời bạn cùng HTTL đọc bài viết và đi tìm Giáng xưa ...

HTTL

“GIÁNG XƯA”

  
                                                              
Giữa TP Vinh, có một không gian rộng lớn rợp mát bóng cây, líu lo tiếng chim hót, tiếng gà gọi bạn, nhiều loài hoa rừng khoe sắc, những nếp nhà mái ngói, cây cầu, những dòng suối nhỏ nước trong xanh với đàn cá lượn... ấy chính là Giáng Xưa giữa phố xá ngột ngạt hối hả bon chen.

Đến với Giáng Xưa ta được đắm mình trong một không gian thôn dã, gợi nhớ quê xưa. Rời đường phố ồn ã, ta bắt gặp chiếc cổng Giáng Xưa gợi nhớ về chiếc cổng làng xưa cổ kính. Tiếp đó đặt chân lên chiếc cầu nhỏ mảnh mai bắc qua cuối dòng suối nhỏ, gợi ta nhớ về Nguyễn Du xưa với “Nao nao dòng nước uốn quanh/ nhịp cầu nho nhỏ bên ghềnh bắc qua”. Đi tiếp trên những con đường nhỏ ghép đá tự nhiên xen cỏ mọc của Giáng Xưa, ta cứ ngỡ đang chân trần thủa ấu thơ nô đùa trên những con đường làng xưa gập ghềnh sỏi đá. Dạo trong không gian Giáng Xưa dưới tán cây xanh rợp mát, nhiều loài hoa rừng khoe sắc, tiếng chim hót líu lo, thi thoảng bắt gặp chiếc chum sành đựng nước, chiếc gáo dừa để bên, chiếc xe kéo bằng sức người của nhà nhà nông, chiếc cối giã gạo.v.v. ta cứ ngỡ đang trong vườn nhà xưa, nơi bao thế hệ cụ kỵ, ông bà, cha mẹ ta chăm chút yêu thương.  Những nếp nhà Giáng Xưa thấp thoáng dưới tán cây xanh, gợi nhớ trong ta về  làng quê xưa, nơi chôn nhau cắt rốn.
Đắm mình trong không gian Giáng Xưa còn là sự lả lướt, dịu dàng của những thiếu nữ trong trang phục áo dài hai mảnh, cổ tròn buộc dây màu nâu che kín ướm đào, gợi nhớ về cô thôn nữ ngày nào thẹn thùng, đôi má ửng hồng bối rồi, tay mân mê tà áo khi bất chợt  gặp ta trên đường làng xưa quanh co uốn khúc. Bất chợt một tiếng gà gọi bạn thiết tha vút lên trong không gian Giáng Xưa khiến lòng ta nôn nao xao xuyến...

Giáng Xưa với không gian rộng lớn, kiến trúc, bài trí hài hòa vừa gợi nhớ về dáng xưa, vừa có sức thu hút giới trẻ, bởi đến đây, những người yêu nhạc có thể tự mình sử dụng nhạc cụ thể hiệu tài hoa trước công chúng. Vào những tối thứ 3,5,7 chủ nhật, âm hưởng của dòng nhạc trữ tình, nhạc cổ điển, nhạc Trịnh Công Sơn do những người yêu dòng nhạc này trực tiếp biểu diễn tỏa khắp không gian, đưa hồn người về với  đắm say cao thượng. Những đôi lứa yêu nhau đến đây có thể tìm cho mình một chỗ ngồi phù hợp để thưởng thức ẩm thực và âm nhạc, hóa thân vào âm thanh du dương, dịu nhẹ để rồi không ai bảo ai, họ tự nắm tay nhau vươn tới khát khao, tự hứa với lòng mình cùng người yêu thương đi hết cuộc đời.       

