Links

Monday, May 23, 2016

Móc ngoặc 18

_____________

Lanh Nguyễn


Quán cà phê cô Hẹn, chị của thầy Đô sáng sớm đông nghẹt khách.
Dân xã Đông Hưng giàu hơn dân trên Đông Yên nhiều. Ở đây có 3 nguồn thu hoạch chính cho nên hầu như quanh năm suốt tháng người dân đều có việc làm lai rai.
Nông sản chủ yếu là lúa và khóm. 
Khóm Thứ 11 trái lớn gấp rưởi nhưng không ngọt bằng khóm Tắc Cậu vì đất chưa hết phèn.
Lâm sản ngoài rừng tràm ngút ngàn ra còn có mật ong, cá, rắn, rùa, lươn và thú rừng nhiều vô số...
Hải sản, dân chúng phía ven biển có đủ phương tiện đánh bắt cá như ghe lưới, ghe câu, ghe cào...
Người ta còn đào mương đấp đê ngăn nước mặn để nuôi tôm và làm ruộng...
Nói chung Đông Hưng có nguồn tài nguyên phong phú mà trời đã dành cho.
Long đang dáo dác rảo mắt để tìm một chổ trống mà ngồi ké thì Đô đang phụ pha cà phê nhìn thấy vội bước ra mời vào:
- Anh vào ngồi bàn ăn cơm của nhà tôi ở phía sau nầy đở đi, khi nào có người đi ra thì mình trở lại phía trước mà ngồi. 
Quán nầy ban sáng thì đông lắm nhưng sau 8 giờ cũng thưa bớt khách rồi.
Quay sang chị mình anh ta giới thiệu:
- Đây là anh Long phòng giáo dục vừa đưa xuống thế chổ anh Học đó chị, nghe nói ảnh ra trường trước anh Học tới 2 khóa lận đó.
Cô Hẹn không nói gì chỉ gật đầu buông nhẹ 2 tiếng:
- Chào anh.
Rồi lo bưng cà phê cho khách.
Long ra trước cửa quán nơi có những sạp bán đồ ăn kêu 1 dĩa bánh tầm bì rồi trở vô đúng lúc đó Hoàng và Đức vừa bước vào.
- Hồi tối nầy ông ngủ ở đâu dzậy? Long hỏi.
- Ở nhà dì tôi. Nhà đó cũng rộng lắm có 2 thằng tán dóc đở buồn. Hoàng trả lời.
Bốn người dời ra cái bàn vừa trống chổ ở phía trước ngồi nói chuyện. Long hỏi:
- Ông học khóa 10 mà biết tụi thằng Mạnh thằng Đáng lúc trước về Lô 2 hông dzậy? Nó đang ở phòng giáo dục đó.
- Có nghe tên với lại hôm xuống trình diện cũng gặp nó nhưng mà hồi xưa hổng có học chung, tui lúc đó theo Tám Thông xuống Đông Thái, phần sợ gặp mặt mấy cha nội nầy phần đường xá xa xôi tui lặng về nhà gần tới kỳ lảnh lương thì mới xuống Thứ Ba ở chung với Tám Thông vài ngày nên cũng ít quen biết bạn bè.
- Tám Thông cũng không có học trò để dạy sao?
- Cũng nhiều đứa lắm chứ không phải riêng gì 2 thằng tui đâu.
Long cười lớn:
- Vậy là từ lúc ra trường cho tới hôm nay ông chưa có dạy ngày nào hết hả? Lặn ở nhà hoài cho nên tụi cán bộ địa phương nó nghi ông trốn lính, đòi đưa đi thanh niên xung phong là phải rồi...
Bốn người nói cười vui vẻ cho tới khi cô Hoa bước vào:
- Chừng nào mình mới đi Thứ 10.
- Để tôi trả tiền cà phê xong là xuống vỏ máy đi liền. Tôi gởi cái vỏ máy chung trong cái trại ghe của bên công an đó. Long trả lời. 
- Tiền cà phê khói trả. Coi như hôm nay tui ra mắt anh em đi. Đô lên tiếng. 
Hoàng cũng nói:
- Phần đồ ăn để tui bao cho, coi như tụi em ra mắt 2 vị huynh trưởng trong nghề.
Long cười nói:
- Hai bạn chưa lảnh lương mà bao bì nổi gì? Của ai ăn người đó trả đi, đời còn dài dài mà bao qua bao lại làm gì cho phiền phức hay là chơi theo kiểu Nga đi cho tiện.
Cô Hoa ngạc nhiên hỏi:
- Anh gặp người Nga rồi hả?
- Chưa! Tôi định nói chơi theo kiểu Mỹ nhưng bây giờ Mỹ không còn nữa chỉ có Nga thôi nên tôi sửa lại cho nó phù hợp tình hình hiện tại vậy mà...

