GÁNH NHẸ NHÀN
_________
Sưu Tầm
Có câu chuyện như thế này:
Một người cảm thấy cuộc sống quá nặng nề, bèn đi tìm nhà triết học Plato cầu mong kiếm được con đường giải thoát.
(Ảnh: triết gia Plato)
Plato chẳng nói chẳng rằng, chỉ đưa cho ông ta một cái sọt bảo ông đeo lên vai, đồng thời chỉ vào một con đường lổn nhổn đất đá nói:
Mỗi khi anh bước đi một bước thì nhặt một hòn đá cho vào sọt, xem thử cảm giác như thế nào.
Người này bắt đầu làm theo lời Plato, còn Plato thì bước nhanh đến đầu kia của con đường.
Được một lúc, người kia đã đi đến con đường. Plato hỏi anh ta cảm, thấy thế nào. Người kia nói:
Tôi cảm thấy càng lúc càng nặng
Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao anh cảm thấy cuộc đời ngày càng nặng nề. Plato nói:
Mỗi người khi đến thế giới này, đều đeo một cái sọt rỗng, mỗi một bước đi trên con đường đời anh ta đều nhặt một thứ gì đó từ trong thế giới này để bỏ vào sọt, cho nên càng đi càng cảm thấy mệt mỏi.
Người kia hỏi:
Có cách nào có thể giảm bớt gánh nặng này không ?
Plato hỏi ngược lại anh ta:
Vậy anh có đồng ý vứt bỏ đi một trong các thứ như công việc, tình yêu, gia đình hay tình bạn không ?
Người kia nghe xong im lặng.
Plato nói:
Nếu thấy khó có thể vứt bỏ thì đừng nghỉ đó là gánh nặng nữa mà nên nghĩ đến niềm vui mà nó mang lại. Cái sọt của mỗi người trong chúng ta không những chứa đựng ân huệ mà Ông Trời ban cho chúng ta mà còn có trách nhiệm và nghĩa vụ. Khi anh cảm thấy nặng nề, có lẽ anh đừng vội buồn, có thể cái sọt của kẻ khác còn to hơn, còn nặng hơn của anh nhiều. Nếu cứ nghĩ như thế, chẳng phải trong sọt của anh sẽ bớt nỗi buồn hay sao?”.
Người kia nghe xong chợt hiểu ra.
CHIA SẺ MỘT CHÚT SUY TƯ
GÁNH NHẸ NHÀNG
1. Gánh nặng cuộc đời
(Ảnh: Sơn nữ mang gùi lúa sau lưng) |
Đời có biết bao nhiêu thứ nặng nề hằng ngày “hành hạ” ta, nếu ta “để tâm” đến nó, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Nhưng, nhiều khi chúng ta quên một điều khá quan trọng, đó là cuộc sống thường có hai mặt, mặt nổi và mặt chìm. Mặt được phơi bày và mặt bị ẩn khuất.
Nếu chúng ta chỉ thấy mặt nổi của một sự việc, và vì nó vừa ý hay không vừa ý ta, ta sẽ vấp phải sự kết luận vội vàng, và từ đó, ta cũng vội buồn, vội vui.
Đời, cái vừa ý ta thì ít, mà cái không vừa ý ta thì nhiều, nên nhiều khi chúng ta dễ “chán đời” ! Làm sao mà “yêu đời” được khi nhìn chung quanh ta toàn là những điều làm ta mệt mỏi, gánh nặng, cô độc…?
Bình tâm suy nghĩ, ta sẽ thấy, một sự việc xẩy ra, có thể đối với người này là quá sức tồi tệ, nhưng đối với người khác là chuyện “bình thường”, có khi nó còn mang ý nghĩa tích cực nữa là khác.
Có một lần một người chóm xóm than phiền với một cụ già:
Nhà bên cạnh vừa mua dàn Karaoke. Trời ơi, con nhỏ con gái trong nhà hát thiệt là kinh khủng, nó hát ngang như cua bò, còn thằng con trai thì gào thét đinh tai nhức óc. Nghe mệt mỏi làm sao !
