Links

Wednesday, July 27, 2016

Móc Ngoặc 31

_____________


Lanh Nguyễn


Phòng GD An Biên mới được xây xong vài tháng cùng lúc với văn phòng huyện ủy trên miếng đất to lớn rộng rải kế bên trường Cấp 2.
Phía sau là khu nhà tập thể cho các cán bộ phòng ở. Dãy nhà tập thể đó người ta ngăn ra nhiều phòng như khu gia binh thời VNCH thằng Tường và thằng Mạnh được cấp cho một phòng cũng khá đầy đủ tiện nghi. Hôm đó Tường đi công tác xuống các trường ở xã Đông Hòa nên Mạnh kéo Long về ngủ trên giường thằng Tường.
Sáng sớm hai đứa chuẩn bị xuống chợ ăn sáng thì gặp Út Nhứt:
- Hôm qua mầy còn ở lại đây hả? Sao hổng cho tao hay để ăn mừng?
- Đang định đi về thì gặp thằng Tòng bên lương thực kéo về nhà nó chơi cho biết, ở đó đến tối mò mới lết về đây ngủ đở.
- Vậy chừng nào mầy dzìa dưới? Hay là ở chơi tối nay đi, cũng lâu gồi chưa có đụng lại với mầy.
Long cười cười thối thoát:
- Để họp kỳ tới đi chú tôi sẻ đem lên ít mồi, mùa nầy có rắn nhiều lắm còn bây giờ đò Thới Bình vô là tôi phải về dưới, không có mặt ở đó tụi nó dành nhu yếu phẩm với nhau rồi sanh chuyện mất công.
Thằng Mạnh kéo Út Nhứt và 7 Bữu theo ra quán ở chợ để ăn sáng...

Đò Thới Bình thường ngày chiếc thứ nhứt từ Rạch Sỏi vô tới Thứ Ba khoảng 10 giờ sáng mà Long còn phải tới nhà ông Hai Thiên ba cô Hoa để bàn tính chuyện chở gạo đi ra Rạch Sỏi bán nên ăn sáng xong là anh từ giả bọn họ để đi liền cho kịp giờ...
Má Năm nghe nói có mối mua được gạo thì mừng lắm có việc cho bà làm để được đồng vô đồng ra mà sống đở qua ngày thì còn gì quý bằng:
- Ở nhà nầy nếu mở sạp bán gạo lẻ chắc một ngày cũng bán được vài chục lít chớ không ít đâu.
Đúng như Long dự tính một ngày bán nữa gịa gạo thì đâu có gì để ăn cho nên Long hỏi bà:
- Bác có thể ra Rạch Sỏi tìm lại bạn hàng cũ ngày trước để bán gạo cho họ không? Bán lẻ ở đây thì tiêu thụ được bao nhiêu gạo? Ít quá tụi nó không làm đâu.
Má Năm có vẻ do dự trả lời:
- Tìm bạn hàng bán gạo lẻ ngoài chợ Rạch Sỏi rất dể nhưng chở gạo ra tới đó thì rất khó. 
Nhà tui đâu có ghe hay vỏ máy để chở mà nghe nói qua trạm khó lắm. Thứ hàng khác thì chỉ đóng thuế lấy biên lai là xong rồi, còn gạo do nhà nước quản lý đâu có được chở đi, họ mà bắt được thì họ tịch thu luôn chứ đâu có cho mình nộp thuế.
- Chuyện đó cháu biết rỏ nên đã hợp đồng với tụi nó rồi. Gạo sẻ được đưa qua khỏi trạm Xẻo Rô tới Tắc Cậu lúc đó họ mới nhận tiền của mình. Mà từ Tắc Cậu về Rạch Sỏi đã hết trạm kiểm soát rồi không còn cái nào nữa.
Ông Hai Thiên đang nằm đưa võng nghe vậy nhảy tọt xuống đất đi lại ngồi vô bàn tham gia ý kiến liền:
- Nếu mà nó đưa mình qua khỏi trạm được thì chuyện tìm phương tiện chuyên chở để tui lo cho. Nhà thằng Khải có cái vỏ máy chở được cở 8, 9 chục  giạ lúa.
Cái vỏ máy nhà anh Ba Khải thì Long biết rồi nhưng hông biết anh có xử dụng được không vì anh chỉ còn có 1 tay, ở dưới Thứ 11 Long chỉ thấy thằng con trai anh ta chạy đi đó đi đây mà thôi.
- Bác Hai chạy máy được hông? Chứ anh Ba còn có một tay thì làm sao mà chạy được?
Ông Hai Thiên cười lớn;
- Tại cháu hổng biết thôi chứ nó có 1 tay mà cũng chạy bay bay như người ta không thua ai hết cháu đừng lo chuyện đó.

