Hoàng Thị Tố Lang
Kính dâng lên hương hồn Ngoại với tất
cả niềm thương nhớ …
Đêm qua tôi cặm cụi kiếm hình làm cái banner mới cho Tha Hương ăn Tết. Gắn lên xong tôi hài lòng vô cùng vì thấy như Tết đang rộn ràng đi về có đủ mọi thứ: có bánh chưng, có mai vàng , có dưa hấu, có phong bì lì xì, có pháo Tết ... thế mà sáng nay dậy tôi nhận email từ NTNT - cô học trò bên Cali- cô bé complaint cô giáo rằng:
- Cô của em ơi, cái banner cô làm đẹp lắm, song cô có bánh chưng mà thiếu bánh Tét, sao cô quên bánh Tét của em, cô bỏ đòn bánh Tét vào lì xì cho em đi cô, Tết với em là phải có bánh Tét, bánh Tét của Ngoại em hồi xưa cô ơi.
Đọc xong email tôi liền ngồi vào máy loay hoay sửa lại cái banner cho em, tôi muốn nói với em rằng vì vô tình sơ ý đó thôi chớ hơn ai hết cô giáo của em làm sao quên được đòn bánh Tét một trời kỷ niệm của đời mình, và bài viết nầy như một tưởng nhớ đến những mùa xuân thơ ấu xa xưa, đòn bánh Tét kỷ niệm của tôi, của Ngọc Tuyền, của tất cả những người con xa xứ và như quà tặng cho tất cả thân hữu trong lúc xuân về với lời chúc một mùa Xuân mới tràn đầy hạnh phúc ....
Mỗi độ xuân về, nhớ tới Ngoại là nhớ làm sao đòn bánh Tét Ngoại gói. Nhớ ngày còn thơ,Tết năm nào tôi cùng gói bánh với Ngoại, nói thế cho oai chứ bé con như tôi ngày ấy chỉ biết ăn thôi chứ tôi biết gì mà gói, song tại sao tôi lại nói là"Tôi gói bánh với Ngoại"?
Tôi mồ côi cha sớm nên Ngoại như là cái bóng râm thật lớn che mát cả quãng đời thơ ấu của tôi. Ba mất ngày tôi còn bé, hai mẹ con về nương náu với Ngoại, Ngoại có quán trầu cau trong nhà lồng chợ, nhớ hồi nhỏ bản tánh hay ăn quà vặt tôi hay lầm thâm tự hỏi:
- Sao Ngoại không bán cái gì mà lại bán trầu cau hỏng biết nữa có cái gì mà ăn.
Tuy bận rộn với bán buôn những ngày cuối năm song 26, 27 Tết là tôi nghe Ngoại nói với Má:
- Mai bây ở chợ về tạt qua chú chín tiệm đong mấy ký nếp thơm về cho Má và con Bé gói bánh ăn Tết
Rồi xây qua tôi Ngoại ôm tôi vào lòng âu yếm nói:
- Mai hai bà cháu mình gói bánh ăn Tết nghe con.
Tôi thật sung sướng trong vòng tay Ngoai, tôi gật đầu nũng nịu nói:
- Dạ con gói bánh với Ngoại nha mà Ngoại nhớ gói hai đòn bánh Tét nhưn chuối thiệt là nhỏ cho con nữa nghe Ngoại
Ngoại mắng yêu tôi:
- Cha mầy, sao cái miệng mi dẻo đeo y chang thằng cha bây vậy
Thật vậy, nói nó gói bánh nghe ngon lành lắm song ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nó làm sao biết gói, nó chỉ biết lau lá, cắt dây buộc sẵn cho Ngoại, lâu lâu Ngoại cho cháu chơi như bán đồ hàng, ngoại để tự tay cháu múc nếp đổ lên lá, và bỏ đậu, bỏ thit, vào cho Bà gói.
