Links

Tuesday, September 27, 2016

Móc Ngoặc 46 & 47

Lanh Nguyễn
Image result for vượt biên

Dòng thời gian vẫn trôi đi trong âm thầm lặng lẻ.
Sau hơn hai năm cướp chánh quyền người CS đã tổ chức khá kiện toàn bộ máy kềm kẹp từ trung ương cho tới địa phương.
Dân chúng đã thấm đòn, rất nhiều người chịu không nổi nên tổ chức vượt biên, người ta vượt biên càng lúc càng đông từ khắp mọi nơi đổ dồn về các tỉnh ven biển rồi dùng tàu đánh cá mà trốn đi. Có người may mắn trốn 1 lần là khỏi, cũng có người xui xẻo bị bắt lại nhưng rồi họ cũng lần lượt tìm cách trốn tiếp.
Các xã huyện ở ven biển dồn hết khả năng nhân sự để tăng cường cho đội công an biên phòng.
Những người có thể đọc viết được ở xã Đông Hưng đều được rút vể huyện An Biên trong đó có Thắng nó được tăng cường cho đội công an biên phòng của huyện. 
Chiếc vòng "kim cô" càng lúc càng siết chặc vào đầu của người dân. Người nào có thể trốn được thì đi trốn, người nào không trốn được vẫn phải âm thầm chịu đựng để tiếp tục cuộc sống.

Vòng xoáy đời đang quay cuồng dữ dội đang làm rung chuyển cả trời đất nhưng Long và Hoa vẫn thản nhiên không hề muốn biết, họ vẫn ung dung tuần hai lần chở cá vượt trạm kiểm soát đi ra Rạch Sỏi bán kiếm lời. 
Mỗi chiều thứ ba Long đều đứng lớp dạy thế cho Hoa, nàng ở nhà nấu cơm sớm. Tan học là cả bọn đã có sẳn mâm cơm ngon lành.
Cơm nước xong 2 người xuống vỏ máy chạy thẳng vô Kinh 15 cân cá. 17 gia đình trong ấp Kinh 15 bây giờ đều đi cắm câu lấy cá bán kể cả 2 anh thầy giáo người Miên.
Chiều thứ 3 và chiều thứ 6 mọi người chuẩn bị sẵn sàng hể vỏ máy của Long vừa vào đến là họ thi nhau đem cá tới cân, họ tranh thủ cho chàng về sớm trước khi mặt trời lặng xuống dưới cánh rừng tràm xanh thẩm.
Thường thường thì 7 giờ tối là tất cả đã xong xuôi sẵn sàng lên đường trở về chợ. Mỗi lần thấy trời chuyễn mưa là anh Ba Rắn Hổ căn dặn:
- Chú nhớ canh chừng tát nước cái vỏ máy nghen đừng để nước lỏng bỏng cá lội được là lường nó bị nhám, dể chết lắm. Bạn hàng họ chê chú cân hổng được đem bán cá mắm lổ thắt họng chứ hổng chơi đâu...
Long cười cười trấn an anh ta:
- Chuyện đó tui biết mà anh Ba, nghề ruộng mới là nghề chánh của tui còn thầy giáo chỉ là nghề tay trái thôi.

Tháng chín giữa thu thời tiết lý tưởng, gió mát rượi nhưng trời lại bắt đầu mau tối, mới 7 giờ mà chỉ còn nhìn thấy lờ mờ. Trăng 17 vẫn còn trốn ở đâu đó chưa chịu nhú lên.
Danh Quyền hỏi:
- Anh định về bây giờ hay là ở lại chơi một lát chờ trăng lên thấy rỏ đường rồi mới chạy về?
Cô Hoa dành trả lời thế:
- Chắc là phải về liền, em ngồi trước mủi rọi đèn pin cho ảnh chạy. Ở tối quá em sợ lắm.

Chiếc vỏ máy rời bến nhà Ba Rắn Hổ nó băng mình như một lằn tên bay trong đêm tối. Thật ra chạy máy ban đêm cũng chả có gì là khó khăn. Hai bên bờ cây lá đan kín nhưng chính giữa lòng sông tróng trơn mặt nước phản chiếu bóng đêm nên dội lên một làn ánh sáng yếu ớt. Người điều khiển vỏ máy chỉ việc nhắm ngay lằng ánh sáng đó mà chạy thẳng nếu nghe tiếng máy chạy ngược chiều thì người ngồi phía trước nhá đèn pin làm hiệu để cả 2 phía hạ thấp ga lại mà né nhau...
Khoảng nửa giờ sau là ánh trăng 17 bắt đầu lú lên toả ánh sáng diệu dàng. Chiếc vỏ máy cũng đã ra tới phía ngoài con kinh sáng và nó bắt đầu trực chỉ về Xẻo Rô. 
Ngoài kinh sáng con sông đã rộng lại có ánh trăng mờ ảo nên thơ vô cùng.
Trời mát rượi phong cảnh lại hữu tình hai người ngồi sát bên nhau nhưng không ai lên tiếng, chắc là mỗi người đang có một suy nghĩ thầm kín nào đó ở trong lòng. Hay họ không nói chuyện với nhau được nhiều là vì tiếng máy nổ lớn quá làm điếc cả 2 cái lổ tai.
Gần 2 giờ sau thì họ sắp về đến thứ 3. Long hạ nhỏ ga lại nói với nàng:
- Hay là em ghé nhà ngủ cho khoẻ nghen. Mình anh ra Xẻo Rô ngủ cũng được. Sáng sớm hợp chung đoàn với thiên hạ vượt  trạm. Chừng 8 giờ sáng anh trở lại thứ ba rước em về thứ 11.
- Hổng thèm. Em đã nói với anh rồi. Anh ngủ đâu thì em ngủ đó. Ghé nhà làm gì? Má Năm mà biết bả cạo đầu khô khỏi chế nước.
Long cười cười hỏi lại:
- Em tính ngủ trên vỏ máy mà hổng đem mùng theo hổng lẻ ngủ trần cho muỗi nó khiêng em đi mất à?
Hoa đánh vào vai anh vừa cười vừa nói:
- Anh xạo quá đi. Cái mùng của anh để làm gì hả? Ngủ ngoài trời một mình anh hổng sợ lạnh sao mà làm bộ... 

Đến gần chợ Xẻo Rô thì trời đã về khua. Mười giờ tối ở quê người ta đã tắt đèn ngủ hết rồi. Long cột ghe dưới bến nhà Tùa Kía gần cái trại ghe nhưng không đậu vào trong. Cái vỏ máy nầy anh thường ngủ trên đó nên đã chuẩn bị chổ giăng mùng. Hai bên  be anh đặt 4 cái khoen tròn dùng để cắm 4 nhánh tràm nhỏ cao chừng hơn 1 mét rồi buộc dây giăng mùng lên đó.  Thấy Long không đậu trong trại ghe Hoa thắc mắc hỏi:
- Sao có trại tróng mà anh không đem vỏ máy vô trong đậu, đậu phía ngoài rủi mưa thì sao?
- Cái trại ghe của người ta biết chủ là ai mà lên hỏi đậu nhờ. Mình đậu phía ngoài khỏi mất công lôi thôi. Ban đêm đậu ngoài trời tróng trải mát mẻ ngủ sướng lắm nếu lở có mưa thì mình chui vô trại để đục nhờ cũng chưa muộn...
Cuộc sống trên sông nước nếu có đôi có bạn cũng xem như là một thú an nhàn thần tiên không gì sánh bằng...

Hai đứa mình lênh đênh trên sông nước
Ngày như đêm xuôi ngược khắp An Biên 
Sống an lành dù thế sự đảo điên 
Nào hay biết dân triền miên thống khổ 

Chiếc thuyền tình đang chập chờn sóng vổ 
Đời giang hồ chưa được chổ trú thân 
Hai chúng ta tìm kiếm đã bao lần 
Vẫn chưa thấy bình minh cho cuộc sống 

Ta vẫn biết tình yêu là giấc mộng 
Là biển khơi, là trời rộng thênh thang 
Là nhớ thương là ngăn cách đôi đàng 
Là đau khổ là bẻ bàng theo duyên số....

