______________
Hoàng Trúc Vũ
Người ta thường nói : " Trên đời có bốn cái ngu. Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu".
Vậy chúng ta thử bàn xem tại sao ?
Thứ nhất, làm mai là mang hạnh phúc đến cho hai người nam nữ. Người mai mối chẳng được chi ngoài cái đầu heo đem về nấu cháo. Còn cặp tân lang tân giai nhân sau nầy hạnh phúc con cháu đầy đàn hay cùng nhau vác chiếu ra tòa là tại họ chứ người mai mối không có trách nhiệm. Vậy mà khi ấy lại bị hai đàng trách móc ông (bà) mai mối vô duyên nên họ mới gãy đổ. Đúng là làm mai ngu thiệt chứ chẳng phải chơi !
Thứ hai, lãnh nợ thì càng ngu hơn nữa. Nếu người vay nợ không có tiền trả nợ đúng hạn thì mình lãnh đủ. Nhưng thật ra nếu không thân thiết hay bà con dòng họ thì chẳng ai dại gì đi lãnh nợ dùm. Phải công nhận người lãnh nợ có tấm lòng nhân hậu và thương người nên mới dám đứng mũi chịu sào để mang tiếng là ngu !
Thứ ba, gác cu là một thú tiêu khiển phong lưu. Phải tài ba lắm mới dụ được cu rừng bằng cu mồi. Người gác cu chắc là hồi hộp khi chờ cu rừng mắc bẫy. Và khi bắt đươc cu rừng rồi thì khoái biết chừng nào. Cái nầy mà nói là ngu thì xin bà con xét lại và mách bảo thằng tui, thằng tui xin đa tạ.
Thứ tư, cầm chầu để đánh "thùng" là khen hay đánh "cắc" là chê thì chỉ là các ông hương cả, hương chủ...hay các bậc thâm nho mới được mời ngồi ở vị trí thượng đẳng trước gánh hát bội ở đình làng để khỏ dùi khen hay chê các anh kép hoặc cô đào "nhập vai" trong vở tuồng tích nào đó có đúng nhân vật lịch sữ hay không. Các vị nầy thường thông lào kinh sử, hán học cùng mình mới dám xâm mình nhận cây dùi. Dĩ nhiên khi đánh vào cạnh cái trống để vang lên tiếng "cắc" tức là chê thì bị anh kép hay cô đào chửi thầm trong bụng. Cho nên cầm chầu cũng bị xếp vào loại một trong bốn cái ngu. Theo tui nghĩ vì vậy mà ngày nay hình như mấy gánh hát bội về làng không còn ai cầm chầu ?!
" Bắt thang lên hỏi ông trời
Lấy tiền cho gái có đòi được không"
Cái nầy thì ngu thiệt phải không quý bạn ! Nhưng nghĩ cho cùng người ta nói đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Tiền mất tật mang là tại mình trao tiền không đúng đối tượng. Nếu đúng thì "ẵm" nàng dìa dinh. Còn không thì chắc chàng cũng lia chia chút đỉnh chứ ngu gì bó tay ?!
