Vũ trụ xoay dần thời tiết luôn luôn thay đổi ngũ hành cũng luân chuyển không ngừng. Các thầy giáo ở ấp Thứ 10 đang được sao Đào Hoa chiếu mạng. Nhưng sao bổn mạng lại nằm trong "cung cấm" lại bị triệt tứ lung tung.
Anh Đức nhà ta bị chị Hai con ông Ba lò rèn đeo dính như sam. Mà chị Hai tuổi cọp lại sở hữu thân hình tuyệt mỹ với đôi chân dài "trường túc bất chi lao"
Anh "Đức chến" sợ chến đứt giữa đường như người chồng trước của cô nên đã bỏ giò lái gài số de vọt lẹ trước khi cái gông được tròng vô cổ.
Lẹ như vậy mà cũng chưa lẹ bằng chú Ba lò rèn.
Long định cuối tháng khi về phòng họp thì mới xin cho anh ta chuyễn trường đi nơi khác nhưng ông Ba đã chấm đúng anh chàng Đức rồi, ông ta quyết lòng bắt anh làm rể đông sàng vì vậy mà ông đã nhanh chân lên phòng GD yêu cầu giải quyết vấn đề.
Út Nhứt gọi điện nhờ bên công an nhắn lại, kêu Long phải về phòng gấp để trình bày cho y nắm rỏ tình hình mà giải quyết theo chủ trương đường lối của "cách mạng".
Chiều hôm đó Long ghé điểm trường Thứ 10 dắt theo Đức về phòng GD.
Anh ta lo lắng hỏi:
- Có khi nào Út Nhứt bắt tui giao cho công an không vậy?
Long cũng trả lời nước đôi cho anh ta yên lòng:
- Bắt gì mà bắt. Nếu người ta muốn bắt ông thì họ kêu công an tới trường cồng tay rồi, mời về phòng làm cái giống gì cho tốn xăng?
Ê! Mà hổng chừng ổng cho ông đổi qua trường khác đó nghen.
Đến phòng GD Út Nhứt kêu Long kể lại đầu đuôi buổi nói chuyện với Ba lò rèn. Anh thuật lại tường tận cuộc gặp gở hôm trước rồi nói ý mình cho Út Nhứt biết:
- Chuyện hôn nhân là do 2 đương sự, tui còn chưa có vợ, biết gì mà làm mai mối. Hơn nữa cái thằng Đức nó đâu có chịu cưới cô Hai, cô Ba gì đó đâu. Nó còn nhờ tôi xin chú cho nó đổi qua trường khác nữa kìa, nhưng mà tui định cuối tháng đi họp rồi mới báo cáo luôn.
Út Nhứt làm ra vẻ bí mật hỏi:
- Mầy có biết lý lịch nhà Ba lò gèn hông dzị?
Long cười cười:
- Tui có tới năm mươi mấy đứa lận chứ phải mình thằng Đức đâu. Biết bao nhiêu chuyện nhức đầu phải lo, nó quen ai thì kệ nó hể nó dạy học trò tốt là được rồi. Tui đâu có quởn mà đi tìm hiểu lý lịch cô Hai hay Ba lò rèn làm cái gì. Mà nói thiệt với chú tui cũng đâu có biết chuyện nó lẹo tẹo với cô Hai đâu. Tới chừng nó chỉ tui mới thấy.
Trời ơi! Ta nói cái tướng gái một con của cổ, ngó thôi con mắt hổng mòn mà nó lọt tròng ra ngoài luôn đó chú.
Út Nhứt cười lớn:
- Vậy ga nếu mầy gặp con nhỏ đó chước thằng Đức chắc là mầy cũng "bợ" nó chước gồi phải hông? Cho tao can đi nghen, mầy mà dính vô nhà đó là tiêu đời. Chồng chước của con Hai là đồn chưởng Nghĩa Quân đi tuần đêm bị tụi thằng Ba Mập phục kích. Cái nhà đó hổng chừng hồi chước có làm tai mắt cho Lính Quốc Gia.
Tụi nó chưa kịp xử thì tới tiếp thu gồi. Số cha Ba nầy cũng lớn lắm.
