_________________
The ocean still wide open arms
Mở đầu câu
chuyện cảm động về tình yêu
nhân loại và lòng biết ơn của người Á Đông.
(dựa theo lời kể của ông Nguyễn Hùng
Cường trong truyện “Tấm lòng biển”)
Nguyên Trần
Một câu chuyện
thật cảm động về tình người và lòng biết ơn truyền thống của người Á Đông giữa
một người Việt Nam tên Nguyễn Hùng Cường và vị thuyền trưởng Đại Hàn tên Jeon
Je Yong trên biển Đông đang lúc phong trào tị nạn Cộng Sản đã lắng động phôi
phai vì sự mệt mỏi của một số quốc gia đệ tam. Chuyện kể lại chuyến vượt biên
hãi hùng của một chiếc ghe định mệnh mang theo 96 thuyền nhân bỏ nước ra đi tìm
tự do vào ngày 10 tháng 11 năm 1985. Ghe ra tới hải phận quốc tế và sau 4 ngày
lênh đênh trên biển cả hãi hùng, bão tố bắt đầu nổi lên trong khi con tàu lại
hoàn toàn bất khiển dụng. Mọi người đều tuyệt vọng và đếm thời gian đến với tử
thần. Điều đáng nói là trong lúc những thân phận thuyền nhân này mong manh hơn
cả ngàn cân treo sợi tóc thì có nhiều tàu hàng hải chạy ngang qua ( có đến 15
chiếc) trông thấy thảm nạn trước mắt nhưng họ đã nhẫn tâm quay mặt đi mặc dù
nhiều người trên chiếc ghe tị nạn mong manh đã làm đủ mọi tín hiệu cầu cứu và
tất cả đàn bè trẻ thơ đều quỳ lạy khóc than để kêu gọi chút lòng từ tâm còn sót
lại của các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của những con tàu vô tình kia.
Nhưng tình thương nhân loại và nghĩa vụ cứu người lâm nạn
trên biển cả của họ đã vì những áp lực vô nhân đạo ích kỷ lồng theo màu sắc
chính trị mà nhạt nhòa tấm lòng nhân đạo. Trong những giây phút cuối cùng của đời
người, nhóm thuyền nhân nạn nhân của một thế giới vô lương tâm chỉ còn biết ôm
nhau khóc than cho số phần bất hạnh của mình. Giữa lúc chờ đợi tử thần từ từ
đến thì bỗng có một chiếc tàu màu trắng xuất hiện với nhiều thủy thủ đứng trên
boong vẩy tay chào làm những người tị nạn hân hoan vui mừng tưởng chừng như
sống lại nhưng… Trời ơi! Chiếc tàu tưởng là hy vọng cứu tinh lại lạnh lùng quay
đi bỏ lại đàng sau 96 sinh mạng đang từ từ bước vào cõi chết. Đoàn người xấu số
đau đớn thì thào bảo nhau “Chúng ta thực sự chết rồi đó.” Lúc ấy, tùy tôn giáo,
người thì đọc kinh, người niệm Phật để mong linh hồn được cứu rổi, có người ôm
vợ con để chuẩn bị cho một sự cùng nhau ra đi trong những giây phút phù du
nghiệt ngã sắp tới. Ôi! Kiếp nhân sinh quả thật mong manh vô thường. Trong
khoảng hai chục phút chờ về với hư vô thì bỗng một chiếc tàu màu trắng khác lại
xuất hiện, tàu từ từ tiến lại gần có vẻ như chuẩn bị đưa những thuyền nhân xấu
số từ cõi chết trở về. Tới lúc đó, những người trên ghe mới nhận ra đó là chiếc
tàu màu trắng hồi nãy vừa mới bỏ họ quay đi. Và lần này thì không biết phép mầu
nào xuôi khiến để “có tin vui trong giờ tuyệt vọng” mà con tàu quay trở lại để cứu
vớt hết các thuyền nhân cũng vừa lúc biển bắt đầu nổi cơn thịnh nộ cuối cùng
trút hết những cột nước khổng lồ qua những con sóng hung hăng cao ngất như muốn
nhận chìm chiếc thuyền mong manh xuống lòng đại dương. Sau giây phút hoàn
hồn, những thuyền nhân may mắn mới biết lý do tại sao tàu bỏ đi rồi trở lại. Số
là chiếc tàu Kwang Myung 87 thuộc hảng Đại Hàn Koryo Wonyang trước khi ra khơi
thì thuyền trưởng Jeon Je Yong và các thủy thủ đã nhận chỉ thị là tuyệt đối
không được vớt thuyền nhân Việt Nam vì không muốn mang gánh nặng phiền phức cho
chính quyền nhất là về phương diện ngoại giao với bọn Việt Cộng. Tuy nhiên
đường trở về cảng Pusan, thuyền trưởng nhìn thấy chiếc thuyền tị nạn đang hụp
lặn với cơn sóng dữ tại eo biển Malacca giữa Mã Lai và Singapore nên vẫn cố
điện về ban giám đốc xin cứu vớt nhưng được trả lời dứt khoát là không. Thế nên
tàu bỏ đi một lúc sau thì thuyền trưởng Jeon nhận thấy cơn bão càng hung dữ
chắc chắn sẽ tàn nhẫn nuốt trửng chiếc thuyền tị nạn trong những phút giây ngắn
ngủi sắp tới. Lòng bác ái từ bi trong con người thánh thiện của ông trổi dậy
đánh át cả sự sợ hãi những trừng phạt chế tài từ thượng cấp, ông bèn họp gấp
với thủy thủ đoàn và quyết định trở lại vớt thuyền nhân mặc cho những biện pháp
kỷ luật nặng nề đang chờ đón họ tại cảng Pusan. Và ông chính là phép mầu mà
thuyền nhân trước đó đã cầu nguyện trong tuyệt vọng.
