____________
Vũ Đăng Khiêm
Ứng xử hay ứng đối là một nghệ thuật tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, kiến thức, giáo dục, tâm tính, hoàn cảnh... mà mỗi người có. Chúng ta thường nghe người đời nói “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” hay “Không phải cứng mà gẫy, mềm mà đổ. Sở dĩ có sự gẫy đổ vì người ta không biết cứng mềm”, hoặc “Cong một khúc mà thẳng được một tầm thì có thể làm được việc”.
Có người trước một vấn đề, một sự kiện... tỏ ra nhạy bén, phản ứng nhanh chóng, tuy nhiên cũng không ít người trầm tư, đắn đo. Ở đây người viết xin trình làng một số trường hợp đã đi vào tâm não.
Gần cuối năm thứ IV ở quân trường Võ Bị, Bộ TTM/QLVNCH cho hai phái đoàn thuộc hai quân chủng Hải Quân và Không Quân lên chọn svsq qua hai quân chủng này. Thủ tục có khám sơ sức khỏe, làm test và phỏng vấn. Trong phần phỏng vấn của ông trung tá trưởng phái đoàn HQ hỏi câu tôi nhớ đến giờ là câu hỏi chót:
- Anh có đào chưa ?
- Chưa có, thưa trung tá.
- Nếu anh có đào, dẫn đào đi phố, anh để cô ấy đi bên tay phải hay tay trái?
Câu hỏi quá bất ngờ, ngoài dự liệu của tôi, vả lại thú thực tôi thuộc thành phần giữ cam kết “Độc thân trong thời gian thụ huấn”, không có tí kinh nghiệm nào về việc này, chẳng bù lại với các bạn khác cùng khóa cứ chiều thứ bảy hay chủ nhật là loa gọi ơi ới ra cổng gặp thân nhân nên hơi lung túng. Thấy tôi có vẽ khờ khờ, ông tỏ ra thông cảm:
- Cho anh 30 giây để trả lời.
Chợt một hình ảnh lóe sáng trong đầu tôi, tôi thấy bạn tôi dẫn đào đi ngoài khu chợ Hoà Bình, lúc đi xuôi, lúc đi ngược con phố và thấy bạn tôi để đào đi phía trong còn chàng ta đi phía ngoài, tôi trả lời theo hình ảnh đó. Ông hỏi tôi:
- Tại sao?
- Thưa trung tá, vì lỡ có xe cộ nào trờ tới thì đụng tôi trước!
Ông mỉm cười gật gù, gật gù.
Không biết có phải câu trả lời định mệnh đó mà khi ra trường tôi cùng 20 bạn nữa được chọn qua làm anh lính hai quần bay bướm, một quần mặc đi với vợ, một quân mặc đi với đào, mỗi bến nước là một bến tình (Không có tôi đâu nhé).
Câu truyện thứ hai thì ai cũng biết, sau caí thông cáo “chơi chữ” đi học tập 15 ngày, tôi cũng tuân hành mang tiền đi ở tù, sau ba bốn tháng ở trại Tân Hiệp, Biên Hòa, tôi được chuyển lên K3 thuộc Xuân Lộc. Ở đây trên dưới một năm thì vào một buổi chiều sau khi đi lao động tốt về, lãnh phần cơm với một hai thìa mắm tanh ngòm, nhín trên đỉnh núi Chứa Chan, từng cụm mây lững lờ trôi, dăm bảy con chim bay về ngủ đêm trên những tàng cây mọc trên núi mà lòng nhớ nhà khôn tả. Đang ru mình vào những nhớ nhung, chợt thấy cổng trại mở ra, một đoàn xe năm bảy chiếc đi vào, xuống xe toàn là các tù còn trẻ măng, trang lứa độ 18-25. Vài ngày sau có một số em được đưa đến ở chung với đội của tôi, trong số này có một em dáng vóc hao gầy, cao cao, bị cận nặng, mặt lúc nào cũng ưu tư, rất ít nói. Thấy có vẻ hợp, tôi tìm cách làm quen hỏi sơ sơ, được biết em tên T, con trưởng trong gia đình ở Hòa Hưng, đang học lớp 11.