Trời đã định rồi, đố ai thoát khỏi...
Niềm vui chưa được bao lâu thì mùa gió bất lại trở về. Nó không những đem hơi lạnh đến cho mọi người mà nó còn làm cho mùa cắm câu chấm dứt. Không còn cá để chở ra chợ bán nữa. 
Nhưng mùa gió bất lại báo hiệu ngày Tết cận kề nó cũng là lúc biển êm gió lặng và người vượt biển càng ra đi ồ ạt hơn...
Cái Tết năm 1978 là cái Tết sau cùng ở Việt Nam mà Long đón nó cùng gia đình...

Từ ngày CS cướp chánh quyền đến năm 1978 người dân miền Nam đã đón 3 cái Tết Nguyên Đán. Cái Tết đầu tiên khi đất nước không còn tiếng súng, hầu hết dân thôn quê miền Nam đều vui mừng vì người ta tưởng lầm rằng từ nay đã thật sự không còn bị thần chết ám ảnh chực chờ đem đi bất cứ lúc nào. 
Cuộc sống rồi đây sẻ được cải thiện từ từ. Nhưng ai có ngờ đâu:

Dân thôi chết vì đạn bom súng nổ 
Mà khổ vì không có chổ dung thân 
Từ thị thành cho đến tận thôn lân 
Đang chết dần vì lũ vô thần ấy 

Thằng ăn trộm hôm kia dân mới thấy 
Thì hôm nay nó lại nhảy lên ngôi 
Bàn chủ tịch, thằng ấy nó đang ngồi
Nhìn lạng quạng nó lôi đi cải tạo 

Lúa với gạo chúng ông thầu hết ráo 
Bọn chúng mầy lếu láo chết bây giờ
Thấy chuyện gì thì cũng phải làm ngơ 
Nói bậy bạ ông phơ cho dập xác

Hảy cố gắng mà nghe lời của bác 
Đời chúng mầy sẻ thành rác trôi sông 
Ngụy đi rồi đừng ở đó mà mong 
Đế quốc Mỹ sẻ không quay trở lại

Từ cái Tết thứ nhì trở đi không khí bắt đầu ảm đạm. Hàng hóa cái gì cũng thiếu. Vải vóc để may đồ mới cho trẻ em không có, đường, bột gạo nếp để làm bánh cúng ông bà cũng không . Ngày Tết trông cũng như ngày thường, bởi vì tất cả mọi thứ đều bị CS quản lý chặt chẻ, mua thứ gì cũng cần phải xin giấy. Người dân thi nhau  xuống tàu vượt biên để trốn khỏi cái thiên đường "Xuống Hố Cả Nước"

Chiều qua anh đến nhà em 
Vườn không nhà tróng cửa rèm nhện giăng 
Em ơi! Em có nhà chăng ? 
Hay là em đã theo trăng xuống tàu? 
Thế là ta đã mất nhau 
Biển xanh sóng dậy chôn bao xác người 
Từ nay mất hẵn nụ cười 
Rừng xanh bị phá, đười ươi xuống thành...

Cái Tết thứ 3 thì thảm sầu hơn nhiều. Những người Lính đi cải tạo đã hơn  2 năm mà vẫn bặt vô âm tính. Ngày trở lại với gia đình vẫn mờ mịch không ai biết. 
Tất cả các nghành nghề đều bị bắt buộc vô hợp tác xã. Những tin đồn từ ngoài bắc, ngoài trung đưa vào làm dân chúng càng hoang mang lo sợ.
Nào là phải tập trung ra ruộng theo tiếng kẻng, ăn uống nghỉ ngơi mọi chuyện đều phải làm theo tiếng kẻng báo hiệu.
Lúa ở trong bồ sẻ bị kiểm tra và bắt buộc phải đem cân cho nhà nước, gà vịt trâu bò chó mèo đều phải đem đi đăng ký...
Những tin đồn đó ngày càng lan rộng, lòng người dân càng hoang mang khiến người ta càng đi vượt biên đông hơn. Mùa Tết, biển êm sóng lặng thuyền lớn thuyền nhỏ đều muốn ra khơi để tìm đường thoát khỏi sự kềm kẹp của cái vòng kim cô quái ác đang siết vô đầu.
Có người đã bị bắt 8, 9 lần mà vẫn không từ bỏ ý định vượt biên. Tên công an lấy khẩu cung hằn học hỏi:
- Ông đã bị bắt 9 lần rồi tại sao lại còn đi vượt biên nữa?
Ông Tàu sống trên đất Việt nầy trả lời không một chút do dự:
- "Nị ga mà hỏi cái cây cột đèn. Nó mà có chưn thì nó cũng đi luôn gồi nói chi tới tui"...

Không khí Tết ở nhà đã thảm sầu ảm đạm, xuống trường lần nầy lại càng thảm hơn. Anh em GV gặp nhau mới có mấy hôm thì Long có tin nhắn phải trở về phòng GD gấp có việc cần.
Trước năm 1975 không biết ở Sài Gòn hay ở ngoài tỉnh thành đã có trường mẫu giáo chưa, chứ ở các Quận dù có đông dân, trù phú cách mấy vẫn chưa có trường mẫu giáo. CS thì cái gì cũng muốn "nhứt cư". Phổ thông, bổ túc còn bầy nhầy như một mớ bòng bong chưa tới đâu cả, vậy mà họ lại muốn tiến sang lảnh vực mẫu giáo. 
Phòng GD An Biên đang chọn một nữ cán bộ để đưa về ty GD học chuyên nghành phụ trách mẫu giáo. Không biết tên khốn nào đã đề nghi rút cô Hoa về phòng GD An Biên rồi đưa nàng ra ty học.
Nghe tin sét đánh Long lên tiếng phãn đối mạnh mẻ:
- Sao mà chú cứ tìm cách chặt tay chặt chân tui hoài dị? Đầu năm rút mất thằng Hoàng. Chia trường mất thằng Sơn, Năm Dồi lấy mất thằng Đô bây giờ lại rút thêm cô thủ ủy của tui nữa. Cái trường còn lại toàn là dân mới tinh y như hồi tui mới xuống. Chơi dzị chơi sao bền? Rút cô Hoa đi tới mùa cá lấy ai đi chở cá với tui. Mối mang giá cả một mình cô ta biết chứ tui chỉ có chạy máy thôi còn buôn bán thì bù trấc. Làm dzị thì coi như đập bể cái nồi cơm của mình rồi đó. 
Út Nhứt chắc có lẻ đã tính toán bàn thảo  kỹ lưỡng chuyện rút cô Hoa về phòng rồi nên tỉnh bơ trả lời:
- Chiện đó tụi tao tính kỹ hết gồi. Bi giờ tới bãi chường cũng đâu có cái gì cho mầy làm ga tiền. Mầy ở dưới đó huấn liện cho thằng hiệu phó gồi tìm thêm một đứa khác nữa làm phụ tá cho nó, cuối niên học chở lại phòng GD như dzậy thì 2 đứa mầy cũng làm chung một chổ chứ có "chia lon ghẻ phụng" gì mà mầy cằn nhằn cự nự. 

Trở về phòng GD cái viễn ảnh tối mò như đêm 30 tháng 04. 
Chưa tìm ra được người chủ ghe biển nào có ý định bán ghe đi vượt biên. Ghe thì nhiều, quen chủ ghe cũng không ít. Nhưng cái khó là làm sao mở lời để dọ ý người ta. Nếu chẳng may họ không có ý định vượt biên hay bán ghe mà mình nhào vô hỏi đại thì coi như tàn đời với công an. Rồi sự tin tưởng sẻ không còn nữa. Chính vì thế mà mấy tháng nay Long còn do dự chưa dám mở lời với bất kỳ ai. Bây giờ thời gian không còn. Địa bàn công tác sắp bị đổi. Mọi chuyện sắp bị đảo lộn tùng phèo...
Út Nhứt cho anh 2 tuần lễ để chuẩn bị đưa cô Hoa về phòng. 
Tiền bạc và chức vụ thủ quỷ được Hoa giao lại cho Đào đảm trách. Hai tuần ngắn ngủi còn lại rồi cũng qua nhanh. Thiệt là tình:

Em đi mang cả hồn anh 
Rừng cây ủ rủ, lá xanh đổi màu 
Mình anh "ngoặc móc" làm sao. 
Ghe câu, ghe lưới, ghe cào để ai
Thứ Ba, Mười Một, sông dài...
Vắng em anh nhớ cả ngày lẫn đêm...

