Links

Wednesday, July 29, 2015

Sợ

___________




18 comments:

  1. Tác giả “mốt” ghê. Thơ đạo nhưng dùng dấu nối ngầm để làm lên giọng: “Tui_ ”. Ghẹo chút chơi, xem tác giả tỉnh đến bậc nào. Haha

    ReplyDelete
  2. Đời phù du giống như là chiếc lá
    Thu chưa qua, lả tả rụng đầy sân
    Kiếp nhân sinh tương hội được mấy lần?
    Vòng nghiệt ngã, người thân đừng để mất

    Thiện với ác cách nhau trong gang tất
    Cuộc đời nầy giả thật rất khó phân
    Giận hờn nhau chỉ khổ người thân
    Đời trôi nổi chỉ cần vui là được.

    ReplyDelete
  3. nhờ chị Kim Quang giải nghĩa:
    Ta_thực thể_ ( hai dấu ngang là nghĩa gi)

    Người thắc mắc

    ReplyDelete
  4. Vui là vị kỷ. Vui mà phật lòng người khác, nhứt là phái yếu thì vui được sao. GCC

    ReplyDelete
  5. A/C thắc mắc ơi, “mốt” không hẳn có nghĩa, chị KQ không giải thích được đâu mô. Thắc mắc mà làm gì. Ghẹo chút chơi SỢ lắm đó.

    ReplyDelete
  6. “Thực thể xăm soi” thôi, tui nghe đã hoảng cái hồn. Sợ

    ReplyDelete
  7. Thấy chữ Sợ của chị KQ ngoằn ngoèo như rắn đẹp ghê mà sợ thiệt

    Tui nè

    ReplyDelete
  8. Cảm ơn Đời. Từ sáng cho đến bây giờ ( 11 sáng) mới có NET, nên vô TH trể

    Trên máy tính bản và Laptop viết comment xong, không gới đi được giống như BLG. Nhờ cô TL gởi dùm.

    Xin lỗi và cảm ơn các bạn chịu khó đọc bài thơ lẩm cẩm của người già, thiếu tình kém vui



    Thực thể: bao gồm bản chất đơn thuần của con người cộng thêm tính chất được hình thành từ xã hội tùy khả năng (chịu uốn nắn vặn vẹo nhiều hay ít tùy người)

    Thứ nào mạnh sẽ lấn át thứ kia

    Giống như các bạn thấy bài thơ tui dở ẹc nhưng cứ khen cho tui vui

    Đó là cái giả nhè nhẹ.. cũng thấy khộng thật rồi. Nói ngược với lòng mình

    Cái mà chúng ta gọi là tế nhị , lịch sự đó.



    Chính vì chuyện thiệt giả lẫn lộn khiến mình bối rối

    Tui nhìn lại mình nhiểm trần không thua ai. Được lòng người nhưng thật là giả dối

    Nên tui thấy sợ tui...không biết mình sẽ tới chỗ nào tệ hơn nữa. Nếu đứt thắng.

    KQ


    ReplyDelete
  9. Lâu quá mới nghe danh từ lớp Triết học. Hông hiểu chị KQ ơi.
    Người ta hỏi 2 dấu gạch nối dưới nghĩa gì mà chị lại nói về thực thể. Nghệ thuật dạy Triết có phải chăng là nói lung tung khó hiểu để tránh mình phải nói thật cái gì.
    Người ta hông biết dấu gạch dưới có phải giống như ngày xưa 2 cô cậu vô xi-nê nắm tay nhau ấy mà.
    Thực thể, chị KQ ơi, có thể là tiềm thức chuyện xưa ngủ quên mà bây giờ chị KQ chợt thấy nó bừng tỉnh dậy với 2 dấu gạch nối dưới. Sợ thiệt.
    Freud

    ReplyDelete
  10. Chị KQ thuyết pháp ý mà

    Bạn đọc Kien giang

    ReplyDelete
  11. Thôi đi sư tổ. Bài đặt hỏi vặn vẹo.
    Thực thể ở 2 đầu có gạch nối là để giải thích Ta chình là thực thể....
    KQ

    ReplyDelete
  12. Aha, Ghẹo chút chơi nói đúng, bà thầy KQ “mốt” lắm. Bà thầy lên tiếng, gằn giọng nói: “Ta chính là thực thể”.
    Tại sao 2 dấu gạch nối dưới, lạ à nghe.
    Tiếng việt không “mốt” thì có thể viết là “Ta, thực thể,” cũng đồng nghĩa mà. Thôi không phá bà Thầy nửa.

