Links

Saturday, November 14, 2015

PAR CORP.

______________

Cà Ri Dê


         Không biết tánh tình của học sinh Rạchgíá có ảnh hưởng gì đến tinh thần võ sĩ đạo của cụ Nguyễn Trung Trực hay không, nên các cuộc thách đấu tay đôi thuở đó đều rất ư là anh hùng.
Tôi học lớp ba (cours Préparatoire) với thầy Viễn. Thầy rất giỏi tiếng Pháp. Nhân một bài có chữ Par corps, thầy giải thích các ý nghĩa của chữ nầy, nhưng học sinh chỉ thích cái nghĩa mà tiếng Việt gọi là “tay đôi”.
Hôm đó có hai anh chơi bắn bi, thường gọi là bắn culi, không rõ mâu thuẩn thế nào mà hai anh cùng nghéo tay và nói Par corps. Một trong hai anh hỏi: ”Ở đâu?”
- Sân Chùa Bà.
- D’accord (đồng ý)
Thế là tin truyền đi rất nhanh. Thường học sinh ở khu nào phải xếp hàng ở khu đó, chiều hôm đó, học sinh xếp hàng khu Chùa Bà rất dài. Các học sinh ở dãy khác đánh hơi liền nhảy qua Khu Chùa Bà, hàng đã dài càng dài hơn.



Chùa Bà là Chùa của người Hoa, thờ Bà Chúa xứ, trước chùa có sân rộng, là nơi học sinh dùng làm đấu trường. Bên ngoài bao bọc bởi lớp tường cao, lọt vào bên trong, yên chí không bị phát giác. Hai đấu thủ cùng nhóm học sinh tham dự nhanh chân lọt vào bên trong. Học sinh khán giả đứng tạo thành một vòng tròn rộng, hai đấu thủ ở bên trong vòng tròn, tự cởi áo và đứng thủ thế. Tuy không có trọng tài, nhưng bên nào đánh gian lận, sẽ có một anh gọi là đại ca nhảy vào can ra. Anh đại ca nầy có thành tích đã thắng nhiều trận trước đó.
Bắt đầu trận đánh là một tiếng hô to của khán gỉa: “Vô”. Hai võ sĩ bắt đầu thoi, đá, cú, đánh móc hông, nắm tóc... Anh đại ca hét: “không được nắm tóc”. Anh đại ca chỉ mặt anh nắm tóc và nói: ”anh chơi xấu bị trừ một điểm”. Đánh được khoản 15 phút, một anh bị sưng mặt mày, nhảy ôm anh võ sĩ kia. Anh đại ca nhảy vào can ra và hỏi: “anh chịu thua chưa?” Anh ta giơ 2 tay lên và gật đầu.
Cái hay của học sinh thuở đó là không bao gìơ oán thù, không đánh lén. Trái lại tỏ vẻ thân thiện với người thắng mình. Tuy là trường Nam, nhưng có mấy chị học lớp tiếp liên, sợ bị mấy chị chê nên các anh giữ gìn để tỏ ra là anh hùng.
Sáng hôm sau, tin đồn trận so tài chiều hôm qua, ai thắng ai thua, cả trường đều rõ. Tuy nhiên mấy thầy không bao giờ biết. Anh võ sĩ bị sưng mặt mày ở nhà mấy hôm liến. Nhờ người quen xin phép giùm với lý do bị bịnh. Khi vào học, các chị lớp tiếp liên đến an ủi bằng cách đưa dầu cù là cho xức.
Suốt những năm học tiểu học, tôi chứng kiến hơn mười vụ “Corps par corps” như vậy mà không bao gìơ có sự trả thù vặt.
Có chăng là những vụ đánh giặc chòm giữa học sinh Trường Nam với học sinh trường Tàu,
sẽ kể kỳ sau, với tựa là GIẶC CHÒM.

CÀRIDÊ

12 comments:


  1. Cà Ri Dê vừa cao vừa to con chắc chắn không có ai dám khiêu chiến cả, vừa thấy đã chạy mặt rồi. Cho nên Cà Ri DÊ phải tự mình kiếm người khiêu chiến, hồi ở tiểu học CRD chứng kiến hơn mười vụ còn sau nầy anh đánh tay đôi cũng hơn chục vụ. Ăn thua thế nào, không ai biết vì không có trọng tài.