Thằng tui đang định nói chuyện túc cầu, vậy mà tại sao nãy giờ cứ vòng vo tam quốc ba cái chuyện ngu. Sở dĩ tui dùng chữ túc cầu thay vì bây giờ người ta dùng chữ bóng đá vì chữ bóng đá thật ra dịch không sát nghĩa chữ football của Anh Quốc. Nếu người Anh dùng chữ kickball mà bạn dịch bóng đá thì tui không dám cãi. Cái nầy foot là chân còn ball là quả bóng, thì dịch là bóng chân mới đúng. Nhưng "người có ăn học" như chúng ta phải hoa mỹ gọi nó là túc cầu vì túc là chân và cầu là quả bóng. Tui nói vậy có sai không quý bạn. Họ gọi football vì quả bóng xử dụng bằng chân, ngoài cái đá, chân còn có thể lừa, rồi giao banh cho đồng đội để shot vào goal. Vả lại nếu gọi là bóng đá thì nên gọi môn Cầu Mây của Mã Lai thì đúng hơn vì môn nầy tui thấy kick hơi nhiều. Thời Việt Nam Cộng Hoà đang gọi là túc cầu tự nhiên lại đổi tên gọi là bóng tròn. Sở dĩ họ gọi bóng tròn là vì lúc đó môn bóng cà na của Mỹ tràn sang trên các băng tần truyền hình, nên họ gọi như vậy để phân biệt. Nhưng quả bóng chuyền cũng tròn, bóng rổ cũng tròn và hai cái linh tinh...mà quý bạn đàn ông tối tối nằm kề bên để đá đèn cũng tròn nốt !!! Phải không quý bạn. Cái ông nào sản sanh ra chữ bóng tròn nầy quả thật là ngớ ngẩn. Vậy mà mấy ông ký giả văn hoá thể thao thuở ấy cũng cắm đầu mà dùng. Đúng là đàn cừu thi nhau đâm đầu xuống giếng. Ngu thiệt !
Chữ football đã được quốc tế hoá nên người nói tiếng Tây Ban Nha cũng gọi là fútbol hay người nói tiếng Bồ Đào Nha như Ba Tây cũng gọi là futebol, hoặc người Pháp gọi tắt là fút. Nhưng cái ông Mỹ thì ngược đời gọi túc cầu là soccer, còn chữ football thì dùng cho môn bóng cà na chẳng ăn nhập gì đến chữ ball (tức là quả bóng hình tròn) và càng không liên hệ đến chữ foot (vì môn nầy ít dùng tới chân). Môn bóng cà na nầy dùng tay hơi nhiều vì anh quaterback dùng tay ném quả cà na cho anh receiver chạy hay đưa quả cà na cho anh runningback cũng để chạy. Còn khi nào kick tức là đá thì để giao banh cho đối phương hoặc đá fieldgo để lấy 3 điểm...Thật ra sở dĩ có chuyện ngược đời nầy là cũng do từ mấy anh Ăng Lê di cư qua Mỹ mà thành. Môn football đã có từ ngàn xưa ở Anh Quốc mà ngày đó người ta gọi là mobball, tức là môn bóng chơi đông người. Bao nhiêu cũng được và cả hai bên đều dùng tất cả những gì có trong tay từ tay không cho đến gậy gộc để đem banh về tới đích. Môn nầy cải thiện dần dần và ra những luật chơi để có được môn football hơn 200 năm trước và họ thành lập ra Association Football (Hội Túc Cầu) mà họ gọi tắt là assoc. Tiếp vĩ ngữ er được thêm vào thành ra assocer để chỉ những người tham gia. Sau cùng họ vắn tắt hóa thành soccer, chứ chảng phải mấy anh Mỹ lập dị gọi nó là soccer. Môn football cũng bị biến hoá thành Rugby football và Football của Mỹ. Chữ soccer hiện nay chỉ dùng ở Mỹ và Canada để phân biệt hai môn trên. Và người Nhật cũng gọi túc cầu là sakkaa (tức là phiên âm chữ soccer).
Hầu hết các môn chơi thể thao nào mà có hai bên thi đấu thì đều phải có trọng tài. Nhưng làm trọng tài là cố gắng công bình không thiên vị bên nào và cân nhắc hay phạt bên nào vi phạm luật chơi...Nhưng làm trọng tài thực ra là rất ngu vì được lòng bên nầy thì mất lòng bên kia. Nhất là làm trọng tài tennis mà có anh chàng player John McEnroe chơi thì khỏi nói, anh chàng cãi vả với trọng tài như bắp rang. Ngay cả bóng rổ có đến ba trọng tài mà không có trận nào mà không bắt sai đến nỗi bị các tay chơi có khi chửi trọng tài mặc dù biết rằng trọng tài sẽ phạt technical foul, nếu bị hai lần thì bị đuổi ra sân. Còn làm trọng tài túc cầu thì trên sân chỉ có hai con mắt mà phải nhìn ngó đến 22 cầu thủ thì làm sao mà công bằng cho xuể. Vì vậy mà hiện nay tại World Cup 2014 ở Brasil có thêm anh trọng tài GLT (Goal-Line Technology), tức là 7 cái máy camera chiếu thẳng vào khung thành để xác định xem banh có vô lưới hay không. Nhưng anh chàng GLT nầy quá nhạy cảm, cho nên khi quả banh rớt trên lằn vôi goal line của khung thành Honduras thì anh chàng GLT hiện lên chữ No Goal. Trong tích tắc anh thủ môn Honduras lúng túng chạm vào quả bóng khiến bóng vượt khỏi lằn vôi một chút tức là vào trong khung thành thì anh lại hiện chữ Goal. Anh trọng tài GLT kỹ thuật và chính xác cùng mình mà cũng bị đội Honduras complaint (phản đối).
