Hoàng Thị Tố Lang
Thời gian trôi qua thật nhanh . Mới đó mà một năm sắp qua. Mai lại là đến ngày ăn Đông Chí . Chiều nay ở sở làm về tôi tạt qua chợ VN mua mấy bịch bột nếp và đậu xanh , mấy củ gừng để nấu chè xôi nước cúng Trời Đất để chịu tuổi . Đến ngần tuổi nầy nghe nói chuyện chịu thêm tuổi để thấy đời mình tuổi đời chẳng mấy lúc đã chất chồng theo năm tháng .
. Ngày còn bé tôi rất mong ngày Đông Chí đến .Mong vì mê món chè xôi nước chờ ngoại cúng xong chị em tôi sẽ được ăn trong ngày lễ cuối năm nầy .Trong các loại chè thì chè xôi nước ( lẽ ra gọi cho đúng phải là chè trôi nươc) là món chè mà ngày còn nhỏ tôi mê nhất . Đến bây giờ đi xa , cái mê ấy còn thắm thía nhiều hơn .Cái mùi nước đường nấu với gừng hòa trong nước cốt dừa mới quyến rũ làm sao . Chè xôi nước mà thiếu gừng ăn mới vô duyên làm sao .
Một người bạn của tôi anh đã phán một câu xanh rờn như thế .Thật đúng như thế bạn ạ . Gừng là cái yếu tố làm thăng hoa cái hương vị của chè lên gấp bội . Trong cái thời tiết se se lạnh của buổi sáng chớm đông gây gây lạnh của quê nhà có một chén chè xôi nước buổi sáng thì còn hạnh phúc nào bằng . Nuốt từ từ muỗng nước chè béo ngậy thơm phức mà nghe một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời vô cùng . Nhất là những đông chí sau tháng tư 75 có được chén chè xôi nước mà ăn cũng không phải là chuyện dễ
Một người bạn của tôi anh đã phán một câu xanh rờn như thế .Thật đúng như thế bạn ạ . Gừng là cái yếu tố làm thăng hoa cái hương vị của chè lên gấp bội . Trong cái thời tiết se se lạnh của buổi sáng chớm đông gây gây lạnh của quê nhà có một chén chè xôi nước buổi sáng thì còn hạnh phúc nào bằng . Nuốt từ từ muỗng nước chè béo ngậy thơm phức mà nghe một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời vô cùng . Nhất là những đông chí sau tháng tư 75 có được chén chè xôi nước mà ăn cũng không phải là chuyện dễ
Tôi mới xên đậu xong và con gái Hoàng Lan có nhiệm vụ sẽ chờ đâụ nguôị và vò lại từng viên tròn bằng cái chén chung để bắt và gói thành bánh . Con bé cùng như tôi ngày còn nhỏ , thích vọc bột để chơi, vo vo , nắn nắn ra chiều thích thú được làm bếp chung với Mẹ . Đậu được luộc cho chín thật mềm xong được đánh trong nước dừa để lửa từ từ cho đến khi nào đậu quện lại sền sệt mới được nhấc ra khỏi bếp . Ngày còn thơ nhà nghèo chị em tôi đứa nào nhìn nồi đậu của Ngoại cũng thèm thuồng , chỉ mong cho Ngoại vò nhưn xong còn lại chút đậu dưới đáy nồi mấy chị em mỗi đứa một cây muỗng thi nhau mà cạo những miếng đậu vụn cuối cùng còn sót lại . Nghèo khổ thế mà có chị, có em bây giờ thì ai cũng có miếng ăn song chị em mỗi đứa một phương trời .Nhớ vô cùng buổi sáng Đông Chí bên nhà hồi đó vui mà ấm cúng làm sao . Trong làn gió bấc phe phẩy thổi. cái thú của tôi ngày đó là được Ngoại cho chị em tôi ngồi xúm xít bên Ngoại , bên bếp lửa hồng để ngắt bột và vò thành những viên nhỏ như hòn bi mà gọi là ỷ cho vào nồi nước đang sôi mà luộc trước khi bỏ vào nồi nước đường nấu gừng sẵn . Ngoại lại chia bột làm nhiều phần , có cái Ngoại cho thêm màu hồng , có khi Ngoại pha thêm màu xanh cẩm thach. . Những viên bột nho nhỏ hồng hồng ,xanh xanh , trắng trắng bềnh bồng nổi nổi trong soong sóng sánh nước đường bên cạnh những lát gừng cắt mỏng.. một màu vàng vàng trong veo trông thật đẹp mắt . Tất cả hình ảnh ngày xưa còn đó như một khoảng trơì thương yêu ấp ủ để chị em tôi có lúc tìm về chút hương ngày cũ ,như lúc nầy, trong cái lành lạnh của những ngày đầu đông xứ người chạnh nhớ vô cùng những làn gió bắc mới chớm nơi quê nhà ngày ấy như báo hiệu một năm sắp kết thúc và mọi người chuẩn bị đón mừng năm mới ...
