Links

Friday, November 20, 2015

Cựu hs Kiên Tân thăm Cô Nguyễn Thị Xuân...

______________



Cô Nguyễn thị Xuân và Cô Nguyễn thị Hoa cùng hs TH Kiên Tân

Kính gửi Quý Thầy Cô và các bạn cựu HS Kiên Tân

Hôm qua 14/11/2015, một nhóm cựu HS Trung học Kiên Tân đã thay mặt học trò cũ Kiên Tân đã đến thăm cô Nguyễn Thị Xuân, hiện đang dưỡng bệnh ở Bệnh viện Phục hồi chức năng (Quận 8, SG). Chúng tôi cũng đã rước cô Nguyễn Thị Hoa cùng đi thăm cô. 

Cô Xuân đã bị tai biến mạch máu não từ 8 năm nay, tay và chân trái không còn cử động được nữa, do đó, nằm ngồi đều phải có người trợ giúp. Đi lại thì phải ngồi xe lăn. Giọng nói cô hơi bị nhịu, không còn sang sảng như xưa, tuy nhiên vẫn rất rành mạch.

Vì cô không có gia đình, nên cô phải nhờ đứa cháu gái phụ giúp trong mọi việc sinh hoạt hằng này.

Tuy bán thân bất toại, nhưng trí nhớ cô vẫn còn tốt: cô nhắc đến các thầy cô đã từng dạy chung với cô ở Kiên Tân ngày nào.

Cô rất xúc động khi thấy học trò ngày xưa đến thăm cô. Cả cuộc đời của cô dường như chỉ dành cho việc dạy học, với những vui buồn, ngọt ngào lẫn đắng cay, vinh quang và nghiệt ngã, bây giờ như cô đọng lại trong hình hài bệnh tật của cô. Cầu mong cho cô mau bình phục và sống vui đến trọn kiếp người.

Thay mặt nhóm cựu HS Kiên Tân, xin cám ơn các bạn gần xa đã gửi tấm lòng của mình đến cô Xuân.

Thân mến.
Trần Thanh Aí



                      Trần Thanh Ái trao Kỷ niệm chương cho cô Nguyễn thị Xuân

Cô Xuân và cô Nguyễn Thị Hoa

9 comments:

  1. Xin giới thiệu những người mà tui biết trong tấm hình trên.
    Người mặc áo bệnh nhân là cô Nguyễn Thị xuân dạy sữ đia, Người mặc áo tu sĩ là cô Nguyễn Thị Hoa dạy Pháp văn. Cả hai đều là sư phụ dạy tui ở trường Kiên Tân.
    Người đàn ông đứng phía sau có mái tóc đổi màu nhiều nhất là Trần Thanh Ái cách Áí một người tôi chưa biết tên. Người đứng chót nhất phía sau cùng là "Lão Lục" Nhân vật chính trong loạt bài Tình Lỡ.
    Hai người nữ một người cầm cái thơ là cháu cô Xuân người mặc áo sọc ngang là cựu tiểu thư Kiên Tân Huỳnh Kim Diệp. Chiếc lá vàng học chung lớp với Ái.
    Còn lại 3 người nữa tui bí không nhớ là ai...

    ReplyDelete


  2. LN coi có ai về ăn Tết năm nay không rồi làm một vòng trong nhóm TH để gửi một chút ít quà cho hai cô!
    BLG

    ReplyDelete
  3. Tui có đọc bài Tình Lỡ giờ mới biết nhân vật chính trong câu chuyện thiệt là... biết tên không bằng thấy mặt...Vậy đi nhen !

    Một người đọc bài Tình Lỡ...

    ReplyDelete
  4. Tỉnh Rạchgía sau nầy sửa lại là tỉnh Kiên Giang.Rồi các quận mới cũng khởi đầu bằng chữ Kiên.
    Kiên Tân có phải là Tân Hiệp? ,cách Rạchgía 30km
    Kiên Lương là nơi có hảng xi măng Hà Tiên,cách Rạchgía 60km .trên đường đi Hàtiên.
    Còn Kiên An là ở đâu vậy ?Bà con ai có biết xin mách giùm.
    Người lẩm cẩm.

    ReplyDelete
  5. Hai nơi người Lẩm Cẩm( nhưng không lẩm cầm chút nào vì ông nhớ rất chính xác vị trí của 2 quận Kiên Tân và Kiên Lương). Đó là:
    Kiên Tân còn có tên là Tân Hiệp nằm trên liên tỉnh lộ số 8 ngày xưa. Là con đường nối Long Xuyên Rạch Giá. rồi tới ngã 3 lộ tẻ nó rẻ đi Cần Thơ lên Sài Gòn hay qua các tỉnh khác.

