____________
nguồn Newvietart.com .
Lê văn Trung
Không biết các nhà ngôn ngữ học giải nghĩa “bậu” như thế nào, tôi vẵn đinh ninh rằng : dù giải nghĩa thế nào đi nữa cũng không thể lột tả hết ý nghĩa tình cảm sâu đậm thiết tha mà đầy thương cảm của đại danh từ ngôi hai nầy.“Bậu là ai?“Bậu” là một thóang gặp gỡ trong đời nhưng làm ta ngây ngất và hình bóng “bậu” in mãi trong trái tim dào dạt thương yêu của ta.“Bậu” là ai?“Bậu” là sắc là hương bừng nở một thời trong đam mê say đắm của ta“Bậu” là ai?“Bậu” là da là thịt là ái ân nồng thắm một đời vợ chồng.
“Bậu” có thể ở đâu đó trong bẽ bàng ngang trái, đã để lại trong lòng ta trong lòng “bậu” những vết cào xước đủ làm chảy máu trái tim.“Bậu” đã có thể đã cùng ta đi trọn cõi trăm năm gian nan-cơ cực-hạnh phúc-khổ đau. Nhưng “bâu” cũng có thể ở đâu đó trong dang dỡ phân ly. Cho dù “bậu” là ai, một khi ta đã cất tiếng thiết tha gọi “bậu”, thì cái nghĩa trăm năm, cái tình vạn kiếp cứ mãi với ta lên thác xuống ghềnh. Không bao giờ ta quên! Không thể nào nguôi quên!Lần đầu tiên đọc bài BẬU ĐI của Trần Phù Thế mà THƯ QUÁN BẢN THẢO đã cố ý đăng lại hai kỳ, đã để lại trong tôi những cảm xúc vừa thương tâm vừa ngậm ngùi. Anh bạn thơ Hạ Đinh Thao đã nói với tôi:” Không có bài thơ khóc vợ nào tự cổ chí kim mà cảm động hơn được’ Đúng vậy.Ta thử đến với GỌI KHAN GIỌNG TÌNH (Thi phẩm của Trần Phù Thé) mà ở đó hình bóng của “bậu” được khắc họa như thế nào trong dòng thơ TPT.Trong dân gian ca dao, hát ru có khá nhiều câu gợi tình với hai tiếng “bậu “ ơi.Cho dù trách móc giận hờn hay yêu đương tha thiết, khi gọi lên hai tiếng “bậu ơi”” ta vẫn nghe chìm khuất trong âm thanh đó một tấm lòng bao dung, một tấm tính sâu nặng:“ Bậu về Đại Ngãi mình lên
Bỏ quên kẹp tóc
Bắt đền tội ta
Bậu quên là tại bậu mà
Tại sao bậu bắt đền ta một đờiỞ đây “bậu là ai?” Thì ra “bậu” chỉ mới là cô bé nhí nhảnh láu lĩnh đáng yêu của một “giai nhân bé nhỏ” ở cái tuổi mười hai mười ba, cái tuổi đã bắt đầu he hé mùi hương thoang thoảng sắc màu:“Bậu về mắt liếc đong đưa
Gió xuân đầy mặt
Mhư vừa chín cây.”“Bậu” đâu chỉ làm ta “ Mười lăm tuổi đã say bậu rồi”, mà “cỏ cây cũng ưa bậu về”Nhưng rồi cái tuổi” chùm me chua lừng”, “xoài tượng thơm dòn” cũng lớn lên như trái chín trong vườn.Trong tim người thi sĩ “bậu” vẫn y nguyên , cái tình dành cho “bậu” đã miên viễn thiên thu chảy trong máu huyết, trong thịt da cháy bỏng niềm si mê:“Ta rất nhẹ nâng niu tình hai đứa
Cất trong tim
Không dám chạm
Vào tim”Để rồi:“Ta nặng tình dẫu chết chẳng hề quên”
Tôi thương nhất hai câu:
“ Bậu quên là tại bậu mà
Tại sao bậu bắt đền ta một đời”Chữ “mà” nghe ra tội nghiệp nhưng không bi lụy, tội nghiệp nhưng tràn đầy yêu dấuNói như thế thì làm sao mà “bậu” không thương được!“Bậu” đã cố tình bỏ quên kẹp tóc để có cớ mà:“bắt đền ta” Bậu là cô gái “ tát nước đầu đình”, “bỏ quên chiếc áo trên nhành hoa sen”. “Cái kẹp tóc” hay “chiếc áo” là con đường quanh co thơ mộng băng qua thảm cỏ ái tình , để rồi ràng buộc nhau một đời, ràng buộc trăm năm.Nhưng giấc mộng đời có bao giờ nguyên vẹn đâu.Và, Bi khúc là đoạn kết trong trường ca ái tình về “bậu”. Bởi vì sinh ly tử biệt là lẽ vô thường, “bậu” đi hay ta đi, trước sau gì cũng đến cá kết cuộc bi thương đó.Nhưng mà ông Trời đã bắt “bậu” đi trước ta. Trong cõi hư không nào đó “bậu” có còn luyến nhớ chốn trần gian hiu quạnh này:“Bước qưa ngưỡng cửa âm dương,