Thật ra đứng để điều khiển cái máy đuôi tôm bằng chân dân sống ở kinh rạch ai cũng làm được nhưng chạy chừng nửa giờ là mỏi chân rồi phải ngồi xuống mà dùng tay điều khiển. Thường thường luân phiên với nhau chạy đứng mỏi chân thì ngồi xuống chạy bằng tay mà chạy một tay có lẻ khó hơn cho nên Long có chút do dự: 
- Vậy hai bác đi bắt mối thử xem, rồi cho cháu biết giá mà bác có thể mua vào là bao nhiêu. 
Phần cháu sẻ lo chuyện đưa gạo qua tới chợ Tắc Cậu. Nếu 2 bác còn lo lắng thì lúc đi Rạch Sỏi cứ để ý xem hai bên bờ sông họ có đặt thêm trạm kiểm soát nào mới nữa không. Chứ cháu mỗi tuần 2 lần lượt đi về đều không thấy có trạm nào hết...
Vài bửa nữa tụi cháu sẻ ghé nhà rồi mình bàn bạc giá cả chi tiết hơn...

Lúc mới vừa tiếp thu người CS thường hay lếu láo tuyên truyền rằng:
Thì là khi xã hột tiến tới đỉnh cao "Xạo Hết Chổ Nói" người dân sẻ làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu.
Nghe thì đã lổ tai lắm. Nhưng con người bản chất vốn thích nhàn rổi ít ai chịu khó làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ thôi cho nên trong lúc học chánh trị ở ty GD có người đã phát biểu ý kiến:
"Khi xã hội Việt Nam trở thành XHCN thì nền kinh tế nước ta sẻ bị thụt lùi 100 năm". 
Ngày hôm đó Tư Thọ đang hướng dẫn tổ An Biên cả nửa buổi mà chỉ có mình y và Út Nhứt lên tiếng về cái bài học "Con đường tiến lên XHCN" do chính y phụ trách giảng dạy. Tư Thọ bèn ra ý kiến cho phát biểu tự do khỏi ghi vào biên bảng họp tổ.
Lời phát biểu độc đáo vô tiền khoáng hậu đó được đem ra mổ xẻ tanh bành. Có người lý luận rằng:
Một khi làm theo năng lực mà hưởng theo nhu cầu thì con người ta sẻ lười biếng không chịu học hỏi, không chịu tìm tòi, chừng đó sẻ không có một sáng kiến cũng như phát minh nào mới cả, bởi gì một gả chăn trâu năng lực của anh ta chỉ vỏn vẹn là:
"Chăn trâu sướng lắm chứ...
Ngồi mình trâu ta rờ sừng trâu...
Rồi ta hát nghêu ngao"..
Nhưng nhu cầu của anh ta thì lại rất cao, anh quen ăn nhiều cho có sức khỏe tốt, mà sức khỏe  tốt cho nên chuyện "ấy" cũng tốt hơn các nhà trí thức hay học giả rất nhiều... 
Vậy thử hỏi ai cần đi học làm gì cho mệt chứ? 
Không sáng kiến không phát minh muôn đời vẫn là con trâu đi trước cái cày đi sau thì kinh tế không thụt lùi một trăm năm mới là lạ.
Những cái phát biểu tào lao như vậy hôm đó rất nhiều. 
Có người cho rằng cái khó khăn của thời kỳ "quá độ" đã nảy sinh ra chuyện móc ngoặc buôn lậu hủ hóa các cán bộ đảng và nhà nước...
Người khác lại hỏi "thời kỳ quá độ đó sẻ kéo dài bao lâu". Nhưng không có ai trả lời được. Cho tới mãi bây giờ sau 41 năm nó vẫn còn là thời kỳ quá độ cho nên tham nhũng cũng như móc ngoặc ngày một gia tăng như một bệnh dịch không thuốc trị. 
Nhưng mọi người lúc đó lại quên đi một điều tối quan trọng không bàn đến đó là cái sai lầm của lý thuyết CS do Karl Marx đề ra. 
Cái chủ thuyết làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu đó chỉ đúng cho người CS chứ không đúng cho toàn dân. 
Kết quả đó đang hiện hữu trên nước Việt Nam ta. 
Các cán bộ lảnh đạo của đảng CS đang làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu đúng y chang theo lời dạy của Marx...
Nhưng cái năng lực của anh thợ thiến heo chỉ có thể đè con heo ra dùng mủi dao bén mà rạch phía sau để cắt bỏ 2 hòn bi rồi thoa vô đó vài cái hoa cứt lợn đâm nhuyễn trộn muối mà thôi...
Cũng như anh y tá chích dạo, anh ta chỉ biết kéo lưng quần của ai đó trịch xuống một tí rồi phóng đại cây kim chích vào đít người ta thì được, bắt anh ta ra toa thuốc để trị bệnh, bệnh nhân không chết mới là lạ.
Hay là một anh thầy giáo làng như Long cái khả năng chỉ là việc cầm cục phấn và cây thước kẻ để khỏ đầu con nít nếu phải bắt làm việc gì lớn hơn thì chỉ có nước hư bột hư đường.
Vậy cho nên đừng có đòi hỏi người ta làm những việc vượt quá khả năng của họ...
Mà chỉ nên cố gắng thay đổi cái chủ thuyết bậy bạ kia đi thì mới mong dân tộc ta khá lên nổi...

