Links

Tuesday, December 17, 2013

NHỮNG CUỐN SÁCH LÀM ĐỜI TÔI KHÔNG KHÁ



_______
Chân Diện Mục

          Ở nước trong (trong nước ) bây giờ đang có phong trào viết : "cuốn sách làm thay đổi đời tôi " . Đó là những cuốc sách mà người viết thú nhận là họ bị ảnh hưởng sân đậm . Những ý tưởng hay trong cuốn sách làm họ thích thú , say mê ( thường là họ mê , họ thần tượng luôn tác giả cuốn sách đó ) . Họ tâm niệm ràng mình phải có chí hướng , phải sống như thế ... như thế...
    Tôi thì không có cuốn nào là coup de foudre cho tôi . Tôi bị ảnh hưởng  ... hoặc mê rất nhiều cuốn .
    Tôi sinh ra trong một gia đình Nho giáo . Nhưng thuở nhỏ cha tôi cho tôi theo học chương trình Pháp Việt . Khoảng năm tôi học lớp nhì ( tức lớp bồn bây giờ ) cha tôi mới dạy tôi học chữ Nho . Ngoài cuốm tam tự kinh dạy từ ngữ Hán  , cuốn đầu tiên có ý nghĩa tư tưởng Nho là cuốn Minh Tâm Bửu Giám , Đối với ngày nay thì cuốn đó có ý nghĩa cao siêu chăng (?) . Nhưng tôi thấy nó cũng bình thường thôi . Cũng là những ý thường nhật trong câu chuyện của cha và các chú !
    Một điều là cha tôi rất mê Lão Trang nên tôi cũng ảnh hưởng theo . Đó là vì cha tôi không hề làm quan . Số là ông nội tôi làm Thái Y trong triều đình Huế . Cụ thấy cái nghề làm quan nó bạc bẽo lắm ! Nghề y thì lại càng hẻo ! Chữa khỏi bệnh cho ông Hoàng bà Chúa thì họ bảo do hồng phúc của họ , mà không khỏi bệnh thì ... cụ sợ vãi đái ra quần !!!  Cụ bỏ Huế về quê làm ruộng và xúi con cháu ... đừng thèm làm quan nữa !
    Trong Minh Tâm Bửu Giám , cha tôi cứ trích những câu có mùi vị Lão Trang để dạy cho tôi :
    " Ư ngã thiện giả , ngã diệc thiện chi . Ư ngã ác giả , ngã diệc thiện chi . Ngã ký ư nhân vô ác , nhân năng ư ngã hữu ác tai ! "
Nghĩa là người tốt với ta , ta tốt lại . Người ác với ta , ta cũng cứ tốt với họ . Ta đã không ác với người , sao người lại có thể ác với ta mãi ! Ngày nay nếu ta đối xử như thế chắc ta tiêu tùng luôn !
    " Kẻ ác chửi người thiện , nói xấu người thiện , người thiện không đối đáp lại , thì nó như lửa cháy chỗ không , chẳng cứu nó cũng tự tắt "   Ôi trời ! Trong một xã hội cả tin , dễ xu hướng , nếu ta không đối đáp lại , thì mọi người sẽ tin người chửi trước , nguy hiểm lắm !    Giữa đường một chị bị người đàn ông đánh túi bụi , la : Cái thứ đàn bà hư , con đau ở nhà mà mày không mua thuốc , lại lấy tiền đi đánh bài hả ! Anh ta thản nhiên móc túi chị lấy tiền ( mua thuốc cho con ! ) . Mọi người thản nhiên nhìn ( người đàn bà hư ) không can thiệp , nghĩ rằng chị ta đã hư thế còn cự nự chồng (!) . Tôi nghĩ các nhà tuyên truyền ngày nay cũng thế ! Cứ nói xấu người thật nhiều đi , sẽ có người tin . Bài học Tăng Sâm giết người mà !   Tôi nhớ có một nhà tuyên truyền Liên Xô phán rằng : Trong mặt trận tuyên truyền , nếu ta để đối phương làm bàn 1-0 thì ta khó gỡ lại hòa lắm !   Tôi từng thấy một người đi xe máy đụng xe khác , chính anh ta lỗi , nhưng anh ta mắng người kia xối xả . Người kia không muốn dây với thằng hủi , nên bỏ qua cho rồi (!) . Trong sách Cổ Học Tinh Hoa toàn nêu gương bao dung , độ lượng , nhường nhịn ... Nhưng nhiều khi ta nhường nhịn quá , như khuyến khích kẻ ác lấn lướt tới .
