Lanh Nguyễn
Kiên Giang, Rạch Giá hai cái tên nhưng chỉ là một địa danh mà thôi, nó luôn luôn dính liền trong ký ức của tôi. Đối với người sinh trưởng ở địa phương thì không có ai lạ với những nơi có tên gọi ngộ nghĩnh như Đường Xuồng, chổ sản xuất rượu đế nấu bằng nếp rặt mà xứ sở Mễ Tây Cơ các nàng kiều nữ đành vẫy tay chào thua. Hay Tắc Cậu, nơi trồng những đám rẩy thơm (khóm) có vị ngọt lịm, thơm lừng mà ở đảo Hawaii xứ sở trồng thơm của Mỹ quốc không thể nào sánh kịp hoặc Phú Quốc nơi cho ra món quốc hồn quốc túy của Việt Nam, người Thái Lan dù có dùng phản lực cơ cũng không thể nào đuổi theo kịp...
Kiên Giang giáp vịnh Thái Lan, còn trên đường bộ thì giáp với xứ Chùa Tháp, dân Sài Gòn có không ít người dùng đường bộ để vượt biên, nhưng nhiều nhất vẫn là đi đường biển. Nhưng dù dùng con đường nào để đi thì họ cũng cần phải đến Kiên Giang ở tạm một thời gian, để quen nước quen cái trước khi lên đường dấn thân vô tử địa. Mà hể tới Rạch Giá rồi thì ai cũng nghe câu:
"Kiên Giang đi dể khó về.
Trai đi có vợ, gái dzìa hổng sao".
Sở dĩ cánh đàn ông hay lấy vợ rồi không về quê của mình được là vì các tiểu thư Rạch Giá nhan sắc mặn mà, nói năng nhỏ nhẹ lại có biệt tài nấu nướng giỏi. Các bạn không tin tôi thì cứ tìm anh Sanh và sư bá của tôi (Bạn Láng Giềng) hỏi thì rỏ.
Các tiểu thư rạch giá biết nấu rất là nhiều món ăn, món nhậu, độc đáo vô cùng.
Tôi thì sống ở vùng quê không biết nhiều về tài nấu nướng của các nàng. Bởi vậy thay vì mê các nàng Rạch Gía tôi lại mê gái Sài Gòn...
Cái chợ chồm hỏm ngang nhà tôi hồi xưa ngoài đồ ăn vặt và các loại bánh ra thì chỉ có bán hai món đặc biệt đó là bún cá và cháo lòng. Nhưng tôi thì chỉ thích bún cá, còn cháo lòng ít ăn hơn.
Bún cá của bà ba Thành theo tôi thì ngon lắm, nhưng bạn bè đến nhà tôi chơi, tụi nó chê bún đó thua xa bún cá ở ngoài chợ tỉnh.
Đầu năm 1975 tôi được đổi về dạy ở trường Mong Thọ 19. Như vậy coi như tôi phải từ giả những bầy muỗi đói trên bờ, đám cá chốt dưới sông và nhất là tốp học trò ốm đói ở Kiên An rồi.
Những bạn đồng nghiệp vui mừng đưa tiển, tuy có chút luyến lưu. Cũng kể từ đó nhà tôi trở thành trạm dừng chân của đám bạn, mỗi cuối tháng trước ngày lảnh lương là tụi nó mò về. Còn lảnh lương xong rồi thì dong biệt dạng.
Thằng Mạnh mỗi lần qua chợ Mong Thọ là xề lại xe bánh mì thịt của cô Hoa, Thái Ngọc Tường thì qua ăn cháo lòng, Châu KimTrạng thì thích mì "3 con cua lột" do cô Hai chủ quán ở đầu vàm kinh 4 nấu. Mì thì ai mà nấu chả được, ăn vô có khác gì nhau đâu nhưng Trạng lúc nào cũng khen:
- Cô Hai chủ quán nấu mì ăn hết xẩy.
Chắc tại cô ta thường cho thêm vào mấy con tôm khô, hay là tại cô có mái tóc mượt mà chấm ngang vai, khuôn mặt thanh tú, dáng người cao ráo bây giờ người ta gọi những người như vậy là các kiều nữ chân dài, cho nên Trạng vẫn còn nhớ rỏ...
Hôm trước bạn có hỏi Cô Hai chủ quán bây giờ ra sao? Tiện đây tôi xin cho bạn biết.