Sống trong một cái xã hội như trên nếu không muốn chết đói thì chỉ còn có 2 con đường đi một là bán hai là móc ngoặc. 
Người còn tài sản ngày xưa để lại thì đem ra bán dần dần để mà sống qua ngày, bán hết tài sản thì dong, dong hổng được thì mang gông vào cổ.
Long không có tài sản nên chọn con đường móc ngoặc, bây giờ anh đang móc dính cửa hàng lương thực. 
Mỗi tháng 2 chuyến ghe chở gạo ra Rạch Sỏi để bỏ mối cho bạn hàng bán lẻ.
Con người có cái số. Nói theo khoa tử vi có sao bổn mạng chiếu theo vận hành của vũ trụ. Có lẻ vào những tháng đó sao bổn mạng của Long là sao tốt đang nằm ở "cung trăng" nên chiếu sáng vô cùng. Anh móc một lúc 2 cái cái móc sắt cái mua cá mua mật ong mỗi tuần đi 2 chuyến vào thứ tư và chủ nhật. 
Chiều thứ ba là chạy vỏ máy vô Kinh 15 cân cá, có khi dân cắm câu được nhiều, cả ấp gôm lại lên đến trên 200 ký, nhưng có lúc họ nghỉ xả hơi còn chừng 150 ký. Mật ong có lúc thì lấy 5 lít có khi được 10 lít có khi chưa tìm ra người mua thì không lấy lít nào hết.
Khoảng 4 giờ chiều ngày thứ 3 là anh chạy cái vỏ máy vô tới kinh 15 lấy cá, cân xong thì chạy lên đậu dưới bến nhà cô Hoa ngủ. Nếu cho cô giáo qua giang thì các cô lên nhà cô Hoa ngủ nhờ, còn nếu là các thầy giáo đi theo thì họ giăng mùng ngủ dưới vỏ máy. Năm giờ sáng chạy về Rạch Sỏi cùng lúc với đò Thứ Ba. 
Gạo mỗi tháng móc 2 lần mỗi lần 50 chục giạ. Mấy chuyến đầu tay cả Long và Tòng đều có mặt trên vỏ máy để đưa qua trạm Xẻo Rô nhưng sau đó thì anh giao cho cô Hoa đi theo gia đình lấy gạo. Giá tiền sai biệt được chia 3 phần Tòng, Tới, Long và cô Hoa.
Không biết gia đình ông Hai Thiên mỗi kỳ bán gạo ở Rạch Sỏi lời được bao nhiêu chứ bộ 3 đó chỉ chia được mổi phần có $50 thôi.