Chủ nhân của Giáng Xưa hẳn là người nặng tình xưa nơi thôn dã nhưng cũng rất thực tế cuộc sống đương đại, nên đã tạo ra một không gian Giáng Xưa giữa phố phường ngột ngạt bon chen, tạo nên “sự tinh tế trong từng cảm xúc” khiến cho bất cứ ai về nơi đây cũng có chung cảm xúc, đồng cảm với chủ nhân, vì tìm thấy dáng xưa, hay tìm đến một phong cách sống của mình trong đó.
Có lẽ vì thế mà Giáng Xưa không chỉ được người dân mọi lứa tuổi thành Vinh lựa chọn mà du khách về quê Bác, về bãi biển Cửa Lò hay bất cứ ai có dịp tới thành Vinh đều đến với Giáng Xưa. Người ta đến đây để thả hồn vào không gian Giáng Xưa, một sự thư giãn hiếm hoi giữa lònng phố xá, hầu mong tìm về những gì xưa cũ đã và đang dần mất đi bởi quá trình đô thị hóa.
Sức cuốn hút của Giáng Xưa còn là sức hấp dẫn hương vị ẩm thực của những món ăn điểm tâm mỗi sáng, những li cà phê ngất ngây và ngắm những “thôn nữ” dịu dàng dáng xưa lả lướt như nơi thôn dã.
Giáng Xưa giữa phố phường đông đúc chỉ mới có ở Thành Vinh







6 comments:

  1. Hi Cô Chủ Vườn TH !
    Cô chơi màn tráo bài ba lá. Giáng Xưa trong truyện là quán ăn không phải là Giáng Xưa thi sĩ. Tui biết cô biết Giáng Xưa là ai hơn ai hết. Cô dấu thì tui không bắt cô phải khai vì Giáng Xưa thi sĩ không muốn thì cô không thể. Nhưng tui cững đoán được Giáng Xưa là ai rùi !

    Một độc giả thích thơ GX.

    ReplyDelete
  2. Cô Giáo kính mến ! Em hết thắc mắc GX là ai rồi. Chỉ biết là em rất thích thơ của chị GX mặc dù em chẳng biết "mần" thơ chút nào.Em N.

    ReplyDelete
  3. Thiệt tình là ... Muốn cứu bồ dùm nàng gx của Tha Hương mà cũng không xong .Thế còn bị cho là "Cô chơi trò tráo bài ba lá ..."Oan ui ông Địa biết chừng nào đây ?
    Thôi thì
    giáng xưa ơi hỡi giáng xưa
    Em nơi đâu đó hãy thưa đôi lời ...cùng bà con cô bác đi
    Tui hú gx rùi đó . Các bạn rán chờ nghe ...Còn cô học trò xưa ơi em thử mần thơ chơi cho vui đi bảo đảm em thế nào cũng có người khen hà ( Tin Cô đi ...Múa but cho vui đi em "
    Hôm nay là Easter . Kính chúc tất cả thành viên của Tha Hương một ngày thật đầy hạnh phúc
    Happy Easter

    ReplyDelete
  4. Anh (chị ) một đọc giả thích thơ GX

    Nếu có biết gx là ai thì xin anh chị mần ơn đừng có nói ai nghe nha anh (chị ).Bạn mà Bật mí coi chừng gx trốn luôn , hết có mần thơ luôn đó à nghe

    ReplyDelete
  5. Tui xin người cứ gian dối...nhưng tui van xin người đừng vội xa nơi đây...Có ai nói gì đâu mà Giáng xưa đòi chạy trốn vậy ta !

    Một người thích thơ GX

    ReplyDelete
  6. Cô thương mến ! Đọc comment trên Cô bảo em là hãy thử mần thơ muá bút cho vui.Em cám ơn Cô gíao nhiều lắm và cảm động nữa (hic!) Có lần em nổi hứng cũng mần thơ và viết truyện ngắn định gửi cho Cô nhưng mấy đứa bạn của em đọc xong thì tụi nó năn nỉ em bảo là đừng gửi ..cho nên giấc mộng thi sĩ và "văng" sĩ
    của em tan tành theo mây khói. Thôi thì hãy để em là Đọc Sĩ dài hạn của Tha Hương. Kình chúc Cô và gia đình Easter vui tươi , hạnh phúc . Em N.

    ReplyDelete