Cô Hoa bị rút về phòng làm Long hụt hẩn. Mọi trật tự trong cuộc sống đều bị đảo lộn. Chưa đầy tuần lễ là anh đã nhảy tọt lên mui đò Hiệp Lợi trở về phòng.
Nhưng về phòng cũng chỉ để nhìn nhau mà tức. Cô Hoa chưa có việc gì làm ở phòng, mỗi ngày chỉ tới đó trình diện cho có mặt một lúc rồi về nhà nghỉ.
Khóa học ở Ty chưa biết tới bao giờ mới có. Trường mầm non mẫu giáo thì còn nằm trên bảng kế hoạch. 
Chiều chiều qua nhà cô Hoa thăm chơi, 2 đứa cũng chỉ nhìn nhau mà nuốt nước bọt. 
Long cũng không có tinh thần để uống rượu với ông Hai Thiên. Hai người chỉ uống trà mà bàn chuyện thời sự. Ông Hai Thiên hối thúc chuyện tìm mua ghe:
- Mấy tháng tới đây biển êm lắm nếu có ghe là mình có đủ người đi. Cháu ráng tìm đi. Để chậm chạp rủi bị đổi về huyện như con Hoa là mình kẹt lại luôn đó. 
- Vậy chắc là cháu cũng phải liều mạng mà hỏi người ta đại chứ biết làm sao bây giờ...

Về lại trường Đông Hưng Long bàn với Quốc Việt:
- Kết thúc năm học nầy là tôi trở về phòng rồi. Ông muốn tìm ai làm hiệu phó thì cho tôi biết để tôi đề cử luôn nhưng làm ơn nhớ một điều là người đó không thể là mấy anh Bắc di cư nghen. 
Cuối cùng Long đề cử "Minh kinh tế mới" làm hiệu phó chuyên môn. Cái trường còn chỉ hơn phân nửa lớp so với năm trước mà có tới 2 hiệu phó nên Long giao toàn quyền cho Quốc Việt và Minh còn mình thì lẻn xuống các điểm trường tham quan rồi qua luôn bên Sơn và Trần tìm các chủ ghe biển nhậu để chờ cơ hội mở lời dọ ý hỏi mua ghe...

Người dân ở thôn quê bây giờ như kiến bị nhốt trong cái chảo nóng cứ bò quanh quẩn trong chảo, bò lên miệng chảo để nhìn ra ngoài xa, thèm một khoảng trời bao la vô định nhưng đa số những con kiến đó chỉ bò quanh miệng chảo để rồi chui trở vào lòng chảo mà chờ chết. Cũng có không ít con đã liều mình buôn rơi ra ngoài vực thẳm phó mặc cho số phận...
Cái tin đồn nông dân bị ép phải bán lúa cho thương nghiệp càng lúc càng lan rộng làm cho họ đứng ngồi không yên.
Chú Mười trại cưa sau tiệc nhậu đã than với Long:
- Nông dân mình sống được chủ yếu là cậy vào giá lúa. Lúa bán có giá thì mới có tiền mà chi xài chong nhà. Họ ép giá kiểu nầy có khác nào siết cổ, bóp mũi người nông dân cho tới chết đâu, dzị mà cái miệng họ mở ra là oang oang nói "chánh quyền nầy là của người dân". Tui thiệt chán quá đi thầy giáo ơi!

Đi tới đâu cũng nghe thiên hạ than vắn thở dài khiến Long nhớ tới cô Thắm ở Đông Yên người đã bỏ nghề gỏ đầu trẻ rồi chuyển sang buôn bán gạo lẻ.. 
Ở không chẳng có cái móc nào để mà cào mà quẹt làm tay chân anh ngứa ngáy khó chịu. Suy đi tính lại Long quyết định đi xay hàng sáo bán gạo lậu như cô Thắm, vừa kiếm tiền vừa giúp ích cho các bạn nhậu của mình.
Ba cái nhà máy xay lúa thì cái ở Tắc Cậu Long có quen nhưng lại khó đem lúa ra đó xay vì bị cái trạm kiểm soát ở Xẻo Rô cản đường. 
Cái ngay chợ Thứ Ba thì nằm gần phòng GD và huyện ủy quá dể bị rắc rối. 
Long quyết định đến nhà máy xay lúa Thứ 9 bắt mối để họ xay gạo cho mình.

Nghe kế hoạch mua lúa xay gạo bán má Năm ủng hộ 2 tay bà xuống Thứ 9 để lo chuyện xay gạo vì người coi gằng cho nhà máy Thứ 9 vẫn là Hai Khôn con lớn của má hai anh cùng cha khác mẹ với cô Hoa. 
Long và Hoa thì ra chợ bàn với vợ chồng anh Hạnh về giá gạo và số lượng mua vô mỗi kỳ.
Thiệt ra mua bán gạo lậu lúc đó cũng không còn lời nhiều vì chi phí quá cao. Mua dầu lậu để xay lúa, mua xăng lậu để chạy máy mà mỗi chuyến đâu có dám chở nhiều gạo. Cái vỏ máy được trét chai và sơn lại cho thật khô, gạo vô bao lỏng lỏng để cho nó nằm xẹp gọn dưới mấy cái sạp. Mỗi chuyến chở đúng 10 giạ gạo dưới cái vỏ máy khổng lồ để cho bọn công an kinh tế tưởng lầm là vỏ máy không. 
Mà cái quan trọng của 2 người lúc đó không phải là mỗi chuyến hàng lời được bao nhiêu tiền. Họ chỉ muốn được gặp nhau mỗi tuần vài lần dù thời gian bên nhau thật là ngắn ngủi. Mỗi tuần vẫn là chiều tối thứ ba quen thuộc Long đem lúa tới nhà máy cho anh hai Khôn, xay xong là chuyễn gạo xuống vỏ máy liền tay. Long trải cao su và manh chiếu nhỏ trên sạp rổi giăng mùng ngủ giữ gạo. Ba giờ sáng trước khi đò thứ 9 khởi hành là anh một mình chạy thẳng về thứ Ba. 
Cô Hoa cũng nôn nóng không kém vỏ máy vừa cặp bến nhà máy là cô đã chuẩn bị sẵn sàng theo chàng đi buôn lậu.
Chưa đầy nửa giờ sau là họ đã tới gần chợ Xẻo Rô. 
Lúc đó trời vẫn còn tối lắm, chưa đến 5 giờ sáng cho nên Long tắt máy rồi ghé vào một bến vắng giăng lại mùng 2 người tiếp tục chun vào nằm ngủ để chờ đến 6 giờ sáng lúc mà ghe tàu đi qua trạm nườm nượp thì họ sẻ tháp tùng cùng mọi người vượt trạm về chợ...
(Xem tiếp kỳ 47)

Phong trào vượt biển bằng cách đi chui ở tỉnh Rạch Giá bây giờ đang là cơn sốt. Ngày một ngày hai, hôm trước hôm sau là có nghe tin người nầy đi lọt lưới kẻ nọ bị bắt lại. 
Đi chui là những mẫu chuyện vui, cười ra nước mắt. Có người lập kế hoạch kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhưng đến khi xuống tàu vẫn gặp trục trặc nên bị công an biên phòng nó tóm cổ. 
Cũng không ít người vô tình được bắt theo ghe đúng lúc người ta chuẩn bị đi chui...
Cái chánh quyền tồi bại đó đã tạo ra không biết bao nhiêu là nghịch cảnh trái ngang, con xa cha, vợ xa chồng, người dân quê phải rời bỏ ruộng đồng để dấn thân vào lòng biển cả mênh mông vô tận. 
Những gia đình muốn vượt biên thông thường thì người ta tách ra đi làm nhiều chuyến, để khi xui rủi người đi bị bắt thì kẻ còn lại giữ được căn nhà đang ở, như thế thì cả gia đình không phải ra ngủ ngoài thớt thịt trong nhà lòng chợ. 
Nhưng cũng không ít người chỉ muốn chết sống có nhau, cả gia đình không rời xa nửa bước. 
Thiệt đúng là :
Thời mạt vận cửa nhà ly tán 
Người Việt Nam đại nạn vương mang 
Vợ chồng, cha mẹ lìa tan 
Mỗi người mỗi ngã hai hàng lệ rơi 

Lủ đười ươi thay người cầm lái 
Nên con thuyền đất nước phải nghiêng
Toàn dân liều chết vượt biên
Trẻ già, lớn bé xuống thuyền ra khơi 
Người dân Việt Nam thời buổi đó nếu có ai hỏi họ cái quyết đinh nào là quyết định khó khăn nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời thì 100 người được hỏi sẻ có cùng một câu trả lời đó là "quyết định đi vượt biên". Những người có kiến thức, có sự hiểu biết về chủ thuyết tự do, chủ thuyết CS, thì người ta bỏ nước ra đi để tìm tự do đã đành. Nhưng người dân chài lưới, dân lao động, dân làm ruộng quanh năm lam lủ với mái tranh với vườn rau ruộng lúa không hề biết một tí gì về cái chủ thuyết vô thần đó, vậy tại sao họ cũng liều mình bỏ nơi chôn nhau cắt rún, bỏ mái nhà thân yêu mà ra đi?
Cho dù họ dư biết hiểm nguy đang rình rập chực chờ trước mắt.

