___________
Bạn Láng Giềng
Cùng anh BLG và quí đọc giả TH:
Bài viết nầy anh BLG gửi đến ngày 7 tháng 2. Sở dĩ TH không post vì cuối bài thấy anh đề còn tiếp, HTTL ngỡ là anh viết cho xong rồi mới post vì chả nghe anh nói năng post như vậy hay post như thế nào song từ đó đến nay thấy anh nín thinh luôn.., có lẽ anh đang "hôn nghẹn ngào" hay sao đó thì phải?
Thôi thì hôm nay TH xin post bài" hôn nửa chừng xuân"nầy khi trời Canada đang sắp vào xuân mà hầu quí vị vì e để lâu nữa nó nguội ngắt mất rùi ...
Xin mời cùng đọc
HTTL
Bà cô vừa ẳm cháu vừa hôn chùng chụt trên đôi má bụ bẩm của đứa bé rồi nói: “Dễ ghét quá”, rồi tiếp tục hôn tới tấp khiến em bé không biết chuyện gì xãy ra nên khóc thét lên.
Ngay từ thuở lọt lòng chúng ta đã thưởng thức nụ hôn rồi, bà cô thấy cháu xổ sửa dễ thương nhưng sợ bà mụ hay người khuất mặt quở nên phải nói ngược lại. Dễ ghét trở thành dễ thương đã thẩm thấu vào đầu chúng ta, sau nầy khi trưởng thành mới bộc phát nên khi một cô bị một chàng trai theo tò tò phía sau, tuy trong bụng thấy thích thích nhưng cũng lầm bầm: “Đồ dễ ghét lẻo đẻo theo sau hoài”.
Thời kỳ ẳm bồng là thời kỳ bị hôn, cho đến khi chúng ta biết đi chập chửng, biết ngộng nghệu kêu ba má, kêu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại... Mỗi khi ông bà nhớ cháu đến chơi, ba má chúng ta kêu: hôn ông bà đi con. Không biết có phải vì nhớ thời kỳ bị hôn làm cho chúng ta khóc thét hay không chúng ta chạy te te tới quẹt hai môi vào má ông bà, thế mà ông bà cũng thấy hả hê, lần sau khi đến thăm cháu thế nào cũng có một gói bánh kẹo hay đồ chơi để cho cháu và để được hôn. Hôn để mà hôn, để được quà, bị bắt buộc hôn nhưng đó là nền tảng cho nụ hôn thực sự sau nầy, Thời kỳ nầy gọi là tập sự hôn.
Khi chúng ta cắp sách đến trường, chúng ta quên bẳng đi chữ hôn để vui chơi những trò chơi mới, với bạn bè mới cho đến một hôm chúng ta bổng nhiên ngơ ngẩn, mất hồn khi thấy cô bạn học cùng trường đi ngang qua. Chúng ta biếng ăn, biếng nói, thao thức suốt canh trường, trông cho mau sáng để đến trường nhìn dung nhan cô bạn học. Khi tan trường chúng ta bắt chước LN, trong EM và TÔI, sải bước đi trước nảng, tìm một buội chuối sau hè núp kín đưa mắt ngắm nàng đi qua cho đến khi khuất bóng mới thôi,để rồi trở lại trạng thái thẩn thờ sau đó.
Cũng vậy, chàng thanh niên của GX trong bài BẺN LẺN, không núp đâu hết mà đứng dựa lưng vào cây cau, hương hoa cau thoang thoảng mà chàng trai nào đâu biết, chỉ đưa mắt ngó vào cửa sổ nhà nàng, say mê ngắm nàng đang học bài dưới ngọn đèn dầu cho đến khi nàng tắt đèn đi ngủ, chàng mới ngẩn ngơ sầu quay gót.
Phạm Lãi của MVN đã có người yêu trong tay mà nở lòng nào, mà đành đoạn giao cho người khác để rồi phải ngẩn ngơ sầu nhìn nàng cất bước ra đi.
Chàng trai trong Hoa Bưởi Rụng của TP (chàng trai nầy không biết có phải chính là tác giả không) ngắm hoa bưởi rụng mà ngơ ngẩn sầu vì nàng nở phụ lấy chồng bỏ anh, phải gọi là thảm sầu mới đúng.
Nhà giáo trong Hoa Tím Bằng Lăng của CD-HHD không núp đâu hết, đường đường chính chính sánh bước cùng người tặng hoa tím bằng lăng mỗi ngày, cho đến một hôm cả người lẫn hoa đều không thấy đâu, ngồi trên bục gổ mà nhà giáo ngẫn ngơ sầu.
Giao Thừa Ngẩn Ngơ của TV, nội đọc cái tựa không cũng hình dung ra TV thẩn thờ đu đưa trên võng hay ngồi ngẩn ngơ trước ly cà phê buổi sáng, hay tay nâng ly rượu đón giao thừa mà ngẩn ngơ sầu.