Chim trời, cá lội biệt tăm
Làm sao biết được mà tầm bạn ơi
Trải qua một cuộc đổi đời
Người xưa lưu lạc ở nơi chốn nào.
Ai mà biết được, hổng chừng cô ta vớt một tay cán bộ gộc nào đó rồi bây giờ trở thành một nữ đại gia đỏ, sống vương giả ở một thành phố nào đó trên đất nước nghèo giàu quá cách biệt nầy...
Trở lại cái chuyện bún cá ở chợ Số Một Mong Thọ.
Số là ba má tôi ngoài làm ruộng ra thì còn mua bán nhỏ theo mùa, mùa nào thì bán thứ nấy đủ loại đồ tươi như cải, khổ qua, dưa leo, khóm, cóc, ổi, xoài... Ba tôi có khi đi xe đò chở hàng về từ Long Xuyên, Ô Môn, Cần Thơ có khi dùng tam bản chở khóm, dừa, dưa hấu... đến các chợ nhỏ để bán lẻ mà thường nhất là bán ở tại cái chợ chồm hổm ngang nhà.
Lúc nhỏ tôi phải đu xe đò đi học mà xe đò từ Rạch Giá chạy tới nhà tôi thì đã gần 7 giờ sáng. Ba má tôi 4 giờ đã chuẩn bị dọn hàng qua chợ để bán rồi. Ổng bả sợ tôi quên không thức đúng giờ để bắt kịp xe đò đi học, cho nên 5 giờ sáng là giật đầu tôi dậy, bắt theo ghe qua chợ cho chắc ăn.
Lâu dần thành thói quen đến khi tôi học buổi chiều thì tôi cũng theo ba má ra chợ phụ bán hàng buổi sáng.
Năm nầy qua tháng nọ đối với tôi chuyên đàn ông con trai bán buôn ở chợ rất bình thường, không có gì để mà mắc cở hết, tôi gặp ai cũng mời mua hàng mình, có khi bị ế chổng gộng tôi cũng cất tiếng rao um trời đất.
Kế sạp đồ tươi của gia đình tôi là sạp bún cá của bà Ba Thành. Tôi không có thói quen ăn hàng vặt nhưng mà mỗi khi chợ sắp tan, nếu bà Thành bán ế thì hay năn nỉ má tôi tiếp dùm. Má tôi vốn tánh thương người mặc dù bà thuộc loại tiết kiệm siêu đẳng, nếu không muốn nói là hà tiện quá cở thợ mộc, vậy mà khi nào bị mời má tôi cũng kêu một tô bún cá rồi bắt tôi ăn, ăn thét rồi tôi đâm ghiền chỉ thấy bún cá ở chợ mình ngon thôi.
Lớn lên đi đến nơi khác, khi đi ăn chơi ở quán, muốn gọi món nào cũng được còn bún cá thì không bao giờ. Cho nên tôi vẫn chưa biết bún cá Kiên Giang ngon cở nào mà nó lại nổi tiếng thành cái thương hiệu "Bún Cá Kiên Giang"
Mới đây Sư Bá từ Canada qua chơi, tôi có hẹn với anh Sanh & Chị Nga xuống nhà hai người thăm để biết mặt ông bà thầy luôn thể vì có rất nhiều người ca tụng 2 người vui tính, tử tế và rất ư là thân thiện...
Trước khi đi tôi hỏi anh Sanh xem thử coi chương trình tiếp đón sư phụ ảnh như thế nào. Chị Nga cho biết:
- Sáng hôm đó sẻ đi rước Sư Phụ anh Sanh về nhà để thầy trò lâu ngày gặp lại nhau tha hồ mà tâm tình tán dóc còn chị thì trổ tài nội trợ để đải khách, chị sẻ nấu vài món đặc sản của Kiên Giang.
Tôi vốn dân "Gạch Giá" chánh hiệu con nai vàng nên hỏi Chị Nga:
- Chị định nấu món gì dzậy? Rạch Giá có nhiều món đặc sản lắm đó.
- Bún cá Kiên Giang.
Nghe chị Nga nhắc bún cá làm tôi nhớ nhà. Nhớ sạp bún của bà Ba Thành mà mấy mươi năm rời xa Mong Thọ chưa có ăn lại lần nào.
Hồi xưa tôi chỉ biết ai múc sẵn ra tô cho mình thì cứ việc ăn, đâu có quởn để hỏi thử xem người ta nấu nướng như thế nào.