Cậu Út của cô Thúy gia đình có 5 người đang thừa hưởng căn nhà hương quả trên đường đi Hà Tiên. Căn nhà lầu rất khang trang nhưng ông ta quyết định đi vượt biên cả gia đình một lần. Ông không muốn đi trước một mình vì sợ có chuyện bất trắc xảy ra thì vợ và 3 đứa con chưa quá 10 tuổi của ông không thể nào sống nổi trong cái chế độ khắc nghiệt hiện tại. Nhưng nếu cả 5 người đi cùng 1 chuyến, lở bị bắt thì không còn nhà để ở dù rằng căn nhà đó là nhà hương quả của ông bà cha mẹ để lại chứ không phải là nhà do ông tự tạo ra...
Vì tương lai 3 đứa con ông ta quyết tâm đánh ván bài liều. Một liều, ba, bảy cũng liều ông quyết định lập kế hoạch vượt biên. 
Vợ ông tính cẩn thận lại lo xa, nếu lở như đi không lọt, nhà bị mất 2 vợ chồng có thể sống rày đây mai đó cũng không sao, nhưng còn 3 đứa con nhỏ thì không thể nào sống bụi lây lấc như vậy được. 
Hai vợ chồng ông suy đi tính lại quyết định dùng kế ngụy trang.
Khi cô Thúy được rút về làm cán bộ ty GD ông ta bắt cô Thúy chuyển hộ khẩu đến nhà ông và bắt nàng dời chổ đến ở chung trong nhà. Bước kế tiếp ông xuống Đông Hưng nhờ vợ chồng cô Phương mua cho ông một miếng đất nhỏ, cất lên đó một căn nhà lá vừa phải rồi xin chuyển hộ khẩu cả gia đình về xã Đông Hưng ở luôn.
Mục đích của Cậu Út là muốn cho cô Thúy làm sở hữu chủ căn nhà lầu ở chợ Rạch Giá dùm, để cậu yên lòng mà vượt biên. Nếu chẳng may bị bắt lại thì gia đình còn có căn nhà đó để ở.
Vợ chồng Trần ít có giao thiệp hoà đồng với dân chúng ở đó như Long nên mọi việc họ đều nhờ anh lo dùm.
Số gia đình cậu Út là số bị lưu vong cho nên đi một lần đã lọt tót sang Thái Lan, như vậy là cô Thúy một mình ngang xương được sở hữu căn nhà lầu 2 tầng rộng thênh thanh ở ngoài chợ còn cô Phương thì sở hữu căn nhà lá ở trong quê. Bị lập nghiệp làm ruộng rẩy, khỏ đầu trẻ trong ấp Vàm Sáng xã Đông Hưng.
Vậy mới nói trời kêu ai nấy dạ, số hưởng thì được hưởng, số cày thì phải đi cày...

Mua lúa đi xay gạo chui để bán, tuy có hơi cực và cô đơn hơn đi mua cá nhưng mà "có còn hơn không". 
Hai người gặp nhau được vài giờ đồng hồ đã là có phước lắm rồi nhưng phước đó chưa hưởng được bao lâu thì nhiều biến cố trọng đại xảy ra liên tục.
Đầu tiên thì ty GD đã có lịch bắt cô Hoa ra học khóa tổ chức chương trình lập ngành mẫu giáo cho các huyện. 
Vậy là nàng Hoa phải khăn gói ra ở tạm nhà với cô Thúy trong thời gian thụ huấn.
Vắng Hoa, Long chỉ chở gạo mỗi chiều thứ sáu rồi đem chiếc honda ra chợ chở Hoa đi chơi, tối về ở tạm luôn trong nhà Thúy. Sáng thứ hai mới về nhà mình chơi rồi hôm sau lại trở về các điểm trường chứ không về ở trong căn nhà tập thể tại chợ thứ 11.

Càng gần ngày bãi trường Long càng về trên phòng GD thường xuyên hơn. Nhưng thay vì ở chung với Tường hay Mạnh thì anh đến ở chung với vợ chồng Tòng và Hương. Hai đứa nó bây giở có được một đứa con gái sắp đầy tháng.
Hôm ăn đầy tháng tình cờ thằng Thắng cũng tới dự. Không biết nó với Tòng nói lén gì về anh mà hôm sau thằng Thắng rủ xuống chiếc tàu tuần của nó nhậu.

Thắng được rút về huyện hơn tháng nay được tăng cường vào đội công an biên phòng nó được cho chỉ huy chiếc tàu tuần vốn vỉ là chiếc ghe cào lớn của người đi vượt biên bị bắt lại. Đáng lý ra về huyện Long không muốn dính dáng gì đến phía công an nữa nhưng ông Hai Thiên khuyên:
- Muốn đi vượt biên an toàn cháu phải tìm hiểu cặn kẻ đám công an biên phòng xem thử coi cách thức tụi nó tuần tiểu ngoài biển như thế nào để mình biết đường mà tránh tụi nó. 
Vì vậy mà khi thằng Thắng mời xuống chiếc ghe của nó chơi Long không từ chối chỉ cười cười hỏi lại:
- Dưới ghe có mồi nhậu hông dzị? Đừng nói với tui ghe biển mà hổng có khô để nhậu à nghen.Thắng cười giòn:
- Hổng có thiệt chớ đừng gì nữa. Tàu tui là tàu tuần chứ có phải ghe cào đâu mà có khô. Gặp ghe câu ghe cào của dân, xin cá xin mực thì bị thiên hạ chửi gủa mà gồi họ có chịu cho mình đâu. Còn gặp tàu vượt biên mình gượt nó ban ngày có khi gượt còn không kịp ban đêm nó tắt đèn thì kể như mình hút gió hổng kêu. 
Nhưng mà tui gủ anh nhậu thì mồi màn gụ đế phải có gồi mới dám gủ chứ khơi khơi ai mà gủ gê làm gì. 
Thiệt tình mà nói chơi với công an khác nào giởn với lửa. Mọi lời nói cử chỉ đều phải tính toán phòng hờ cẩn thận không thể hớ hênh không thể xí xóa 9 bỏ thành mười như những ban ngành khác được. Thiệt là tình.

Nào ai biết trong lòng người khác 
Bọn công an tàn ác vô cùng 
Vượt biên mà bị chúng lùng 
Kinh Làng Thứ Bảy, giăng mùng đếm sao

Vậy cho nên 3 độ nhậu rồi mà Long không hề hé miệng tìm hiểu hay gợi ý để cho chúng nó nói về việc làm của đám công an biên phòng. 
Thằng Thắng cũng không đá động gì tới lý do tại sao nó rủ Long xuống chiếc tàu tuần của nó để nhậu.
Cho tới một hôm Long từ dưới Thứ theo đò Hiệp Lợi mới vừa bước lên bến chợ thì gặp thằng Thắng:
- Chiều nay qua nhậu với tụi tui nghen. 
- Hôm nay hơi kẹt. Hết tiền rồi chờ lảnh lương đi. 
Thằng Thắng cười lớn:
- Tui gủ anh mà, hổng ai bắt anh hùn đâu mà than hết tiền. Tới chơi đi có chiện hay lắm tui sẻ kể cho anh nghe.