Cụ già bình thản trả lời:
Tôi cũng thấy vậy, nhưng nếu mấy đứa đó mà đi ăn nhậu chơi bời, trộm cắp phá phách chòm xóm, thì còn đáng lo hơn. Đúng là việc chúng nó làm, chúng ta phải chịu đựng khổ sở, nhưng, dù sao, nó cũng an toàn…
Như vậy, gánh nặng cuộc đời còn tùy thuộc vào ta nhìn nó ở góc cạnh nào.
Nếu ta chỉ nghĩ tới mình, niềm vui phải làm sao hoàn toàn theo ý riêng ta, chắc chắn gánh cuộc đời càng nặng trĩu.
Niềm vui đến chỉ từ sự ích kỷ, niềm vui đó không tồn tại dài lâu được. Vì niềm vui ích kỷ, nó luôn hẹp hòi, bé nhỏ, nó không thể chịu đựng được những cơn lốc cuộc đời, vốn đòi hỏi con người biết cùng nhau chống đỡ. Sống có nhau, vì nhau, biết hợp đoàn, đỡ nâng, chung sống, chia sẻ, bảo vệ nhau.
Niềm vui cô đơn như hoa nở một mình, phơi hương tỏa sắc trơ trọi một mình, rồi héo tàn một mình, đơn độc và vô nghĩa. Voltaire đã nói: “Chỉ hay cho mình, tức là không hay cho ai nữa”.Chỉ mang gánh nặng một mình, dù đó là gánh vàng bạc ngọc ngà, mà không cho ai, vì ai, thì mang gánh nặng đó để làm gì ?
Chính vì tha nhân, vì những người thân yêu, vì tình người, vì đồng loại, mà những gánh nặng cuộc đời được thăng hoa thành những niềm vui cao cả, tuyệt vời. Những gì tưởng chỉ là nước mắt khổ đau, hóa ra, chúng biến hóa một cách mầu nhiệm thành những nụ cười hạnh phúc.
Người kia hỏi:
Có cách nào có thể giảm bớt gánh nặng này không ?
Plato hỏi ngược lại anh ta:
Vậy anh có đồng ý vứt bỏ đi một trong các thứ như công việc, tình yêu, gia đình hay tình bạnkhông ?
Người kia nghe xong im lặng.
Câu hỏi của Plato, ta cũng nên thường xuyên tự hỏi lòng mình:
“Tôi muốn từ bỏ những gì tôi đang gồng gánh được không ?”
2. Chối từ “gánh nặng cuộc đời” ?
Thật sự có người đã tìm cách trút bỏ gánh nặng cuộc đời bằng cái chết ! Thật ra, cái mà họ cho là “gánh nặng”, có khi chính là hạnh phúc Trời ban cho họ, thật đáng tiếc, họ không nhận ra, không hay biết !
Plato, trong câu chuyện trên, đã nói: “Cái sọt của mỗi người trong chúng ta không những chứa đựng ân huệ mà Ông Trời ban cho chúng ta mà còn có trách nhiệm và nghĩa vụ”.
Có một câu chuyện minh họa điều này:
Trong phim của Abbas, đạo diễn người Iran có một tình tiết như sau:
Có một người thất chí, leo lên một cây anh đào, chuẩn bị nhảy từ trên cao xuống để kết thúc cuộc đời mình. Ngay lúc anh ta quyết định nhảy xuống thì trường học gần đó tan học. Một nhóm học sinh chạy đến. Một bạn nhỏ hỏi:
Chú làm gì trên cây vậy ?
“Dù gì cũng không thể nói cho trẻ con biết mình sắp tự sát”. Thế là anh ta nói :
Chú đang ngắm phong cảnh.
Thế chú có thấy bên cạnh có bao nhiêu là quả anh đào không ? Một học sinh khác hỏi.