- Sao em bị bắt?
- Em có thằng bạn cùng xóm, cùng lớp, chơi rất thân với nhau từ nhỏ, sau 30-04 em thấy nó đeo băng đỏ ra nhi nhô ngoài phố, về xóm lên mặt nên em gọi nó hỏi - Mày và gia đình mày ăn cơm miền Nam hay miền Bắc?
Ngay ngày hôm sau em có giấy kêu lên phường và họ không cho em về nữa!
Tôi với T rất có duyên với nhau, sau này chuyển ra Ba Sao-Nam Hà hai anh em cũng đi chung và ra ngoài đó lại cũng cùng một đội. Mãi tới năm 81 khi tôi được chuyển về trại cũ trong Nam thì T vẫn còn ngoài đó. Sau hỏi thăm những người về sau được biết T được thả từ ngoài đó vào năm 82.
Một câu nói đơn giản mà cu cậu phải bóc lịch 5, 6 năm có quá lắm không? (Thà giết lầm chứ không thả sót!)
Câu truyện kế tiếp cũng thật 100%. Số là để thực hiện lời hứa của chèo trong Nam “Các anh được chuyển đến một trại có đủ điều kiện giúp các anh cải tạo tốt” ra đến trại mới Nam Hà, ban giám thị trại đã cho giết mấy chú heo (lợn) mọi để khỏa đãi chúng tôi. Chúng tôi đến vào buổi tối một ngày gần cuối năm, tiết trời trở lạnh, phần vì sau chuyến đi bồng bềnh trên sóng nên đa số ngủ vùi đến gần trưa ngày hôm sau, nghe kẻng đi lãnh cơm. Ở trong tù đã ba bốn năm rồi thấy được bữa cơm có đĩa thịt thì đúng là thịnh soạn. Một mâm ăn, năm người có một nồi cơm, đong ra người khoảng ba chén gạt, một bát cà muối và đĩa thịt luộc với độ hai chục miếng lớn bằng hai đầu ngón tay, thái mỏng dính, phơi gọn trong lòng đĩa. Đang khi ăn, một chèo trông rất trẻ, da mặt sạm đen (Sau này bồng AK đi canh chúng tôi mỗi khi lao động) đến mâm tôi ăn, nhìn một lúc rồi hỏi:
- Các anh ở trong niền Nam, có khi nào được ăn ngon như vầy không?
Rất nhanh, một em phục quốc cùng mâm với tôi trả lời:
- Xin lỗi cán bộ, thịt ăn rồi, vứt cho chó còn nhiều hơn.
Bị câu trả lời không ngờ được, tên chèo buông thõng câu:
- Nói phét (láo). Rồi quay đi.
Nói phét hay không nói phét, sau 30-4, Dương thu Hương vào đã bật khóc khi thấy miền Nam trù phú, nhân bản và Trần Đĩnh đã viết trong Đèn Cù “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”.
Câu truyện chót cũng thật, không bịa đặt, hư cấu. Trại Ba Sao là một trong những trại kiên cố, kiểu mẫu của chế độ, nên cục quản lý traị giam đã cho một phái đoàn phóng viên người Pháp đến thăm vào năm 80 hay 81 mà tôi không nhớ rõ, trước khi phái đoàn đến, trại được lệnh làm vệ sinh doanh trại, sắp xếp gọn gang. Ngày phái đoàn đến tất cả cải tạo viên có cấp từ đại úy trở xuống được đem vào phân trại B dấu (ém), ngoài A chỉ còn cấp tướng + tá. Trong mỗi buồng trước đó nhốt trên dưới sáu chục, bây giờ trên sàn nằm được trải khoảng chục chiếc chiếu điều hoa, trên đầu mỗi chiếc chiếu là một hộp sữa, ngoài hiên treo hai lồng chim hoàng yến, mỗi lồng hai con (Sau khi phái đoàn về, các lồng chim này không biết ai đã mở và chim bay đi hết, nghe đồn là người nào đó trong phái đoàn căn lúc không có kẻ theo dõi đã mở tung ra). Trong phái đoàn có một nữ phóng viên đã được cho phép phỏng vấn tướng Huỳnh văn Cao, thời Đệ Nhất Cộng Hòa là tư lệnh vùng IV, sau là nghị viên thời Đệ II. Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời:
- Chào ông, tình trạng sức khỏe hiện nay của ông như thế nào.