    ReplyDelete
  2. Tui hồi học lớp nhứt thiệt là tình nó "óc tiêu" quá cở thợ mộc. Quý vị xem trong cái hình kế bên hể thấy thằng nhóc nào ngồi hàng đầu mà nhỏ nhứt thì đích thị là tui đó. Thế cho nên mấy cái vụ "tay đôi" mí nhau hể tui nghe là chạy mất dép rồi. Ba chọi một thì may ra, nhưng thường thường ai cự tui là tui bỏ giò láy vọt trước rồi...
    Trốn trước cho chắn ăn hi hi

    ReplyDelete
  3. CRD thấy cao lớn ,nhưng thật sự hiền khô à.Tánh hiền hòa không phải tự nhiên có.Mẹ tôi thường dặn :" 1 câu nhịn 9 câu lành" .Tui sợ bị đòn,nên không dám đánh lộn.

    ReplyDelete
  4. Thưa thầy Càridê, trong câu đầu thầy viết, em không hiễu là học trò Rach giá có trước hay sau thần Nguyễn trung Trực vậy thầy. Mà em cũng không ngờ con gái RG thích cổ vỏ đánh lộn vậy. HT xưa xưa.

    ReplyDelete
  5. Dĩ nhiên NTT là thần có trước và thần dạy cho hs hậu thế phải có tinh thần thượng võ.Câu nói của NTT:"chừng nào nhổ hết cỏ,mới không còn người chống Tây".Câu nầy cũng nhắc cho bọn xâm lăng rằng NTT nầy chết sẽ có ngàn NTT khác đứng lên.
    Mấy chị còn thích võ không thua gì nam sinh đâu.Bạn gái chỉ mong có người bào vệ mình.

    ReplyDelete
  6. Như vậy câu đầu thầy phải đổi lại là:

    Không biết tinh thần võ sĩ đạo của cụ Nguyễn Trung Trực có ảnh hưởng gì đến tánh tình của học sinh Rạchgíá hay không, nên các cuộc thách đấu tay đôi thuở đó đều rất ư là anh hùng.

    Thầy nhờ cô chủ vườn đổi lại nghe thầy. HT xưa xưa

    ReplyDelete
  7. Cụ Nguyễn trung Trực chắc là tức cười khi thấy con cháu vừa nói tiêng “Tây” vừa quính lộn.

    ReplyDelete
  8. Em chào Thầy Càridê ! Hồi đó em thích coi quánh lộn lắm Thầy ! Có 1 lần đi học về tụi em gặp hai chị đàn bà sắp sửa quánh nhau vì ghen...2 bên sắp sửa sáp lại gẩn nhau định ra tay ...thì bổng nhiên có 1 người xuất hiện ra tay can... cho nên trận chiến chưa bắt đầu mà kết thúc ngang xương làm ai cũng thất vọng hết.

    Một Học Trò Ở Xa .

    ReplyDelete
  9. Quánh ghen hả ?
    Ở đâu vậy ?
    Cho tui biết với !
    Người Ghiền Xem Đánh Ghen

    ReplyDelete
  10. Người Ghiền Xem Đánh Ghen ơi ! Thôi quên đi Diễm...Cái chiện tui kễ hồi nãy là chiện ngày xưa kìa , còn bây giờ ở bên nầy có thấy ai quánh ghen đâu mà bạn hỏi . Vậy đi nghen !

    Một Học Trò Ở Xa

    ReplyDelete
  11. Ở Bên nầy hể nổi máu ghen thì "pằn.pằn"không hè Hổng có quánh mần chi. Quánh nó mỏi tay lắm.
    Ác Nhơn

    ReplyDelete
  12. Phải dồi,thời Nguyễn Chung Chực không có cái cây để "pằn pằn" ,nếu có thì chết cha mồ tổ tụi nó dồi.
    Xin bà chủ TH sửa dùm ngộ ,đão ngữ lại dùng ngộ ly,ngộ không dành tiếng vịt lam á.

    CRD ia ở binh Tầu mới qua.

    ReplyDelete