Khi vừa tới trại ghe của công an xã thì Hoàng lên tiếng:
- Ba cái vỏ máy trong đó cái nào của trường mình dzậy? Chỉ đi để tui chạy cho.
- Cái mà 2 bên be ở phía trước có vẽ chữ huyện ủy An Biên đó.
Cả bốn người nhìn Long bằng cặp mắt ngờ vực:
- Anh bà con thế nào với bên đó dzị? 
Long cười lớn:
- Bí mật. Không nói ra được miễn là cùng phe với các bạn là được rồi, thắc mắc chi cho phí hơi tổn sức dzậy hổng biết nữa.
Cô Hoa vẫn còn nghi ngờ:
- Phải hông đó? 
- Thì cứ từ từ xem mà...
Từ Thứ 11 trở lên Thứ 10 chừng hơn 2 cây số mà vỏ máy của huyện ủy chạy bằng cái máy BS 16 mới cáo chỉ nên nó lướt đi như mũi tên.
Năm người tới nhà chú ba Bụng trưởng ấp Thứ 10 cở 9 giờ sáng.
Long hôm qua dự buổi họp với ủy ban xã đã được giới thiệu với mấy tay tổ đảng ở ấp cũng như các trưởng ban trong xã rồi nên khi bước vào cửa đã lên tiếng:
- Chú Ba ơi! Có nhà hông dzị. 
Một đứa bé gái độ chừng 12, 13 tuổi bước ra trả lời:
- Mấy anh chị kiếm ba tui chi dzậy? Ổng ở sau hè đang vô nghệ cho mấy con gà nòi.
- Vậy nhờ em ra sau mời chú Ba vô nói là có mấy thầy cô giáo đến nhà bàn chuyện cất trường...
Ông ba Bụng vừa bước vô cửa đã bô bô cái miệng:
- Mới có họp hôm qua mà hôm nay mấy thầy đã xuống tới gồi, thiệt là lẹ làng hết cở à nghen.
Long cười cười phân bua:
- Mình trể hơn mấy xã kia gần ba tháng rồi đó chú ơi. Phải gấp rút lên không thôi tới bãi trường bây giờ.
Rồi Long thuật lại cho Chú nghe cách thức mình đã hợp tác xây trường ở Đông Yên như thế nào.
Ông ba Bụng nghe xong cười nghiên ngửa:
- Chuyện dể ồm như dzậy mà thằng ba Mập làm như là dữ dội khó khăn còn hơn đi Sài Gòn hổng bằng. Chỉ cần mời bà con tới họp gồi góp tiền mua lá là xong thôi đâu cần làm gì nữa.
Mà 3 cái phòng học đằng đầu kinh chỉ bị thiên hạ gở tone lấy đi thôi, đòn tay thì con y nguyên không ai dám đục ra lấy họ sợ bị xập. Bàn ghế người ta lấy về nhà thì bây giờ mình kêu họ mang chả lại là xong. 
Ông ba bụng nhờ mấy thầy cô giáo chia làm bốn ngả đi mời dân chúng trong ấp, 3 giờ chiều tới trường học để dự buổi họp bàn về việc sửa lại trường học cho tụi nhỏ.
Còn chú thì dẫn Long đi xem 3 cái phòng học xây gạch của thời xưa để lại.