Bậu đi mình bậu chẵng vương vấn gì
Còn ta ở lại sống lì
Một thân một bóng cu ki một mình”
“Bậu đi lạnh gối ta nằm
Hình như cái lạnh lạnh ngầm trong xương”Ta không nên chạm vào ngôn ngữ thi ca cảu TPT, bởi vì một sự giải nghĩa, một sự phân tích, so sánh , đều vô nghĩa, ta chỉ cảm nhận sâu lắng bằng sự đồng cảm xót xa để cố nén giọt nước mắt chực ứa ra khi đọc những dòng lục bát này:“Bậu ơi sao bậu làm thinh
Nén nhang cơm lạt bóng hình là đây
Phất phơ hồn gió theo mây
Mỗi đêm giỡn bóng trăng gầy tàn đêm.”Nỗi khổ đau trong niềm thương nhớ buốt lòng, như thấy được, hay chỉ là khát khao, hay chỉ là mơ tưởng, nhưng hình như ta cảm nhận đâu đó, quanh ta, trong lung linh sương khuya , trong lay động cây cỏ, trong hiu hắt gió mùa, trong ánh trăng huyền hoặc, “bậu” nhớ ta mà về:“Bậu về trăng sáng ngút làng
Hương thơm phảng phất bàng hoàng hồn ta
Ngất ngây ôm bóng trăng, và
Tưởng đâu ôm bậu thịt da vẫn nông.”Hiện thực sống dậy trong siêu tưởng.Nhan sắc “bậu” là đây.!Thịt da ‘bậu” là đây!Vẫn đầy-ứ-trong-rỗng-không, vẫn rôn-ràng-trong-tịch-lặng, và ngời-ngợi-trong-phôi-pha.Cho nên ta cũng dọn mình để đi, đi là sự trở về với “bậu” cho dù lênh đênhcõi nào, bởi vì:“Cho dù đất thấp trời cao
Tử sinh là mới bắt đầu cuộc chơi”A ha! Đấy mới là một bi khúc, nhưng là một hoan ca. “Tử sinh là mới bắt đầu cuộc chơi”Sống chết là một cuộc chơiVà chỉ mới bắt đầu thôi “bạu” ơi !!!
Nhớ Bậu luôn luôn.
ReplyDeleteTui không biết mần thơ nên mượn bài thơ nầy tặng nhừng mối tình với Bậu
ReplyDeleteVẫn Còn Nhớ Bậu
Tác giả: Châu Thái Lê
Anh nhổ đám mạ non
nghe tình còn đâm rễ
quên bậu không dễ !
đành để vậy mà thương
ví dầu cá lội trong mương
ầu ơ nước cạn tìm đường ra sông
Anh trách phận long đong
nước bên trong bên đục
tình còn thúc giục
nên lúc tủi lúc buồn
bên bồi nước đục xuôi nguồn
muốn qua bên lở không xuồng đành thôi
Nhìn cánh lục bình trôi
lòng bồi hồi nhớ Bậu
thương con sáo sậu
giờ phải đậu cành xa
anh nào đâu trách người ta
lòng anh sầu tím như hoa lục bình
Biết bậu chẳng phụ tình
giữ phận mình trọn hiếu
thân bậu liễu yếu
cha mẹ biểu phải vâng
gần nhau ta chẳng được gần
trách bậu không trách mười phần còn thương
Hoa cau rụng bên mương
thoảng mùi hương trong gió
nhìn con sáo nhỏ
ngậm cọng cỏ trên cây
ví dầu tổ sáo còn xây
mà sao chim sáo anh bay phương nào ...!
Anh chặt xuống buồng cau
hái dây trầu xanh lá
chiều qua dâng má
dù duyên đã lỡ làng
ầu ơ con nước chảy ngang
thân anh rể hụt thay nàng báo ơn ....
ReplyDeleteCho dù đất thấp trời cao
Tử sinh là mới bắt đầu cuộc chơi.
Có nghĩa là phải chờ bậu đầu thai,ta lại tiếp tục. Nếu bậu cũng đi trước ta nữa, cuộc chơi bắt đầu nữa.
Như vậy mệt lắm TPT,biết chừng nào chấm dứt. Chi bằng làm theo CTL khỏi cần chờ đợi:
Anh chặt xuống buồng cau
Hái dây trầu xanh lá
Chiều qua dâng má
ĐỂ HỎI CÔ EM,
GIỐNG BẬU NHƯ ĐÚC.
BLG
Bậu, Mình, Cưng, Em, Bà Xã, Má bầy trẻ; mấy nường sóng sông Kiên thích tiếng nào. À há. Cô không dám trả lời thì tiếng nào qua gọi cưng cũng được nghe hông em. Loạn rồi.
ReplyDeleteTha Hương lúc nầy loạn thiêt. Ai mà comment trên dzi. Chẳng hay bạn gọi bà chủ nhà là gì nói nghe cái coi . Điệu nầy chắc gọi là hol ni lắm chớ chẳng chơi đâu
ReplyDelete