Trần văn Hiếu
Mới nghe qua, tôi
tưởng lòng yêu thương và tình nhân đạo cùng một ý nghĩa. Thật ra hai
cụm từ nầy khác nhau rất xa. Lòng yêu thương là nguyên nhân để
tạo ra tình nhân đạo. Tôi không dám giải thích nhiều về hai cụm
từ nầy. Tôi muốn mượn ba chữ “lòng yêu thương” để viết một đoạn
hồi ký sau đây.
Nhà tôi rất nghèo, cha mẹ lo ăn buổi sáng, chưa biết buổi chiều phải
ra sao. Vì sự hiếu học của tôi, cha mẹ buộc lòng cho tôi học hết bậc
tiểu học. Năm đó (1951), tôi đậu bằng tiểu học. Tất cả anh em
trong lớp đều làm đơn xin thi tuyển vào trường trung học của các
tỉnh. Tôi cũng lui cui viết đơn, tôi chọn trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Mẹ tôi có người cậu ruột ở Cần Thơ. Ông cậu nầy hứa cho tôi ở
nhờ và nuôi cơm…
Tất
cả học sinh có bằng tiểu học, kẻ trước người sau, ra đi bốn phương: anh
thì đi Mỹ Tho, chị đi Sàigòn thi vào Gia Long. Có anh ra Long Xuyên thi
vào trường Thoại Ngọc Hầu. Riêng tôi đi Cần Thơ để thi vào trường Phan
Thanh Giản.
Sau khi
dò kết quả, tôi được đậu hạng nhất... Eo ơi, xin đừng hiểu lầm, hạng
nhất đây là đậu vớt. Ví dụ trường tuyển 200 học sinh tôi đậu
hạng 201.
Khoảng
một tháng sau, có tin mừng. Bộ Giáo Dục cho mở trung học công lập
tại tỉnh Rạch Gíá. Tất cả học sinh thi rớt ở các tỉnh vào
Rạch Giá làm đơn ứng thi, nhiều nhất là tỉnh Long Xuyên .
Tôi cũng bắt
chước làm đơn xin thi, mặc dù đang sửa soạn học nghề thợ bạc. Tôi
đến nạp đơn với thầy Trịnh Văn Phú. Ông xem đơn rồi trả lại cho tôi
và hỏi: “Hiếu đó phải không?”
- Dạ thưa thầy, con đây.
- Con đã đậu vớt và có giấy gọi đi học
của trường Phan Thanh Giản. Vậy ở đây tự động cho con vào học, khỏi
thi. Thầy vừa nói vừa trao lá thư cho tôi xem, tôi đọc xong rồi thầy
lấy lại.
Khi vào học lớp B1, tôi gặp toàn là những tay cao thủ võ lâm:
Dương Khả Ái
Trầm Cảnh Thường
Trịnh Long Tuyền
Nguyễn Văn An
Ong Hữu Thành
Phan Văn Hữu tức là Anh Nổi.
Ước
nguyện của tôi là được tiếp tục học hành. Tôi không thích làm nghề
thợ bạc. Tôi tự khắc phục những khó khăn: không có sách vỡ, ăn không
đủ no, gia đình không được êm ấm… Mặc dù có khó khăn, tôi vẫn chiếm
hạng cao trong kết quả hàng tháng. Cuối năm đệ thất, anh Ái chiếm
phần thưởng danh dự. Còn tôi lãnh phần thưởng hạng nhì và hạnh kiễm.
Tôi không có ý khoe khoan. Tôi chỉ trình ra những chứng cứ mà do
đó thầy cô thương tình giúp đở.
Thầy
thương tôi và hết lòng giúp đỡ là ông Hiệu trưởng Trịnh Văn Phú. Bộ
Giáo Dục không cho mở lớp đệ lục với tư cách công lập. Phụ huynh học
sinh và thầy cô triệu tập buổi họp. Kết quả là xin mở trường bán
công. Nếu được Bộ chấp thuận, học sinh phải đóng học phí. Mẹ tôi có
dự buổi họp, đến than với thầy Phú rằng: “Chắc tôi cho thằng
Hiếu nghỉ học”.
- Chị
đừng lo, tiền học của nó để tôi lo liệu cho.
Tôi
được tiếp tục học đệ lục, nhưng lòng không yên chút nào. Không biết
ngày nào tôi sẽ rời bỏ trường và bạn bè thân yêu. Rồi ngày qua
ngày, tôi không thấy thầy Phú nhắc nhở gì đến tiền học phí của tôi. Sau
nầy tôi mới rõ ra là thầy tự móc tiền túi của mình để đóng học
phí cho tôi.
Các
bạn ơi, tục ngữ có câu: “Đồng tiền liền khúc ruột”. Vậy mà
thầy Phú dám cắt khúc ruột của mình để chia xẻ cho
tôi, giúp tôi trong lúc khó khăn.
(Còn tiếp)
TRẦN VĂN HIẾU
Tác giả hên nên có người trợ giúp, đó là những “liên hệ đẹp” của người trong tỉnh nhỏ. Của ông thầy và một cậu học trò được xem như nhiều khả năng.
ReplyDeleteTôi có quen một anh hs trường NTT (năm học 59-60) bị Trường đuổi. Tất cả là vì 1 chuyện tình, ngoài đường, của trò và một ông thầy trẻ tuổi cùng theo đuổi một cô bán hàng xinh đẹp ngoài chợ.
