____________
Trần Văn Hiếu
Trong đời tôi, có
rất nhiều ân nhân giàu lòng yêu thương. Thầy Trịnh Văn Phú vì thương
tôi nên đóng học phí cho tôi suốt năm đệ lục.
Học xong năm đệ
lục, mẹ tôi lục lạo tin tức, được biết Ty giáo dục tuyển giáo viên
với điều kiện có bằng Tiểu học. Vậy bà biết tôi có dư điều kiện.
Mẹ tôi nhờ thầy Lâm Kia nạp đơn giùm và tôi bắt buộc phải học khóa
tu nghiệp giáo viên cấp tốc một tháng. Tin tức được lan rộng đến các
thầy cô, trong đó có thầy Huỳnh Văn Giáo.
Học khóa tu
nghiệp giáo viên được nửa tháng, một hôm thầy Huỳnh Văn Giáo chận mẹ
tôi ngay đầu cầu chợ Rạch Giá mà hỏi rằng:
- Nghe chị cho
thằng Hiếu nghỉ học để làm giáo viên, có đúng không?
- Dạ đúng, thưa
thầy.
- Nè, tôi nói cho
chị biết, nó chỉ được làm giáo viên một vài năm, rồi sẽ bị đi
lính. Lúc đó nó không chết vì súng đạn cũng bị đày gác cầu giống
như anh lính ở đàng kia. (Vừa nói thầy vừa chỉ tay qua anh lính gác
cầu).
Mẹ tôi trong lòng nghĩ rằng: “gác cầu
có gì đâu xấu hổ”. Thấy mẹ tôi lặng im, không nói gì, thầy bồi thêm:
- Rồi đây khi
thằng Ái làm quan Một, đi ngang qua cầu, con chị phải giơ tay cúi đầu
chào. Lúc đó con chị sẽ oán trách chị, vì hai đứa nó là bạn
học cùng lớp, mà thằng Hiếu học không thua Ái.
Tôi nhớ mãi câu
chuyện khích lệ của thầy Giáo, tuy hơi cay đắng, nhưng thuốc đắng đã
tật, làm cho mẹ tôi suy nghĩ lại và cho tôi tiếp tục học lớp đệ
ngũ.
Nhưng tiền đâu để
đóng học phí. Trong lúc đó quí thầy Trịnh Văn Phú, Trần thanh Vân,
Huỳnh Văn Giáo… vận động cho các thương gia, các nhà hảo tâm giúp học
bổng cho học sinh nghèo. Ồ, lại một tin mừng: “Có Cậu Năm Môn ở Rạch
Sỏi chịu chi ra mười học bổng”. Mẹ tôi được báo tin và gặp cậu Năm
Môn để cám ơn.
Kính thưa thầy
Huỳnh Văn Giáo, linh hồn thầy có linh thiêng hãy về chứng giám những
dòng hồi bút nầy cũng là những lời tạ ơn thầy. Thầy là giáo sư có
kế hoạch cao, tâm lý sâu sắc.Thầy cố ý chận mẹ tôi tại đầu cầu,
rồi bày ra chuyện anh lính gác cầu phải cúi đầu chào anh sĩ
quan... hình ảnh đó đã làm thay đổi tương lai của một học sinh nghèo.
Con cám ơn thầy...
Nhờ sự vận động
của các thầy cô tôi mới nhận được học bổng của cậu Năm Môn để tiếp
tục học đệ ngũ.
Trong lúc học
lớp đệ ngũ, tôi luôn suy nghĩ hết năm học nầy, tiền ở đâu để
đóng cho năm học tới? Hằng năm trường có tổ chức văn nghệ vào
dịp Tết. Tôi đã nghĩ ra... tổ chức một đêm văn nghệ có CHIẾU
PHIM, vé bán ra với lý do trợ giúp cho học sinh nghèo, học giỏi.
Tôi lên văn phòng gặp thầy hiệu trưởng Tṛinh Văn Phú trình bày ý
định của tôi:
- Kính thưa thầy,
xin thầy cho phép con và các anh em nghèo đứng ra tổ chức một buổi
chớp bóng có văn nghệ, để lấy tiền đóng học phí cho năm đệ tứ.
Đề nghị của tôi
được chấp thuận. Đó là một tin mừng cho các học sinh nghèo. Chúng
tôi ráo riết tập hát,đóng kịch. Thầy dạy việt văn lớp đệ ngũ là
thầy Bích Thủy. Thẩy viết vỡ hài kịch “Bốn thằng điếc”, trong
đó anh chăn vịt, chăn trâu... Nguyễn Trọng Đắc là anh chăn vịt. Trịnh
Quới Lâm là anh mua vịt... Đại khái “ông nói gà, bà nói vịt”,
rất buồn cười. Phần tôi lo việc xin ông chủ rạp Châu Văn một xuất
chớp bóng miển phí và cùng các bạn đến các tiệm buôn để bán vé.