Hình ảnh một già một trẻ xúm xít bên nhau ngồi gói bánh đẹp vô cùng, Ngoại vừa làm mà vừa nói cho cháu nghe:
- Con trải lá tấm ngang, tấm dọc nè, đổ vào một lớp nếp, một lớp đậu, một miếng thịt đã ướp, một lớp đậu và sau cùng là nếp.
Vừa nói mà đôi tay bà xoay như chong chóng, dáng bà ngồi gói bánh đẹp làm sao. Sau khi bỏ mọi thứ theo thứ tự vào lá xong, ngoại cầm hai mép lá chuối gấp chung lại, xốc nếp nhè nhẹ cho đòn bánh đều đặn và tròn Bà gấp lá chuối ở đầu này đòn bánh rồi xoay lại đầu kia, đắp hai miếng lá lên mỗi phía cho đòn bánh vuông góc, rồi Ngoại cột dây thoăn thoắt.chẳng mấy chốc mà cả thau nếp trở thành những đòn bánh thật bắt mắt. Đòn bánh Ngoại gói đẹp lắm, dong dỏng cao như dáng dấp của Ngoại, ngoại có cặp mắt rất đẹp, mỗi lần Ngoại cười mắt Ngoại như cười theo có đuôi và tôi nghĩ chắc hồi còn trẻ Ngoại đẹp lắm , ngày ấy tôi còn nhỏ mà không hiểu sao tôi nghĩ như vậỵ
Ngoại gói xong mấy chục đòn bánh trong chớp mắt, khoảng nếp dư còn lại Ngoại tập cháu gói, dạy cách dóng đầu bánh cho vuông. Ngoại cười ngặt ngoẽo khi nhìn thành quả cháu làm là đòn bánh đầu lớn đầu nhỏ trông mà buồn cười. Tôi thích nghe tiếng cười của Ngoại, tiếng cười như có nước, như tiếng suối chảy mà người ta bảo ai cười vậy là người đó hạnh phúc lắm, điều đó có lẽ đúng vì tôi thấy dù bận rộn chuyện bán buôn song Ngoại có cái dáng dấp thảnh thơi lắm, nhất là lúc ngoại ngồi trên chiếc divan trước nhà têm trầu để ăn và những lúc cùng ông tôi ngồi uống trà sau bữa cơm chiều dưới giàn hoa giấy.
Gói xong bánh, dọn dẹp lau chùi đâu đó xong là Ngoại bắt đầu lấy nồi ra để luộc, Ngoại luộc bánh ngoài trời trước sân nhà, gần bàn ông Thiên, nồi luộc bánh là chiếc thùng phuy do ông xin được của một người quen, ông đem thợ hàn để cất bớt và hàn lại, nồi được bắt trên cái cà ràng ông táo có ba chân được làm bằng các viên gạch tiểu chất lên, chất bánh vào xong Ngoại đổ đầy nước và dằn trên mặt nồi mấy viên gạch cho bánh khỏi trồi lên khỏi mặt nước, dưới đáy nồi Ngoại không quên để các thanh tre ngang để bánh không nằm sát dưới đáy nồi. Tôi được Ngoại cho đi lấy củi bỏ vào ông lò, tôi thích ngồi bên bếp lửa trông chừng bánh với Ngoại song lần nào cùng thế chưa đến mười giờ là tôi đã gục đầu vào lòng Bà mà ngủ trước khi bánh chín. Vậy mà khi cắt đòn bánh đầu tiên để thử Ngoai. không quên kêu cháu dậy:
- Thức dậy ăn bánh nè Bé, bánh của con chín rồi nè.