Nếu so sánh với bốn cái ngu trên thì làm trọng tài cho túc cầu mới đúng là đệ nhất ngu. Vậy mà có một ông đỉnh cao trí tuệ dám phát ngôn làm kinh tế thị trường theo định chế xã hội chủ nghĩa không cần đa đảng, chỉ cần độc đảng cũng như trên sân bóng chỉ có một anh trọng tài là đủ sức điều khiển trận đấu. Cho nên ông trọng tài của nhà nước có một thời được gọi là Xuống Hố Cả Nước là trọng tài xây cá nại. Không trách sao tham nhũng tràn lan và vô phương cứu chữa./.
Hoàng Trúc Vũ
Thứ tư, cầm chầu để đánh "thùng" là khen hay đánh "cắc" là chê thì chỉ là các ông hương cả, hương chủ...hay các bậc thâm nho mới được mời ngồi ở vị trí thượng đẳng trước gánh hát bội ở đình làng để khỏ dùi khen hay chê các anh kép hoặc cô đào "nhập vai" trong vở tuồng tích nào đó có đúng nhân vật lịch sữ hay không. Các vị nầy thường thông lào kinh sử, hán học cùng mình mới dám xâm mình nhận cây dùi. Dĩ nhiên khi đánh vào cạnh cái trống để vang lên tiếng "cắc" tức là chê thì bị anh kép hay cô đào chửi thầm trong bụng. Cho nên cầm chầu cũng bị xếp vào loại một trong bốn cái ngu. Theo tui nghĩ vì vậy mà ngày nay hình như mấy gánh hát bội về làng không còn ai cầm chầu ?!
" Bắt thang lên hỏi ông trời
Lấy tiền cho gái có đòi được không"
Cái nầy thì ngu thiệt phải không quý bạn ! Nhưng nghĩ cho cùng người ta nói đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Tiền mất tật mang là tại mình trao tiền không đúng đối tượng. Nếu đúng thì "ẵm" nàng dìa dinh. Còn không thì chắc chàng cũng lia chia chút đỉnh chứ ngu gì bó tay ?!
Thằng tui đang định nói chuyện túc cầu, vậy mà tại sao nãy giờ cứ vòng vo tam quốc ba cái chuyện ngu. Sở dĩ tui dùng chữ túc cầu thay vì bây giờ người ta dùng chữ bóng đá vì chữ bóng đá thật ra dịch không sát nghĩa chữ football của Anh Quốc. Nếu người Anh dùng chữ kickball mà bạn dịch bóng đá thì tui không dám cãi. Cái nầy foot là chân còn ball là quả bóng, thì dịch là bóng chân mới đúng. Nhưng "người có ăn học" như chúng ta phải hoa mỹ gọi nó là túc cầu vì túc là chân và cầu là quả bóng. Tui nói vậy có sai không quý bạn. Họ gọi football vì quả bóng xử dụng bằng chân, ngoài cái đá, chân còn có thể lừa, rồi giao banh cho đồng đội để shot vào goal. Vả lại nếu gọi là bóng đá thì nên gọi môn Cầu Mây của Mã Lai thì đúng hơn vì môn nầy tui thấy kick hơi nhiều. Thời Việt Nam Cộng Hoà đang gọi là túc cầu tự nhiên lại đổi tên gọi là bóng tròn. Sở dĩ họ gọi bóng tròn là vì lúc đó môn bóng cà na của Mỹ tràn sang trên các băng tần truyền hình, nên họ gọi như vậy để phân biệt. Nhưng quả bóng chuyền cũng tròn, bóng rổ cũng tròn và hai cái linh tinh...mà quý bạn đàn ông tối tối nằm kề bên để đá đèn cũng tròn nốt !!! Phải không quý bạn. Cái ông nào sản sanh ra chữ bóng tròn nầy quả thật là ngớ ngẩn. Vậy mà mấy ông ký giả văn hoá thể thao thuở ấy cũng cắm đầu mà dùng. Đúng là đàn cừu thi nhau đâm đầu xuống giếng. Ngu thiệt !