Nam nhi không găp người mình thương thì ngẩn ngơ sầu, còn nữ nhi như NQ trong Vàng Thêm Lá Nữa thì lại khác, mỗi lá vàng rơi là một giọt sầu, thử hỏi có bao nhiêu giọt sầu trong mùa thu lá rụng.
Nhưng có một thi sĩ đã giải quyết vấn đề ngẩn ngơ sầu hết sức độc đáo, đó là thi sĩ Xuân Diệu trong bài thơ GẶP GỞ:
Buổi chiều hôm ấy đang muốn hôn
Hôn gió hôn mây với cả hồn
Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng
Hàng cây xanh biếc dưới hoàng hôn.
Dun dủi làm sao thế, hởi em
Chiều nay em khoát áo trầm duyên
Em đi đôi dép xinh đơn giản
Em thật hồn nhiên rất tự nhiên.
..............
Vừa mới gặp em đi đôi dép đơn giản, Xuân Diệu vui mừng tở mở, gặp đâu hôn đó, hôn cả con đường em đi, gặp gió hôn gió rồi nương theo gió bay lên mây để hôn mây, hôn với cả hồn.
Hởi những chàng trai của GX, của TP, hởi Phạm Lãi của MVN, hởi Nhà Giáo của CD, hởi NQ hãy thôi nhìn lá rụng, hãy vứt ngẩn ngơ sầu để tạo một nụ hôn với tất cả hồn, mọi vấn đề sẽ giải quyết tức khắc.
BLG
(HÔN còn tiếp theo)
BLG
(HÔN còn tiếp theo)
ReplyDeleteBài Hôn chưa post mà đã xuất hiện một nhà thơ:
Nóng lòng muốn đọc bài hôn
Mà sao hổng post cho coi hả thầy!
BKG
Em thật hồn nhiên… thành Đàng Viên.
ReplyDeleteGhet XD
Sao có cái vụ đảng viên trong nầy vậy chời?
ReplyDelete
ReplyDeleteThưởng công Ông Thầy đã viết :
Hôn trời, hôn gío, hôn mây,
Hôn hoa, hôn lá, hôn Thầy của Em
Còn tình tứ hơn Xuân Diệu nữa hé Thầy ? Khi nào Em nhảy mũi; chắc là lúc Ông Thầy của Em được Bà Thầy cho ăn Đường đó phải hong Thầy ? Chừng nào post tiếp nữa hả Thầy ? Hay là đợi khi nào bắp vế non hết đau mới dám viết tiếp ? Vậy để Em nhờ Chị LMH mua gởi cho Thầy một lố Dầu Gío Xanh thoa cho mau hết đau rồi viết tiếp ? Đừng giận lẫy đứa Em Gái Cưng; nhí nha nhí nhảnh nầy mà ngưng viết, đê thiên hạ chưỡi Em tội nghiệp ! Chúc Thầy cùng gia dình vui vẻ, hạnh phúc nơi Xứ Lạnh Tình nồng !
Cô Gái Quê
Bạn Ghet XD ơi!
ReplyDeleteBài thơ nầy XD viết khi chưa là Đảng Viên!
Miền nam chúng ta trước 30 tháng 4 năm 1975 có rất nhiều bài thơ Tiền Chiến được phổ nhạc như của Huy cận (Ngậm Ngùi) Lưu Trọng Lư (Tiếng Thu)v.v..Đôi khi còn phổ biến cả nhạc của Văn Cao (Thiên Thai) mặc dù họ lúc nầy đã là Đảng Viên cao cấp trong Đảng CS ở Miền Bắc. Chúng ta thấy lúc đó hình như ai cũng đón nhận không chống đối vì đó là những bản nhạc và thơ đầy tính nhân bản (không sắt máu và hận thù).
Người Nhiều Chiện.
ReplyDeleteCoi mòi cái "Quán Hôn" nầy đắc khách à nghe !
"Quán Hôn" mở cửa đây rồi
Kính mời Chư Vị đến ngôi để Hôn
Tiếp viên vui vẻ vập vồn
Bán một tặng một; cho hồn tươi vui !
Một Thành Viên
“Hôn với tất cả hồn” là làm sao, hồi xưa trường không dạy. Lần nầy Đại hội liên trường Hoú Ma, em xin thầy biễu diển nghe. Có ai xung phong với thầy hông vậy? Học trò-NTT
ReplyDelete
ReplyDeleteCùng hệ có đựơc hong cà ? Em nhớ không lầm thì kỳ Đại Hội trước kia ở San José do Anh Sanh và Chị Nga đứng ra tổ chức. Thầy có lên tặng hoa cho một Cô ca sĩ râu ria bồm sồm nào đó có giọng ca rất truyền cảm ? Sao đó được trao lại một"nụ hôn" rất nồng ấm ! Có lẽ đến giờ nầy chắc Ông Thầy còn ngất ngây rờn rợn khó quên !
Cô Em Xóm Biển
ReplyDeleteChắc Ông Thầy đang ngồi uống cà phe Mật Ong Sửa Đậu Nành,đang thả hồn theo mây khói và nhịp đùi ngâm sa mạc :
Một lần Tui tởn tới Gìa ...