Đúng như dự
đoán , hành động cứu 96 thuyền nhân của thuyền trưởng Jeon Je Yong và thủy thủ
chẳng những không được ca ngợi mà còn trả một giá rất đắc: ông bị đuổi việc và
cả gia đình lâm cảnh khốn đốn một thời gian dài nhưng ông chưa bao giờ ân hận
về hành động mình làm mà vẫn vui lòng chấp nhận hậu quả đầy oan khiên đó. Quả
là thái độ của một hiền nhân quân tử hay hơn nữa là của một vị bồ tát tái sinh.
Phần các thủy thủ thì bị khiển trách và thuyên chuyển khắp nơi xa xôi.
Nếu qua câu chuyện xảy ra, thuyền trưởng
Jeong đã thi ân bất cầu báo thì trong số thuyền nhân thọ đại ân của ông, có một
người cũng không bao giờ quên ơn cứu tử và bỏ ra gần như cả đời để tìm cho ra
vị đại ân nhân của mình, người đó là ông Nguyễn Hùng Cường. Và cũng nhờ ông
Cường mà câu chuyện về lòng nhân đạo và sự biết ơn cao quý này mới được phổ
biến trên cả thế giới thay vì chìm sâu vào quên lảng. Ông Cường cố tìm cho bằng
được thuyền trưởng Jeon để nói được một câu trước mặt ân nhân của mình là “Suốt
đời tôi không quên ơn ông và tôi mong có dịp được đền đáp trong muôn một, dù
tôi biết rằng ông không hề quan tâm tới chuyện đó”.
Và cố gắng “đền đáp trong muôn một” của
ông Cường hôm nay là ước mơ được bảo trợ cô Jeon H. Jin con gái vị thuyền
trưởng đầy từ tâm được đến du học tại Mỹ. Chúng tôi nghĩ rằng những người Việt
Nam trên thế giới nhất là 95 thuyền nhân còn lại của chiếc thuyền định mệnh đều
nên tiếp tay với ông để nêu cao truyền thống biết ơn, một đức tính cao đẹp của
dân tộc Việt Nam.
Để thực hiện
ước mơ cao đẹp của mình, ông Cường đã phát hành cuốn sách “TẤM LÒNG BIỂN” dày
370 trang với giá là $US 20. Đây là một thông điệp trang trọng về tình nhân ái
và lòng biết ơn của người Việt Nam nói riêng và người Á Châu nói chung mà ông
Cường là một sứ giả đáng mến phục. Mong rằng đồng bào Việt Nam hải ngoại và
bằng hữu khắp nơi nhiệt tình ủng hộ để trước là có trong tủ sách một câu chuyện
cảm động tiêu biểu cho tình người và sau nữa như một đóng góp nhỏ nhoi góp phần
vào việc thực hiện ước mơ thánh thiện của ông Nguyễn Hùng Cường. Đây là những
lời tâm tình xuất phát tự tâm lòng Nguyên Trần, xin quý bạn cùng chia sẻ trong
tinh thần quý trọng tình nghĩa của người Việt Nam cùng tìm đến nhau. Muốn mua
sách xin liên lạc:
Lâm Nguyễn
15541 Hortense Dr.
Westminster, CA. 92683
USA.
Phone: (714) 588- 4919
Email: huongcuong_dcct@yahoo.com
Từ những nổi
cảm xúc dâng tràn, tôi viết ra bài thơ “Biển vẫn mở rộng vòng tay” như một lời
chia xẻ chân tình đối với ông Nguyễn Hùng Cường. Tôi cũng xin phỏng dịch bài
thơ ra Anh ngữ ở phần cuối để hi vọng rằng trong một cơ duyên nào đó, vị thuyền
trưởng khả kính Jeon Je Yong đọc được để thấy lòng cảm phục và quý mến ông
chẳng những của riêng tôi mà của mọi người Việt khắp nơi trên thế giới nó bao
la đến thế nào.