Long trầm ngâm hỏi lại:
- Vậy bây giờ chú tính giải quyết chuyện đó ra sao?
- Giải quyết cái gì? Nó có chịu thì tao cũng không đi hỏi cho nó chứ nói gì tới chuyện nó không chịu mà còn xin đổi đi chổ khác.
Nhưng mà cái thằng cha Ba lò gèn nầy dai hơn đĩa đói, chả chưa chịu thôi đâu. Chắc tao phải đưa nó theo thằng Tường đi lòng vòng lo công tác bổ túc tới đầu niên học mới sẻ đưa cho nó xuống chường khác để nó đi dạy, còn bây giờ nửa chừng lở cở hết gồi.
- Vậy để tui đem nó về dưới cho dọn đồ đạc rồi sáng mai nó đi đò lên nghen.
Út Nhứt la lên:
- Dìa dưới làm gì nữa? Đồ đạc của nó cứ gôm lại gồi gởi đò Thứ 10 đem lên sau có chết chốc thằng Tây nào đâu. Mầy cũng dzị tối gồi ở lại nhậu chơi đi sáng mai dzìa cũng được...
Lớp của Đức đang dạy phải nhờ anh hiệu phó Hoàng xuống thế nhưng Hoàng không chịu ở chung trong cái nhà nhỏ mà anh ta vẫn ở nhà dì mình mỗi ngày lội lên lội xuống để dạy.
Có Hoàng tới lui hằng ngày ở Thứ 10 nên Long khỏi tới đó nữa, và cũng từ đó anh không gặp lại ông Ba lò rèn...
Một buổi trưa đang ngồi uống cà phê với Đô trong quán nhà của nó thì Hoàng đi dạy về ngang. Long gọi:
- Ê Hoàng! Vô làm ly cà phê trưa đi cho tỉnh ngủ.
Hoàng ngồi xuống bàn vói tay lấy gói vàm cỏ. Vừa đốt thuốc vừa nói:
- Hôm nay tui gặp chuyện ngộ lắm nè, muốn nghe hông?
- Chuyện gì mà ngộ? Chị Hai tới kiếm mầy nhờ thế chổ anh Đức hả? Mầy thế anh ấy dạy lớp thì ở luôn đó đi, rồi tối tối thế luôn ảnh đấm bóp cho chị hai nhờ...
Đô nói xong thì cười nghiêng ngửa.
- Hổng dám đâu. Bả còn lớn tuổi hơn anh Long nữa đó nghen mậy.
- Nhưng sao tao nhìn còn ngon cơm dữ dzậy?
Hoàng cũng đâu có chịu thua nó móc lò lại liền:
- Ngon thì mầy xuống đó thế chổ tao đi chứ ở đây khen thì bả đâu có nghe được, vậy khen để làm gì???
Long lên tiếng:
- Chuyện ngộ là chuyện gì mà hổng kể, lại lo nói chuyện cô Hai, muốn đập sắt thì nhào vô lần nầy cha Ba lò rèn có kinh nghiệm rồi. Lèn èn là ổng gài bẩy bắt tại mùng luôn đó nghen...
Hoàng chụm đầu lại nói nhỏ:
- Hôm nay tui thấy thằng Bình Bắc Kỳ trong kinh Thứ 10 chở xuồng khóm ra cái ghe "cà dom" để đếm ở ngoài bờ sáng.
Đô phá lên cười:
- Tưởng chuyện gì, mấy cái ghe lường lớn chở khóm đâu có chiếc nào vô trong kinh được, người ta neo ngoài bờ sáng để dân trong kinh lòi khóm ra đếm. Hổng thấy đầu kinh Bà Điền có một chiếc mới tới còn đằng kinh Hản một chiếc sắp đầy rồi đó sao? Ở nhà người ta ăn không ở không khỏi trả tiền làm phụ chút công việc cũng là thường thôi, có gì mà mầy nói ngộ?
- Mầy hổng thấy thì làm sao mà biết được có ngộ hay không. Con trai con gái xứ nầy muốn ôm nhau thì lén lén hẹn ở đống rơm hay bụi chuối sau vườn. Mầy có thấy đứa nào ôm nhau xà nẹo ngoài đường chưa?