Đó cũng là những “liên hệ” của người trong tỉnh nhỏ, là một Establishment.
Và cũng là một chuyện tình buồn trong tỉnh nhỏ.
Tôi tự hỏi anh hs đó giờ ra sao.
Dù gì phải công nhận là công trình mở đất, mở trường, nhà thương ở RG v.v. là rất nhiều. Nhiều khi tôi có ý tưởng so sánh việc khai mở RG và truyện far west.
Cám ơn tác giả cho kỹ niệm đẹp
Một học trò NTT không xưa bằng tác giả, nhưng xưa xưa
ReplyDeleteTheo tôi biết anh chẳng những là đảng trưởng đảng QUẬY mà còn là chủ một Lâu Đài Tình Ái có nhiều cung phi Mỹ nữ. Các mỹ nữ nầy nghe tin anh học nghề thợ bạc nên ùng ùng chạy vào lầu đài tình ái vì:
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay.
Đùng một cái anh quyết định bỏ nghề để học chữ, các Mỹ nữ đành than:
Trắng cổ, trắng tay.
BLG
Thầy Hiếu mà được lãnh thưởng Hạnh Kiểm tốt thật là ông trời đi vắng ! Hay là tại Thầy Vân với Thầy Giáo ăn Car1 Dê nên kẹt mắt me. Sao Quý Thầy không tặng luôn phần thưởng Hạnh Kiểm cho Thầy Ái cho đủ đôi.
ReplyDeleteHọc Trò Hơi Quậy.
Anh Hieu ngay xua rat kho,nha anh o duong Tran binh Trong,ba anh lam tho bac ,hinh anh toi con nho toi bay gio gan 70 nam,anh vao duc mua o nha toi voi mot xe khoai lang ma than hinh khong mot manh vai che than.Ta doan.
ReplyDeleteKhông 1 mảnh vải che thân? Ơ trên và ơ dươí! Wow, RG thiêu Michellan tạc tuong. HTQuĩ.
ReplyDeleteXin lôỉ, Tui muôn nói RG thiêú tương Michel-Ange. HT Quỉ
ReplyDeleteĐúng lý cái comment nầy phải viết cho bài Cà Ri Dê thì mới đúng chổ. Nhưng nó nằm xa quá rồi nên xin phép thầy Hiếu tui dời lên đây. Cáí chuyện bẻ dừa mà thầy kể thiệt là tình nó thiếu kinh nghiệm quậy quá đi cho nên mới bị chủ vườn rượt chạy xịt khói.
ReplyDeleteNếu hồi đó mà có tui tham gia thì cái vườn dừa chỉ có nước còn trơ lại lá không thôi chứ trái thì bị lụm sạch hết mà chủ nhà cũng không thể nào nghe được một tiếng động nhỏ nào hết.
Tại sao lúc đó thầy không mang theo một cuộn dây luột hay dây ni-lon, dài chừng chục thước, lớn bằng ngón tay út và một con dao.
Rồi Thầy buột chặc sợi dây ở chính giữa quầy dừa, khúc còn lại quấn qua tàu dừa sau đó dùng dao nhấn cho đứt lìa quầy dừa rồi từ từ thả lỏng dây cho quầy dừa xuống đất. Bảo đảm với thầy không rụng ra một trái nào hết. Mà nó tới đất êm re không một tiếng động. Hổng tin thầy rủ hết các cao thủ Quậy qua Hawaii hay về Thái Lan làm thử coi nếu mà bị bắt tui xin bay sang thế mạng....
Người Trộm Dừa
Lại thêm 1 tay cao thủ bẽ dừa xuất hiện... thiệt là... tình...
ReplyDeleteThật là tình .Tui tưởng tui là cao thủ võ lâm leo dừa .Không ngờ có đệ tử "hậu sanh khả quí"chỉ cách ăn trộm dừa.Chèng đéc ơi,sao tôi ngu quá zậy.Thiếu chút nữa bị ông ba Đô bắt được thì có nước độn thổ .Ông là Hội Đồng tỉnh Rạchgía mà ba đứa quậy chúng tôidám vuốt râu cọp.Đệ tử thân tín của tôi đã khai thật vụ chở khoai lang...Đúng 100%
ReplyDeleteLúc bấy gìơ tôi chưa đi học lại,sau thời kỳ Nhật đão chánh.Con nít thời đó ở truồng tắm mưa là chuyện thường.Còn tôi vì tiết kiệm quần áo,hay nói đúng hơn ,là chỉ có một cái quần thôi,bị giặt ướt làm sao có quần mà mặc.
CÀRIDÊ
Doc bai nay,toi nho toi cac anh em Rachgia ngay xua hoc o college MYTHO,Nguyen van Loan,Lam phuoc Vung,Du quoc Luong,Du quoc Dong,Doan van Nguyet,...Anh Loan ngay xua hoc gioi noi tieng o Mytho den noi cac thay At,Cap,Kiet deu khen ngoi: tro Loan mon nao cung gioi.Sau khi dau tu tai toan phan anh ve Rachgia day gio tai Trung hoc N.T.T ,Vo van va L Q K,nam 1961 lay ly do la anh o trong ban to chuc dam tang cua Tran van On nen anh khong duoc day o N.T.T cung voi giao su Nguyen manh Cuong (to chuc bieu tinh o khach san Majectic Saigon doi truc xuat phai doan Cs Bacviet ve Bac ).Sau do thi anh bi goi di khoa 12 Thuduc.
ReplyDelete