Links

Monday, March 4, 2013

Rễ

______________
Bạn Láng Giềng



                                                     
Rễ là phần tiếp nối của thân cây.Thân có ngọn mọc thẳng lên trời ,rễ có đuôi đâm sâu xuống đất.Rễ và thân là 2 thái cực đối chọi với nhau, một hướng thiên,một hướng địa nhưng chúng rất tương hợp để mà sống còn..Rễ cái một khi đã bén đất  bèn tạo ra những rể con.Con cái nhà rễ len lỏi trong lòng đất tìm kiếm những chất bổ dưỡng rồi biến đổi chúng thành nhựa nuôi sống toàn bộ thân cây.Nhựa tràn đầy,thân vươn mạnh lập tức đâm chồi ,xẻ nhánh,cành lá xum xuê vui đùa với gió mát trăng thanh,nghe chim hót  líu lo đầu cành thì Rễ ở phía dưới,đầu tắt mặt tối,bốn phương mù mịt chỉ làm bạn với côn trùng.Muốn nghe chim kêu,vượn hú,ve sầu than vản,dế đàn gọi tình thì chỉ là một giấc mơ không bao giờ thực hiện được.Nhứt là 2 chú ve sầu và dế mèn lúc còn ở dưới lòng đất là 2 bạn thân thiết dưới sự che chở của rễ ,vai kề vai ,má kề má sớm hôm có nhau;thề hẹn khi lên mặt đất tu luyện thành tài sẻ trở xuống đờn ca hát xướng cho rễ nghe
.Đó chỉ là lời hứa huyển hoặc,ve sầu bò thẳng lên ngọn cây kéo đờn cò rỉ rả suốt ngày,còn  dế mèn kéo violon nỉ non những bản tình ca dưới cửa sổ của các nàng  không màng tới người bạn tâm giao ngày đêm mong đợi.Rễ chỉ còn ngậm ngùi ngâm câu:
                    Uổng công xúc tép nuôi cò,
                  Cò ăn cho lớn cò dò cò bay .
Để quên sầu,rễ dồn toàn lực cấm sâu xuống đất tìm những món ngon vật lạ để làm đẹp dạ người ở trên.
    Trông cây thì phải ươm hột,chiết nhánh,tháp cành,Ba cách nầy tụ trung cũng chỉ làm cho rể mọc ra.Rễ có mọc thì hột mới tốt,mới nẩy lá,canh mới đơm nụ.Không có rễ thì hột eo sèo ,héo úa  vứt bỏ cho chim ăn,còn cành cho vào bếp chụm lửa.
    Thử nhìn những hột ươm trong đất ẩm,sau vài ngày rể lú ra.Lúc đầu rễ nằm ngang nhưng khi mọc dài ra rể biết bổn phận mình không dám ngẩng đầu lên,tự uốn cong xuống tìm đất,tìm những chất mầu mở cung cấp cho 2 cái lá non còn e thẹn nằm khép cánh trong vỏ được lớn lên đủ sức phá tan vòng tay oan nghiệt của vỏ.
    Nhiều khi lá muốn thử lòng của rễ ,2 lá cùng vỏ tự chui vào lòng đất để rễ ở trên nhìn trời trăng mây nước cho thỏa lòng ấm ức của rễ bấy lâu nay.Rễ tuy là vật vô tri,vôgiác nhưng đầy lòng từ bi bác ái thấy bạn vì mình mà chịu khổ nên không đành lòng tự chui vào lòng đất,đem bao nhiêu công lực thượng thừa vừa xeo,vừa đẩy đưa 2 lá và vỏ ra khỏi đất.
          TÌNH NGHĨA BIẾT BAO GIỮA RỄ VÀ THÂN.
   Là rễ có nghĩa là phải gồng vai gánh vác,chịu đựng sức nặng ngàn cân của thân cây đè lên;gió bảo mưa táp làm nghiêng ngã thân lá cành,rễ ở dưới vận dụng toàn thân xuống tấn để thân khỏi trốc gốc vì :
                                       CÂY ĐA TRỐC GÔC,CÂY ĐA TÀN.