Anh quay nhìn, thì ra mình cứ nghĩ đến việc tự sát mà không chú ý đến bao nhiêu là trái anh đào màu đỏ, nhỏ có, lớn có chung quanh.
Các bạn nhỏ nói:
Chú có thể hái anh đào giúp chúng cháu không ? chú chỉ cần lấy sức rung cành cây, anh đào sẽ rơi xuống chúng cháu. Năn nỉ chú đó ! Chúng cháu không leo cao như vậy được !
Anh có ý chần chừ nhưng không lay chuyển được các bạn nhỏ, đành phải ra tay giúp đỡ. Anh bắt đầu lay cây. Chẳng bao lâu, trái anh đào rơi xuống đất ngổn ngang. Dưới đất cũng tụ tập ngày càng đông các bạn nhỏ, mọi người vui vẻ và hưng phấn nhặt anh đào. Sau một đợt huyên náo, các bạn nhỏ cũng dần ra về.
Người thất chí đó ngồi trên cây, nhìn dáng vẻ vui mừng của các bạn nhỏ, không biết tại sao ý nghĩ muốn tự sát không còn nữa. Anh hái một ít trái anh đào chưa rớt xuống đất, nhảy xuống và mang anh đào từ từ đi về nhà.
Ngôi nhà vẫn cũ kỹ rách nát, vợ con anh vẫn như hôm qua. Nhưng bọn trẻ vui mừng khi trông thấy ba mang anh đào về. Khi cả nhà quây quần, ngắm nhìn các con vui vẻ ăn anh đào, bỗng anh cảm thấy có một nhận thức mới làm cho anh cảm động, anh nghĩ bụng: “Có lẽ với cuộc sống như vầy vẫn có thể sống vui…”
Chỉ nói riêng về những đứa bé thơ ngây thiếu vắng tình cha thôi, việc người cha từ chối cuộc sống đã là một điều sai lầm không thể chấp nhận được. Anh không nhận ra được rằng hai đứa con lành mạnh của anh chính là món quà quý báu mà Thượng Đế trao ban.
“Ngôi nhà vẫn cũ kỹ rách nát, vợ con anh vẫn như hôm qua”, còn anh thì đã khác, anh đã đổi mới. Bây giờ anh mới “hiểu ra” hạnh phúc tiểm ẩn trong chính gánh nặng mà anh muốn lánh xa.
“Có lẽ với cuộc sống như vầy vẫn có thể sống vui…”. Và như thế, anh đã biến gánh nặng cuộc đời thành gánh nhẹ nhàng, vì anh nhận ra bổn phận và trách nhiệm của mình. Anh có thể mang lại niềm vui cho người khác. Anh nhận ra, anh sống có ích cho cuộc đời. Lòng tự hào trong chính anh cho anh biết tự trọng. Sống không chỉ vì mình, mà còn vì tha nhân, vì cuộc đời nữa. Sao anh lại tự tử khi gia đình anh còn đó ? Anh phải hãnh diện vì bổn phận và trách nhiệm của mình, và, vì bổn phận và trách nhiệm, anh phải sống, và vui sống.
3. Gánh nhẹ nhàng.
Do đó, “gánh cuộc đời” nặng hay nhẹ còn tùy “tấm lòng” của chúng ta đối với cuộc sống. Tình yêu cuộc sống.
Ta suy nghĩ về câu chuyện này:
Một tín đồ người Ấn Độ đi bộ đến chùa Thánh ở Hymalaya. Đường đi thì xa xôi, đường núi vô cùng khó đi, không khí thì loãng. Ông ta tuy mang theo đồ đạt rất ít, nhưng vẫn cất bước không nổi, vừa đi vừa thở hổn hển
Ông ta đi rồi nghỉ, nghỉ rồi lại đi… không ngừng nhìn về phía trước, hy vọng mục tiêu đi đến sẽ sớm xuất hiện. Thình lình ông thấy phía trước có một bé gái chưa đầy 10 tuổi, trên lưng cõng một em bé đang từ bước từ bước… từng bước về phía trước. Cô bé thở hổn hển, mồ hôi đầm đìa nhưng hai tay vẫn ôm cứng đứa trẻ trên lưng.