Ngoài những viên chè ỷ nhỏ cái chính là những viên chè lớn gọi cho đúng là bánh trôi được bỏ nhân đậu xanh đà vo tròn vô rồi nhanh tay túm bột lại cho khéo, đừng cho bể thì Ngoại làm một mình không cho đứa nào đụng tới . Bột chè làm bánh là loại bột nếp phải nhồi hơi lâu thì bột bánh mới dẻo , mới mịn ,mới dai , bột đừng khô quá mà cùng đừng nhảo quá do đó cách nhồi bột để có những viên bánh thật dòn thật dai cũng là cả một bí quyết . Tôi lại mê ăn chè ỷ hơn viên chè lớn có nhân . Ngoại nói ai bao nhiêu tuổi thì ăn bấy nhiêu viên ỷ .Tuyệt dịu nhất của chén chè là sau khi múc ra bạn chan lên một lớp nước cốt dừa nha và rắc mè rang lên sau cùng . Không làm sao diễn tả được cái tuyệt vời khi bỏ muỗng chè đầu tiên lên đầu lười . Trời ơi cái Mùi nước dừa quyện với nước đường gừng cùng cái mùi mè rang ngon đến thế là cùng .
Chiều nay cúng kiến vừa xong , bưng chén chè trên tay mà tôi nhớ nhà vô cùng . Tôi nhớ Má , nhớ Ngoại , nhớ các em ... Nhớ cái đông chí năm nào một thân một mình trong trại tỵ nạn Mã Lai , chén chè xôi nước nấu bằng bột mì của Cao ủy quốc Tế cấp cho cứng ngắt , bở rẹt , nước dừa cũng không có và tìm ra đâu miếng gừng nơi trại tị nạn cùng khổ nầy . Chén chè không giống ai , lạt lẽo , không mùi vi và mằn mặn giọt lệ nào vừa ứa ra bên bờ mắt như kiếp đời của những thân phận tha hương lúc đó không cửa không nhà
...Thế mà đã hơn 30 năm trôi qua . Nỗi thương, nỗi nhớ vẫn theo tôi mãi trên suốt chặng đường lưu lạc . Kỷ niệm dù buồn hay khổ hay vui đã là một phần trong đời tôi mất rồi dù tôi đi đến chân trời góc bể nào
Mời bạn hãy ăn chè trôi nước cùng tôi chiều nay như một lời chúc tất cả công việc năm mới của bạn sẽ trôi chảy suông sẽ , gia đình sẽ hòa thuận vì viên bánh tròn tượng trưng cho sự viên mãn và thành tựu như ý ...
Mời bạn hãy ăn chè trôi nước cùng tôi chiều nay như một lời chúc tất cả công việc năm mới của bạn sẽ trôi chảy suông sẽ , gia đình sẽ hòa thuận vì viên bánh tròn tượng trưng cho sự viên mãn và thành tựu như ý ...
Trong lúc thưởng thức lại món chè của Tiết Đông Chí bạn có biết tại sao ta ăn chè trôi nước trong dịp lễ nầy chăng
"Tương truyền rằng
vào thời xa xưa, đúng vào ngày Đông chí, vợ của một người ăn xin già bị lạnh
cóng mà chết, người chồng không có tiền chôn cất nên đành phải bán người con
gái cho một gia đình giàu có để lấy tiền chôn cất vợ.
Người con gái rất đau
lòng trước cảnh phải chia ly nên đã ngất xỉu, người cha vội vàng chạy đi xin được
bát nước gạo để đút cho con gái, sau khi tỉnh lại, người cha lại vội vàng chạy
đi xin được viên bột nếp để cùng ăn trước lúc chia tay; nhưng hai người đều
không nỡ ăn một mình, cuối cùng người cha khuyên rằng: “chúng ta ngày hôm nay
chia tay nhau thì cũng sẽ giống viên bột nếp này bị chia đôi, chúng ta mỗi người
ăn một nửa, đợi sau này cuộc sống khá hơn, chúng ta đoàn tụ lại sẽ cùng ăn trọn
viên bột nếp nhé”.