                             Hò …ơ…ở…..ới….
                    Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
                Người dưng khác họ…ờ …ờ…
                Người dưng khác họ,đem lòng nhớ thương.
 Người dưng khác họ nầy gọi là RỂ.Rể và thân ngay từ trong hột đã là một rồi.Còn rể nầy là người ở chổ khác,có khi xa lắc xa lơ từ ngoài Bắc vô tận cùng miền Nam như “anh Bắc kỳ ” của Hoàng đảo chủ;có khi ở gần cận bên nhau như anh chàng thi sĩ Cao Vị Khanh.Hai anh chàng nầy có mắt tinh đời vừa thấy hình 2 MỸ NHÂN  của trường Nguyễn Trung Trực chụp trong trại hè Hà Tiên là 2 anh lấy cuốc xuổng  đào hang chung ngay xuống đất ĐÂM HƠI BÉN RỂ liền tức khắc,nếu lấy cần trục cũng không cách nào kéo 2 anh chàng nầy lên được.
                            Rạch Giá đi dễ khó về,
                        Trai đi có vợ, gái về có con.
    Không về được là vì trai có vợ,gái có chồng;bây giờ không lấy vợ,không lấy chồng thì đường ta  ta cứ đi ,đi về lúc nào mà không được ,đường ở phía trước rộng thênh thang.Nói thì nói vậy,thực tế lại khác.Chỉ vỏn vẹn có một năm,6 lần  đi xe Liên Trung chạy qua cầu cá,vòng quanh chợ Rạch Giá,chỗ mà  trong bài “cái đẹp của người con gái Kiên Giang” của Công Tử Rạch Gía tả là nơi tập hợp tài khéo léo về   bánh trái của các tiểu thư, cũng là một nơi phô bài những cái miệng duyên dáng đang nhỏ nhẹ thưởng thức những món bánh ưa thích.;đường rộng như thế xe chạy dễ dàng,kẻ qua người lại,tới lui nườm nợp thế mà nó là con đường cụt của tôi,TÔI BỊ CHẶN LỐI VỀ.
    Bị chặn lối về vì cái nét duyên dáng ,vì 4 chữ Công Dung Ngôn Hạnh của con gái Đồng chua nước mặn.Đồng chua nước mặn cây cối khó mọc mầm thế mà những chàng rể tứ xứ đã làm được việc đội đất vá trời biến những cánh đồng chua thành những vườn cây trái sum xuê,làm đúng bổn phận của rể gánh vác mọi việc.Những cây trong vườn nầy bây giờ trở thành  những cây cổ thụ hiên ngang đứng giữa trời ở khắp bốn phương ,mưa to gió lớn,bảo táp cấp mấy cũng không hề làm suy xuyển.
  