Trường sơ cấp Thứ 10 có 3 phòng học vừa cất xong thì mất nước nên chưa khải giảng. Nơi đó lại không có đồn bót nên chưa bị ăn đạn. Chỉ là dân chúng kẹt không có tone để hàn làm thùng tưới nước nên người ta gở đi bán dần dần 3 phòng học bị trống lốc phía trên nóc. Có người rinh cả bàn ghế về nhà mình để làm băng ngồi trước cửa hay sau vườn nên 3 phòng học bây giờ xơ xác như con gà nòi bị trụi lông...
Chú Ba Bụng vừa chỉ cho Long xem vừa nói:
- Mấy cây đòn tay nầy chắc lắm, mình chỉ cần mua lá tàu lợp lên là xong ngay. Còn bàn học chò thì hôm nay tui sẻ kêu gọi họ mang chả lại. Còn như có người nào ngoan cố không chịu chả chắc thầy giáo  phải chịu khó yêu cầu bên công an xã can thiệp dùm.
Ở đây sau 2 giờ là bà con nông dân ở ruộng đã về nhà lai rai rồi vì vậy mà ông ba Bụng mới mời họ đến họp lúc 3 giờ chiều. 
Dân chúng cũng đi đông đảo lắm, dể chừng có tới cả trăm người. 
Ba Bụng chủ tọa điều khiển từ đầu đến cuối, bà con cũng tham gia góp ý kiến sôi nổi.
Chuyện những người "mượn tạm" bàn học của trường đều đồng ý đem đến trả chỉ có điều 30 cái bàn thì đã bị xẻ thịt hết 14 cái chỉ còn lại 16 cái mà thôi. Bảng đen được làm theo lối mới dính liền vô vách tường nên vẫn còn nguyên, rất tiện lợi. 
Mỗi đầu học sinh được quy định góp $1 vậy mà không nghe người nào phản đối.
Chỉ tới khi Ba Bụng yêu cầu 12 người xung phong tới giúp lợp lại mái trường thì thiên hạ êm re không có ai đứng ra ghi tên trước.
Thấy tình hình không ổn Ba Bụng quay qua Long hỏi:
- Thầy giáo có ý kiến gì chong chuyện nầy hông?
Long đứng lên nói:
- Thưa bà con cô bác. Ấp chúng ta các em nhỏ đã học trể hơn những nơi khác hơn 2 tháng rồi. Các cô thầy giáo ở đây cũng hơi lâu mà chưa có chổ dạy dổ, nếu chúng ta không gấp rút xây trường thì phòng giáo dục sẻ đem họ đi mà phân công qua nơi khác. Vì vậy tôi đề nghị như vầy.
Chú sáu Vựa Lá nếu có thể bán lá thiếu cho chúng tôi ít hôm thì tốt, ngày mai chú sẻ cho người chở lá tới trường. Chú ước lượng dùm coi bao nhiêu thì  lợp đủ 3 phòng học, sau khi thu tiền học sinh xong tôi sẻ trả lại tiền lá cho chú liền.
Ngày mốt chúng ta sẻ bắt đầu lợp trường. Ba anh em chúng tôi xin xung phong trước. Tôi chỉ biết lợp lá chầm thôi còn lá tàu thì chưa có thử qua lần nào hết, nhưng chúng tôi sẻ phụ chuyền lá lên mái nhà. Còn lại chín người ai muốn tới giúp lợp trường thì con của người đó được miễn đóng lệ phí sửa trường. Vậy xin hỏi có bà con nào muốn giúp chúng tôi lợp trường không???
Ngưng một chút anh tiếp:
- Trường lợp xong tôi sẻ về ty xin mua dụng cụ học sinh cho các em theo giá chính thức. Giá đó rẻ hơn phân nửa giá mà các em học sinh ở chợ Thứ 11 đang mua...

Mới có 3 ngày mà đã sửa được một điểm trường lại định xong ngày khai giảng cho nên Hoàng vui vẻ nhắc:
- Vậy là ngày mốt anh về ty mua dụng cụ cho học trò thì ghé phòng hỏi lương dùm cho tụi tôi được rồi chứ?
Long ởm ờ:
- Để coi. Ngày mai xuống vàm sáng xem tình hình thế nào đã.
Đô la lên:
- Vàm sáng thì có gì làm đâu? Cái trường đó hồi trước ở gần đồn Nghĩa Quân mấy tay du kích hay qua đó núp bắn sẻ nên bị Nghĩa Quân bắn trả lại vách tường lủng chừng vài chục lổ mà thôi. Bàn ghế cái gì cũng còn y nguyên. Tại lúc trước anh Học chưa thu học trò thì đã bỏ về quê rồi nên thằng Sơn và thằng Đực bạn em chưa có chổ dạy vì thế mà tụi nó trở về chợ. Em đã nhắn tụi nó rồi chắc một vài ngày sau là tụi nó xuống tới.
Long nghe vậy thì mừng thầm trong bụng nhưng vẫn giả bộ nói:
- Vậy thì tốt quá rồi. Nếu ngày mai tới đó mà đúng y như lời của bạn nói, ngày mốt về phòng tôi sẻ đòi dùm các bạn 2 tháng lương. 
- Vậy còn mấy đứa bạn em thì sao?
Long cười cười:
- Thì sao ai mà biết trước, để gặp mặt rồi tính đi...
(Xin mời xem tiếp kỳ 19)

7 comments:

  1. Hello Lanh!
    Lanh có trở về Xẻo Rô lần nào không? Tôi coi trên Youtube ,bây giờ thì thay đổi quá xa! Khi bạn viết những địa danh trong móc ngoặc ,nhiều khi mường tượng ra,Nhưng vô phương nhớ nổi!!! Từ Tắc Cậu bây giờ qua Phà rồi ! Xẻo Rô có bến xe đò ! Đường sông ,có mấy Chi lái đò máy chở khách (tư nhân ,nhỏ, than van ế ẩm quá!
    Tháng 11/16 tôi sẻ về VN,rất muốn đi về Xẻo Rô ,nhưng không biết đi thăm ai ! Chú Thiếm Sáu Cư thì không còn,...Thăm ai ! Cũng nhớ cảnh cũ .có về chẳng qua để thỏa thích coi thực tế Xẻo Rô thay đổi ra sao thôi!
    Móc ngoặc 18 vừa đọc xong ! Khi Lanh đi ,Đáng và Lợi còn ở đó không?
    Những "Móc Ngoặc" Nên lưu lại để thế hệ sau đọc và hiểu những ngày đầu của ngành Giáo Dục tại Miệt THứ! Rất bổ ích!
    Thân mến!
    Trạng

    ReplyDelete
  2. Có ai về lại xứ Xẻo Rô
    Cho tôi lời nhắn đến các cô
    Thầy Long đang trốn nơi đất Mỹ
    Ai muốn đi tìm cứ nhảy vô

    Bao năm xa cách đất Xẻo Rô
    Thầy vẫn hằng đêm nhớ đến bồ
    Năm tháng trôi qua còn mãi nhớ
    Cô nào hổng sợ cứ tìm vô

    ReplyDelete
  3. Đâu chỉ mấy nàng ở Xẽo Rô
    Đông Yên thầy cũng cố tìm vô
    Trường chưa khai giảng thầy đã chở
    Hết bốn năm cô, sướng thấy mồ
    Thầy Long có máu giang hồ
    Mấy cô giáo chẻ nhào dô chết liền
    Nhớ thương thầy chỉ thêm phiền
    Mới qua tới Mỹ thầy ghiền tóc nâu
    Miệng thầy cười rất nhiệm mầu
    Mắt xanh môi đỏ vướng sầu tương tư
    Haha ...
    KP

    ReplyDelete
  4. Sầu tương tư không cầu mà bị
    Vướng vô vòng dể lụy tấm thân
    Cuộc đời cứ mãi xoay dần
    Nên thầy lưu lạc đem thân xứ người

    Đời lữ khách chưa cười đã khóc
    Nhớ ngày xưa móc ngoặc mà vui
    Xứ người còn một mình tui
    Người xưa lưu lạc ở nơi chốn nào...
    TL

    ReplyDelete

  5. Khi xưa tui có cô đào
    Ra trường đưa tuốt Kinh Đào U Minh
    Tấm thân nhỏ bé xinh xinh
    Một thân trơ trọi mưu sinh xứ người

    Tuổi thơ,má thắm, môi cười
    Đường đời vạn nẽo;vời vời vướng chân
    Lụy sầu tê tái vào thân
    Tóc thề đành đoạn;hiến dâng cửa Thiền

    Hởi Chàng Phó Quận tráng niên
    Giờ đây có chút ưu phiền xót đau ?
    Bây giờ Nàng ở nơi nao !
    Mang danh Hiếu Lễ, mà sao thế nầy ?

    Địa danh ân nghĩa sâu dầy
    Lòng sao dối trá;chứa đầy gươm đao ?
    Kim N. giờ ở nơi nao
    Cho đây gởi đến:"Lời chào mến yêu!"

    *Thầy Long,cùng công tác nơi cái Quận khỉ ho cò gáy đó,có biết Cô Y Tá đó không ? Bạn Thầy Long vp.

    ReplyDelete
  6. Tôi đến Đông Hưng một buổi chiều
    Ngày xưa Hiếu Lễ để mến yêu
    Anh Hùng Trương Cụi đâu còn nữa
    Chỉ có cỏ cây, muỗi quá nhiều

    Hiếu Lễ ngày xưa giờ đổi chủ
    Chỉ còn ủ rủ ánh tà dương
    Con đường đất phủ đầy kít lợn
    Người cũ ngủ say với căm hờn

    Tôi sống nơi nầy hai năm chẵn
    Người xưa vắng lặng biệt mù khơi
    Tìm đâu ra được hương đời cũ
    Đổi chủ mất rồi Sư Huynh ơi...

    ReplyDelete
  7. Rạch Gía là quê vợ của Nguyễn T.Dũng nên ưu tiên được xây 2 cây cầu qua sông Cái Lớn và sông Cái Bé.Nghe đâu từ Rạchgía xuống Cà Mau đi thẳng xa lộ rất nhanh,không qua phà.

    ReplyDelete