Tôi chỉ nhớ nồi bún cá tổ chảng của bà Ba được đặt trên cái lò than đỏ rực, lúc nào nước lèo cũng sôi, cũng nóng hổi... Cạnh đó là thau bún tươi được xếp thành lọn, một cái thau nhỏ bắp chuối xắt trắng hồng, thau bắp cải nhuyễn, rau thơm, ớt xắc miếng...
Phía trên sạp là dĩa cá lóc đã được lấy xương, dẽ ra từng miếng nhỏ chừng bằng ngón tay út, tô tép lột vỏ xào mở hành đỏ hồng nhìn bắt mắt lắm.
Thường thường một tô bún bà Thành để vô đó một lọn bún rồi dùng tay xé bung lên cho thấy nhiều hơn một chút, hai miếng cá lóc, một muỗng tép rang để trên mặt, một nhúm nhỏ bắp cải xắt nhuyễn, một nhúm bắp chuối bào, nước lèo được chang vô đầy lấp xấp rồi bỏ thêm lên mặt mấy lá rau thơm vài lát ớt.
Vậy mà hổng biết sao hồi đó tôi lại thấy ngon quá xá, chả lẻ tại vì cô Xuyến thường bưng bún qua cho tôi sao. Mà cái cô Xuyến nầy cũng độc lắm, tô bún của tôi lúc nào cũng bị cô cho thêm vào một hai miếng cá lóc chắc dzị mà đi nơi khác tôi hổng muốn gọi bún cá để ăn, vì tôi biết không có chổ nào bán bún mà người ta làm ưu đải đặc biệt như cô Xuyến thêm cho tôi...
Sáng thứ tư trời cuối hè mát rượi, mà thật ra San Francisco có nóng nực gì đâu. Lúc nào cũng từ mát tới se lạnh thôi, cho nên mùa hè thì thiên hạ ở các nơi khác kéo tới đây để trốn nắng, còn mùa đông thì tới trốn lạnh. Các bạn không tin thì sang đông đến Cựu Kim Sơn chơi thử coi sẻ rỏ.
Vợ chồng tôi hẹn tới nhà anh Sanh lúc 10 giờ nên 9 giờ sáng là bắt đầu ra xe.
Lần trước cô giáo qua chơi tụi tôi xuống thăm vì đi ngày thường sợ kẹt xe nên tôi đổi lộ trình đi xa lộ 280, lần nầy có kinh nghiệm giờ đó bà con vô sở làm hết rồi nên xa lộ hơi vắng tôi bèn lấy 101 mà đi, gần hơn 280 cả chục miles, đở quá.
Nhà anh Sanh rất dể tìm đúng 10 giờ là vợ chồng tôi bấm chuông cửa.
Sư bá tôi và bề trên đang nhâm nhi cà phê do "Hắc Y Nhân" pha.
Cà phê ngon hết xẩy, các bà con ở Nam Ca-Li từng uống cà phê của Lee Sanwich đừng vội khen ngon, hảy thử "Cà Phê Sanh" trước rồi mới nói ngon hay dở...
Chuyện cà phê thì hổng có gì hấp dẫn. Chuyện ông bà thầy kể chuyện tiếu mới là độc đáo.
Tôi ngày xưa đi nhậu cũng học được nửa bụng chuyện tiếu lâm, nhưng hôm đó không dám kể mà chỉ ngồi nghe thôi, sư bá và bề trên kể xong thì tới chị Nga, anh Sanh, kể từ 10 giờ cho tới đúng ngọ thì tạm ngưng đi ăn mì dằn bụng.
Những chuyện tiếu lâm nếu thuật lại hết thì nó dài lê thê quá cho nên tôi chỉ kể lại những mẩu chuyện bên lề mà thôi.
Xe vừa ngừng lại shopping mall sư bá hỏi:
- Hai vợ chồng Lanh Nguyễn có ăn ớt hông?
Bà xã nhanh miệng trả lời:
- Em thì có mà ảnh thì không ăn ớt.
- Vậy thì người đẹp sữa đậu nành qua nhà hàng bên kia đi, còn Lanh Nguyễn theo tui vô nhà hàng bên nầy.
Bà xã tôi ngạc nhiên quá chừng hỏi lại:
- Sao kỳ vậy thầy? Sao thầy nở chia loan rẻ phượng, vậy thì ăn đâu có ngon.
