Links

Thursday, September 29, 2016

Vui & Buồn


Image result for buồn vui lẫn lộn cảm xúc
Lư thị Song Nguyệt

Có nhiều bạn hỏi thăm tôi :  "Vì sao cứ viết chuyện đời buồn,
                                       chẳng lẻ trong đời chẳng có lúc vui sao ?"
... 1 câu hỏi thú vị !
Nhưng không dễ trả lời chút nào.
Trong cuộc đời ai mà không có vui buồn,  niềm vui đến với người hay buồn thì cái vui đó rất quí giá... 
nhưng ngay cả khi được vui họ cũng không dám cười quá lớn,

Họ để dành niềm vui đó san sẻ từ từ qua những ngày không có tin vui... bởi khi đã buồn nhiều thì họ luôn hoài nghi tất cả niềm vui đời mang tới.
Nhưng đúng ra vui hay buồn là do ý của mỗi người.
Cũng như 1 người trúng số độc đắc... đó là niềm vui thoát cảnh nghèo trong lúc đó, vui tới nghẹn ngang.
Nhưng đ với kẻ thừa tiền của,  thì số tiền đó chỉ là 1 con số kê khai trong tài khoản mà thôi.
Vậy thì đâu là niềm vui nhỉ !
Niềm vui nằm đâu đó trên con đường mình đang đi qua... 
không phải đợi la lên : Tôi vui lắm !   mới biết mình vui sao nhỉ ?''.
Hạnh phúc đôi khi chỉ là sự nhếch môi...  ''đủ rồi.''
...
Lúc là trẻ con 3 tháng đã mở to miệng cười khăng khắc,
 nó có nói nó vui không ? Họ bảo : ''Nó biêt cười...''
Lúc nhỏ 3 5 7 tuổi... được mẹ cho miếng bánh dẫn đi chơi, vui vẻ... đó là niềm vui thật sự nhỏ nhoi mà ngây thơ dễ hiểu biết chừng nào, nghèo giàu không là vấn đề, vui chơi hả hê là đủ. đó đúng chất là vui.
Lúc 15... 17 18 rồi 20... niềm vui được hoán chuyển đi xa hơn...
tim bắt đầu luyến láy, tuổi này giận hờn nhiều hơn vui... 
niềm vui chỉ thoát hiện khi bắt đầu có được ánh mắt nhìn của 1 ai đó gửi cho mình...
Và cái buồn, cái suy tư bắt đầu đến.
Và cũng từ bấy giờ... niềm vui và sự  thất vọng song hành, 
lúc này cũng chưa định nghĩa được chữ buồn... 
vui đó buồn đó, buồn vui này chỉ để làm người lớn, 
để trưởng thành, để định nghĩa cho mai sau 2 chữ hạnh phúc lớn lao có hay không để mà đón nhận hoặc chối từ.

Tới  cái ngày bỏ Mẹ Cha đi theo người khác...
Từ đó chẳng biết đến vui buồn...
Mãi bận bịu lo toan gia đình con cái vợ chồng... miếng cơm manh áo.
Có lẻ đây là giai đoạn trưởng thành nhất của 1 con người...
Thời gian này VUI hay BUỒN đều đã chín tới... 
họ có thể cảm nhận được hạnh phúc hay đau đớn, tuyệt vọng hay vui vẻ chán chường ;
Tất cả sự Vui hay Buồn đều là ngọai lực tác động vào cuộc đời của từng cá nhân con người... không ai tránh được !
...
Ở cái tuổi 60... 
Mình không còn vui hay buồn theo mình nữa...
sự vui buồn bị sàng lọc theo vui buồn của những người mình cưu mang.
Cái tuổi bắt đầu nhìn lại, không cho phép mình vui quá và cũng chẳng cho mình cơ hội để được buồn.
Đủ già để đón nhận những tin tức mới đã sẽ và đang xảy ra.
Nhìn xung quanh... cứ thấy vắng dần... vui sao nổi.
Con càng nhiều... vui theo con, buồn theo chúng... mình đâu có quyền tự chọn buồn vui...
Thắt tim nếu con không hạnh phúc...
Cười... khi thấy con vui... nhìn đàn cháu lớn nhanh lại thấy mình đang xa dần  cỏi tạm.
Mà dù có buồn đến chảy nước mắt cũng phải cười để... đừng ai phải lo lắng vì cái buồn dễ lây lan.
Cái tuổi 60...
đời bắt mình mang MẶT NẠ... dày như cái MO CAU.

Trời mà biết mình vui hay buồn...
Chắc buồn nhiều hơn vui... 
Nhìn lên... ngày mỗi vắng.
Nhìn xuống... ngày càng thưa dần.
Chim bay bốn phương tìm tổ ấm...
Mình già nên neo lại 1 cành mai... vui theo lá theo hoa, cười theo ánh nắng sáng chiều.
Nổi vui chỉ đến mỗi sớm mai thấy mặt trời vẫn mọc...
Thấy người vẫn còn ngồi đấy cạnh bên...

3 comments:


  1. Có một câu trong bài hát quên tựa là gì quên mất( chắc Cô 5 Chèo Đò biết rõ):
    Người buồn có bao giờ vui...
    SN buồn chuyện viết sẽ buồn, SN buồn vừa vừa chuyện viết sẽ buồn buồn, SN buồn quá chuyện viết sẽ sầu thảm bi ai...và HTX phải mua thêm Kleenex.
    Một câu trong bài hát, cũng quên tựa, bài hát nầy chắc chắn 100% Cô 5 không biết, chỉ có một người biết là Châu Bá Thông:
    Người vui có bao giờ buồn
    Tay trái đánh với tay phải cũng vui nhộn suốt thời gian bị nhốt ở Hoàng Hoa Đảo.
    Vậy SN dùng tay trái viết một chữ, tay phải viết tiếp theo, SN sẽ thấy chuyện viết dù buồn cách mấy, cũng phải cười như lúc đứa trẻ 3-5 tháng bị chọt lét.
    Ba Hổ


    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Ba Hổ nói đúng có 1 lần mình đọc bài viết của SN bài Nhớ Con rất cảm động đúng tâm trạng của những người mẹ có con đi học xa nhà tui phải xài hết hộp giấy kleenex đó !HTX

      Delete
  2. Hello 3 Hổ Cáp;

    Hình như cái câu mà 3 Hổ cố nhớ lại càng quên là "NGƯỜI BUỒN CẢNH CÓ VUI ĐÂU BAO GIỜ ?" - Không biết có đúng vậy không ?!

    Có lẽ VUI THÌ CHÓNG QUA ! Còn BUỒN thì lưu lại lâu dài, đôi khi kéo dài cả đời chưa quên ! Cụ thể như TÌNH ĐẦU mà buồn, mà bất thành thì nó còn nhức nhối mãi với thời gian - CÁI THUỞ BAN ĐẦU LƯU LUYẾN ẤY NGÀN NĂM CHƯA DỄ ĐÃ AI QUÊN !!! Thấy chưa ? Con người sống trong khung thời gian 100 năm thôi nhưng là lưu luyến, bực bội đến cả ngàn năm ! Có thể người ấy đã qua đời rồi mà con, cháu vẫn cứ luyến tiếc giùm đến ngàn năm sau vẫn chưa dứt !!!

    Tóm lại, người đời thường hay nhắc nhớ chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui là vì tính cách lắng đọng của chuyện buồn vô cùng sâu đậm , bao la, âm thầm, ray rứt .... hơn những chuyện vui, có đúng không các nhà thơ Rạch Gía ?!!!

    Bye-bye!!!

    Xóm Cầu Số 2

    ReplyDelete