Long chen vào:
- Vậy hổng lẻ thằng Bình dám xà nẹo với con gái người ta giữa thanh thiên bạch nhựt sao?
Hoàng cười lớn:
- Vậy cho nên tui mới nói ngộ. Chỉ có dân sống ở chợ mới dám làm dzị chớ dân ruộng là vô phương. Mà con ba Lụa nầy cũng gan trời thiệt đó nghen anh nó cũng ôm ngang eo ếch thằng Bình chứ hổng chịu thua chút nào.
Đô gật gù:
- Bởi vậy cô Kim Thư mới nói nó muốn làm rể Đông Hưng mà.
Long ngẫn ngơ:
- Mấy chục cô Bắc Nam có đủ, nó không lựa mà lại lựa ngay trong cái xóm CS nòi thì chết mồ tổ rồi. Nếu mà nó giống thằng Đức chắc là không yên thân đâu. Coi chừng lảnh trọn băng AK 47, còn nhẹ lắm cũng vài viên K 54. Thiệt là tình, rầu thúi ruột mà.
Hoàng nói nhỏ vừa đủ cho 3 đứa nghe:
- Hay là nó muốn trả thù đời...
Cái tên "Đức chến" ra đi không biết nó đào xới thế nào mà làm cho "long mạch" của trường Đông Hưng bị đứt.
Chuyện của Bình làm Long lo sốt vó, nó như có cục đá nặng chịch đè lên người thiếu điều muốn nghẹt thở.
Cả hai tháng trời không có mối mang gì thêm cho nên gần Tết Long đành vô Kinh 15 đặt mua vài chục lít mật ong kiếm tiền lì xì cho mấy đứa em, đứa cháu. Các thầy cô giáo đều về nhà ráo trọi anh còn chờ người ta đem mật tới giao.
Thì lại có chuyện động trời xảy đến làm anh thần trí bấn loạn...
Cô giáo Kim rủ anh đi vượt biên (đoạn nầy đã kể trong bài đi chui rồi) Long không đi theo trong chuyến đó nhưng có cho gia đình nàng quá giang qua Vân Khánh rồi anh chạy về nhà bằng ngả Kinh Dài.
Chuyến đi của gia đình cô Kim êm xuôi nhưng không biết có tới bến bờ tự do hay là làm mồi cho cá mập giữa lòng đại dương...
Sau Tết Nguyên Đán, khoảng đầu tháng 2 năm 1977 trường Đông Hưng có những thay đổi bất ngờ lớn lao vô cùng nó cũng chuyển cuộc đời Long sang một trang mới, việc móc ngoặc bắt đầu gian truân không còn dể ăn như trước nữa...
(Mời các bạn xem tiếp kỳ 35)
Trường học trong chế độ CS có rất nhiều đoàn thể chánh trị trong đó.
Đảng CS, đoàn thanh niên CS, Công đoàn, đội thiếu nhi hoàng khăn đỏ...
Vào thời điểm của đầu năm 1977 thì trường Đông Hưng chưa có đảng CS cũng như chưa thành lập đội thiếu nhi quàng khăn đỏ trong trường.
Chỉ có 2 tổ chức bù nhìn có tên có người nhưng chưa hoạt động, chưa sinh hoạt hay làm bất cứ việc gì.
Long không nhớ chính xác cái hôm mà vừa họp hàng tháng để nghe các trường báo cáo tình hình và nhận chỉ thị mới từ phòng GD xong thì Út Nhứt kêu anh và 5 tên hiệu trưởng khác tiếp tục ở lại họp đoàn.
Út Nhứt cho biết trên nguyên tắc căn bản muốn gia nhập đoàn thanh niên CS phải làm đơn xin gia nhập và cần có 2 đoàn viên cũ hoặc là 1 đảng viên CS giới thiệu thì "đàn quỉ" cơ quan mới thu nạp. Nhưng với tình hình cấp bách hiện tại lúc đó tỉnh ủy Kiên Giang ra lịnh đoàn thể hóa tất cả các cán bộ ngoài "quần chúng" cho nên phòng GD An Biên quyết định làm thử 6 trường để rút kinh nghiệm trước.
