__________
Vũ Đăng Khiêm
Trong tiến trình sử dụng ngôn
ngữ của giống nòi Việt tộc, trải qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, tên mà chúng ta
dùng để gọi Cha, bậc sinh thành, dưỡng dục là các tên gọi mà chúng ta thường gặp
như : bố, ba, thầy, tía , cậu. Ở đây chỉ đề cập đến hai tên mà nhiều người sử dụng
đó là Bố và Ba. Tên nào có trước ?
Trở ngược về giòng lịch sử, vào
khoảng năm 2987-0258 BC, khi 18 vị vua Hùng dựng nên bờ cõi nước Nam, diện tích
đất nước chắc còn nhỏ và dân số thời đó cũng chưa đông lắm. Với ý chí kiên cường
tự lực, tự chủ nên nhiều lần Tổ Tiên chúng
ta đã đứng lên chống lại ách đô hộ của
phương Bắc . Trong các cuộc khởi nghĩa ban đầu đó, không thể không nhắc đến cuộc
khởi nghĩa của Phùng Hưng.
Vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ
ba (623-939) khi nhà Tùy và nhà Đường đặt ách đô hộ nước ta và đặt nước ta là
An Nam đô hộ phủ. Trước cảnh tham tàn, độc ác, cảnh điêu linh thống khổ của dân
tộc, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải nổi lên chống lại ách đô hộ của người Tầu.
Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, hai ông cùng với hào kiệt
đánh chiếm được đô hộ phủ của Cao Biền. Với sự thành công đó, tướng sĩ tôn ông
là Vi Đô tướng quân. Năm 789 tức tám năm sau ông mất, dân chúng tiếc thương gọi
ông là Bố Cái Đại Vương. Tên gọi này còn in đậm trong sử sách và truyền cho đến
nay. Hiện lăng mộ và miếu thờ cón ở phố đầu Giảng Võ – Hà Nội, trên văn bia có
bốn chữ Phùng Hưng Cổ Lăng.
Qua chứng tích vừa nêu trên,
cho ta một kết luận là tên gọi “Bố” đã được dân tộc ta dùng từ thời cổ đại.
Thế thì tên gọi Ba thì sao ?
Người viết đưa ra hai giả
thuyết.
Giả thuyết thứ I : Khi Nguyễn
Hoàng theo lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoàng sơn nhất đái, vạn
đại dung thân “ nên vào năm 1558 nhờ chị xin với chúa Trịnh để vào trấn đất Thuận
Hóa.
Năm 1661 đem quân đánh Chiêm
Thành lập tỉnh Phú Yên.
Trong giai đoạn Nam Bắc phân
tranh (1627-1775), vào năm 1692 Nguyễn Hoàng đã mở rộn bờ cõi đến Bình Thuận.
Từ năm 1698-1757, nhà Nguyễn đã
lấy đất Cao Miên, lập ra sáu tỉnh Nam Việt.
Từ đó chúng ta suy ra hai điều
:
Tất cả những người đã theo
Nguyễn Hoàng vào lập ấp phía nam chắc chắn tên gọi bố vẫn được dùng.
Khi vào sống chung với hai dân
tộc Chiêm Thành và Cao Miên, chắc chắn có sự pha trộn ở một số lãnh vực nào đó,
phải chăng từ đó từ “Ba” xuất phát. Hoặc các chúa Nguyễn vì muốn tách rời hẳn mọi
ảnh hưởng của chúa Trịnh mà ra lệnh cho đổi cách gọi chăng ?
Giả thuyết thư II : Vào năm
Giáp Tuất 1884 khi triều đình Huế ký hòa
ước Patenôtre nhường Nam kỳ cho Pháp thì Việt Nam ta ở trong tình trạng : Nam kỳ
là đất thuộc địa, vì là thuộc địa nên người Pháp nắm hết mọi lãnh vực, tiếng Pháp
vì thế đi sâu vào nhiều sinh hoạt, tiếng
papa và maman chắc khá phổ biến trong giao tế, để Việt hóa, phải chăng papa đã
thành ba chăng ?.Hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của thổ nhưỡng đất đai trù phú,
sông rạch nhiều cá, lắm tôm...Làm chơi ăn thiệt nên tiếng cưới ha...ha...luôn
thoải mái buột ra trong giao tiếp thành ra âm A át âm Ố và bố biến thành ba chăng ?
Dầu bố hay ba thì tình cảm của
cha mẹ lúc nào cũng là tình cảm thiêng liêng mà Thượng Đế đã đặt vào lòng con
người, nhất là đối với dân tộc chúng ta. Do đó không thấy lạ khi “Tam đại đồng
đường”.
Trước khi chấm dứt đoản văn này,
xin mời đọc :
BA EM.
Ba em vất vả đêm ngày,
Em thương Ba lắm, tình này em
mang.
Mỗi khi em dậy muộn màng,
Ba thường âu yếm gọi vang cả
nhà .
HAPPY FATHER’S DAY.
(Father)
F-For every second of my life.
A-And all through the rain or sunshine.
T-Today and tomorrow you always give me advice.
H-How much you care about me
E-Enriching my knowledge for future sight.
R-Reaching a high standard of
life.
No comments:
Post a Comment