    Thời bao cấp , ở tỉnh tôi , thiếu xe cộ một cách trầm trọng . Mỗi lần đi xe Lam , vợ chồng tôi khốn khổ vô cùng . Người ta không chỉ chen lấn mà thôi , người ta thản nhiên níu người khác xuống để lên xe . Nếu không làm thế thì cả buổi không đi được , không đi mua hàng được thì ... con cái ở nhà sẽ đói ! Nếu cứ xử sự theo kiểu Lão Trang thì cả nhà teo bao tử luôn !
    Cái thuyết nhu thắng cương , nhược thắng cường , lưỡi mềm thì còn mãi , răng cứng thì sẽ gãy , không phải lúc nào cũng áp dụng được . Nhất là những kẻ có quyền luôn phải xử lúc rắn lúc mềm , lúc ân lúc uy .   Vua Tề hỏi một hiền giả rằng : Người ta nói Trẫm nhân từ và hay gia ơn , đức tính ấy có thể làm nên nghiệp Bá được không ?  Đáp :  -  Đức tính ấy sẽ dẫn đến mất nước !  - Ủa ! Sao lạ vậy ?  Đáp : - Nhân từ thì kẻ có tội không nỡ giết , hay gia ơn thì kẻ không có công cũng được khen thưởng ! Kẻ có tội không trị , kẻ không công cũng thưởng , không mất nước sao được !
    Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư được ngày nay ưa chuộng , tái bản bao nhiêu cũng được mua hết , dù giá cao . Trong đó có chuyện ông Tô Hiến Thành làm tới tể tướng , nhưng khi người hầu đánh đổ tô cháo vào áo bào của ông , ông không mắng mỏ mà còn hỏi : ngươi có bị phỏng tay không ?   Ngày nay nếu đối xử như thế người ta sẽ dân dần  " lờn mặt " . Tôi chỉ là một phó thường dân thôi , nhưng đã từng bị con cháu và học trò lờn mặt !
    Trên đây là những quyển : Minh Tâm Bửu Giám , Cổ Học Tinh Hoa , những cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư , Tâm Hồn Cao Thượng ( Hà Mai Anh dịch của De Amicis ) đã gây nhiều ấn tượng trong thời niên thiếu của tôi )
    Lớn lên , khoảng lớp đệ Ngũ , đệ Tứ ( lớp 8 , lớp 9 ) ngày nay ) Tôi đã biết để dành tiền ăn sáng , mua sách đọc . Những tác giả  Đào Trinh Nhất , Nhượng Tống , những tác giả của tủ sách Học Làm Người như Phạm văn Tươi , bs Dương Tấn Tươi ... rồi những vị như Phạm cao Tùng , Nguyễn duy Cần  ... Đặc biệt là cuốn Học Để Làm Gì của Hoàng Xuân Việt . Tác giả HỌC ĐỂ LÀM GÌ đã dạy người ta không phải học để làm quan mà học để giúp dân giúp nước , có ích cho đời !
    Nhưng than ôi ! Càng lớn lên tôi càng thấy cảnh Tang Điền Thương Hải , đời là bể khổ !  Càng ngày càng lắm người viết sách kích thích thù hận , xúi người ta giết nhau ! Chia bè lập đảng , khuynh đảo xã hội ...  !
    Ôi ! Dụi mắt bẩy lần cũng không kiếm ra một cuốn giúp cho thế đạo nhân tâm ! Thậm chí những cuốn Quốc Tế , có tầm vóc lớn như : Giờ Thứ Hai Mươi Lăm , Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh , Bắt Trẻ Đồng Xanh , Bác Sĩ Zivago , Báu Vật Của Đời ( Phong Nhũ Phì Đồn ) , Phế Đô còn bị chê lên chê xuống là ......
    Ôi ! Biết nói thế nào nhỉ :
                                             Sách vở ích gì cho buổi ấy
                                             Áo thường dân nghĩ lại thẹn thân già


                                                                                                       
                                                                             Cuối năm  2013

No comments:

Post a Comment