____________
Vũ đăng Khiêm
Khi đề cập đến thở, nhiều người nói :
-Thở, ai mà chẳng thở, thở từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, có gì lạ đâu nhỉ !
Thực ra không đơn giản như vậy, nhịn ăn có thể được một vài tuần, nhịn uống vài ngày, nhưng bị ngạt dăm bảy phút là tiêu tùng rồi. Trong cơ thể chúng ta mỗi ngày có hàng chục ngàn các phản ứng sinh hóa, phản ứng nào cũng cần dưỡng khí để hoàn tất. Khi ta thở bình thường, lượng không khí vào trong phổi nhiều lắm chỉ độ hai phần ba sức chứa của các phế nang thành ra dưỡng khí chuyền đến các tế bào cũng chỉ có chừng đó, do vậy các phản ứng nhiều khi không hoàn toàn đầy đủ.
Mở lại Cựu ước, khi Thượng Đế lấy bùn đất tạo dựng nên con người, để có sự sống, Ngài bèn sai thần trí của Ngài thổi hơi vào hình hài bùn đất đó và ngay tức khắc con người được trao ban sự sống.
Nhìn những xe tải nặng hàng chục tấn, chạy boong boong trên xa lộ , tất cả sức nặng đè lên bánh xe, mà trong bánh xe có gì ? Chỉ có không khí! Cuồng phong, bão táp làm lật cây, tróc nhà...
cũng không khí!
Ở đây người viết xin kể hầu hai câu chuyện ngẫu nhiên gặp được:
1-Dịp khánh thành tượng đài thuyền nhân “Mẹ bồng con” ở thủ đô Ottawa vào dịp khánh thành ngày 30-04-1995, trong lúc tụ tập chờ giờ khai mạc, tình cờ nghe được mẩu đối thoại sau đây của hai cụ cao niên:
-Chào cụ, cụ lúc này có khỏe không ?
-Không cụ ạ, sao lúc này tôi hay bị mệt lắm.
Cụ ơi, tôi nói cụ nghe, cụ thở, thở, thở cho tôi, lúc nào cũng nghĩ đến thở nghe cụ. Ở nhà khi nghe mấy đứa cháu gọi “Ông ơi”, trước khi ơi thì tôi phải thở vài ba cái đã.
-Cám ơn cụ, tôi sẽ cố gắng nhớ lời cụ dặn.
2.Mùa hè vừa qua, chiều nào hai cha con tôi cũng thường ra bờ hồ gần nhà tản bộ. Đường bờ hồ có cây cối râm mát hai bên, có đường cho người đi xe đạp dài khỏang 10-15 cây số, một hôm sau khi đi được vài cây số, tôi vòng về thì gặp một tốp bốn chiếc xe đạp, ba người lớn, một cháu trai độ 9-10 tuổi, không hiểu lơ đãng thế nào mà ba chiếc đụng nhau té xuống đường, hai bị thương , trong đó có cháu bé té nằm sõng xoài ngay trước mắt tôi, miệng kêu khóc bai bải, ngay lúc đó một người lớn vội vực cháu bé và miệng liên tục nói :
-Honey, honey, take deep breath, deep breath... You’ll be O.K.
may mắn là cháu bé đó nghe lời người lớn, ráng thở và khoảng mươi phút sau thì đứng dậy đi được.
Đối với tôi, khi trong lao tù cải tạo, anh em thường nói đùa với nhau mỗi khi nhớ nhà là thôi nín thở qua sông, tôi thì ngược lại thở để qua sông, từ đó đến giờ tôi vẫn giữ.
Nói về thở sâu thì có nhiều cách như thở thai tức (Như con nít mới sinh nằm trong nôi thở, thở thôi miên (Hít bằng mũi, thở thật nhẹ bằng miệng) ....Tôi thường áp dụng cách thở sau.
Tư thế nằm hoặc ngồi đều được, nên chọn chỗ thoáng mát có không khí lưu chuyển.
Tịnh tâm,hít tối đa,dẫn hơi thở qua mũi và dẫn lên đầu giữ ở đầu độ 5 giây, rồi đưa hơi thở xuống ngực, cũng giữ ở đó 5 giây, sau cùng dẫn xuống bụng (đan điền) giữ ở đó 5-7 giây, sau cùng thở ra rất từ bằng miệng.
Nguyên tắc : Êm, nhẹ, đều. Mỗi lần thở từ 12-15 cái. Cứ tập dần sẽ quen và sau một thời gian sẽ thấy trong cơ thể thay đổi tích cực.
Thở sâu để thấy nhiệm mầu,
Oan khiên, khổ aỉ bác cầu bay đi.
Chúc tất cả các thầy cô, bạn hữu bốn phương một mùa thu gió cuốn lá rơi, thở sâu để thấy thảnh thơi, an bình.
Thu xứ lá phong 2015.
ReplyDeleteVDK ơi, đây là một tuyệt chiêu tôi đã áp dung từ lâu, mỗi hơi thở tôi giử ở đầu, ở bụng, ở đan điền không phải 5 giây mà 20 giây, vị chi là một phút cho mỗi lần thở. Mỗi lần ngồi thở không phải 12 -15 lần,ít lắm, phải 60 lần, nên mỗi lần ngồi tập thở như vậy phải mất ít nhứt 1 giờ đồng hồ. Đến chừng đứng dậy thì mọi việc bà xã đã làm xong hết rồi, khoẻ re như bò kéo xe. Không còn việc gì làm nữa, tôi chỉ còn xách vợt đi đánh tennis hay đánh golf. Khi về nhà lại ngồi thở nữa, đúng là một tuyệt chiêu phải không?
BLG
Hi..hi..Chiêu hít thở của Ông Thầy có nhiều người bắt chước lắm đó nghen !
ReplyDeleteMột người ở xa