___________
Xã hội thời
nào cũng được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau.
Thời VNCH,
những thanh niên có học thức cũng chia ra không biết bao nhiêu hạng. Người có
tinh thần trách nhiệm, yêu nước, yêu dân tộc thì vào trường VBQG chọn
cuộc đời binh nghiệp. Kẻ vào Chiến Tranh Chánh Trị, Cảnh Sát...
Người tiếp
tục việc học nhưng rồi tới một giới hạn nào đó họ cũng phải vào trường bộ binh
Thủ Đức để thi hành nghĩa vụ quân dịch.
Người sợ
chết thì lết vô những cơ quan phục vụ cho xã ấp ở vùng nông thôn để được hoãn
dịch khỏi phải đi lính...
Những người
kém may mắn, ít học hơn thì đi quân dịch, hay đăng ký các binh chủng khác nhau
từ Dù, Biệt Động, Thủy Quân Lục Chiến...cho đến Nghĩa Quân.
Cũng có
không ít thành phần trốn lính hay tệ hơn nữa là bỏ trốn theo phía bên kia.
Thời CS cũng
vậy sáng ngày 30-04 đã có không biết bao nhiêu kẻ trở cờ mang miếng vải đỏ trên
tay để biến thành cách mạng 30.
Những thanh
niên không theo CS thì "ĐƯỢC" cho gia nhập thanh niên xung
phong đi nếm mùi rừng thiên nước độc, làm mồi hiến máu cho muỗi mòng, rắn
đĩa...
Những người
nhát gan thì tìm các ban ngành mà chui vào trốn...
Còn cái
thời 9 năm Kháng Chiến thì khác hơn. Người dân Việt Nam vì muốn bảo vệ quê
hương, đất nước, dành lại từ tay Pháp cho nên mọi thành phần dân chúng đều tham
gia. Nhưng khi hòa bình thì sinh ra nhiều vấn đề phức tạp.
Người
theo CS thì tập kết ra Bắc hay là đổi vùng để hoạt động chờ ngày cướp
chánh quyền.
Người theo
Quốc Gia thì ra làm việc cho chánh phủ Ngô Đình Diệm. Ra sức bảo vệ phần
đất tự do.
Nhưng cũng
có rất nhiều người chỉ muốn đuổi giặc Pháp dành lại quê hương mà thôi, họ không
theo bên nào cả, cũng không chừng những người đó đã nhìn ra mặt thật
của CS trước rồi, cho nên họ chọn con đường rút lui...
Chú Út Nhỏ
thuộc thành phần sau cùng. Chú đã tham gia Kháng Chiến chống Pháp và đã từng có
giữ chức vụ quan trọng trong thời kỳ đó, nhưng sau năm 1954 chú chọn con đường
rút lui và đem gia đình sống trên một chiếc ghe tam bản rất lớn có sức chở cả
tấn...
Khi CS chiếm
miền Nam chú cũng từ giả nghề buôn bán rồi lên bờ cất nhà trong kinh Cái
Nước...
Thằng Tòng
dẫn phái đoàn tới nhà chú thì đã hơn 5 giờ chiều. Nhà chú Út Nhỏ không lớn lắm
chỉ vùa đủ cho gia đình 5 người. Trong buồng có một cái chổng cây, phía trước
có 2 bộ ván ngựa.
Nhà thật
đơn giản nhưng rất sạch sẻ. Chú có 3 đứa con đã quá tuổi đi học nhưng trên
chiếc ghe lớn đó thím Út đã dạy được cho ba đứa nó biết viết và biết đọc mặt
chữ rồi...
Mười hai
người gồm 7 cô giáo và 5 ông thầy được chú Út cho xuống cái ghe lớn ở tạm. Cái
ghe nầy có mui bằng ván dầu được lót sạp từ trước ra sau, tuy nó không cao lắm
muốn đi lại trong mui phải bò bằng 2 đầu gối còn không thì phải leo lên trên
mui mà đi. Nhưng phần lớn mấy người kia không ai có thể di chuyển trên mui ghe
được...
Tòng nhờ
một em du kích mang đến cho táo gạo, nó còn chuyển lời của "ngài chủ
tịch" xã:
- Ủy ban
chỉ có thể giúp được bao nhiêu đó thôi. Mọi thứ khác đều phải xuất tiền túi mà
mua. Còn muốn mua thứ gì thì gặp thường vụ để xin giấy.