Tôi kiêm luôn
trưởng ban văn nghệ tập ca cho các anh các chị đồng thời nhận một vai
trong vở kịch lịch sử cũng của thầy Bích Thủy đưa ra. Tôi đóng vai
một tướng Tàu. Anh Lê Hiền Lương (đậu trường NLS Blao) đóng vai Lê Lợi.
Mỗi người phải tự lo quần áo sao cho ăn khớp với vở kịch.
Trong lúc tập cho
các chị hát, có một kỷ niệm thật êm đềm: chị Q., học dưới tôi một
lớp, đề nghị mua cho tôi một cây đàn guitare, vừa để tập hát, vừa để
trình diễn. Sau khi tính sổ, nếu có dư tiền, nhà trường trả
tiền lại cho chị. Thật là một đề nghị cao cả, chứng tỏ tôi được sự
thương yêu của các anh chị.
Sau lần trình
diễn văn nghệ và chiếu phim, nhà trường tính sổ, chúng tôi không được
biết kết quả, vì đây là công việc của người lớn. Nhưng chúng tôi
cũng đoán được số tiền lời rất to, vì năm đó có một số đông học
sinh được cấp học bổng.
(Còn tiếp)
TRẦN VĂN HIẾU
ReplyDeleteÔng Huỳnh Văn Giáo tuy khề khà nhưng rất trực tính, nghĩ sao nói vậy. Để giúp anh, ông ta bỏ cái tật cố hữu, nói quanh co để thuyết phục bác gái bỏ ý định bắt anh bỏ học để làm nghề gỏ đầu trẻ. Quí là ở chỗ đó!
BLG
Hồi đó nhà nước VNCH và cả tư nhân đều có chương trình cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi.
ReplyDeleteCòn bây giờ đọc báo thấy các trường tiểu học trung học đóng cả chục thứ phí (có trường đòi tới 22 thứ phí) mặc dù Hiến Pháp CHXHCNVN ghi rằng học sinh trung tiểu học được miễn phí. CS nói vậy mà không phải vậy !(Ông Nguyễn Văn Thiệu tài thiệt!)
Dân Ngụy.
Cám ơn hai bạn đã viết comments.Chính xác:ông Huỳnh Văn Gíao là ân nhân hết mực thương yêu tôi.Ông dạy pháp văn miển phí cho học sinh nghèo,trong đó có tôi .
ReplyDeleteCòn ngày nay, có thầy cô giáo nào chịu dạy thêm mà không lấy tiền ?Chẳng những thế mà các thầy cô ngày nay ép các học sinh học thêm ;em nào không có trong danh sách học
thêm thì chắc chắn năm tới ở lại lớp hay về nhà "ngồi chơi xơi nước".Tôi không dám quơ đủa cả nắm và cũng thông cảm cho thầy cô giáo ngày nay.Tuy nhiên quí vị làm thế sẽ đào tạo cho một thế hệ chỉ biết có đồng tiền đi trước mà gọi vui là "thủ tục đầu tiên"
. CÀ RI DÊ
Thay Trinh van Phu co mot nguoi con trai la Trinh long Viet anh cua Trinh long Tuyen hoat dong cho Cs trong hai thoi ky khang chien chong Phap va My, nha anh so 29(hay 39) duong Huynh khuong Ninh-Dakao saigon la noi Le Duan o va lam viec trong luc lam xu uy Nam bo,ba giup viec nha anh la Chanh van phong xu uy,con anh Viet thi toi biet la anh lam viec cho mot cong ty Phap co van phong dat tai rap Olympic o duong Hong thap Tu Saigon .Sau khi ve huu anh ve song tai Minh luong cung khong yen,dat dai cua thay Phu de lai cho anh cung bi dia phuong qui hoach chiem huu.Hien gio nha anh o Saigon co gan ban Di tich lich su quoc gia.
ReplyDeleteTôi học sau anh Trịnh Long Việt.Trước năm 1951 tất cả học sinh đều di các tỉnh khác để học bậc trung học.Tôi không rõ lắm về anh Việt,tuy nhiên tôi có nghe việc hoat động cho Việt Minh để chống Pháp của anh Việt.Lúc đó ai cũng lầm Việt Minh .Ngay cả bác sĩ Phùng Văn Cung ( Rachgia)cũng bỏ vô khu nhận chức Phó Chủ Tịch MTGPMN.Sau 1975,
ReplyDeleteông cũng bị "ngồi chơi xơi nước" vì thành phần trí thức.