Tìn đồ người Ấn Độ đi đến bên cô bé, rất đồng cảm nói:
Cháu của ta, cháu cũng giống như ta, cháu nhất định mệt rồi, cháu cõng nặng quá !
Cô bé nghe xong, không vui, trả lời:
Cái ông cõng là sức nặng, nhưng cái cháu cõng không phải là sức nặng, nó là em trai của cháu.
Người cảm thấy gánh nặng vì không có tình yêu.
Chính Tình Yêu cho ta sự nhẹ nhàng. Mọi thứ chỉ có ý nghĩa khi nó giúp cho ta sống cho mộttình yêu chân chính, cho một lý tưởng rõ rệt, cho một cuộc đời có ý nghĩa.
Tình yêu nào cũng cần có sự hy sinh. Hy sinh là gánh nặng nếu tình yêu đó không thật. Được hy sinh cho tình yêu lại là niềm hạnh phúc, nó là “ách êm ái, và gánh nhẹ nhàng” khi trái tim đã dành trọn cho tình yêu.
Thế giới sẽ hạnh phúc biết bao, nếu mọi đôi vai đều biết kề nhau chung vác những trách nhiệm và bổn phận để làm cho thế giới đẹp hơn.
Trong gia đình, cộng đoàn, tập thể, tôn giáo… đều cần phải như vậy.
Mọi người sẽ đi trọn kiếp nhân sinh này với “gánh nhẹ nhàng” vì có nhau, vì nhau, trong một thế giới yêu thương huynh đệ cùng chung hướng về một niềm tin cao cả.
Và như thế, mọi người đã trao cho nhau “ách êm ái và gánh nhẹ nhàng” như Tình Yêu Thiên Chúa đã trao cho con người qua Đức Giê-su Ki-tô.
“Ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. (JESUS. Mt 11,30)
MAI NHẬT THI
Thank you Cô với bài sưu tầm nhiều ý nghĩa đánh động nhắc nhở lòng nguời về cuộc sống đúng thật đáng sống.Hôm nay em bắt đầu ngày làm việc nhiều bận rộn với niềm vui hạnh phúc trong một số ý tưởng đẹp này.Chúc Cô & tất cả gia đình TH cũng như thế...
ReplyDeleteNT
Có ai leo núi mà không chân không mỏi ? Băng qua đèo mà không mệt ? Lội qua sông mà không thở phì phò. Nhưng "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy song cũng lội, mấy đèo cũng qua" Tình yêu làm thăng hoa tất cả . "Yêu nhau qủa ấu cũng tròn". Tuy nhiên nuôi dưỡng được tình yêu trong cuộc sống là vấn đề không đơn giản một chút nào.
ReplyDelete"Không có tình yêu nào cao đẹp bằng tình yêu của người vì yêu mà hy sinh chính mạng sống mình cho người mình yêu !" Lời trong phúc âm.
Vđk đòi hỏi quá nhiều. Cài gì mà tính mệnh. HT-NTT
ReplyDeleteChào bạn HT-NTT.
ReplyDeleteNên hiểu lời trong sách Phúc Âm một cách phổ quát cao đẹp.Cha Mẹ vì thương con mà ngày đêm làm việc, lo lắng xây dựng tương lai cho con cái, không màng đến giấc ngủ hay miếng ăn... cũng là đang hy sinh mạng sống của mình vậy. Những người vì yêu Dân Tộc, lao vào chiến đấu để mong mang lại đôc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho giống nòi dù có hy sinh mạng sống cũng không sờn. Nhiều, nhiều thí dụ tương tự như thế mà chúng ta thấy trong cuôc sống chúng ta.