Biển vẫn mở rộng vòng tay
Sóng gió thét gào trên biển
khơi
Một con thuyền nhỏ dáng tơi bời
Lênh đênh lặn ngụp theo cơn bão
Cái giá tự do đổi cả đời
Cứ tưởng liều mình vượt đại
dương
Mong tìm ánh sáng cõi thiên
đường
Chín mươi sáu mạng chờ thần
chết
Đưa tiễn linh hồn chốn viễn
phương
Giữa lúc cùng đường thôi hết
mong
Mặc cho số mạng thả xuôi dòng
Ai ngờ có một con tàu lạ
Thuyền trưởng từ bi một tấm
lòng
Mặc cho chủ hãng lệnh thành lời
Bỏ đám thuyền nhân chết tới nơi
Bồ tát Je – on lòng của biển
Ra tay cứu vớt hết bao người
Sau đó Người ôm vạn khổ đau
Gia đình êm ấm dậy ba đào
Chủ tàu sa thải người nhân ái
Sa sút nhưng Người vẫn chẳng
nao
Văn hóa Á Đông trọng nghĩa nhân
Tình thương nhân loại đẹp muôn
phần
Có người tị nạn xưa tìm đến
Cảm tạ muôn đời thuyền trưởng
Yong
Phần kết như một lời vinh danh thuyền trưởng
đầy từ tâm Jeon Je Yong và thuyền nhân trọng ân nghĩa Nguyễn Hùng Cường là
những biểu tượng sáng chói cho tình nhân loại trong thế giới văn minh vật chất.
Tôi Việt Nam, Người Đại Hàn
Tình thương nhân loại Người ban sáng ngời
Vinh danh Người khắp mọi nơi
Ân sâu nghĩa nặng ngàn đời tôi ghi
Toronto March 13, 2008
Nguyên Trần
Translated to English by the
author:
The ocean still wide open arms
Big waves kept roaring on the high seas
A little boat in chaos
Floating adrift along the storm
Life’s peril at the price of freedom
Taking a risk to cross the ocean
With a hope of finding the light of Paradise
But 96 lives left in despair and waiting for death saint
To take their souls to the remote world
Beyond the hopelessness
Just drift on the flow of fate
An unexpected appearance of a stranger ship
Whose captain had a symphathetic heart
Despite the authority’s strict order
To ignore the boat people to face their death
But Buddha Jeon with the heart of ocean
Took action to save all the escapees
Life after the rescue took a downward turn of suffering
His sweet family fell in unforseen trouble
The ship’s owner fired the captain, our hero with the tender heart
But decline to poverty did not crush his spirits
East Asian culture honours those with compassion
Human love is extremely fine
Once a former refugee tried to find his guardian angel
To express the eternal grateful appreciation to captain Yong
Conclusion: This is a
profound dedication to the good-hearted captain Jeon Je Yong and the grateful
Nguyen Hung Cuong, both of whom symbolize the great human love in this material
world and this machine time.
I am Vietnamese, You are Korean
The HUMAN LOVE and the COURAGE that you granted brightly
We praise You all over the place
Our gratitude towards You will always burn glitterring in our hearts
Chú thích: Câu chuyện cảm
động đầy tình người nầy đã được trung tâm Thúy Nga Paris By Night 89 “PBN in Korea”
thực hiện trong một phóng sự đặc biệt với sự có mặt của thuyền trưởng Jeon Je
Yong và anh Nguyễn Hùng Cường.
You’re always in my heart
(Lời vị thuyền trường Đại Hàn đầy
lòng nhân ái và dũng cảm Jeon Je Yong nhắn gởi anh Nguyễn Hùng Cường và 95
thuyền nhân mà ông cứu vớt trên biển Đông ngày 14 tháng 11 năm 1985)
Người luôn ở mãi trong
tim tôi
Cho dẫu thời gian có
nhạt rồi
Nhân bản ngàn đời luôn
rực sáng
Tình người muôn kiếp
vẫn lên ngôi
Lòng nhân tôi cứu người
trên biển
Ân nghĩa người tìm tôi
cuối trời
Hởi! chín sáu thuyền nhân khổ nạn
Người luôn ở mãi trong
tim tôi
Mississauga March
15, 2008
Nguyên Trần
Viết ngay tại buổi ra sách “Tấm lòng biển”
ở Toronto
của anh
Nguyễn Hùng Cường
Tôi sẽ ủng hộ 10 cuốn gởi trực tiếp cho tác giả. Lần sau có những chuyện như vậy Phát cũng nên gởi Mail cho tôi, cũng hên là tôi vào xem THa Hương.
ReplyDeleteNgười tị nạn phương Tây.
Vô cùng cảm kích trước nghĩa cử của Người Tị Nạn Phương Tây. You broke my heart.
ReplyDeleteXin mạo muội hỏi NTNPT là ai vậy mà hình như có quen biết tôi
Tôi đã liên lạc với tác giả sách Tấm Lòng Biển nhưng sách đã hết năm 2007. Ông không tái bán nữa . Rất tiếc !!!
ReplyDeleteNếu các bạn nào muốn đọc thì vào web : paris.net.