Y giới thiệu một cán bộ mới tên Lâm từ ngoài Bắc vào chi viện làm bí thư đoàn còn thằng Mạnh thì giữ chức phó "bí đá...". Nhiệm vụ mới của 6 người là về trường mình thành lập đoàn TNCS làm thí điểm.
Nếu các giáo viên mới nào đã là đoàn viên trong trường sư phạm rồi thì mời tham gia hoạt động cho chi bộ đoàn của trường.
Nếu như trường nào chưa có thì người đoàn viên cũ xét lý lịch và những thành tích công tác trong thời gian qua của GV mà giới thiệu vô đoàn.
Thời buổi đó người ta chỉ nghe phong phanh "rằng thì là" muốn có được chức vụ trong cơ quan ít ra cũng phải là đảng viên CS hay là đoàn viên CS thì mới được cho giữ, còn không có thì đừng có hòng.
Công đoàn thì lại càng tức cười hơn. Tất cả giáo viên đều được yêu cầu vô công đoàn GD. Người thư ký công đoàn GD của trường lúc đó chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phân phối nhu yếu phẩm mà thôi.
Tuy là được chỉ thị phải xem xét lý lịch và thành tích công tác nhưng trường Đông Hưng thì không cần 2 điều kiện đó. Long chỉ thông báo ai muốn gia nhập đoàn thì nộp đơn và lý lịch rồi Long và Mạnh sẻ giới thiệu thành đoàn viên liền tay...
Thật ra đoàn TNCS chỉ là một công cụ tiên phong phục vụ cho đảng CS mà thôi.
Chi bộ đoàn của trường Đông Hưng thành lập chưa được bao lâu thì huyện đoàn của phòng GD ra văn thư chỉ thị cho toàn bộ các đoàn viên của trường Đông Hưng phải tận lực hiệp sức giúp cho đảng bộ xã Đông Hưng hoàn thành công tác lập sổ hộ khẩu cho dân.
Quyển sổ gia đình của thời VNCH được CS đổi tên thành sổ hộ khẩu.
Chánh quyền không căn cứ vào cuốn sổ gia đình cũ để lập hộ khẩu mà họ lại căn cứ vào quyển sổ thống kê trình độ văn hóa trước đó đã làm. Những tên tổ đảng hoặc trưởng ấp có bổn phận xét lại coi anh chị em đoàn viên có ghi đúng với số người đang hiện hữu trong tất cả gia đình của dân chúng hay không.
Nếu ở ngoài thị trấn, thị xã thì chuyện lập sổ hộ khẩu cho dân chúng nó dể dàng như uống một ly cà phê, nhưng với Đông Hưng không dể chút nào.
Từ tổ đảng cho tới chủ tịch xã đọc không thông, ký tên không được thiệt là một vấn nạn khó khăn.
May mà 51 GV còn lại đều được kết nạp thành đoàn viên với lực lượng đông như vậy nên những cuốn sổ hộ khẩu được viết mau lẹ...
Số hộ khẩu viết mau nhưng được gôm về ủy ban chất đống đó chứ chưa thể hoàn tất để phát lại cho dân chúng.
Mấy tổ đảng ở ấp chưa duyệt được, nên chưa ký tên vì vậy mà ban thường vụ sau khi họp lại đã quyết định nhờ Long đọc lại cho từng ông tổ đảng so sánh với thực tế. Sau đó ông ta sẻ ký tên rồi chuyển qua cho ủy ban xã ký tên đóng dấu.
Nhiệm vụ duyệt dùm sổ hộ khẩu thấy thì dể dàng mau lẹ nhưng xã Đông Hưng có cả ngàn nóc gia ở trong 9 ấp mà 9 ông tổ đảng hai tay chỉ quen cầm cây phản phát cỏ, cây búa đốn tràm chứ chưa cầm qua cây viết cho nên chuyện ký cái tên mình thiệt tình không dể chút nào.