Gần 4 giờ chiều thì Long bước xuống chiếc tàu tuần của công an biên phòng An Biên đang neo dưới bến phòng công an. Thắng và 4 đứa công an khác chưa về tàu chỉ còn Thà giữ tàu đang lui cui nấu nướng. Thấy Long tới nó mời:
- Anh ngồi chơi, anh Thắng đang đi phụ lấy khẩu cung chên phòng công an từ sáng tới giờ chắc là sắp về tới gồi đó.
Long làm như không chú ý tới chuyện Thắng đang đi đâu và làm gì chỉ hỏi nó:
- Em đang làm món gì để một hồi nữa nhậu dzị?
- Luột mấy con tép bạc thôi chứ có làm cái giống gì đâu. 
- Có cần anh giúp gì không?
- Xong hết gồi. Chờ mấy người đó về là mình bắt đầu thôi. Nhưng mà hôm nay chắc phải dẹp tiệm sớm vì khuya nay là tụi em ga khơi nữa gồi. 
Thiệt là một cơ hội tốt để anh tìm hiểu về sinh hoạt cũng như việc tuần tra vùng ven biển của đám công an biên phòng cho nên Long không dể gì bỏ qua.
Anh đến bên Thà móc gói thuốc ra mời nó hút rồi bắt đầu hỏi thăm nó để tìm hiểu những gì mình muốn biết...

Ông Tư Đồ là ông già vợ của anh vợ thằng Sang con chú Mười trại cưa. Ở miền quê người ta gọi sự liên hệ giữa chú Mười và Tư Đồ là "sui bạn". 
Ông ta có 4 người con gái mà tui tạm gọi là tứ đại mỹ nhân. Vợ chồng ông lúc nào cũng muốn có thêm 1 đứa con nữa dù là trai hay gái gì thì cũng tốt thôi, nhưng bà vợ không biết sao, sanh tới đứa thứ tư thì bị tịt ngòi. 
Kiếm một thằng cu tí để nối dỏi tông đường cũng không được. 
Tìm một cô con gái để thành ngũ long công chúa cũng không xong ông Tư Đồ ấm ức lắm nhưng không dám hó hé đi tìm của lạ bên ngoài. Bởi gì tài sản của nhà ông vốn được bắt nguồn từ phía bên vợ. 
Long biết nhà ông ta có 2 chiếc ghe biển lớn đều do 2 thằng con rể làm tài công nhưng bây giờ 2 chiếc ghe đó bị đem vô hợp tác xả hết rồi. 
Cá tôm mực... đánh bắt được đều đem về bán cho trạm thu mua hải sản với giá quy định. Mỗi chuyến tàu ra biển thu về được bao nhiêu tiền thiệt tình không ai biết. 
Đã nhiều lần anh muốn làm quen với ông Tư Đồ nhưng chưa có cơ hội vì nhà ông ta không có con nít trong độ tuổi đi học. 
Hai đứa con gái lớn thì gã chồng cho 2 anh tài công của ông. Đứa thứ 3 gã cho anh vợ thằng Sang con chú Mười, còn đứa con gái Út thì 2 tuần nữa sẻ làm đám cưới. Hôm đó ông Tư Đồ qua nhà sui bạn mời đám cưới con gái Út của mình, đúng vào lúc Long và chú Mười đang nhậu ăn mừng vừa bán xong 60 giạ lúa cho nhà chú.
Chú Mười đã nốc hơn một sị đế rồi nên ăn nói mạnh miệng lắm. Chào hỏi vừa xong là chú hối bà vợ đem chén đủa ra mời anh sui bạn. 
Ở thôn quê trong những buổi nhậu có những tục lệ rất dể thương. 
Nếu mình đã hẹn với người ta để đi nhậu mà đến trể thì bị phạt rượu. 
Nói, kể chuyện hay ca hát hay thì được thưởng. Mà thưởng hay phạt bao nhiêu rượu thì tùy từng hôm, từng tiệc nhậu. 
Còn một tục lệ nữa đó là "chào sân". Người ta đang nhậu mà mình xớn xát bước vào giữa tiệc nếu được mời thì mình phải chào sân. Thông thường thì chào sân 3 ly để gọi là theo một đoạn đường với người đã đi trước.
Ông Tư đồ là một chiến sĩ rượu đế dũng cảm vừa ngồi vào bàn đã xin phép anh sui bạn:
- Từ nãy giờ anh Mười và chú nầy uống bao nhiêu thì tui hổng gỏ nhưng tui là kẻ đến sau vậy xin phép được chào sân gồi mới nói tới chiện mồi màn nghen.
Làm 3 ly xây chừng rượu đế một lúc trong khi cái bụng trống rổng thì nó nóng phải biết. Chú mười gắp cho ông ta 3 con tép bạc lớn rồi ân cần lột vỏ dùm luôn:
- Vô vài miếng mồi đi anh Tư. Mà anh qua tui thăm chơi hay có chiện gì hông dzị? 
Ông Từ Đồ miệng còn nhai mấy con tép bạc vừa trả lời:
- Thì có chiện gì đâu. Chỉ là qua mời anh chị 2 tuần nữa tới nhà tui dự đám cưới con Út Mận. 
- Anh gã nó dzìa đâu dzị? 
- Cũng gần đó thôi anh, chồng nó là con chai của anh Sáu Bảnh ở gần nhà tui. 
Long giật mình nghĩ thầm con trai Sáu Bảnh hổng lẻ thằng hai Cáo làm ở trạm biên phòng, vậy ra cha nầy cũng có dây mơ rể má với CS rồi. Hú hồn mình chưa hỏi mua ghe ông ta. 
Ông Tư Đồ vớt vào mấy con tép bạc nên mát lòng chiến sĩ. Ông quay sang Long hỏi:
- Chú em nầy bà con với anh Mười như thế nào đây? Nói cho tui biết để dể bề xưng hô coi.
Long chưa kịp trả lời thì chú Mười trả lời dùm:
- Anh hổng biết người nầy thiệt sao? Là thầy giáo Long hiệu chưởng ở xã mình đó.
Ông Tư Đồ Kêu lên:
- Ái chà! Dữ ác hông. Tui nghe tên thầy lâu gồi mà hôm nay mới có dịp uống chung. Dzô với tui một ly coi, chước lạ sau quen mà.
Câu chuyện trước lạ sau quen bắt đầu rơm rả. Đệ tử Lưu Linh, tứ hải giai huynh đệ nên rất dể làm quen. Chú Mười luôn miệng kể về Long cho ông Tư Đồ nghe:
- Anh Tư biết hông? Hồi năm gồi cũng may nhờ thầy giáo đây giải dùm cho tui 2 bộ cột nhà nên mới có tiền mà lo cho thằng Sang ga griêng được đó. Thiệt là tình cái thời buổi gì sao mà khó sống quá chời quá đất dzị hổng biết nữa? À còn anh? Hai cái ghe biển lúc nầy đi mần có khá hông dzị?
Ông Tư Đồ ngửa cổ làm cạn nửa ly vừa mới cưa đôi với chú Mười, ông khà một tiếng lấy hơi để than:
- Khá gì nổi mà khá anh ơi. Mực cá tôm bắt về đều phải đem cân cho chạm thu mua gáo chọi, mà tụi nó thu vô giá gẻ thúi gẻ tha. Có mấy ghe bạn họ đem cân lậu ga ngoài cho bạn hàng cá ngày xưa, dzị mà hể bị phát hiện là tụi nó cắt luôn dầu của chủ ghe. 
Chuyến nào mà mình bị thất gồi cân cho nó ít quá, nó cũng bớt dầu của mình nữa đó anh. Mà dầu ít thì mình đâu có đi xa bờ được dzậy là tiếp tục bị thất thu. Cái vòng lẩn quẩn đó nó làm tui muốn điên cái đầu. 
Ngưng một chút cho thấm thía nổi đau của tình đời ông Tư Đồ lại than tiếp:
- Tui định bán bớt một chiếc ghe gồi cho 2 anh em tụi nó nhập chung lại với nhau, mình làm lai gai sống đắp đổi qua ngày chờ thời cơ thôi, nhưng mà đâu có ai muốn mua ghe để mần ăn chong cái thời buổi khó khăn nầy. Người ta chỉ mua ghe đi vượt biên thôi. Mà muốn bán ghe cho người vượt biên thiệt là khó khăn dàn trời. Mình đâu có biết người nào muốn đi vượt biên mà kêu họ để bán ghe, làm bậy bạ lở kêu lầm, lộ chiện, mất ghe còn ở tù nữa chứ đâu phải chiện chơi anh.