Long than
thầm:
- Lương thì
chưa có, trường sở cũng không, học trò chưa có một móng chổ ở thì có
cũng như không, đang long bong trên mặt nước. Bây giờ thì đúng thiệt là phận
lục bình đang trôi nổi trên sông rồi. Hay là nghe lời thằng Nghiệp bỏ chạy
quách cho xong chuyện...
Long nhờ
thím Út mượn thêm nồi để chia đám người ra làm 2 nhóm mà nấu cơm chiều, rồi kêu
gọi mọi người cùng nhau hùn tiền lại nhờ em Tú con chú Út xem trong xóm có ai
bán cá hay hột gà hột vịt gì đó mua về mà ăn đở hôm nay...
Mười giáo
viên mới chắc có chuẩn bị tinh thần hay đã được thông báo trước về nhiệm sở của
mình rồi nên không thấy ai xầm xì to nhỏ. Long đang vắt óc xem phải làm gì thì
thằng Nghiệp tới hỏi:
- Mầy còn
thuốc hông? Cho tao ít điếu hút với 3 thằng kia coi. Dù sao bây giờ tụi mình
cũng cùng hội cùng thuyền mà.
- Đem theo
có 1 cây, mà 2 hôm rồi dứt hết 4 gói, vài bửa nữa treo mỏ cả lủ bây giờ.
Thằng
Nghiệp bổng nổi hứng ngâm thơ:
Hút thuốc
đi anh cho đời bớt khổ
Hút cho
nhiều ai khổ mặc ai
Còn thì ta
cứ lai rai
Hết thì ta
cứ đi nài, đi xin
Hành trang
của nhà giáo thời "phải gióng" chỉ có một cái ba lô, trong đó chứa
một chiếc mùng lưới, tấm cao su 1mét x 2mét. Vài bộ quần áo và vật dụng cá nhân
cần thiết để làm vệ sinh buổi sáng. Các cô giáo chắc cũng không khá hơn bao
nhiêu có điều các nàng để chúng trong túi xách nhìn lịch sự hơn nhiều.
Tất cả 12
người đều được dồn vô chiếc ghe, 7 đứa con gái ở phía sau 5 thằng đực rựa chiếm
phía trước.
Trong 3 ông
thầy mới thì Nhân là người miền Nam ở Rạch Giá có máu văn nghệ nên
ngoài cái ba-lô anh ta còn vác theo cây đờn. Phạm Công Bình và Phạm Đăng Lưu
anh em chú bác ruột ở ngoài kinh F. Là dân Bắc kỳ di cư 54. Cô Phương quê Cái
Vồn Bình Minh, Cô Thúy người Rạch Giá, hai người là bà con bạn dì với nhau, cô
Thắm ở Tắc Cậu cô Hương & cô Diễm ăn giá sống chắm nước mắm nhĩ còn hai cô
Như và Thu là Bắc di cư 54.
Mười hai
người đang ngồi quây quần phía trước mủi ghe thi nhau đấu láo về thời sự, về số
phận của 12 tản lục bình với tình hình hiện tại, rồi đây chúng sẻ trôi về đâu.
Bổng Nhân
nổi hứng đem cây đàn ra, mới đầu nó chỉ là đệm những bản nhạc vàng nhưng một
hồi sau thì cả bọn ngứa miệng thi nhau hát làm Long hoảng quá phải kêu họ vô
trong mui đóng cửa rồi ở trong đó tự do mà hát cho đã cái miệng, còn chàng thì
leo lên bờ đi tìm chú Út Nhỏ vừa nói chuyện vừa canh chừng những người cách
mạng...
Chú Út Nhỏ
thời 9 năm kháng chiến cũng có chút ít thành tích nhưng chú không
ưa CS cho nên tiếp thu xong chú không chịu kể công cũng như không
muốn trở lại tham gia vào chánh quyền địa phương. Chú kể chuyện đánh giặc thời
xưa, chuyện buôn bán trên sông, chuyện tương lai sắp tới rồi sẻ ra sao, cuối
cùng thì cũng tới chuyện mấy cái trường học mà Long chỉ cho chú xem trên bản
đồ.
- Cái thằng
nào mà vẻ cái bản đồ nầy cho thầy chắc là bị điên. Muốn cất trường học thì phải
cất ngay chính giữa để học trò ở hai đầu đi lại cho gần. Cất cái kiểu nầy mấy
đứa ở đầu phía xa làm sao mà đi nổi? Đường xá mương rạch cũng chưa
chịu bắt cầu cho liền với nhau. Tụi quỷ nầy lo làm chuyện gì đâu không hà. Rồi
thầy giáo định làm sao đây?