Tiềng Ngoại văng vẳng bên tai cùng mùi bánh thơm ngát cả sân làm tôi choàng tỉnh dây. Tôi đưa tay dụi mắt và tỉnh ngủ ngay khi Ngoại bốc chiếc bánh con con do cháu gói:
-Ăn đi con ngon lắm
Ôi chao mùi nếp thơm phức ngào ngạt bốc lên , mùi nước cốt dừa hòa với cái bùi bùi của đậu, cái mằn mặn ngọt ngọt của miếng thịt ba chỉ ướp hành tiêu quyến rủ làm sao. Tôi nghe Tết đang đi về, Tất cả các hương vị ấy quyện vào nhau mà cho mãi đến bây giờ mấy mươi năm sau ngồi viết những dòng nầy mà không làm sao tôi quên được cái cảm giác tuyệt vời khi đưa miếng bánh vào miệng.
Suốt cuộc đời tôi an bánh Tét nhiều nơi song không làm sao nơi nào ngon bằng của Ngoại. Ông cũng thường hay bảo:
- Ăn bánh của bà bây rồi không ăn chỗ nào cho bằng.
Ông ăn bánh Tét rất khó, ông hay nói:
-Bánh Tét mà nấu sống góc chẳng khác nào lấy phải nhằm một con vợ vô duyên.
Biết tính ông nên Ngoại luộc bánh thật kỹ, thấy tôi đút củi nhiều Ngoại hay la và bảo:
- Để lửa cao như vậy bánh không ngon đâu cháu, đôi khi áp lửa bánh còn sống nữa là khác cháu à
Tôi thích nhất là xem Ngoại tét bánh bằng sợi dây lạt, một đầu dây Ngoại cắn chật và cứ thế mà tét bánh một cách dễ dàng, khoanh nào khoanh nấy đều đặn như nhạu. Khi Ngoại tét bánh mùi hương của bánh thơm ngát cả gian nhà như Tết đang chan hòa trong lòng mọi người, cho ta cái cảm nhận hương xuân bàng bạc khắp đất trời một cách kỳ diêu.
Sau nầy Ngọai thôi bán trầu và cùng ông vào Ngọn Vàm Trư cầu số một mua đất làm vườn, làm rẫy, mẹ con tôi không theo Ngoại vào ruộng mà mỗi tuần ông bà chở đồ ra chợ bán một lần và ghé thăm cháu. Thế mà năm nào Tết đến tôi cùng lặn lội đi xuồng vào Ngoại để gói bánh với Ngoai, như tìm lại chút hương xưa của quãng đời thơ ấu, Lúc nầy tôi đã lớn, tôi giúp Ngoại nhiều việc hơn như việc đãi đậu, làm nhưn, ra vườn rọc lá chuối và xếp lá , ngay cả việc xào nếp, ướp thịt sằn cho bà với những gia vị nêm nếm mà bà đã dạy, Ngoại bằng lòng lắm. Nhà Ngoại trồng mãn cầu rất nhiều , hai bà cháu ra vườn kiếm mấy trái mãn cầu chín cây đem vào làm mứt, tôi lại mê ăn mứt chùm ruột nên Ngoại cũng lui cui hái vào mà sên mứt cho cháu …Ngoại lại sai anh Phương kiếm mấy trái dừa khô rám vỏ mà làm mứt dừa cho ông nhâm nhi ba ngày Tết ...
Ôi, mới đó mà đã mấy mươi năm qua, bao nhiêu vật đổi sao dời , song những cái tết ngày thơ vẫn còn đó theo tôi mãi trên bước đường lưu lạc mỗi độ xuân về, kỷ niệm xưa vần còn đây mà Ngoại của tôi giờ đà khuất bóng. Ngày Ngoại mất tôi cũng không về được để chịu tang, xuân về đòn bánh Tét của Ngoại mãi mãi vẫn còn như một nhắc nhớ, như một vỗ về đứa con phiêu bạt tận chân trời góc bể nầy.
Cám ơn Ngoại, cám ơn đòn bánh Tét ướp đầy yêu thương trong quãng đời thơ ấu của con.
Hoàng Thị Tố Lang
Winnipeg Xuân Ất Mùi 2015
Winnipeg Xuân Ất Mùi 2015
ReplyDeleteHTTL có bánh tét của ngoại, một đòn bánh tét chan chứa tình cảm giữa ngoại và cháu.