    ReplyDelete
  13. Tiếng Việt đâu có cái dấu_ ...._ bao giờ đâu bà chị ơi, cái nầy mốt thiệt

    người thắc mắc

    ReplyDelete
  14. Từ khi xử dụng máy, tui đã thấy dấu đó
    Tui không phải người sáng tạo "mốt" mà chỉ là người bắt chước thôi
    Tui thấy tiện khi nói cái nầy, nữa chừng thêm một ý khác để nói rõ thêm điều gì đó mà không làm lộn xộn
    Thấy bạn hỏi nhiều lần làm tui mất tự tin không biết xử dụng có đúng không?
    Chắc phải hỏi anh Lê Đình Chân Tâm _ chuyên gia của TH _ hướng dẫn cách dùng dấu nầy rõ hơn để tui an tâm
    Cảm ơn nhiều
    KQ

    ReplyDelete
  15. Chị Kim Quang ơi
    Em thấy một số tác giả cũng dùng dấu gạch ngang để nhấn manh từ muốn nói song dấu nằm ngang hàng với chữ chớ không tụt xuống, chẳng hạn
    Ta- thực thể -
    hoặc họi bỏ chữ nhấn mạnh vào ngoặc kép
    Còn dấu ngang mà tụt xuống như vậy em chỉ thấy lúc gõ trên phím computer mà thôi, không thấy trong văn viết
    Có thể em không rành hay sao, chắc phải nhờ chuyên gai giải thích dùm chi chị em mình

    ReplyDelete
  16. Chào chị KQ, lần nào cũng vậy, LĐ đọc còm men TH là thấy chị bị tấn công tới tấp. Hong có gì đâu chị cái dấu gạch nối dưới (underscore) mà chị xài thường là dấu dùng cho tựa của file vì trong tựa dấu gạch ngang bị cấm xài. Dấu underscore ít dùng trong text thường. Thành ra bà con nói chị là tạo mốt đó. Haha mình tạo luôn cho bà con bắt chước chơi. Tiếng Việt sau 75 bây giờ mình hỗng hiễu mấy cha nội nói gì thì mình tạo dấu mới chơi nghe. Chị làm khung cho thầy Viên tha hồ chị thêm underscore trên tựa. Top of the line.
    Dấu gach nối dưới, tôi thấy họ để dinh liền không có khoảng cách giữa những chữ muốn dinh liền “đồng nghĩa” như “Ta_thực thể_" nghĩa là “Ta là thực thể”. Dấu số 1 nghĩa là “là” trong trường hợp nầy, dấu số 2 là nhấn mạnh chữ thực thể. Hi hi LĐCT

    ReplyDelete
  17. Chị viết “Ta_thực_thể_” thì còn ngầu hơn nửa. Đừng quên chị là tác giã là nghệ sĩ thì mình lâu lâu lập dị một chút chơi. Mình tự tin mình nghe chị. LĐCT

    ReplyDelete
  18. LDCT ơi
    Tôi không nghĩ các bạn ác ý tấn công tôi đâu. Tấn công có ích gì
    Đó là lời góp ý rất thiết thực. Người lạc hậu như tôi không cố chấp mà cần phải học để cầu tiến. Hoặc chọc ghẹo cũng chỉ là biểu lộ sự thân thiện mà thôi

    LDCT nói chuyện thật khéo léo.
    Chê mà như lời khuyến khích. Như cho trúng số an ủi vậy.
    Chỉ có chuyện như thế mới được dịp nghe và nói với các huynh đệ chứ
    Nếu không sẽ thấy lạnh lùng dễ sợ lắm.!!!
    Cảm ơn LDCT hướng dẫn khiến tui NGỘ ra
    KQ

    ReplyDelete