Trong cái thời kỳ quá độ người cán bộ nhà nước ngoài lương ra họ còn có "bổng" mà hể nói tới bổng người ta liên tưởng đến cái chữ kèm theo là bay. Cho nên lương cán bộ không có bao nhiêu nhưng bổng thì lại vô giới hạn...
Người móc ngoặc thì ngoài lương ra Long còn có "lẹo". Chữ lẹo lại có chữ tẹo liền theo sau mà chữ tẹo đọc lên thì người ta nghĩ ngay tới chữ tí ở đầu. Vậy cho nên tiền móc ngoặc so với bổng nó có "tí tẹo" mà thôi...
Nhưng dù sao thì nó cũng là một số tiền mà không biết bao nhiêu người khi đó mơ ước có được. Nhất là các cô giáo thầy giáo đã từng quá giang trên chiếc vỏ máy chở cá đi bán, vì vậy Long và cô Hoa hay trích tiền lời ra để tổ chức cho anh chị em trong trường ăn uống vui chơi mỗi khi có hội họp...
Ngũ hành vận chuyễn, thời tiết đổi mùa gió bất bắt đầu thổi mang hơi lạnh đến vào ban đêm cũng là lúc mùa cắm câu chấm dứt. 
Cái móc mua bán cá không vuột mà tự dưng rớt xuống cái cụp...
Long lại phải nằm không ở nhà mà chờ thời...
(Mời Quý vị xem tiếp kỳ 32)

9 comments:


  1. Hình như bà HILLARY và lão TRUMP đang cho người tìm kiếm thầy Long khắp nơi để đề nghị thầy Long tham dự hội đồng chánh phủ, nghe nói đâu hình như là bộ trưởng bộ KẾ HOẠCH hay bộ trưởng bộ KINH TẾ. Chúc mừng thầy Long, ai đắc cử thầy Long cũng lên xe hoa, ử mà xe limousine xoá tài xế riêng.
    Người DALLAS.

    ReplyDelete

  2. Tui nghĩ thầy Long nên " gợi ý " với TT Mỹ lập ra Bộ Bài Trừ Móc Ngoặc đi. Thầy mà làm bộ trưởng cái bộ nầy là đúng người đúng việc gồi đó.
    Dù ai đắc cử kỳ nầy, sau khi thầy Long nhậm chức tui chắc chắn là người thầy Long xử chém là ông hay bà tổng thống đó, haha ...
    Người Cali

    ReplyDelete
  3. Tui là dân Dallas sống ở đây mấy chục năm rồi , giờ mới biết mình có thêm người hàng xóm vui nha !

    Người Dallas 2

    ReplyDelete
  4. Người Dallas và Người Cali sao mà nở lòng xúi dại bạn hiền của tui chi vậy?
    Đi theo anh "Sì Trum" thì đời cũng héo hon chứ có ngon lành gì mà chúc mừng.
    Đi theo chị "Hiêu "thì sớm muộn gì cũng tiêu mạng với mấy thằng khùng khủng bố.
    Thôi để cho bạn tui ở nhà an thân mà "móc ngoặc" cho anh em xem chơi đi nha.
    Bạn TL

    ReplyDelete
  5. Hello Lanh Nguyễn;

    Cám ơn bạn đã nhắc vài địa danh quen thuộc ngày nào của Quận Kiên An khiến cho tâm trí tôi có cơ hội sống lại chốn cũ cũng được vài trống canh ! Xã Đông Hòa mà Xã Lỵ là Thứ 9 rưỡi là một nơi rất sanh, tử thời trước 75.

    Quận Kiên An ( Huyện An Biên VC) là vùng đất nằm 2 bên bờ Kinh Cán Gáo bắt đầu từ Xẻo Rô là Xã Đông Yên, tới Thứ 3 là Xã Tây Yên. Chợ Thứ 3 là Quận Lỵ của Quận Kiên An, Xã kế tiếp là Xã Đông Thái mà Xã Lỵ là Thứ 7, từ Thứ 8 tới Thứ 9 Rưỡi là Xã Đông Hòa. Kinh Cán Gáo chạy thẳng băng theo hướng Bắc Nam, từ Xẻo Rô đến Thứ 9 rưỡi thì chấm dứt Kinh Cán Gáo và tại Thứ 9 rưỡi thì giòng nước đổi chiều sang hướng Đông Nam nối liền với Cà Mau. Kinh Cán Gáo giao thông giữa KG với Cà Mau bằng con sông có tên là Sông Trẹm. Chính giòng sông Trẹm chia U-Minh thành Thượng và Hạ. Phía trên tòan là rừng tràm gọi là U-Minh Thượng, Còn phía tận bãi biển gọi là U-Minh Hạ tòan là cây Đước và vẹt. Bạn nào còn nhớ cuốn Bên Giòng Sông Trẹm !!!? Cũng một thời tiểu thuyết ướt át lắm đó !