Sư bá tỉnh bơ trả lời:
- Kỳ gì mà kỳ. Ăn ớt được thì khi gặp ớt hiểm đâu có "La Cay". Không ăn ớt mà cắn nhằm ớt hiểm mới la cay chớ. Sanh mời đi ăn mì La Cay mà...
Về nhà những chuyện đời xưa, đời nay, chuyện vui, chuyện buồn lại được kể tiếp tục.
Tôi hơi ngạc nhiên trong bụng, vì anh chị Sanh gọi sư bá bằng thầy mà kêu sư bá mẫu bằng chị nhưng chưa có dịp hỏi riêng thì sư bá mẫu đã nói với hiền thê tôi:
- Hai em kêu tui bằng chị như Nga đi, tui không có dạy hai em ngày nào hết, gọi cô nghe nhột lổ tai quá hà.
Hai đứa tôi chưa có dám gọi "chị" mặc dù chị lúc nào cũng có nụ cười hiền lành và lối kể chuyện vui độc đáo. Chị nói:
- Bên Canada có một ông thầy, bạn thân của sư bá cũng vui tánh lắm. Có hôm cả nhà đang khen tài nội trợ đảm đang, nấu nướng tuyệt vời của các nàng tiểu thư Rạch Giá thì thầy ấy lại khen chuyện khác. Thầy nói "Gái Kiên Giang đẹp lắm, nhưng mà bắp vế hổng có cọng lông nào hết trơn".
Tôi nghe thì mừng quá tưởng gặp được tay tổ rồi, nên hỏi tới để mong học thêm chút nghề:
- Làm sao mà ổng biết được dzậy cô?
"Chị Năm" cười cười:
- Lúc đó tụi tui đang nói chuyện làm bánh tầm bì nước cốt dừa. Ổng ghẹo tụi nầy, ý ổng nói se bánh tầm trên bắp vế bị bột quấn tiêu hết lông... Ai mà làm bánh tầm bằng cách đó...
Thiệt là tình, làm tui mừng hụt.
Chị Nga kể chuyện đấu trí với công an phường như vầy nè.
Sau ngày mất nước anh Sanh không trình diện ở đơn vị gốc mà về Rạch Giá trình diện để mong vô trại "cải tạo" gần nhà. Thời gian đó chị Nga về ở nhà ba mình.
Lúc anh Sanh sắp được phóng thích thì tên công an phường đến tìm vì nó thấy nhà ba chị thuộc loại có của ăn của để.
Ba chị đang ngồi hút thuốc ngoài hiên nhà để nhớ về một thuở vàng son. Tên công an mở cửa rào bước vô hỏi:
- Nhà bác có người đang học tập cải tạo phải hông?
Ba chị giật mình trả lời:
- Ờ! Nó là thằng rể tui, nhưng trước đây nó ở riêng mà, chỉ có đứa con gái và đám cháu mới về đây ở chung thôi.
- Vậy bác cho tui nói chuyện với con gái bác một chút đi.
Chị Nga được ba mình gọi ra. Tên công an nhìn chòng chọc chị để thẩm định con mồi y lên tiếng hỏi:
- Chồng chị đang "được học tập cải tạo" à?
Chị Nga hồi xưa cũng có theo chồng tìm hiểu nhiều về cộng sản nên biết rất rỏ bản chất lọc lừa, láo cá của chúng, chị thận trọng trả lời:
- Ờ! Chồng tôi đang "đi tù cải tạo".
Thằng công an nhìn chị nửa con mắt nhưng rồi nó cũng trình bày mục đích của mình:
- Vậy chị có muốn anh nhà được "khoan hồng" về sớm hông?
- Được thả ra sớm ai mà không muốn?
Tên công an quan sát chị kỹ càng một lần nữa rồi buông gọn câu:
- Hiện giờ chị có được mấy cây? (Thời điểm sau 1975 từ "cây" dùng để chỉ một lượng vàng rồng 24)
Chị Nga suy nghĩ nhanh trong đầu "Anh Sanh công tác ở xa Rạch Giá mà lại không ở nhà ba mình, làm sao bọn nó biết được mà mò tới đây. Chắc có lẻ trong trại tù ảnh khai địa chỉ hiện tại là cái nhà nầy, mà ảnh học tập lâu rồi không chừng đã có thông báo được thả cho nên nó gởi danh sách về địa phương, tụi nầy nhận được nên nắm rỏ tình hình rồi tới dụ mình làm tiền đây." vậy cho nên chị làm bộ giả nai hỏi lại nó:
- Anh nói cây mà cây gì vậy?