- Chào cô, trước đây cô đã biết tôi ở Sàigòn, bây giờ cô nhìn tôi ở đây hẳn cô biết sức khỏe của tôi rồi. (Thì ra cô phóng viên này đã từng biết tướng Cao nên khi đến VN đã xin phép được gặp riêng và phỏng vấn).
- Ông và bạn bè ông được học tập những gì?
- Cô muốn biết chúng tôi học tập những gì, mời cô ra ngoài tường, người ta viết, kẻ đầy trên đó.
- Các ông sinh hoạt thế nào.
- Chúng tôi sinh hoạt theo tiếng kẻng, kẻng dậy, kẻng lao độn, kẻng ăn, kẻng vào buồng... (Giống như thời tiền sử)
- Các ông có được xét xử gì không và có được biết khi nào được thả.
- Không, chúng tôi không được xét xử, còn khi nào họ thả thì cô nên hỏi họ chứ. Chúng tôi hoàn toàn không biết.
- Cám ơn ông.
Kết quả qua việc ứng xử của tướng Cao là ngày hôm sau thay vì đi lao động như thường lệ, cả trại đã phải ngồi dưới nắng chang chang nghe tên trại trưởng lên lớp nào là chưa thực tâm cải tạo, trả lời phái đoàn ỡm ờ, không trung thực... nguyên một buổi. Một hệ quả nữa là tất cả các khẩu hiệu tô vẽ ngoài tường bị xóa sạch ngay sau đó.
Để kết luận đoản văn này, như chúng ta đều biết nhân dân miền Nam đã ùn ùn bỏ nước ra đi tìm TỰ DO, NHÂN PHẨM và quyền làm người cho chính mình và cho con cháu nữa. “Cột đèn biết đi thì cũng đi thôi”, không thể chấp nhận một chế độ dựa trên bạo lực súng đạn, có quá nhiều gian trá, lừa lọc và đi ngược với giòng tiến hoá của nhân loại. Đưa thuyết Mác-Lê về gây đau thương, tang tóc, chia lìa cho biết bao nhiêu gia đình. Theo đuổi cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, hy sinh trên dưới hai triệu sinh mạng, giờ đây mới mở mắt quay về bằt tay với tư bản để cho đất nước khá hơn. Ai đúng, ai sai. Câu trả lời tuỳ thuộc vào lương tri mỗi người.
ReplyDeleteỞ đây người ta gọt trái cây từ dưới lên trên, trong khi đó chúng ta gọt từ trên xuống dưới. Tôi mới hỏi họ tại sao vậy? Họ trả lời: để khi trợt tay, con dao trúng mình chớ không trúng người ta. Họ hỏi lại, còn anh? Tôi trả lời: để con dao trúng người ta chớ không trúng tôi.
Bởi vậy, con trai ở đây hành xử đẹp như vậy cho nên ít thấy có người viết lá thư tình 30 năm chưa dám gửi, Adam chỉ gọt một trái táo là Eva ỨNG XỬ sà vào Long ngay không cần viết thư. Còn các đấng Adam ta gọt trái cáy đầy một dĩa cũng không thấy tăm hơi Eva ở đâu, nên.....
BLG