Tôi có bánh tét của vợ và bánh tét của thầy .
Nhưn bánh tét của vợ hương vị mặn nồng thịt mở, còn ngoài vỏ mỗi một thắt gút là một trách móc phiền hà " không chặt, không ngay, tháo ra buộc lại ", nhưng đó là đòn bánh tét chan chứa tình nghĩa vợ chồng.
Còn đòn bánh tét của thầy, không lá, không dây, không đậu, không nếp chỉ có nhưn là một roi mây dài. Mỗi lần thầy cho ăn bánh tét nhưn mây nầy chỉ có rơm rớm nước mắt, nhưng đó là đòn bánh tét chan chứa tình nghĩa thầy trò.
BLG
Bánh chưng, bán tét gọi hồn,
ReplyDeleteXuân về, tết đến bồn chồn nhớ nhung.
Lang Liêu từ thuở vua Hùng,
Quang Trung thần tốc thổi bùng chiến công.
Quyện trong cùng gốc trống đồng,
Tét, chưng mãi mãi còn trông về nguồn.
Đọc bài đòn bánh tét của sư thúc đệ tử định viết comments về bánh tét nhưn mây, ai dè sư bá lại phổng tay trên, nên đệ tử đành ngậm ngùi viết chuyên bên lề nấu bánh tét cho đở ghiền.
ReplyDeleteAi đã từng sống ở dưới quê, mỗi khi được giao nhiệm vụ chụm lửa nồi bảnh tét, thường thường có màng nướng khoai lang, nướng bắp và nhất là nướng hột mít. Bánh tét mà nấu bằng nồi lớn hay thùng phuy thì chụm lửa lâu lắm, mà thường thường là đốt bằng những gốc cây có mắt. Mấy gốc cây nầy lúc chẻ củi chẻ không nổi nên để dành lại tới Tết hay tới đám giổ nấu bánh.
Nồi bánh tét khi nấu từ 2 giờ trở lên là than hồng nhiều vô số kể, phải cào ra ngoài bớt mới có chổ đút củi mới vô, vì vấy mấy tay nấu bánh ban đêm thường nướng đủ thứ hầm bà lằng. Con gái gởi ké bắp trái, khoai lang, hột mít...
Con trai thì khô sặc, khô lóc...
Chuyện gì xảy ra sau đó đệ tử không dám kể mấy ngày đầu năm xui lắm ...
Khoai lang hay hột mít nướng ba xồn ba xực, chưa chín tới ăn nhiều vào thì ôi thôi...
Chúc bà con năm mới vui vẻ, ăn bánh tét của sư thúc, còn bánh của sư bá thì...hi...hi ..đệ tử chạy mất dép hổng dám ngó lại...LN
ReplyDeleteTừ khi lênh cấm đốt pháo trong ba ngày Tết thì phong trào nướng hột mít lại nở rộ. Pháo vẫn nổ trong đêm giao thừa không ai làm gì được mà còn tránh xa để chúng ta tự nhiên đốt pháo. Vui ơi là vui!!!!!
BLG
Kính sư bá !
ReplyDeleteTối hôm qua đệ tử vừa thiu thiu ngủ thì bị bà xã giựt dậy :
-- Anh thức vậy đi. Viết cái comment khác xin lỗi sư bá. Đệ tự gì mà hổng biết lễ phép, dám nói "sư bá phổng tay trên". Anh mà viết bậy bạ quá, thì em không nấu cơm cho ăn đâu đó.
Đệ tử buồn ngủ quá nên hẹn nàng hôm sau mới viết thư xin lỗi.
Hú hồn. Sư bá đọc rồi mà không thấy quở trách gì ráo trọi. Tuy là vậy đệ tử cũng xin sư bá tha thứ cho. Tánh của đệ tử hay cà rởn chứ thật ra rất là tôn sư trọng đạo.