Long còn đang phân vân không biết có nên làm quen để bắt mối liền tay hay là để tìm hiểu từ từ rồi sau nầy mới tính thì chú Mười khều anh nói:
- Thầy giáo có cách nào giúp cho anh Tư tui hông? Thầy ga vô chợ liền liền có quen ai muốn mua ghe đi vượt biên thì làm ơn chỉ dùm cho ảnh đi. Chứ thầy nghĩ coi thời buổi nầy không tìm cách bán ghe liền tay, để ít lâu nữa thế nào họ cũng lấy luôn ghe mình chứ cái hợp tác xã như bây giờ có chắc gì còn hoài đâu. Cũng như đất đai của tui nè gồi người ta cũng phải tập chung lại hết chứ có ai còn làm ăn cá thể được nữa đâu mà mong.
Ông Tư Đồ nghe dzậy thì rót cho Long một ly rồi tiếp lời:
- Nếu được như anh Mười nói. Thầy làm ơn dọ dùm tui đi. Nếu mà bán được chiếc ghe thì tui nhứt định hậu tạ thầy xứng đáng. 
Long uống cạn ly rượu với ông Tư Đồ rồi anh mới hỏi:
- Chú nói cô Út gã vô nhà Sáu Bảnh vậy có phải chồng sắp cưới của cô Út là hai Cáo làm công an ở trạm biên phòng chổ đầu kinh hông vậy?
-Thì nó chớ còn ai nữa. Xóm đó chỉ có 1gia đình Sáu Bảnh thôi chứ đâu có ai chùng tên họ đâu nè. Thầy quen với thằng gể tui hả? 
Long thấy chuyện không có dấu hiệu khả quan nên giả lả:
- Dạ cũng có nhậu chung nhiều lần lắm rồi đó chú.
Ông Tư Đồ mừng rở:
- Dzị là coi như chổ quen biết gồi. Dzậy thầy có hứa giúp tui hông dzị?
Cục mỡ bành ky đang để trước miệng con mèo đói vậy mà nó còn chần chừ lo sợ tên ăn thịt mèo đang cầm cái cây cù móc đứng canh. Thấy Long do dự làm thinh chú Mười tiếp lời:
- Thầy đừng lo chổ anh Tư với tui gất thân tình. Tui hiểu gỏ gia đình ảnh lắm tuy là ở vùng "giải phóng" nhưng mà là nhà mần ăn. Thầy đừng có lo cái chiện bẻ chỉa giữa chừng.
Long nốc một hơi cạn sạch ly rượu đế để lấy hết can đảm mà trình bày cho 2 chiến sĩ Lưu Linh nghe:
- Nói thiệt với 2 chú chuyện vượt biên người ta nói với nhau hà rầm coi như công khai nhưng mà sự thật thì không phải vậy. Họ rất kín tiếng và rất thận trọng khi bước vào cuộc. Chuyện nói chơi, nửa thiệt nửa giả thì không sao, một lời hứa chắc với hai chú thì tui không dám hứa. Nếu chú Tư có mời tui xuống ghe chơi cho biết thì tui phải đi để không phụ lòng chú. Dzậy hôm nào ghe về bến chú nhớ chừa chừng 1 ký mực để nhún dấm tui sẻ mang qua lít đế rồi chú cháu mình làm lai rai. Mọi chuyện khác thì tới đâu hay tới đó nghen. Chú Tư thấy sao?

Để cho ông Tư Đồ có thêm lòng tin Long móc trong bóp mình ra khoe một món đồ mà anh đã lượm được trong phòng hỏi cung của công an huyện mấy hôm trước:
- Chú Tư biết thằng Thắng con chú Út Chiến ở gần nhà Sáu Bảnh hông dzị? Nó cũng làm công an biên phòng mà ở trên huyện. Hôm lên công an huyện chơi với nó tình cờ tui lượm được chai dầu song thập, mà cái nhản dầu ngộ lắm nghen hổng có 1 chữ nào là chữ Tàu hay chữ Việt mình hết. Hai chú nhìn thử coi nè.
Long kéo cái giấy căn cước cũ thời VNCH của mình còn giữ lại rồi bun cái lằn rách moi tờ 100 đô ra khoe. Hai ông già chụm đầu vô xem.
- Cái nầy tui bảo đảm hổng phải nhãn dầu song thập gồi. Mà thầy lụm chong phòng công an có khi nào nó là tiền nước ngoài của mấy người vượt biên đem theo hông dzị?
Thời đó nghe nói cũng có những ghe biển bán cá đổi dầu với người TháLani Lan không biết ông Tư Đồ có nằm trong tốp ghe đó không mà ông quả quyết đó là tiền nước ngoài nhưng ông không nói là tiền đô-la Mỹ. 
Nhậu tàn tiệc ông ta vổ vai Long dặn:
- Ba ngày sau là tụi nhỏ đem tàu về nghỉ tới qua đám cưới mới đi tiếp, chú em có gảnh muốn xuống ghe tui nhậu chơi cho biết thì qua giờ nào cũng được. Cứ qua đi khỏi mang gụ làm gì mất công, bên tui thiếu gì. Hay là ghé đây gước anh Mười theo chơi cho vui.
Chú Mười cười lớn:
- Thôi nghen nhậu ở nhà tui thì được còn qua bên đó thì để thầy Long đi mình ên đi đừng lôi kéo tui theo làm gì...
(Mời xem tiếp kỳ 48)

21 comments:


  1. Mỗi người có cái số hết ...số sống ở ngoại quốc thì vượt biên chỉk một lần là đến nơi đến chốn suông sẻ. Còn số ở nhà
    trồng khoai cuốc đất, ăn độn bo bo thì dù có vượt biên cả chục lần cũng vẫn ăn cơm độn bo bo. Thầy Long bây giờ ở
    ngoại quốc, như vậy chác chắn thầy Long vượt biên suông sẻ không tốn một đòng xu, cắt bạc nào hết mầm còn có vài
    cây dằn túi nhờ tài Siêu Móc Ngoặc.

    ReplyDelete
  2. Đúng rồi đó, " Siêu móc Ngoặc" qua tới đảo móc ngoặc có rủng rỉnh ít cây trong túi, nhưng tới ngày đi định cư chỉ còn đôi dép và cái quần tà lỏn thôi... Tội lắm!!! Hỏi thầy thử coi...ha ha...

    Người dà Chiện

    ReplyDelete
  3. Bàn tay của thầy Long có đường may mắn ,thử coi đi có đúng dị không ?
    Một Người Quen Ở Xa

    ReplyDelete
  4. Móc ngoặc kiếm sống qua ngày
    Không móc thì đói dài dài người ơi
    Móc ngoặc chỉ để vui chơi
    Không móc thì cả cuộc đời buồn hiu
    Móc ngoặc mới có tình yêu
    Không móc thì kể như diều thiếu dây
    Móc ngoặc mới có ngày nay
    Nếu mà không móc còn cày ở quê ...
    TL

    ReplyDelete
  5. Móc ngoặc đoạn nầy rất hấp dẫn.Chắc chắn thầy Long vượt biên thành công. Từ móc ngoặc buôn lậu xăng dầu đến gạo,cá,thuốc lá...không bị thất bại.Nay sang móc ngoặc vượt biên có kinh nghiệm rồi ,khôbg lo bị lộ.
    Tuy nhiên còn phải chờ và nhờ ơn trên che chở.Có người tính toán rất kỹ,có móc ngoặc với công an biên phòng,nhưng khi ra khơi lại bị trục trặt máy móc ( xút bánh lái,gảy láp...),lúc đó chỉ cầu cho công an bắt kéo ghe về mới có hy vọng sống sót.
    Cà Ri Vịt