Giấy tờ hộ tịch của toàn xã chả lẻ 9 ông đều gạch chữ thập cho nên dù khó tới đâu Long cũng phải ráng tập cho họ ký được cái tên vào. Nhưng tập hoài mà làm không xong vậy nên thay vì ký nghuyên cái tên vô sổ, anh chỉ tập cho họ ký 1chữ đầu tên hoặc là chữ cuối tên nếu có trùng nhau...
Thí dụ như Ba rắn hổ có tên là Trần Văn Ba chữ B khó viết hơn chữ A cho nên Long chỉ tập cho anh ta một chữ a thường ở sau cuối mà thôi...
Cái số của Long chắc là sanh ra nhầm vào "cung móc" cho nên lập sổ hộ khẩu cũng phải móc ngoéo mới làm xong.
Đầu tiên thì cô Hoa đến nhờ:
- Anh à! Anh làm dùm em một cái hộ khẩu "ma" cho chị Hương em đi.
Long giật mình:
- Làm sao làm được? Mà làm để chi chứ? Ở chổ nào thì người ta đến chổ đó làm cần gì tới mình giúp.
Cô Hoa nói nhỏ:
- Hổng dể dzị đâu. Ở chợ khó hơn ở đây nhiều. Nhà anh Hạnh ở Sài Gòn người ta tống bớt xuống vùng kinh tế mới, đâu có dể gì họ làm hộ khẩu cho người đã ra đi mấy tháng rồi. Ở Rạch Sỏi cũng vậy dân cố cựu nơi đó thì họ làm, còn mình đến ở tạm thì họ đâu có làm cho mà mong.
- Nhưng tôi làm sao mà ghi được tên chị cô vô sổ bộ của xã được. Đọc tên lạ hoắc họ đời nào chịu ký vô mà cô nhờ.
Cô Hoa đến sát bên cười duyên nói nhỏ:
- Ai nhờ anh vô sổ bộ làm gì? Em viết xong rồi thì mình ký đại tên của cha chủ ấp nào đó cũng được, em chỉ nhờ anh để chung vô đó rồi đưa cho ủy ban ký tên đống mộc là xong. Dể ẹt hè, làm dùm em nghen...
Không chỉ mình cô Hoa mà cô Tuyết dân y cũng qua nhờ làm dùm cho mấy người quen đã bỏ về Sài Gòn không còn nơi ở nữa...
Ăn Tết Nguyên Đán xong Long hồi họp trở lại trường. Lòng anh mâu thuẩn vô cùng không biết là mình mong gặp lại cô Kim hay là mong cho cô vượt thoát khỏi nơi nầy...
Anh về tới Đông Hưng lúc chiều nhá nhem tối. Căn nhà tập thể của anh cửa vẫn còn khóa, chứng tỏ Danh Quyền và Danh Sa Manh chưa đến, còn bên mấy cô giáo thì ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu cũng vừa đốt lên.
Long nhẹ nhàng đi qua dãy hàng lang, bên trong các nàng đang xì xầm:
- Giờ nầy mà mấy ổng còn chưa tới thì chừng nào mình mới mở được cửa đế vô nấu cơm. Con nhỏ Hoa nầy hổng chịu làm thêm một cái chìa khóa xe cua.
Long mang ba-lô thò đầu vô cửa :
- Mấy cô nói lén gì tui vậy? Tới hồi nào mà chưa ăn cơm chiều hả. Nhưng mà giờ nầy rồi ngoài chợ đống cửa đâu còn đồ gì có thể mua được để ăn đâu mà đòi nấu cơm. Nhịn đói đi cho nó ốm bớt, hổm rày nghỉ Tết ăn nhiều rồi...
- Tết năm nay buồn hiu đâu ai còn tiền dư mà chuẩn bị ăn Tết lớn. Mới vừa hết mùng ba là trở lại ăn khô quẹt nữa rồi. Hổng có đồ ăn thì ăn chao, nhà mình chao để dành sẵn nhiều mà lo gì. Cô Đào nói.
Ngày hợp mặt sau Tết buồn hiu lại ăn uống kham khổ hình như là cái điềm báo trước những chuổi ngày không may mắn sắp tới...