Cám ơn sư bá đầu năm hổng thưởng bánh tét nhưn mây.
Đệ Tử.
Ông Thầy và Lanh Nguyễn !
ReplyDeleteTố Lang thích ăn mít lắm đó, nên tui mua nguyên trái cộng thêm nửa trái cắt sãn cho chắc ăn. Về nhà lột ra một rổ hột mít nhưng không có nấu bánh chưn nên không nướng mà luộc. Không ai dám ăn món nầy chỉ có tui là hẩu xực nên đốt pháo một mình buồn thỉu buồn thiu. Phải chi có ông Thầy và Lanh Nguyễn cùng đốt pháo thì vui biết mấy. Hihi !!!
MVN
“Bánh tét nhưn mây”
ReplyDeleteMoi doc Banh Tet nhun may trong ngay dau nam đe nho banh tet nhun may ma trong chung ta ai cung co lan nem thu
HTTL
Không biết tự bao giờ, bánh tét đã có mặt trong văn hóa ẩm thực Việt Nam? Tôi chỉ nhớ có lần nghe ba tôi nói, quê nội tôi - một làng quê Nam bộ - bánh tét có quanh năm, nhất là vào các ngày giỗ, lễ tết, bánh tét không bao giờ thiếu trên bàn thờ gia tiên. Có lẽ vì thế, lưu truyền trong dân gian người ta gọi là “bánh tết” nhưng lâu dần nói trại đi là “bánh tét”. Tôi thì chỉ biết cái bánh tét có hình trụ dài như cái đòn nên người ta hay gọi là “đòn bánh”. Nhớ lúc trước, mỗi lần muốn ăn, tôi thấy mẹ tôi phải dùng sợi dây chuối buộc bánh, lấy một đầu dây cắn chặt vào răng, đầu dây còn lại được kéo căng bởi bàn tay phải, rồi lần lượt quấn ngang thân đòn bánh tét, cắt thành từng khoanh một, bày ra đĩa. Có lẽ đó là lý do vì sao người ta gọi là bánh tét, nghe cũng hợp lý lắm.
Mỗi năm Tết đến, cứ vào ngày giao thừa là nhà tôi luôn có một mâm cơm rất thịnh soạn mà ba tôi gọi là cúng “rước ông bà”, và tất nhiên trên bàn thờ không thể thiếu vài đòn bánh tét. Ba tôi đốt nhang, khấn vái trời đất, hình ảnh cái lưng lòm khòm của ba lạy xá bốn phía, đến giờ tôi vẫn không sao quên được. Trong khi bọn con nít tụi tôi thì háo hức chờ con gà luộc trên bàn cúng đem xuống “xé phay”, nhưng ba tôi lại quan tâm nhiều nhất đến cái đĩa bánh tét. Lúc mẹ tôi loay hoay với mâm cỗ chuẩn bị dọn ra cho cả nhà thì cha con tôi cứ quây quần bên đĩa bánh tét cắt sẵn, từng khoanh bánh xanh màu lá chuối hòa trong gạo nếp, bọc quanh chính giữa bánh là những hạt đậu xanh vàng ươm được dùng làm nhưn trông rất bắt mắt, ở giữa nhưn còn có chút mỡ trắng bóng, nhìn là thấy ngây ngấy, vậy là cha con tôi ngồi ăn ngon lành trong cái háo hức, rộn ràng của niềm vui ngày cuối năm.