   Cây cỗ thụ được cho là Đại Sư huynh là người đứng mủi ,chịu sào con thuyền rễ Rach giá là cặp anh rễ và chị của Dương Khả Ái là anh Tuấn và  chị Dương thị Thu Giang , tôi  nhớ đêm đai hội trường Nguyễn trung Trực ở Toronto năm 2002 anh lên phát biểu :sở dĩ anh còn đầy đủ sức khỏe để châm bón miếng vườn được tươi tốt là vì anh có toa thuốc gia truyền hiệu quả còn hơn toa thuốc Minh Mạng .Anh không dấu bí mật nầy,nếu ai muốn cho đia chỉ ,anh sẽ gửi toa thuốc đến nhà.Thật đáng mặt huynh trưởng.
    Cây cổ  thụ thứ 2 là anh chàng dạy toán tài ba HUỲNH NGỌC THỌ.Anh chàng nầy có cách mọc RẼ rất là thơ mộng.Vừa liếc thấy cô tiểu thư NGỌC QUÊ con nhạc sĩ Phạm Công Nhiều, anh không lấy cuốc đào đất mà về nhà cấp tốc đặt may bộ áo bà ba  để mỗi buổi chiều mặc vào ,tay bưng tô  canh rau đắng đứng dưới cửa sổ nhà cô Ngoc Quế rỉ rả ca bản Chiếc Áo Bà Ba.Thật là tình ,thật là lảng mạn.Cho nên vườn của cặp nầy cây trái sai hoằng thuộc vào hàng đệ nhất
   Cây cổ thụ thứ 3 là anh PHAN NI TẤN ,một anh chàng đa tài :văn sĩ ,thi sĩ,nhạc sĩ,ca sĩ du ca.Cách bén rể của anh cũng rất nghệ sĩ.Vốn là một nhạc sĩ nên vừa thấy CHÂU tiểu thư,anh liền đem hết tâm tư sáng tác bản CON SÁO.Âm hưởng của bản nhạc nầy vừa tân vừa cổ,đem cái hay, cái ngon của Kiên Giang  nào là chiếu Tà Niên,thơm Tắc Cậu,dưa hấu Mỹ Lâm vào bản nhạc,nghe mà nao núng cả lòng người con gái Đồng chua nước mặn.Cho nên khi gia đình Châu tiểu thư nhận lảnh tổ chức Đại hội năm 02 ,chàng rể nầy vai gồng vai gánh cùng ban tổ chức tạo cho đại hội không  khí của tình nghĩa thầy trò ,của anh em một nhà thành công mỹ mản.
  Cây cổ thụ thứ tư là anh chàng dạy Pháp văn hiền như ma sơ HUỲNH NGỌC ÂN.Anh chàng nầy chọn lầm nghề,lẻ ra giờ nầy anh là một Đức Hồng Y  đến Vatican bầu Đức Giáo  Hoàng mới.Thay vì lên Đà Lạt vô Chủng Viện học tu để thành Frere thì anh chọn nghề mô phạm nên bị chặn lối về.Cách mọc rể của anh chàng có gốc tu nầy có một không hai.
  Không biết anh làm cách nào mà quen biết với CÂM TUYẾT tiểu thư,con ông chủ tiệm bách hóa CẨM TÚ.Một buổi sáng đẹp trời,anh len lỏi đi vô chợ đến trước cửa tiệm,chẳng nói chăng rằng làm dấu thánh giá.Ông Cẩm Tú quá ngạc nhiên hỏi cô Cẩm Tuyết,ông đó đưa tay lên,để xuống chổ trái tim,đưa qua phải ,đưa qua trái rồi gật đầu làm cái gì kỳ cục vậy con?Cô Cẩm Tuyết giải thích:
        Đưa tay lên: là Ông cầu xin ơn trên
        Để trên trái tim:là chứng giám cho lòng thành của ông
        Đưa qua bên trái bên phải:là ông không dám liếc ngang,liếc dọc khi được ông chấp thuận gả con gái cho tôi.
        Gật đầu:xin ông chấp thuận.
 Nghe qua sự tình,ông nói liền :”kêu ông vô đi còn đứng đó làm dấu thánh giá làm gì nữa?
        Đồng vợ đồng chồng cho nên,bây giờ cặp nầy tay trong tay đi  khắp bốn phương để truyền giáo lý.
    Cây cổ thụ thứ 5 là anh chàng thi sĩ VÕ TRUNG HIỀN  lấy biệt hiệu là CAO VỊ KHANH là bạn láng giềng ở bên nhà và qua bên nây có một lúc cũng là bạn láng giềng. Là thi sĩ anh chê thành thị ồn ào ,náo nhiệt nên rút về miệt quê yên tỉnh( theo cách anh nói ) để tâm anh được tịnh,tâm tịnh thì hồn thơ mới lai láng Cách bén rể của anh chàng họ VÕ đã nói ở phần trên,nhưng từ khi tôi đọc cách phân tích chữ TỪ HY thái hậu của anh Mach Vạn Niên tôi biết tại sao anh VÕ Trung Hiền có cái tên đẹp như thế mà lại chọn biệt hiệu Cao Vị Khanh.Mỹ nhân Thanh Loan thử phân tích sẽ vui lòng đẹp dạ ngay.
             