Một tuần lễ nặng nề trôi qua không có tin xấu nào về cô Kim như vậy là cô đã an toàn rời khỏi quê hương rồi. Long cũng bớt lo. Sáng hôm chủ nhật anh đang ngồi uống cà phê với Hoàng thì thằng Thắng công an bước vô kéo ghế ngồi kế bên hỏi nhỏ:
- Bà vợ hụt của anh đi theo ông Hai ghe cào vượt biên rồi phải hông?
Hoàng giật mình ngạc nhiên nhìn Long trong khi anh trầm tỉnh trả lời:
- Bà vợ nào mà tui hổng biết dzậy?
Thắng cười lớn:
- Làm bộ hoài, cái bà mà hôm 29 tết ông đưa gia đình cô ta qua Vân Khánh ăn đám giổ đó. Họ làm đám giổ rồi tối hôm đó tổ chức vượt biên luôn.
Long vổ đùi đứng lên nói:
- Hèn gì mà cả tuần nay cô ta không trở lại trường để dạy, tui cứ tưởng cô ta kẹt chuyện gì nên chưa xuống kịp ai dè đi vượt biên.
Ừa! Mà sao ông biết chắc dzị? Bộ bắt lại được rồi hả?
- Bắt được cái khỉ gì. Thấy nhà đóng cửa mới đầu tưởng họ ra chợ ăn Tết nên đâu có ai để ý tới mùng 7 hạ nêu cửa cũng chưa mở nên công an Vân Khánh vô coi thì mới biết là họ vượt biên. Hên cho tui hôm đó không có theo ông qua đó nhậu nếu không thì dính chấu với tụi bên Vân Khánh rồi. Mà hình như hôm đó ông không có ở lại phải hông?
- Hỏi lảng xẹt, ông không đi tui qua đó trể buổi sáng người ta cúng xong rồi tui ở lại nhậu với ai? Cho nên tui cũng vọt về nhà luôn. Thiệt là hú hồn...
Buổi họp GV hôm đó không những vắng mặt cô Kim mà còn thiếu Phạm Công Bình. Cô Kim được công bố bỏ nhiệm sở vượt biên còn Bình thì theo lời Lưu cho biết, anh ta đang bị bệnh nên chưa trở lại nhiệm sở được...
Tuy Lưu nói Bình đang lâm bịnh nhưng linh tính cho Long biết chắc không phải dzậy thanh niên sức lực sung mản ít khi nào bịnh lâu được cho nên lúc báo cáo tình hình nhân sự ở phòng anh không hề dấu diếm chuyện của 2 người không trở lại nhiệm sở.
Gần ngày bãi trường bộ GD lại phát động chiến dịch dạy bổ túc văn hóa cho dân chúng để xóa nạn mù chữ. Xã Đông Hưng có hơn 95% người mù chữ.
Người bị mù chữ có rất nhiều nguyên nhân khiến lúc nhỏ họ không đi học được, đại khái như là không có trường học, nhà nghèo, không thích đi học...
Hồi nhỏ đã không học bây giờ lớn rồi làm sao mà chịu đi học ???
Chưa nói đến người dân bận công việc ruộng đồng quanh năm suốt tháng dầm mưa dãi nắng, ban ngày đi làm chiều về mệt nhừ tử, tối lại phải cầm tập tới trường cho muỗi cắn chứ học hành cái giống gì???
Người dạy cũng rất khó khăn ban ngày thì phải lo phụ trách làm tròn nhiệm vụ chính cho đám học sinh của mình, chiều tối lại cũng phải đem mình làm mồi hiến máu cho muỗi...
Ấy vậy mà từ bộ xuống ty, từ ty xuống phòng đều đổ cái nhiệm vụ không thể thực hiện được đó lên đầu của đám GV với đồng lương chết đói thì thiệt là tình hết chổ nói.
Giáo viên thì không ai dám phản kháng rồi nhưng làm sao để cho bà con nông dân chịu đi học, đó mới là điều đáng nói...