Đòn bánh tét trong ký ức tuổi thơ tôi không chỉ có vào ngày Tết Nguyên Đán. Kỷ niệm về ba với đầy ắp yêu thương không sao quên được còn có cả hình ảnh mà ba tôi từng ví von “đòn bánh tét” với “cây roi mây”. Chiếc roi mây thời đó tượng trưng cho biểu tượng của một nguyên lý giáo dục tích cực trong những gia đình gia giáo. Nhà tôi thuộc gia đình đông con, thế nên roi mây càng là “phương tiện” không thể thiếu. Ba mẹ bận đi làm nên giao quyền cho chị Hai “xử lý”. Chị được mẹ “trang bị” cho một cây roi mây rất oách “trưng bày” ngay cửa ra vào (nơi mà ai cũng có thể thấy). Tôi nhớ, có lẽ người sử dụng nó nhiều nhất vẫn là mẹ và chị Hai. Còn với ba tôi thì chưa bao giờ ba đánh, họa hoằn lắm ba mới cầm chiếc roi lên nhứ nhứ trong không khí rồi thôi. Người ta bảo “Một cái giá bằng ba cái đánh” không biết đúng sai thế nào, nhưng bọn tôi vẫn rất sợ uy ba, dù chưa từng bị ba cho ăn roi nào. Còn nhớ có lần khi ba bệnh, đang nằm nghỉ, nhưng chị em tôi ở bên ngoài sân cứ chơi trò “rồng rắn lên mây”, hò hét ỏm tỏi. Ba chịu không nổi, sắc mặt nghiêm nghị, bật dậy bước ra đứng trước cửa nhà, cầm chiếc roi mây nhứ nhứ, rồi hỏi: “Đứa nào muốn ăn đòn bánh tét nhưn mây?”. Bọn tôi nín lặng và im phăng phắc đầy sợ hãi vì sự nghiêm khắc bất ngờ đó, mỗi đứa lặng lẽ giải tán, nhưng ai cũng che miệng nén tiếng cười như muốn bật ra vì món “bánh tét nhưn mây” của ba.
Có ông già đi bán roi mây; Mẹ mua một chiếc để dành đây; Mẹ cắm trên tường ôi phát khiếp; Bố nhìn bố lạnh cả hai tay… Câu thơ trên tôi nhớ có lần đã đọc được đâu đó.
20 năm trôi qua kể từ ngày ba mất, không có lần giỗ nào của ba mà trên bàn thờ không có đòn bánh tét. Và trong tận sâu thẳm của tiềm thức, tôi vẫn chưa hề quên món “bánh tét nhưn mây” ngày ấy của ba tôi.
Ngày nay, phương pháp giáo dục không cho phép dùng roi vọt, tôi cũng không lạm bàn tính hiệu quả của nó ở đây. Thế nhưng, trước sự xuống cấp của giáo dục lễ nghĩa trong gia đình lẫn nhà trường hiện nay, tôi tự hỏi không biết có ai đó chạnh lòng nhớ về chiếc roi mây của thời xa xưa ấy…!?
Mùng 3 tết đọc còm-men của Ông Thầy và của Anh MVN làm cho tui cười muốn pể pụng...luôn vậy đó ! Chắc bữa đó Hoàng Hậu phải dời cung 3 ngày lánh nạn...
ReplyDeleteMột người quen...
Sư Huynh" một người quen"chơi hổng fair, nhắc sư huynh MVN và sư bá BLG mà hổng nhớ TĐ. Bỏ quên như vậy, chắc phải gởi cho đệ một trái mít tổ chảng mới đủ bù. Chuyện nướng hột mít là do đệ khơi mào vậy mà nở nào bỏ quên hu..hu. TĐ
ReplyDeleteCô Rạch Giá ơi, Comment Đoạn « Bánh tét nhưn mây » viết hay vậy, không một lỗi. Wow
ReplyDeleteNếu đã xin lỗi Sư Bá thì LN phải xin lỗi lần nữa rồi.Lần nầy thì xin lỗi Sư Tỉ, Một Người Quen là Hủ Tùa Xại đó LN ơi!