Chữ football đã được quốc tế hoá nên người nói tiếng Tây Ban Nha cũng gọi là fútbol hay người nói tiếng Bồ Đào Nha như Ba Tây cũng gọi là futebol, hoặc người Pháp gọi tắt là fút. Nhưng cái ông Mỹ thì ngược đời gọi túc cầu là soccer, còn chữ football thì dùng cho môn bóng cà na chẳng ăn nhập gì đến chữ ball (tức là quả bóng hình tròn) và càng không liên hệ đến chữ foot (vì môn nầy ít dùng tới chân). Môn bóng cà na nầy dùng tay hơi nhiều vì anh quaterback dùng tay ném quả cà na cho anh receiver chạy hay đưa quả cà na cho anh runningback cũng để chạy. Còn khi nào kick tức là đá thì để giao banh cho đối phương hoặc đá fieldgo để lấy 3 điểm...Thật ra sở dĩ có chuyện ngược đời nầy là cũng do từ mấy anh Ăng Lê di cư qua Mỹ mà thành. Môn football đã có từ ngàn xưa ở Anh Quốc mà ngày đó người ta gọi là mobball, tức là môn bóng chơi đông người. Bao nhiêu cũng được và cả hai bên đều dùng tất cả những gì có trong tay từ tay không cho đến gậy gộc để đem banh về tới đích. Môn nầy cải thiện dần dần và ra những luật chơi để có được môn football hơn 200 năm trước và họ thành lập ra Association Football (Hội Túc Cầu) mà họ gọi tắt là assoc. Tiếp vĩ ngữ er được thêm vào thành ra assocer để chỉ những người tham gia. Sau cùng họ vắn tắt hóa thành soccer, chứ chảng phải mấy anh Mỹ lập dị gọi nó là soccer. Môn football cũng bị biến hoá thành Rugby football và Football của Mỹ. Chữ soccer hiện nay chỉ dùng ở Mỹ và Canada để phân biệt hai môn trên. Và người Nhật cũng gọi túc cầu là sakkaa (tức là phiên âm chữ soccer).
Hầu hết các môn chơi thể thao nào mà có hai bên thi đấu thì đều phải có trọng tài. Nhưng làm trọng tài là cố gắng công bình không thiên vị bên nào và cân nhắc hay phạt bên nào vi phạm luật chơi...Nhưng làm trọng tài thực ra là rất ngu vì được lòng bên nầy thì mất lòng bên kia. Nhất là làm trọng tài tennis mà có anh chàng player John McEnroe chơi thì khỏi nói, anh chàng cãi vả với trọng tài như bắp rang. Ngay cả bóng rổ có đến ba trọng tài mà không có trận nào mà không bắt sai đến nỗi bị các tay chơi có khi chửi trọng tài mặc dù biết rằng trọng tài sẽ phạt technical foul, nếu bị hai lần thì bị đuổi ra sân. Còn làm trọng tài túc cầu thì trên sân chỉ có hai con mắt mà phải nhìn ngó đến 22 cầu thủ thì làm sao mà công bằng cho xuể. Vì vậy mà hiện nay tại World Cup 2014 ở Brasil có thêm anh trọng tài GLT (Goal-Line Technology), tức là 7 cái máy camera chiếu thẳng vào khung thành để xác định xem banh có vô lưới hay không. Nhưng anh chàng GLT nầy quá nhạy cảm, cho nên khi quả banh rớt trên lằn vôi goal line của khung thành Honduras thì anh chàng GLT hiện lên chữ No Goal. Trong tích tắc anh thủ môn Honduras lúng túng chạm vào quả bóng khiến bóng vượt khỏi lằn vôi một chút tức là vào trong khung thành thì anh lại hiện chữ Goal. Anh trọng tài GLT kỹ thuật và chính xác cùng mình mà cũng bị đội Honduras complaint (phản đối).