Chị định nói cây chổi chà nhưng lại sợ liên lụy ba mình nên đành thôi. Thằng công an trợn mắt nhìn:
- Chị giởn chơi với tui hả? Cở chị mà hổng biết cây là gì à?
Chị Nga bình thản:
- Tui nói thiệt mà. Ai biết anh muốn nói cây gì. Mấy cây mai trước nhà ba tui hay mấy cây ổi sau nhà dzị?
Thằng công an nổi giận lớn tiếng:
- Tui nói vàng đó. Chị có được mấy lượng?
Chị cười cười trả lời:
- Nầy anh. Bộ hồi nào tới giờ anh chưa từng nghe qua câu "tiền Lính tính liền" sao? Mà Lính như chồng tôi còn phải nuôi vợ và một đám con nữa, tiền chưa đủ xài có đâu mua vàng cây để dành, cho nên nhà tui chỉ có vàng đống không thôi.
Tên công an giận xám mặt ngoe ngoẩy đứng dậy bỏ ra về nhưng vẫn cố vớt vát:
- Tui cho chị 3 ngày để lo "chạy" chừng nào có vàng thì tới đồn công an mà tìm tôi.
Chị Nga bồi cho nó thêm một chưởng:
- Thời buổi nầy ai cũng nghèo sặc máu vàng cây ở đâu có mà chạy cho ra? Ai cũng chỉ có vàng đống không thôi. Cho dù 3 tháng nữa thì tôi vẫn không có cây nào đâu...
Tên công an ra về rồi thì chị Nga bị ba mình cự.
- Tại sao con không chịu lo cho chồng mình vậy? Không có tiền thì hỏi ba đưa cho, hay là bây có bồ khác rồi nên không thèm lo cho nó nữa chứ gì.
Chị cười vui vẻ phân trần:
- Ba ơ! Chắc chồng con sắp được thả rồi đó. Hổng chừng danh sách đã về tới phường nên tụi công an nó biết mà mò tới đây dụ mình làm tiền thôi. Con bảo đảm với ba qua vài ngày là anh Sanh sẻ về tới cho coi.
Đúng y chang 4 ngày sau là anh Sanh được thả về nhà vào một buổi trưa đẹp trời...
Vậy đó. Người nầy dứt một chuyện người khác nối tiếp theo liền tay, vừa làm bếp vừa nói tía lia vui ơi là vui.
Học Trò Xưa hổng có mặt để trổ tài nấu nướng cho bà con xem thử, để cho bà con biết tay nghề làm bếp của mình, nó giỏi tới đâu mà cứ lo chụp hình hết món nầy tới món khác gởi qua, làm tui thèm chết được.
Thịt nai cuốn lá lốp nướng, rồi nai và heo rừng xào lăn, nồi "bún cá Kiên Giang" tất cả đều do tiểu thư Rạch Giá làm. Còn làm cách nào xin để chị Nga chỉ dẫn, tôi thì bí, chỉ biết ăn thôi...
Tụi tôi ăn no thì dong về nhà. Thấy đống tô chén khổng lồ trong cái sink vợ chồng tui xin rửa phụ vì 4 giờ sáng hôm sau là anh chị sẻ khởi hành đi Los Angeles cùng thầy rồi nhưng chị Nga nhất định không cho.
- Cậu mợ về sớm đi. Chuyện nầy chị làm quen rồi, rữa chút xíu là xong ngay thôi.
Đúng là tiểu thư Rạch Giá thứ thiệt. Đảm đang thấy sợ luôn. Cám ơn nhiều nghen chị Nga...
Hello Lanh thân!
ReplyDeleteĐúng như Mã .Q.Thái nói với tôi :"Anh Lanh có trí nhớ rất tốt!"
Rất đúng ,cái vụ hai Cô : Cô Hai và Cô Ba ,tôi nhớ rõ lắm! Nhưng Lanh lại nhớ,rất rõ về chi tiết mà hai Cô ,khi nấu mì gói cho hai đứa mình .Đúng là hai có bỏ thêm vào tôm khô (Hình như chế độ ưu đải cho hai Thầy giáo làng hay sao?)Mà ngon thật hay là tại hai cô coi cũng bắt mắt lắm hả Lanh?.
Bạn có thêm thắt 4 câu thơ trong bài Bún Cá Kiên Giang ,tôi xin họa lại và thêm 4 câu nữa,coi ngày xưa bạn chọn Cô nào nhé!