Cái câu hỏi
nầy đúng là nhức óc, từ khi tới đây đến giờ không lúc nào nó ngưng chạy trong
đầu:
- Tụi cháu
tưởng đến đây có trường học sẵn chỉ mỗi việc thu học sinh rồi khai giảng niên
học mới cho tụi nhỏ. Chứ đâu có ai nói với cháu chưa có trường lớp đâu mà cháu
biết đường mò. Mà cho dù có nói thì cháu cũng đâu biết làm cách nào mà cất được
trường đây? Phải có tiền thì mới làm được không tiền thì chịu thôi chứ còn biết
làm sao mà chú hỏi.
Chú Út Nhỏ
làm thinh như đang suy nghĩ, hồi lâu chú mới nói:
- Nói thiệt
với thầy, thằng hai Mập bí thư xã nầy nó mời tui tham gia chánh quyền mấy lần
mà tui có thèm đâu. Tui chán cái tụi nầy lâu rồi. Lúc nó cần thì nhờ vã khi hết
cần thì nó đá ra như đá trái banh cũ. Nhưng mà nếu là chuyện học hành cho tụi
nhỏ, trong đó cũng có 3 đứa con tui cũng như đám cháu bà con ở đây thì tui giúp
ý kiến như vầy.
Ở đây tiền
thì người ta không có nhiều, sau lần đổi tiền càng hiếm hoi hơn nhưng mà chuyện
học hành cho con cái họ thì ai cũng sẵn lòng, có cái gì thì họ gom góp cái đó.
Vậy tui sẻ đứng ra kêu gọi mọi người đóng góp công sức, tiền bạc mà cất cái
trường tại chổ nầy thầy giáo nghĩ sao?
Nghĩ sao?
Một câu hỏi thật đơn giản mà nó làm cho Long nhớ lại cả một quảng đời thơ ấu
của mình...
Một thằng
nhóc 7 tuổi đầu đã phải rời xa tổ ấm gia đình, một thân một mình đến ăn nhờ ở
đậu nhà người ta mà đi học. Mỗi tuần lễ phải đi ké xuồng rồi
băng mương vượt qua những cây cầu khỉ cheo leo trở về thăm nhà...
Nhưng xét
cho cùng nó vẫn còn may mắn hơn các em nhỏ nơi đây...
Những thanh
niên nam nữ thì mù chữ, các em nhỏ rồi thì cũng ngấp nghé theo sau bén gót. Vậy
thì tương lai chúng sẻ đi về đâu?
Long chợt
muốn làm một cái gì đó cho thời thơ ấu của mình, dù biết rằng việc làm đó cũng
chỉ là việc làm của con dã tràng se từng hạt cát xây nhà trên bãi biển...
- Được! Nếu
có chú đứng ra giúp đở kêu gọi sự đóng góp của mọi người thì cháu sẻ
"động viên" tinh thần anh em cố gắng cùng bà con ở đây cất cho tụi
nhỏ một mái trường để có chổ cho chúng học hành...
Hai người
bắt đầu thảo luận, bàn bạc phân công với nhau để sáng hôm sau bắt tay vào
việc cất trường...
(Xin mời
các bạn xem những tấm lòng nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục vào kỳ sau)
Buồn cho sồ phận "lục bình",
ReplyDeleteOái oăm phải đứng giữa sình bấp bênh.
ReplyDeleteSố hên thì tấp ven sông
Bằng không trôi thẳng biển Đông héo tàn!
tp
Lục bình trôi nổi lênh đênh
ReplyDeleteVướn sình bãi cạn mình ên nên buồn
Nhớ khi móc ngoặc bán buôn
Giờ nằm bắt muỗi lệ tuôn hai hàng
Vậy đi nghen biết đâu mai mốt móc được cái ngoặc bán cá chốt cũng đở nghèo
CKT
Thầy Long móc ngoặc mà sang
ReplyDeletexề qua liếc lại mấy nàng ... chết tươi.
Haha... thiệt là ... tình mà
KP
Móc ngoặc chớ có móc người
ReplyDeleteLở trúng nhầm bụng tức cười chết luôn
Thầy Long xin đừng có buồn
Tìm coi nơi đó bán buôn thế nào
Móc ngoặc nhớ ngó trước sau
Chớ móc tầm bậy trúng đau thấu trời
Bạn Thầy.