    ReplyDelete
  6. Kính chào tất cả các bạn đã ghé nhà thăm và cũng xin cám ơn những commment vui nhộn.
    Chuyện Móc Ngoặc sắp kết thúc rồi.
    Nhưng có một việc xin nhờ tất cả các đọc giả Tha Hương giúp cho.
    Số là có một người bạn hỏi thăm anh Trần Ngọc Bé trước năm 1975 cũng là giáo học bổ túc từng công tác ở Kiên An nơi mà thầy Long đã Móc Ngoặc. Hiện đang định cư ở Mỹ.
    Như tôi đã trình bày ở phần mở đầu truyện.
    Móc Ngoặc chỉ là một câu chuyện tưởng tượng dựa trên thực tế của xã hội Việt Nam lúc vừa mới mất nước. Tất cả các nhân vật trong truyện đều là do óc tưởng tương mà có. Đôi khi có trùng tên với người thật, sự việc thật ngoài đời, đó cũng là ngoài ý muốn của người viết, mong quý vị thông cảm nếu nó có phạm vào những gì thầm kín của mình.
    Để trả lời thắc mắc của bạn mình.
    Trần Ngọc Bé lúc tôi vượt biên thì vẫn còn ở An Biên. Sự thật thì Bé cũng có quen với thầy Long nhưng không có liên hệ gì tới ba cái vụ móc ngoặc nên không xuất hiện trong bài viết. Không những chỉ có Bé mà còn rất nhiều GHBT khác nữa.
    Trong một bài viết nào đó tôi không nhớ rỏ. Tôi có nói là:
    "Trường SPVL có rất nhiều cựu giáo sinh đã định cư nước ngoài nhưng không có ai đứng ra tổ chức hội cựu giáo sinh SPVL cã". Cho nên việc tìm kiếm người như mò kim đáy biển.
    Chỉ hy vọng vào sự may mắn và giúp đở của nhiều người. Nếu có ai biết tin thì xin chỉ dùm.
    Xin cám ơn tất cả LN

    ReplyDelete
  7. Phải công nhận truyện này hấp dẫn thiệt. Đọc mà cứ sợ nó hết. Đọc mà nhớ đến thời Ngăn Sông Cấm chợ, nhớ phong trào Vuot Biên, rồi Bán Chánh Thức...... Ôi cả một dỉ vảng hiện về. Ngày xưa thằng tui đi vượt biên ở Rạch Sỏi, không biết có gần Kiên Tan que hương Thầy Long không? Cám ơn tác giả nhiều, ráng viết nhiều nhiều cho bà con đọc đở buồn. Nếu thầy Long vượt biên thành công thì kể chuyện thầy Long qua đảo nhe :-)

    ReplyDelete
  8. Thầy Long đang sống ở San - Fran
    Dzị là vượt biển đã chắc ăn
    Kiên Tân Rạch Sỏi cùng ranh giới
    Muốn tới thầy Long hổng khó khăn.

    Móc ngoặc hết rồi thì đến đảo
    Bán buôn tần tảo để kiếm ăn
    Hai mươi tháng chẳn nằm gải ghẻ
    Đêm về thỏ thẻ với ánh trăng
    Bạn Thầy Long.

    ReplyDelete
  9. Hoan hô anh Long với sức sáng tác dèo dai vẽ lại một thời kỳ đen tôi của Miền Nam. Hy vọng nhiều người trẻ đọc để hiểu chân thực về lý do tại sao những người dân niềm Nam phải đành đoạn bỏ lại miếu đền Tổ Tiên, mồ mả Ông Cha, thân bằng quyên thuộc, ruộng vườn, xóm ngõ ... để ra đi tìm cái sống trong cái chết.
    Tự Do vẫy gọi lên đường,
    Gian lao, sống chết hơn vưong tủi hờn.

    ReplyDelete
  10. Chiện sắp hết gồi phải hong thầy Long Long ? tui đợi thầy chấm dứt là tui sẽ mần đạo diễn để ra phim bộ nhiều tập...Chắc sẽ hốt bạc đếm mõi tay ,vậy đi nghen !

    Một Người Bạn Thân

    ReplyDelete
  11. MNBT lập luôn Cty Điện Ảnh Long & Friends đi, cho tui hùn chút xíu dzí, ôm chiếc taxi chạy hoài mà hỏng đủ ăn. Tui nhận luôn chức ... tài xế xe Lam đi rao bảng cho ( Ờ ... nhớ cho chị KQ lảnh vẻ bảng quảng cáo dzí nghen ). Haha .... hỏng giàu thì đủ tiền ngày vài lít Đường Xuồng lai rai cũng phẻ mà!
    Bảy Taxi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quên hỏi anh 7 Taxi dị chớ anh lái xe ở đâu dị ? Sài gòn hay là ở Cali nếu mà lái Xì Gòn thì thiệt là xui cho anh vì mấy ngày nay ngập lục anh hỏng có tiền lo cho đàn con 8 đứa đói bụng hỏng có cơm ăn thiệt là tội nghiệp... anh 7 cần tui giúp thì cho tui biết nhen ! Thiệt là... tình mà

      Kẻ thương người

      Delete
  12. Làm dzị đi coi bộ được à nghen . Hai tài tử chính của Tha Hương đi đống bộ phim chân bầm tím về gồi mấy tháng nay ở không hổng có chiện gì làm coi bộ ngứa mình ngứa mẩy lắm lắm luôn.
    Đoàn phim cũng thất nghiệp dài dài. Dzậy bi giờ đống đại phim "Móc Họng" đi. Ý lộn Móc Ngoặc mời cô 5 BĐSK thủ một vai. Ta nói nội cái giọng ca mùi mẫn của cô là hốt bạc gồi...A Ha sắp giàu gồi hi..hi...
    Người Kéo Màng

    ReplyDelete
  13. Hello RG;

    Đọc ý kiến bên trên thấy anh Nguyễn Lanh có nhắc đến Trường SPVL mà tôi cũng cảm thấy hơi tò mò vì thời sau 1960 có rất nhiều người đẹp RG mình theo học Trường SPVL. Nếu như có tổ chức ÁI HỮU SPVL thì chắc có rất nhiều người bạn cũ sẽ xuất hiện thay vì im lìm, vắng bóng SPVL như anh Lanh đã cho biết.

    Tôi còn nhớ lúc đảo chánh 1963 thì GS Hiệu Trưởng Nguyễn Trung Trực là thầy NGUYỄN KIM THÁI (Họ đúng không ?) Ông to con, trắng trẻo, đẹp trai; ông rất đứng đắn với các em RG - Sau nầy khi gặp lại Thầy THÁI ở SG tôi mới biết ông đã lập gia đình và VỢ của ông là EM GÁI của GS Khoa Học Phạm Hoàng Hộ.

    Làm hiệu trưởng NTT chẳng bao lâu thì Thấy THÁI được đổi lên làm Hiệu Trưởng PETRUS KÝ và độ 1, 2 năm sau thì Thầy THÁI được bổ nhiệm về làm Hiệu Trưởng Trường SƯ PHẠM VĨNH LONG. Không biết hiện giờ GS THÁI đang ở USA hay nước nào ? Hoặc còn đang ở VN vì sau 1975 GS PHẠM HOÀNG HỘ là người rất phấn khởi với VC - GS HỘ còn lưu lại câu so sánh bất hủ về dinh dưỡng : " 5 kg RAU MUỐNG bằng 1 kg THỊT BÒ"....

    Không biết thời anh Lanh Nguyễn học SPVL là thời GS THÁI hay GS TRỊNH VĂN MƯỜI HAI ? Xin anh Lanh Nguyễn nhớ tiếp chuyện các bạn RG theo học SPVL chắc sẽ có nhiều kỷ niệm nhớ nhau trong nghể gõ đầu ... (không phải người lớn) lắm đó !!!

    Xóm Vàm Chư

    ReplyDelete
  14. Hello Huynh nào đây ?

    Sao nghe quen quen ! Dạo nầy nhiều huynh xưng XÓM quá vậy ? Nếu nói tên là em có thể đóan là huynh có AI ĐÓ ở SPVL không??? Hình như Thầy THÁI tên là TRẦN NGỌC THÁI chứ không phải là NGUYỄN KIM THÁI ( Cũng không dám chắc !!! Lâu quá rồi !!!)

    Tôi nhớ thầy THÁI dạy môn Pháp Văn thì phải ? Hình như khi thầy TRẦN THANH VÂN về hưu có đề nghị người thay thế là GS TRẦM CẢNH THƯỜNG nhưng Bộ QGGD lại bổ nhiệm GS THÁI thay thế . Nghe huynh kể về GS Phạm Hoàng Hộ và như vậy mà GS THÁI có thớ hơn chăng???

    Nhắc chuyện cũ nhớ RG quá đi !!!