(Mời bà con xem tiếp kỳ 36)
Đúng là thầy Long thật phong độ và đa tài , " Móc Ngoặc " bất tận , sống dưới chế độ CS ai mà khg " móc ngoặc " là phải " móc bọc " mà thôi , tui cám ơn và chúc thầy Long dồi dào sức khỏe để tui & độc giả TH được tiếp tục thưởng thức truyện và những bài thơ thật hay nha .
ReplyDeleteCô 5BĐSK
Tui tuy không có học về khoa tử vi bói toán nhưng có theo bà xã mình đi xem lá số tử vi cũng nhiều ông thầy lắm rồi mà đâu có nghe ông nào nói có cái "cung móc".
ReplyDeleteVậy cung móc nằm ở chổ nào hả Thầy Long?
Người Nhiều Chuyện
Ở VN sau năm 75 tui thấy nhiều người có cung móc bọc lắm sao Cô 5 nói đúng quá dzị !
ReplyDeleteNgười Tài Lanh
ReplyDeleteThầy bói là nghề của tui, ai muốn biết cung Móc nằm ở chổ nào hãy đặt tiền tổ trước tui sẽ chỉ cho. Còn hỏi thầy Long chắc chắn là thầy không nói đâu, bí mật nghề nghiệp mà.
Tú Lan Thanh.
Tiền tổ tui đặt một trăm
ReplyDeleteXin cho tui biết."Móc" nằm ở đâu?
Lại còn thêm cái cung sầu
Cung thương, cung nhớ biết đâu mà mò
Tử vi ai biết chỉ cho
Tiền tổ tui đặt, thêm bo dài dài
Người Khoái Xem Bói
Biết chứ , tui cung sống dưới chế độ CS 1 thời gian khá dài ... Ở VN sau 75 có nhiều nghề được sinh ra lắm , thí dụ : " Móc nối " vượt biên , nói về nhà nước thì người ta hay " móc họng " , bần cùng sanh đạo tặc thì đi " móc túi , móc bọc " , muốn có bằng cấp nhanh khg cần học , muốn được an thân thì cứ " móc hầu bao " , còn và còn nữa , xin mọi người góp ý nha , tui bị bí gòi ...
ReplyDeleteCô 5 BĐSK
Kính chào cả nhà!
ReplyDeleteRất vui mừng và rất cám ơn các bạn ghé thăm nhà Tha Hương cũng như móc hầu bao ra mua rượu Đường Xuồng.
Cám ơn Cô 5BĐSK đã cho thêm tui vài cây móc. Nhưng móc gì cũng được đừng có Móc Giò Lái như La Thành là chít tui đó nghen.
Cám ơn Tú Lan Thanh có nhả ý trả lời dùm câu hỏi Cung Móc nằm ở chổ nào. Dzị Người Nhiều Chuyện đặt tiền quẻ đi chứ tui không thể nào phá nồi cơm của ân nhân mình được. À mà TLT có biết Cung Thương, Cung nhớ Cung Sầu nằm ở đâu không làm ơn chỉ dùm luôn thể.
Biết được chắc là bạn mở văn phòng xem tử vi hổng chừng mình làm giàu luôn đó.
Tặng cho người Tài Lanh mấy câu thơ nè:
Trong bọc có tiền thì mới móc
Túi không tiền chỉ có khóc thôi
Muốn mua có một nắm xôi
Rờ vô túi lủng, chao ôi hết tiền
hihi...
Muốn mua có một nằm xôi
ReplyDeleteRờ vô túi lủng chao ôi hết tiền ( LN )
Vậy thì đi kiếm thầy Long
Móc túi của ỗng lấy tiền mua xôi
Người móc bọc
Móc túi của ổng hởi ôi
ReplyDeleteTiền đâu không thấy nó lòi đống "bill"
Người móc túi.
Vậy thì chết chắc thầy gồi
ReplyDeleteChạy đâu cho khỏi tay tôi phen nầy
Mua xôi thì phải mua đầy
Một mâm xôi bắp tụi nầy mới tha
Thầy mà lên tiếng kêu ca
Tụi tui xúm lại phá nhà thầy luôn
Uống cho hết gụ Đường Xuồng
Haha ngán chưa???
Cô Giáo Ngụy