     Các chàng rễ nầy đủ đại diện để nói lên,sự cần cù,tính nhẩn nại,sức chịu đưng của nhóm quần hung RỂ RẠCH GIÁ.         
          Cái hay cái đẹp của các cô gái Rạch Giá ở trong 4 chữ Công Dung Ngôn Hạnh , còn các chàng trai Rạch Giá chỉ có một chữ mà thôi.           
          Đó là chữ KHÔN.                                                    
                                        Chim KHÔN chọn cành mà đậu.
         Như trong bài viết của Công Tử Rạch Gía viết dùm cho Ngô Quang Võ đã  bảo rằng “ Ngô Quang Vỏ anh bỏ đi để anh hùng tứ xứ đến trả nợ tình.” Có lý lắm đấy phải không thưa quý vị
         Đại diện cho trai Rạch Giá là 2 anh Ngô Quang Vỏ Và Mạch Vạn Niên đã bỏ đi để chọn cành,một anh hớn hở vứt bỏ câu niệm A DI DÀ thay vào bằng chữ A MEN.Một anh khoe bà xã tôi nấu bún cá ngon số 1.
        Chỉ có anh hùng tứ xứ : NỢ TÌNH CHƯA TRÃ,THẸO ĐÃ ĐẦY MÌNH.
              Khôn ơi là khôn những chàng trai Rạch Giá!

                                             BẠN LÁNG GIỀNG



9 comments:

  1. Kính chào ông Bạn Láng Giềng !

    Ông viết chuyện Rễ Người mọc tùm lum ở Rạch Giá quá hay như mấy cái Rễ trồi lên mặt đất ở Đế Thiên Đế Thích (Angkor Thom, Angkor Watt). Nhưng ông giấu cái Rễ Cái của ông cũng mọc như những cây Bần cây Mắm ở Rạch Giá. Vậy thì không fair.
    Còn thằng em không giấu gì ông cũng suýt hai lần mọc Rễ tại đây, nhưng vì non tay trồng quá cạn nên Rễ không bén chứ đâu dám chê các Kiên Giang Tiểu Thư !
    MVN

    ReplyDelete
  2. Kính Thầy N..,
    Bởi ba tiếng Bạn Láng Giềng hơi rườm rà rất khó xưng hô.Vậy mạng phép Thầy cho Đệ Tử được thay thế
    cái Biệt Hiệu của Thầy bằng Bí Số=N
    cho tiện gọi.Nói về "Rễ" Rạch Gía mà không nhắc đến Thầy PHV=CDM là cả một sự thiếu sót lớn lao!Thậm chí đến Đức Hồng Y HNA,hiền hơn ma-sơ mà Thầy còn chẳng chịu tha,mà trái lại quên đi Nhà Thơ "đa tình" đó thì chả pair tí nào cả!Vậy thay
    mặt một số độc gỉa đề nghị Thầy N.
    viết "Phần Nhì"của đề tài "Rễ".Kính
    chào Thày.
    Dân Xứ Rạch

    ReplyDelete
  3. Chỉ có anh hùng tứ xứ : NỢ TÌNH CHƯA TRÃ,THẸO ĐÃ ĐẦY MÌNH.

    Ha ha em chịu câu nầy nhứt Ông Thầy "Bạn Láng Giềng" ơi Bộ Cô em "abuse" Ông Thầy lắm sao nè . Khổ thân Thầy chưa ? Thế mà còn mài bút ca rễ gạch giá Trời ạ

    ReplyDelete
  4. CÒN CHÚT NỢ TÌNH ?

    Thầy xuống núi,bút quơ vùn vụt
    Chửa xưng Danh-Đám Trẻ bái chào
    Tha Hương,dựng nghiệp nơi nào?
    Hay còn lận đận"bôn đào "Mỹ Nhân" ?

    Ẩn danh cho được yên thân ,
    "Bốn Bà" phát giác,"ngộ hui"dị tỳ!
    Phận gìa còn có sá gì,
    Mặt hoa,da phấn,xù xì từ đây .
    "Ánh Hồng"chiếu rạng "Trời"Tây
    Quanh năm dướilớptuyếtdầycóng xương
    Thân nầy gẫm lại càng thương!