    Thư Viện

    ReplyDelete
  15. Thưa sư huynh xóm Vàm Chư.
    Lúc tui học SPVL là khóạ 9 năm 1970-1972 Hiệu Trưởng thầy Phan Công Minh có 2 thầy tên Nhu một làm Tổng Giám Thị và một làm Giám Học. Không có chức Hiệu Phó. Thời đó là thời của thầy Trịnh Văn Mười Hai. Có biệt danh là "Nho Tròn Vo, Nho Ngọt Liệm". Trong bất cứ thí dụ nào có liên quan tới nước Pháp ông đều đưa ra cái nhận xét trên.
    Thầy Trầm Cảnh Thường niên khóa 1972-1973 đang giữ chức Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh Kiên Giang.
    Chắc Sư Bá tui nhớ rành hơn vì lúc đó ổng làm thanh tra, đì tui quá mạng nên tui quên hết chiện xưa gồi...
    Thân tui học trường quận Kiên Tân nên chuyện Rạch Giá không rành. Chỉ nhớ những người nào có liên quan tới mình mà thôi.
    Cám ơn tất cả các bạn đã khơi lại chuyện xưa làm tăng thêm nổi nhớ quê hương RG của mình.

    ReplyDelete

  16. Phạm Hoàng Hộ là tên tội phạm đối với Xóm Biển hay nói trắng ra là dân đánh cá. Trước năm 71, dân đánh cá bổng
    nhiên giàu có vì giá tép bạc ( không phải là tôm) tăng lên gấp 4,5 lần lúc trước. Số tép nầy được xuất cảng sang Nhật.
    Mỗi buổi sáng, các đầu nậu tranh nhau mua tép để đem về Sài Gòn xuất cảng. Lúc đó dân Rạch Giá muốn có tép bạc
    loại lớn để nhậu là một chuyện rất khó khăn, ngoại trừ quen thân với các chủ ghe. Đùng một cái, ông Phạm Hoàng Hộ
    dạy không lo dạy lại đi nghe lời móc nối của đám VC nằm vùng rồi nổi hứng lên phát biêu một câu làm tê liệt cả hệ
    thống buôn bán tép chẳng những ở Rạch Giá mà khắp cả nước:
    " Tất cả tép của VN đều nhiểm chất độc màu da cam do Mỹ rải "
    Thế là các nước nhập cảng tép của VN nhất là Nhựt trả lại tép và không còn nhập cảng tép của VN nữa. Lúc đó
    dân nhậu Rạch gia bỗng nhiên có tép bạc lớn Giá rất rẻ để nướng nhậu đã đời, có mất một sợi tóc nào đâu!!!
    Không biết có phải ổng trả quả vì việc làm không suy nghĩ của ổng nên trước khi về chầu Diêm chúa ổng như đứa
    con nít ai hỏi chỉ kết cười...khổ thật....

    BA HỔ DALLAS




    ReplyDelete
  17. Anh Ba Hổ quá rành chuyện PHẠM HOÀNG HỘ;

    Gần chết ông ấy cứ CƯỜI, chắc là ông cười cho chính ông ta đấy anh 3 Hổ à !!!? Một gs Đại Học mà nỡ lòng nào tự "xuống hố" bằng cách tuyên bố nịnh VC: "Ăn 5 kg rau muống bổ dưỡng bằng 1 kg thịt bò". Tự ông ta đồng hóa với VC thường hay tin rằng "ĂN GAN BỔ GAN, ĂN PHỔI BỔ PHỔI ... LẤY NƯỚC DỪA TƯƠI THAY NƯỚC BIỂN (dung dịch muối sodium), LẤY MÁU GÀ TRUYỀN TIẾP MÁU CHO BỊNH NHÂN ... Đúng là "PHỎNG VÁI" Miền Nam !!!

    Anh Lanh Nguyễn gốc Kiên Tân; vậy anh rất rành GS Đồng phải không ? Thời 1970, quý giáo sư Kiên Tân không thuận nhau và quý giáo sư lại xung khắc với Hội Phụ Huynh HS dữ tợn lắm. Các giáo sư phần lớn lại gốc Cha nầy, Cha kia ... tất cả Kiên Tân có hơn 65 Cha lận nên đất địa Kiên Tân coi vậy mà nhiều sóng ngầm lắm ! Thời thư sinh của anh Lanh Nguyễn ở "XỨ CHA" TÂN HIỆP, CÁI SẮN cò gì vui nhớ hòai không anh ???

    Kinh B.

    ReplyDelete

  18. Sẳn đây cũng nói luôn, một phái đoàn thanh tra của sở học chánh KG theo lệnh của Nha Trung xho j xuông coi sỏ sách Lý lịch của tất cả hóc sinh đệ nhị cấp coi có hợp lệ không? Vì thời đó học sinh đệ nhị cấp không bị rớt Tú tài 1 hay 2 là phải nhập ngủ. Bước vô vă n phong hiểu trưởng trung học kinh B là đã thấy thiếu tá quận trưởng, ông cha kinh B, 4 phụ huynh học sinh, ông Đồng của trường trung học Kiên Tân( đã đắc cử hội đồng tinh) ngồi chờ sẳn ở đó rồi. Lấy làm lạ, phái đoàn hỏi có chuyện gì xãy ra chăng.? Ông Cha thay mặt nhóm nói nghe ban thanh tra tới, chúng tôi tiếp đón quí vị và giúp quí vị. Phái đoàn bắt đầu làm việc thì ông Đồng lúc trước nghe nói chỉ là giám thị của trường qua chàng ràng với phái đoàn dể xin phí đoàn hãy nhẹ tay với các em. Hơn phân nữa các em trong sổ sách của nhà trường
    Không có tên trong sổ bộ của nha trung học đưa ra. Vấn đề rất tế nhị, nếu nói thẳng ra cả phái đoàn không có đường về. Ông trưởng phái đoàn liền kéo thiếu tả quận trưởng ra nói thiệt tình trạng của hơn phân nữa học sinh. Ông trưởng phái đoàn cũng nói với ông quận trưởng là ông cũng là quân nhân thuộc hạng Cọp Ba đầu rằn, thuộc hạng xe tăng thiết giáp chỉ biết ủi tới chớ không biết lùi. Ong quận trưởng hiểu ý, ông nói để ông giàn xếp, anh em cứ ra về. Không biết mấy ông Cha bây giờ có hoành hành như thuở trước hay không?

    BA HỔ DALLAS

    ReplyDelete
  19. Thưa người Kinh B.
    Tui tuy là học ở Kiên Tân từ niên khóa 1962 năm lớp nhì đến 1970 thì vào SPVL .
    Còn nhà thì ở tận xã Mong Thọ giáp ranh với Rạch Sỏi. Mỗi ngày phải đu xe đò đi học thật sớm tan học là ra đón xe về nhà liền.
    Đâu có thời giờ la cà nên chẵng có chuyện gì đáng nhớ để mà kể thêm ngoài những kỷ niệm đã viết trên Tha Hương qua những bài
    Kỳ Thi Đầu Đời, Thư Tình Chưa Gởi, Chuyện Tình Vượt Thời Gian, Lượm...
    Về Thầy Đồng tui không rành các GS cho lắm. Hình như thầy đang ở Mỹ.
    Các sư phụ của tui cũng sang nước ngoài nhiều lắm. Cô Lan Khanh, Ngô Kim Yến định cư ở Úc. Thầy Trương Bác Tài Canada.
    Thầy Nguyễn Mạnh Thu, Trương Ngọc Thạch ở Mỹ...
    Xin cám ơn tất cả quý vị đã ghé nhà thăm.

    ReplyDelete
  20. hang6/63 thay Hieutruong Tran thanh Van ve huu co de nghi gs Tran ngoc Thai len thay{con anh Tram canh Thuong luc do la HT Phu Quoc],sau ngay 1/11/63 tt Ngo dinh Diem bi lat do thi co mot phong trao hoc sinh noi day doi lat do ban giam hieu nha truong,truong Thu khoa nghia thi HT la gs Trinh van MuoiHai bi doi ve SPVL,HT Tran ngoc Thai cua NTT thi dua ve lam HT SPVL , o do vai thang thi bi giao sinh da dao lai dua ve lam HT Petrusky Saigon {luc nay Pham hoang Ho lam Bo truong Giao duc cua chinh phu Nguyen ngoc tho },sau khi Nguyen Khanh chinh ly thi Pham hoang Ho tro ve day tai dai hoc khoa hoc Saigon.Nam 66 dai hoc CanTho duoc thiet lap thi PHH lan vien truong dau tien va gs Tran ngoc Thai duoc keo ve lam tong thu Ky dai hoc CT ,sau do chuc vu cuoi cung cua gs Thai la Tong giam doc TTH va BDGD tai Bo Giao duc.

    ReplyDelete