ReplyDeleteNgày xưa tui có người pạn gái ở SG,người Hoa mà lại họ Nguyễn Thị .... Cô nầy khoái ăn mít đến nỗi em gái tui cỏm-men ... Ai muốn dụ khị chị Quyên thì cứ cột trái mít rối kéo đi ngang chị Quyên thì chỉ sẽ đi theo ... trái mít hoài.Chắc có chàng nào piết được, ôm trái mít dạo qua dạo lại trước pharmacy của cô Q, cô pạn xinh đẹp của tui đi theo ... trái mít tới giờ luôn.
Trái mít mắc dịch thiệt là phiền phức.YT
Vậy cũng tốt. Nếu mà xin lỗi sư tỷ rồi sư tỷ gởi cho một trái mít thì TĐ xin chân thành xin lỗi sư tỷ. Xin lỗi rồi sư tỷ gởi mít qua đi
ReplyDeleteTĐ
Bài" Bánh tét nhân mây" là của tác giả Hoàng Nguyên, được đăng trong một tờ báo trong nước.
ReplyDeletehttp://www.giaoduc.edu.vn/news/suc-khoe-720/banh-tet-nhun-may-139690.aspx
Bai banh Tet nhun may toi post cho ba con xem va so y khong co ten tac gia. Thanh that xin loi su vo y nay
ReplyDeleteHết Tết rồi mà Anh LN còn đòi ăn mít , coi chừng Bà Xã cho ăn bánh tét nhưn mây đó nhen...tui học sau anh mấy lớp hỏng dám làm sư tỷ Anh đâu . Chuẩn bị hành trang lên đường đi LA chưa vậy ?
ReplyDeleteMột ngừơi quen
Đầu năm mà sụp hố tới 2 lần, thiệt là xui xẻo quá chời. Lần đầu thấy" Hợp Tác Xã "dùng chữ" pể-pụng"
ReplyDeleteThì tui lại lầm là sư huynh Y Tả, nên mới đòi ăn mít,
lần nhì cũng tại sư huynh gọi là sư tỷ, lại còn chêm cái tên "Hủ Tùa Xại" lạ hoắc, tui lại bị hố nữa. Úi chà !
Hỗ thẩm, hố sâu lâu lâu sụp hố
Nói năng nhí nhố bị hố dài dài
Nói chuyện thài lai, có ngày mất vợ
Tui nay đã sợ, hổng dám nói càng
Vậy xin các nàng, mần ơn tha lỗi ...LN
Ai biểu LN ẩn số Đào Hoa làm chi cho bi giờ cứ pị tím bầm đủ chổ.
ReplyDeleteEm theo dõi còm men anh viết, rồi ... Em trở vào dò xét giấc mơ anh.
Ôi, ngủ mà cũng hỏng đặng yên thì không tím bầm mới lạ. Hahaha
YT
ReplyDeleteSư Đệ LN ơi,kỳ này có đi Hù Ma nhớ đừng có mang theo Trái Mít Ướt mà Hia Tùa Nướng A Tỷ húa sẽ tặng cho Nị nhử mùi thơm để câu Ghẹ đó.Vi nơi đó với danh nghĩa Cấm Trại,tức là có đốt Lửa Trại cho nên cũng có rất nhiều thang hồng.Đệ mà khui trái Mít tại đó,thế nào Bè Bạn ăn hết múi mít rồi cũng dùi tro để ăn tiếp cho phỉ chí.Vô tình pháo nổ tứ tung,thiên hạ chạy tán loạn;rồi đòi trả vé lại,thì thiệt hại cho Lâm Trại Chủ biết mây.Nhớ nhé Lanh Đệ!pp
Tiểu đệ sợ ma muốn chết, nên hổng dám đi Hù Ma đâu, chắc là phải hẹn gặp các Sư huynh nơi khác vậy TĐ
ReplyDeleteCảm ơn Admin đã chia sẻ bài viết hay và bổ ích
ReplyDeleteQuý khách có nhu cầu mua hạt điều rang muối giá rẻ và chất lượng, hãy nhanh tay liên hệ Megastore Việt Nam
hạt điều rang muối.