Vậy là giống y chang lúc mình dạy ở huyện Hồng Ngự.
ReplyDeleteChắc lúc đó trong vùng sâu chổ nào cũng như chổ đó rồi.
Đám thầy giáo tụi mình ngày ấy đứa nào cũng khổ như nhau
CL
Thầy Long có Cây Móc Cua
ReplyDeleteTìm " Hang " mà " móc " khỏi mua tốn tiền
Cua Mèm
Móc hoài móc quỷ phát ghiền
ReplyDeleteXách "cây móc quý" khặp miễn thôn lân
Cua Kình
Móc gần rồi lại móc xa
ReplyDeleteMóc nhầm Cô Bạn Cổ la bể làng !
Anh Lành chạy lại hỏi hang
Sao Thầy lại móc, Cô Nàng của tôi ?
Thầy Dữ
Toi nho nam 1985 , truoc tet am lich chung 10 ngay , toi vo ap Xeo Xu o thu ba, toi gap hai em dang gat lua muon cho mot phu huynh cua hoc tro toi ,hoi chuyen thi moi biet hai em tot nghiep Su Pham Vinh Long ve day day,que o Mytho, may thang roi khong co luong de ve que an tet,do do phai gat lua muon de kiem de ve que.Hai em nay dan toi lai tham lop hoc chi co mai che,hai vach bang la dua thi ho toang hoang,ban hoc tro thi bang may cay tram con ghep lai khong bang phang,hoc sinh di hoc phai dem theo mot tam van nho de ke cho phang de viet .Tadoan
ReplyDeleteCám ơn thầy Tạ Doan, 2 sư huynh, anh VĐK cùng các bạn đã ghé nhà chơi.
ReplyDeleteRạch Xẻo Xu thuộc phạm vi trường Đông Yên B thời đó.
Không biết Thầy Tạ Doan có xem bài "bán" của em chưa. Sau năm 1975 anh em Giáo Viên với đồng lương chết đói.
Muốn duy trì cuộc sống cho gia đình đã phải bán đủ thứ trong nhà kể cả cái bàn thờ ông bà hay là máu trong người.
Cho nên cái kỷ niệm mà thầy vừa kể, hai đồng nghiệp đó vẫn còn may mắn hơn nhiều người.
Chuyện móc ngoặc còn dài sẻ ghi lại những hình ảnh mà người ta tưởng chừng đã quên rồi. Nhưng không.
Vết thương đó vẫn còn nằm yên trong tiềm thức nó vẫn mãi nhức nhối khi có người khơi lại.
Sau ngày 30 tháng 4 1975,mọi người đều lo lắng.Giáo viên tuy không bị học tập lâu,nhưng lại bị căng thẳng bởi không biết tương lai mình ra sao.Muốn xin nghỉ việc laị không dám,ở lại làm cho tụi nó thì chỉ lãnh vài ký gạo và một chai nước mắm.
ReplyDeleteLúc đó tất cả mọi người đều chú tâm vào việc vượt biên.Cái cột đèn nếu có chân nó cũng đi.Ngày ngày,CRD vác cuốc ra đồng trồng bậy mấy đọt lang,tại mé biển.Mãnh đất đó khoảng hai công ,vượt biên rồi chúng nó tịch thu luôn.
Thầy đi bỏ lại mấy giồng lang
ReplyDeleteKhông kẻ trông coi dây héo tàn
Củ nhỏ, củ ta đều không có
Còn chăng hoa cỏ bị bỏ hoang
Học Trò
Đúng vậy học trò ơi.Ngày đó CRD còn khoảng một chục cái áo montagu mà không dám mặc,bèn mặc áo rách,vác cuốc đi lang thang ra biển .Vậy cũng hay hay.Sau khi làm ghe xong chạy một mạch tới Songkhla.Tụi nó vô nhà chia năm xẽ bảy,chính mấy ông cách mệnh ba mươi chớ đâu có ai xa lạ.Rồi bây gìơ ai cũng tàn tạ,cơm không có mà ăn,áo không có mà mặc
ReplyDeletethật là tội nghiệp. CRD về Rạchgía rất sớm,1990, thường mang quần áo cũ về phân phát cho bà con,đỗi tiền lẻ tặng cho lối xóm.Thôi thì mình làm được việc thiện thì cứ làm với khả năng mình.