Đừng đi ... nối cũ ... Vợ Nhà Cổ Ghen ...
Người Lân Cận
HÔN...
ReplyDeleteHôn ai má thắm hồng hồng
Hôn luôn vạt nắng cho nồng tình anh
Hôn đầu khi tuổi còn xanh
Hôn trong hạnh phúc vây quanh bên mình
Hôn cành mai nở xuân tình
Hôn luôn nàng bướm một mình ngẩn ngơ
Hôn đời đẹp tựa bài thơ
Hôn cho giấc điệp mộng mơ thêm nhiều.
CÀ PHÊ SỮA ĐẬU NÀNH.
Chuyện hồi nhỏ bị hôn hay bị bắt hôn không kể. Chuyện người lớn bị hôn hay được hôn nói mới vui.
ReplyDeleteMột người đang đứng thơ thẩn ngẩn ngơ nửa như ngậm ngùi nửa như tiếc nuối, bổng dưng có người chạy đến đặt một nụ hôn cháy bỏng. Cảm giác lâng lâng, hồn phiêu phách lạc, khó tả vô cùng. Cái đó không hiểu nên gọi là bị hôn hay được hôn?
Rồi những nụ hôn từ biệt nghìn trùng xa cách hoặc vĩnh biệt muôn đời...
Tạo ra những nụ hôn như vậy thì mọi vấn đề vẫn còn nguyên đó, có giải quyết được gì đâu sư bá.
Em cho một nụ hôn đầu
Làm sao biết nó là sầu thiên thu
Tại vì mình vụng đường tu
Bao năm mình vẫn mịch mù xa nhau.
Đệ Tử
HÔN...(t t)
ReplyDeleteHôn ai dáng nhỏ yêu kiều
Hôn luôn bóng ngã, mỗi chiều, em tan
Hôn cành phượng vĩ trường làng
Hôn đôi én lượn, cho nàng bên ta.
Cà phê sữa đậu nành+ mật ong.
Thầy ơi, lần trước em không có đi San Jose. Luật lệ ở Cali-SanFran thì khá mở như ở Canada, nhưng ở Hù Ma thì thầy nên thận trọng lúc chọn người cùng giống nghe Thầy. Tốt nhất em nghĩ thầy nên chọn em học trò gái, cô giáo nào hay ai quen… đễ biểu diển “hôn, hun với cả hồn” đi thầy. “Khống có gì quý hơn… học phải hành”. Học trò ma NTT.
ReplyDelete
ReplyDeleteKhi qua đây phải đi học lại, trông lớp có 3 cô đầm trẻ. Khi mản khoá, cả lớp kéo nhau đi ăn, tới chừng khi chia tay trong lúc tôi đang đứng xớ rớ thì một cô đầm đi tới ôm tôi, tôi còn đang đứng như trời trồng như Từ Hải thì cô ta chu mỏ hun một cái bên trái, rồi một cái bên phải. Lần đầu tiên bị hôn như vầy tôi không biết làm sao trả lể thì cô đầm thứ 2, rồi cô đầm thứ ba cũng hôn tôi như vậy. Có bị quê một chút, nhưng cảm giác lăng tăng, hồn phiêu phách lạc...
Học trò NTT, đây đúng là HÔN MẤT CẢ HỒN đó !!!
BLG
Thầy ơi, 3 cô đầm, giã từ, mới cọ má mà hồn thầy bẽn lẽn ngất ngây như “chưa bao giờ được biết” (chưa là nụ hôn đầu hay cuối của anh LN). Rễ RG dễ thương (yêu) ghê đó thầy. Bây giờ em mới hiễu tại sao mấy Thầy thích Bẽn lẽn đợi chờ dưới (Hương) Cau (đở nguy hiểm hơn sầu riêng). Cô mà đọc mấy bài nầy thì chết thầy ui, hai bắp vế non chưa đủ đâu. Thôi em đợi bài tới hay hù ma nghe thầy. HTrò ma-NTT
ReplyDeleteAnh LN ơi ! Nụ hôn ngày ấy em trao....
ReplyDeleteHỏng biết Anh còn nhớ hong vậy ???
Cô Giáo Kim
Hôn đầu ngày đó em trao
ReplyDeleteLàm anh lảo đảo, lao đao suốt đời
Bây giờ mình ở hai nơi
Nhắc làm chi nữa, Kim ơi! Thêm đầu
Nụ hôn ngày đó phai màu
Xa xôi ngàn dậm, dấu sâu trong lòng
Thầy Giáo Làng
ReplyDeleteThêm SẦU hay là Thêm ĐẦU, thưa Thầy Gíao Làng ?
Thầy Gíao Ruộng
Thêm sầu thì mới đúng vần, đúng nghĩa chứ. Gõ lộn thôi mà. Bà con đọc chữ nầy hiểu chữ kia như vậy mới hay. Sửa tới sửa lui làm chi thêm phiền.
ReplyDeleteThầy giáo Làng