    Kiên An nằm phía trên rừng U Minh lúc đó chưa có đường lộ xe. Muốn đi đến đó phải tới bến đò Rạch Sỏi dùng đò dọc mà đi.
    Bến đò Rạch Sỏi đi nhiều nơi, xa nhất là Thới Bình, Thứ 11. Thứ 9. Thứ 7, Thứ 3 nơi đặt văn phòng quận Kiên An và các ban ngành...
    Kinh Dài và Xẻo Rô là 2 nơi gần nhất.
    Còn một bến đò phụ ở Tắc Cặu nhưng có ít xe đến, thường là xe lôi và xe lam từ Rạch Sỏi vô Minh Lương rồi có con lộ đá nhỏ rẻ qua Tắc Cậu.
    Bến đò Tắc Cậu chỉ có 2 nơi đến đó là Xẻo Rô và Thứ Ba...

    ReplyDelete
  6. Cám ơn thầy Long,cho CRD biết Kiên An chính xác là nơi nào.Nghe nói bây giờ đi từ Rạchgía qua Chương Thiện hay Cần Thơ đi theo lộ mới ngang qua hai cây cầu của sông Cái lớn sông Cái bé rất đẹp.
    Hai cầu nầy do TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất .Nếu vậy thì may cho tỉnh Rạchgía quá.

    ReplyDelete
  7. Kính thưa sư bá! Thưa tất cả quý bạn đọc Tha Hương.
    Xin cám ơn lòng hảo tâm của quý vị muốn giúp đở hai vị sư phụ của các cựu học sinh Kiên Tân.
    Đúng lý ra là những đứa học trò từng được sự chỉ dạy của các cô thầy, chúng em phải có bổn phận quan tâm tới những người đã hết lòng chỉ bảo mình ngày xưa.
    Những cô thầy đó chẳng may sống dưới chế độ mà vấn đề an sinh xã hội hầu như là con số không. Lại rơi vào hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, trong khi đám học trò thì ung dung sống ở xứ người mọi vấn đề an sinh xã hội đều được bảo đảm.
    Nhưng xét cho cùng tất cả mọi người đều có hoàn cảnh khác biệt nhau.
    Sư Bá có đề nghị đệ tử "làm một vòng" để xin sự trợ giúp của quý vị, hầu có chút quà gởi về quê hương cho 2 cô.
    Nhưng đệ tử xin thưa:
    Đệ tử chỉ có thể nhờ các bạn ở Việt Nam chuyển quà (nếu có)
    Vậy quý vị nào muốn giúp đở 2 cô giáo thì xin gởi trực tiếp về địa chỉ của Huỳnh Kim Diệp. Bảo đảm 100% sẻ tới tay cô giáo với hình ảnh đầy đủ.
    Thay mặt anh chị em cựu học trò của cô Nguyễn Thị Xuân & Nguyễn Thị Hoa cám ơn sự quan tâm và những lời thăm hỏi của quý vị.
    Lanh Nguyễn kính.
    Địa chỉ:
    Huỳnh Kim Diệp,
    108/29 đường Thích Quảng Đức, Phường 2, Q. Phú Nhuận, TPHCM, Việt Nam.
    số CMND: 020089510
    ĐT: (+84)908089168

    ReplyDelete
  8. Xin muon dat cua LanhNguyen mot chut de giai thich cho CRD nhe,tu Rachgia muon di Chuong Thien hoac Can tho co ba cach,hoac la di duong rachgia-Go Quao-Vithanh ( Chuong Thien ),hoac di duong Rachgia -Tan Hiep,kinh F,Co Do toi kinh sang Xa No queo phai la di Chuong Thien,re trai la di Cantho,con cach thu ba la theo duong cu Rachgia- lo te -Cantho.Con Rachgia di qua Cau Caibe,Cai lon la di CaMau chi co 90 km thoi thay vi di duong vong qua Cantho toi 300 km. Toi thay CRD thuong ve Rachgia,co lan toi gap anh vo hem 32 MDC gap ai vay. Ta doan

    ReplyDelete
  9. Anh Lanh ơi, xin giới thiệu bổ sung với anh các nhân vật nam trong tấm hình chụp với hai cô bên trên:

    - Hai người ngồi: (từ trái sang)Phạm Trung Thung - Nguyễn Thu Hùng (học khóa 4 Kiên Tân, sau anh một khóa). Thu Hùng là em ruột của anh Nguyễn văn Thu cùng lớp với anh Long - Lanh !

    - 3 người đứng: Trần Thanh Ái (khóa 4)- Bùi Xuân Thái (học khóa 5) - và Trương văn Bình (Ông "Lục", khóa 3)

    ReplyDelete