Nếu so sánh với bốn cái ngu trên thì làm trọng tài cho túc cầu mới đúng là đệ nhất ngu. Vậy mà có một ông đỉnh cao trí tuệ dám phát ngôn làm kinh tế thị trường theo định chế xã hội chủ nghĩa không cần đa đảng, chỉ cần độc đảng cũng như trên sân bóng chỉ có một anh trọng tài là đủ sức điều khiển trận đấu. Cho nên ông trọng tài của nhà nước có một thời được gọi là Xuống Hố Cả Nước là trọng tài xây cá nại. Không trách sao tham nhũng tràn lan và vô phương cứu chữa./.
Hoàng Trúc Vũ
ReplyDeleteNgoài NGỦ NGU còn thêm LỤC NGU, THẤT NGU.
Tôi chỉ nói về Luc ngu còn Thất ngu để quí vị tìm hiểu.
Huấn luyện viên thể thao được cho vào hàng Lục ngu.
Tất cả các huấn luyện viên thể thao nếu đẫn dắt đội banh mình đánh đâu thắng đó bao nhiêu danh lợi tiếng tăm có đủ ,nổi danh như cồn.Nếu sau đó bị thua hai ba trận liên tiếp ,bao nhiêu tiếng bất tiếng chì ,bao nhiêu tiếng nguyền rủa bất tài vang lên bên tai và chưa hết được ông chủ mời vô văn phòng lảnh giấy ngồi chơi sơi nước.
Điển hình là huấn luyện viên của đội banh Tây Ban Nha Vincente Del Bosque đã dẫn dắt đội tuyển TBN
đoạt 3 giải EURO 2008,2010 và WORLD CÚP 2010.Tiền Tài Danh vọng không thua ai hết,nhưng lần World cúp nầy ông phạm một lỗi lầm lớn là đem Trung phong DIEGO COSTA người Ba Tây ( đã vô dân TBN ) trong lúc đó các Trung phong chính gốc TBN PEDRO RODRIGUE, DAVIS VILLA Không được chọn,nên gây một bất mản lớn trong các tuyển thủ.Các tuyển thủ nầy không đưa banh cho Trung phong COSTA khiến mất nhiều dịp làm bàn.
Đã vậy ông Huấn luyện viên chọn các thủ ra sân theo cảm tình và không cương quyết như trường hợp thủ môn CASILLAS được coi là thủ môn số 1 thế giới World 10 đã để vô goal những trái không đáng ,lẽ ra phải đổi thủ môn ,nhưng ông không làm.
Vì vậy bao nhiêu tiếng tăm đã bay theo mây khói,chắc là lổ tai ông không còn chỗ chứa những lời khó nghe.
MVN coi huấn luyện viên có đáng ở hàng LỤC NGU không?
BLG
Chào ông Thầy BLG !
ReplyDeleteÔng Thầy đã phán thì đố ai mà dám đi ngược lại. Làm huấn luyện viên cho đội bóng quốc gia thì dĩ nhiên đội mình thắng thì lên voi còn ngược lại xách vali về nước sớm là xuống chó. Và chẳng ai thèm mướn nữa.
Huấn luyện viên bóng rỗ ở Mỹ cũng vậy. Đội mình vô địch thì huy hoàng, còn lẹt đẹt phía sau thì về nhà ngồi chơi xơi nước. Đúng là ngu thiệt.