    Tôi biết Bạn MV Niên có thời đóng quân cùng Th/tá Biên tại Đông Hòa. Xin nhắn MVN kể thêm vài chi tiết về đất địa Kiên An một thời khói lửa chắc chắn sẽ có nhiều bạn bẹ chốn ấy không khỏi xao xuyến, xốn xang ... cho vận nước một ngày tắt ngủm hy vọng. Mong lắm đó!./-
    Người U-Minh Thượng

    ReplyDelete


  6. Trước đây có đoc mấy truyện tình của MVN, truyện nào cũng vậy khởi đầu hào hứng, mê ly vô cùng...nhưng tới phút chót ai nấy đều cụt hứng, ấm ức ngang xương. Không biết MVN có lộng giả thành chân hay lộng chân thành giả, có trời mới biết???Còn thầy Long mới đúng cây viết tả chân, tả thiệt, hấp dẫn vô cùng. Vậy MVN thử tả thiệt một lần coi có hấp dẫn bằng thầy Long không?
    NGười Dallas

    ReplyDelete
  7. Xin cám ơn tất cả các bằng hữu đã ghé qua xứ U Minh Thượng xem rừng tràm và mật ong.
    Những địa danh ở vùng đó theo trí nhớ của tôi bị CS đổi tới mấy lần.
    Nếu là trước năm 1975 thì toàn vùng U Minh Thượng thuộc Kiên Giang chia làm 2 quận. Kiên An và Hiếu Lễ. Còn ranh giới giữa 2 quận đó ở chổ nào có lẻ sư huynh MVN biết rỏ vì anh ấy đống quân ở Thứ 9.
    Còn tui thì trước ngày mất nước chỉ biết tới chợ Thứ Ba nơi có văn phòng quận Kiên An lúc đó do thiếu tá Thành làm quận trưởng. Có cô em vợ là cô Nguyệt cũng dạy giờ ở trường trung học tỉnh hạt KIên An.
    Sau năm 1975 thì CS đổi tên thành An Biên họ còn nhập chung 2 quận lại thành một, chẵng những vậy còn léo luôn xã Lại Sơn vào cho nó bự ra.
    Sau đó năm 1986 họ lại tách ra làm 2 huyện An Biên và An Minh.
    Ủa . Mà sao lòng vòng lại trở về thời cũ vậy ta. Chỉ là khác tên mà thôi. Hy vọng một ngày nào đó tất cả các tên ngày xưa sẻ được phục hồi nhất là SÀI GÒN.
    Chúc Pà Con vui vẻ nha. Thank you

    ReplyDelete
  8. Người U Minh Thượng và Thầy Long ơi !
    Chuyện tình Miệt Thứ thì hãy để Thầy Long kể trong Móc Ngoặc chắc là ăn tiền và hấp dẫn hơn tui. Tuy nhiên tui cũng xin kể một chuyện vui vui chắc là có quen quen với Thầy Long.
    Số là có một cô giáo không biết dạy ở đâu của Miệt Thứ yêu một anh chàng Thiếu Úy trong Tiểu Đoàn tụi tui đóng ở Thứ 9. Một hôm cô đến thăm chàng và ngủ cùng chàng trong hầm chỉ huy. Hầm thì nhỏ nên chỉ ngăn nhau bằng những tấm ri đô. Nàng thủ thỉ với chàng tiếng thật nhỏ như thế này: " Anh ơi ! Em TẮT KINH rồi ". Khi ấy Đại Úy Cường Tiểu Đoàn Phó nằm gần đó nghe được ông bèn nói to : " Vậy thì anh TẮT THỞ " !!!

    ReplyDelete
  9. 👍👍😍😍😀😀😀😀
    Khakhakhakha

    ReplyDelete