Thầy về có nhớ đến em?
ReplyDeleteNhớ nhà ven biển đêm đêm gió lùa
Nhớ giồng lang cũ ngày xưa
Nhớ học trò nhỏ lúc chưa biết gì
Nhớ khi thầy bỏ ra đi
Giồng lang tàn tạ còn gì nữa đâu?
Bao năm lang vẫn úa sầu
Thầy về, thầy ở nơi nao hở thầy???
HT
Quán Tha Hương cô chủ vườn vắng bóng
ReplyDeleteĐọc giả Tha Hương trông ngóng từng giờ
Sao anh Phiêu không làm đở ít bài thơ
Bỏ vô đó để câu giờ chờ cô chủ???
Lanh Nguyễn, Tả Y chắc còn đang say gụ
Hay đã già lụ khụ hết hơi gồi?
Tỉnh dậy đi để tiếp tục cuộc vui
Đừng bỏ dở để ngậm ngùi thương nhớ.
Đọc Thiệt Tha Hương
ReplyDeleteTha Hương trống vắng đìu hiu
Thơ Văn Thi Phú; mất tiêu đâu rồi !
Người Ghé Thăm Vườn
Tặng Bang chủ
ReplyDeleteMỗi chiều dạo bước quán Tha Hương
Quán vắng điều hiu thấy đoạn trường
Bằng hữu bốn phương đâu chẵn thấy?
Ai còn sót lại chút nhớ thương?
Bang chủ trở về thăm cố hương
Bằng hữu ngày xưa khắp nẻo đường
Đây chén tương phùng em chúc chị
Nhớ thời áo trắng để mà thương...
Còn bao ngày nữa sẻ lên đường
Trở về xứ lạnh bỏ quê hương
Cà Na một kiếp đời lưu lạc
Nức nở đàn ai, khúc đoạn trường ...
Đọc 4 câu cuối tui đây còn đứt guột huống hồ chi Cô chủ vườn , thiệt là ...tình cái anh LN này mần thơ chi mà buồn quá chời !!!
ReplyDeleteMột Người Quen
ReplyDeleteHihihi!
"Thăm Lại Quê Xưa"
ReplyDeleteGiặt vô, bỏ dạy: Trồng Lang
Khoai sùng, củ nhỏ, bạn hàng chê bai
Bán buôn vất vả đêm ngày
Củi châu, gạo quế; cả hai như vàng
Thầy buồn cất bước sang ngang
Xuống thuyền bỏ lại xóm làng đìu hiu
Lặng nhìn Xóm Biển về chiều
Hòn Rùa nhõ lệ; chít chiu úa sầu !
Từ khi Thầy bước xuống tầu
Giồng Lang tàn tạ; sắc mầu héo hon
Xanh tươi thuở ấy đâu còn !
Mượt mà giờ lại hao mòm dáng xưa !
Bao năm dải nắng dầm mưa
Giờ đây trở lại chốn xưa thăm nhà
Vườn rau, giậu bụp,luống cà
Mẹ già vun xới, trổ hoa đậm đà
Bao năm xứ lạnh phương xa
Giờ đây sưởi ấm, chan hòa tình sâu
Bên hàng Phượng Vĩ âu sầu
Thầy đi; bao kẻ gụt đầu ... nhớ thương !!!
Viễn Khách
Thầy Long dứt áo lên đường
ReplyDeleteMấy nàng bên đó liệng tương bễ ghè
Phải mà theo ảnh xuống ghe
Lên Bidong ở mình che chung chòi
Cái chi (tụi) em cũng chẳng đòi
Anh đi buôn lậu em coi tiền dùm
Thiệt là ... tình má !
Tiền buôn lậu bỏ tùm lum
ReplyDeleteMấy nàng la ó um sùm quá tay
Thầy Long khổ sở đêm ngày
Nhiều nàng nên phải bó tay xá dài...hi hi
Thiệt là t`nh mà...
Cám ơn Viễn Khách,bài thơ hay quá.
ReplyDeleteNăm 1990 CRD về Việt Nam,nhìn lại căn nhà xưa bị chiếm,nhìm 30 công đất tại cầu số 3 đường đi Hà Tiên bị quân đội CS tịch thu thật là đau lòng.Bài thơ "Trở lại quê xưa" làm cho CRD nhớ nhung một thời vang bóng.