Sau khi chia tay, người
cha lại lên đường đi tha phương cầu thực, người con gái ở lại trong gia đình
người chủ mới của mình để làm việc, 3 năm trôi qua, nhưng hình bóng người cha vẫn
không thấy quay trở về, người con gái rất sốt ruột nghĩ rằng cha mình nhất định
sẽ quay trở về nhưng có lẽ cuộc sống còn khó khăn nên còn chưa tiện gặp mặt nên
đã nghĩ được một cách để cha mình có thể nhận biết được ngôi nhà mình đang sống,
cô nói với chủ nhà rằng : “mọi người đều ăn bột nếp viên, thế thì cũng phải
dâng cúng một phần cho ‘thần giữ cửa’ nữa”, người chủ đồng ý, thế là cô vo hai
viên bột nếp to và tròn để dán lên khoen cửa lớn trước nhà (cô nghĩ rằng khi
cha mình nhìn thấy hai viên bột nếp này nhất định sẽ tìm được mình).
Nhưng một năm một
năm nữa lại trôi qua, hình bóng của người cha vẫn biệt vô âm tính,
còn người con gái mỗi năm vào ngày Đông chí vẫn cứ tiếp tục vo hai viên bột nếp
to tròn dán lên khoen cửa để gửi gắm tình thương nhớ đến người cha của mình. Dần
dần, câu chuyện về lòng hiếu thảo của cô được lan truyền rộng rãi đã cảm động
được mọi người, thế là mọi người đều bắt chước vo các viên bột nếp tròn tròn với
ý nghĩa “đoàn viên " để ăn vào ngày Đông chí. Và thế là trong ngày
Đông chí đã bắt đầu có được món ăn đầy ý nghĩa nầy "
- 250g bột nếp
- 150g đậu xanh cà
- 1/2kg đường thẻ hoặc Brown Sugar
- 20g mè trắng
- 1 lon nước cốt dừa
- 1 củ gừng tươi, muối, lá dứa ( lá nếp).
Cách làm:
1. Đậu ngâm nở, nấu chín xay nhuyễn. Xên nhân đậu xanh với nước cốt dừa cho ráo, nêm chút muối, Chia nhân làm 20 viên nhỏ. Mè rang vàng, lá dừa rửa sạch, bó lại. Gừng cạo sạch, xắt lát mỏng.
2. Bột nếp cho nước từ từ vào nhồi, nhồi mịn cho đến lúc bột không còn dình tay , chia làm 20 viên, ủ trong 20 phút. Nắn bột mỏng ra, cho nhân vào bao kín.
3. Cho viên bột vào luộc, khi nổi lên thì vớt ra ngâm vào nước lạnh cho xả mùi bột. Cho đường thẻ( nếu có đường thốt nốt thì tuyệt cú mèo ) gừng và lá dứa vào nồi với 1 lít nước, nấu sôi đến khi hơi sánh lại. Cho các viên trôi nước vào nước đường
4- Nước dừa thêm chút muối & đường vào nấu sôi lên , cho vào chút bột năng cho nước dừa sền sệt lại
Múc chè ra chén, chan nước dừa lên, rắc thêm gừng xắt nhỏ và mè rang vào.
5- Xực !!! Oh So Yummy
Cuối tuần sang sớm tà..tà vô TH gặp ngay chén chè! thôi xực vậy !Em thích nhất là mấy viên "ỷ"trúng ngay món tủ rồi...N.
ReplyDeleteN em
ReplyDeleteEm có biết tại sao kêu là ỷ không . Ỷ là tốt tiếng của người Triều Châu nên ăn chè ỷ nghĩa là ăn mọi sự tốt lành
Còn tai sao nấu chè xôi nước phải có mấy viên ỷ bềnh bồng kế bện . Cô không nghĩ là dư bột , hết nhân mà mình vò bỏ thêm về đâu song nồi chè xôi nước không có mấy viên ỷ nho nhỏ trôi bên cạnh thì mất đi cái vẻ đẹp của chén chè nhiều . Em thấy điều đó không . Cô đọc một bài viết của một tác giả nào ,quên tên rồi lại bảo mấy viên ỷ nho nhỏ trôi kế bên giống như thân phận nhỏ nhoi tội nghiệp của các nàng hầu , vợ bé của các vua chúa năm xưa . Hi hi Ông nào mà giàu tưởng tượng hết biết ...