Ngày xưa thấy gái hay tăm,
Bây giờ nhớ lại lỡ lầm bậu ơi!
Không Duyên thì khó ở đời,
Có duyên thời gặp khơi khơi khó nào?
*
Nhớ xưa mì gói ngon sao!
Cô Ba đứng nấu cho vào tôm khô,
Mắt nhìn lao láo hai Cô,
Cô Mập,Cô Ốm,hai cô Cô nào?
Bạn chọn cô nào ,nói nhỏ nghe đi???
Nhắc bún Kiên Giang thì thôi rồi !Tôi người Trà Vinh ,ăn bún nước lèo!Nhưng bún Kiên Giang thì cũng như Chị và EM.Nếu người biết thưởng thức!!!
Cái thú của bùn nước Kiên Giang ,Như Lanh thích ăn của Bà Ba Thành (Mình không biết Bà Ba).Tuy nhiên ,cũng có thể là do Cô Xuyến nào đó làm bạn tôi thấy tăng hương vị?.
Riêng tôi thì thích vào nhà lòng chọ Rạch Giá mà ăn bún vào buổi sáng .Lúc đó,cuối tháng về lảnh lương ,thỉnh thoảng có theo Võ Minh Thông (Chồng của Huỳnh Hoa Lang),cùng vói Cẩn gòm dạy Anh Văn ở Sa đéc,về ngũ ở nhà của Diệu .Diệu là con trai độc nhất trong nhà vói mấy đứa em gái,giống như Bạn Lanh.Má của Diệu rất quý tụi bạn của Diệu ,trong đó có tôi)Dì Ba bán Vãi trong nhà Lồng chợ Rạch Giá.Còn Diệu đi du học vào năm 1974 ở Mỹ,Đến nay tôi không nhận tin tức gì cả! Thời đó rất vui!
Nhắc lại ,bún nước Rạch Giá,không hiểu lý do nào mà không những người địa phương khi đi xa không những đã nhớ da diết mà những người xứ khác đến Kiên Giang tá túc làm việc ,khi rời Kiên Giang cung da diết nhớ nhung "BÚN KIÊN GIANG" nhe Lanh!
Thân mến,
Trạng
Hai cô Long tính làm sao?
ReplyDeleteHai Cô đẹp quá người nào cũng khen
Cô Ba nước da ngâm đen
Kim Trạng nhìn mãi chịu đèn Cô Ba
Mấy nàng thôn nữ gần nhà
Thầy Long không chọn chỉ là nhìn thôi
Chọn thì chỉ có một người
Mấy cô khác biết thì coi như rồi
Lửng lơ ngắm cho đã đời
Người nào cũng thích vậy thời mới hay...
Học Trò Gần Nhà
Anh L ơi, nếu anh nhìn xuống dưới chị Hai và chị Ba một chút xíu cho em, thì anh thấy em rồi. Em tự nhiên hông biết làm điệu anh L biết hông. Em nghĩ chắc là duyên số anh hả. Người tình hông duyên số
ReplyDeleteAnh LN ơi ! Hôm nào Anh và hiền thê qua tui chơi đi...để tui trổ tài vô bếp nấu vài món ăn đạm bạc ăn xong Anh sẽ nhớ đời ... Vậy đi nghen ! HTX
ReplyDeleteXin trả lời cái câu hỏi nhỏ mà đủ để cho bà con nghe. Hai cô đó nếu biểu tui chọn thì thiệt là tình.
ReplyDeleteKẻ tám lạn, người nửa cân
Cô nào cũng đẹp, khỏi cần chọn đâu
Chọn chi để tiếc về sau
(Bạn) Rinh hết một cặp khỏi đau cái đầu
Người tình hổng duyên ơi!
Có duyên nên mới gặp nhau
Không duyên chạm trán cũng chào bái bai..
Cho nên hồi xa xưa đó dù tui có nhìn người thì cũng dzậy thôi. Bởi Duyên số mà.
Hôm trước có một bà cũng không có duyên nâng khăn lắc túi Sư Bá tui. Bà ta ao ước được làm bạn đời ở kiếp sau nữa đó. Còn bạn thì...
HTX vợ chồng tui qua thiệt đó nghen. Có ăn là tui tới liền hà. Mà nói trước coi cho ăn món gì có ngon như lobster của ông thầy không thì mới mua vé ...
Chúc cả nhà vui vẻ