    Nguyệt Hà Tiên

    ReplyDelete
  5. Anh MVN,cách bén rể của tôi anh đã nói rõ phần đầu trong bài Snack Peking còn làm cách nào để rể cái rể con của tôi quấn chặt chân nàng Từ Hy
    thì tôi đã chỉ bí quyết cho anh rồi.
    Đã là quân nhân dù có lảnh thẹo vì cú đá hồi mã thương thì cũng ôm bụng khom lưng mà tiến tới,phải
    không anh MVN ,nếu không thì như tuổi con cọp mà mạng con thỏ như KGTT nói.
    .
    Cô KGTT,đã là con gái Kiên Giang
    cô biết qua rõ ràng các chàng rể có
    "abuse" hay không?Nói nhỏ với KGTT
    nhen,mỗi lần nhìn nhưng vết thẹo của các chàng rể thì các nàng cũng
    xao xuyến,muốn khóc mà nói:
    GHÉT THÌ GHÉT VẬY,
    CHỚ THƯƠNG THẤY MỒ.
    Anh Dân Xứ Rạch trách tôi sao nở
    quên ông thầy Đa Tình là PHẠM HUY VIÊN.
    Tôi đâu có quên,tôi nhớ lắm chứ!
    Năm 09 tôi về Rach Giá người đầu tiên tôi nhớ là ông thầy của bạn đó!Đệ tử của tôi chạy tìm kiếm ông
    tở mở mà không thấy, té ra anh đã cởi thuyền lướt sóng ra hòn Rùa không phải để tâm hồn yên tỉnh cho hồn thơ tuôn trào mà chỉ nhìn biển
    đẻ âm thầm tưởng nhớ mối hận tình:
    BIỂN KHƠI XỎA TÓC NGÀN NĂM HẬN.
    Anh chàng thi sĩ nầy thật là ĐA TÌNH đúng như anh nói.Cất hành lý trong phòng bungalow xong là anh đi qua cầu cá để vô nhà lồng chợ là anh bị CHẶN LỐI VỀ bởi KIM CHI TIỂU THƯ đang thơ thới xách giỏ đi chợ:
    CHỢ NHÀ LỒNG CỦ BÉN DUYÊN GIANG HỒ.
    Tôi phải một năm,sáu lần bảy lượt
    đi qua nhà lồng chợ mới đi vào đường cut,còn anh chỉ đi một đoạn ngắn chưa tới 200m đã đi vào lối cụt.ĐA TÌNH THAY!
    Cô Nguyệt Hà Tiên,giọng văn và khẩu khí giông 1 người ban của tôi.
    Tôi nghỉ cô là một đọc giả trung thành của nhà văn Lê Xuyên tác giả cuốn Nguyệt Đồng Xoài.Vần bằng trắc
    học hoài không xong,cho nên tôi không thể nào vun bút mà thành thơ như các đệ tử của PHAM thi sĩ được:
    NƠ TÌNH ĐÃ DỨT,THẸO CÒN DÍNH THÊM.

    BẠN LÁNG GIỀNG


























    ReplyDelete
  6. Thân đây em cứ dày dò
    Bởi anh lạc lối bước vào mê cung
    Vào rồi chẳng muốn trở ra
    Thôi thì ở lại cùng em sum vầy

    Thưa Thầy gốc rễ nầy còn non nớt mong chỉ giáo thêm

    Rễ Rạch Giá

    ReplyDelete
  7. Rể Rạch Giá hãy lấy 2 câu thơ của PHẠM Cuồng Sĩ làm kim chỉ nam thì mọi việc đều êm " Rể non cũng thành Rể già ":
    ĐẾN ĐÂY THÌ Ở LẠI ĐÂY,
    BAO GIỜ BÉN RỂ MỌC CÂY SẼ VỀ.
    BẠN LÀNG GIỀNG

    ReplyDelete
  8. Còn đây là câu kinh "Nhật" tụng của mấy Anh Chàng Rễ Kỹ Sư Họ Đào:
    CÓ PHÂN THÌ RỄ ĂN VÀO
    KHÔNG PHÂN THÌ RỄ:XIN CHÀO BYE BYE!

    Nguyệt Hà Tiên

    ReplyDelete
  9. Mới có một tuần đã chuyển giói rồi ,cô hay cậu cũng là Nguyệt Hà Tiên.Nguyệt Hà Tiên hảy coi chừng vì các nàng Rạch Giá tuy được tiếng là hiền từ nết na,công dung ngôn hạnh nhưng đối với các chàng họ Đào các nàng nghiến răng thăng tay chỉ:
    CHƯA RA KHỎI CỬA,
    CHÀNG ĐÀO BANH THÂY.
    LIỆU HỒN !!!!!
    Bạn Láng Giềng ( kinh nghiệm bản thân)

    ReplyDelete