Lư thị Song Nguyệt
Khi sống trong trại tị nạn
Thailand...
Từ năm 1990-1994... gia đình tôi gồm vợ chồng tôi, cô em gái và thằng em
trai... ̣(có thêm 1 người từng sống trong gia đình lo chăm sóc ruộng vườn giúp
Cha me tôi những ngày gian khó trong lao tù sau năm 1978)
Ở trong trại được gần 2 năm cậu ấy và em trai tôi không chịu nổi cảnh tù túng
buồn nản vì tương lai mù mịt... đã đồng y quay về lại quê hương.
Thời gian trong trại tị nạn những tháng ngày đó vô cùng khó khăn, chẳng ai thăm
nuôi trợ giúp cho chúng tôi lấy 1 đô, phải tự lực cánh sinh và tự xoay sở bằng
đồ ăn cao ủy cho mỗi tuần, cứ đỏ xuống trên nền đất, cân đong chia phần.
Đã sống được những ngày tháng đó thì đối với chuyện đời chẳng có gì phải so
đo.!!!
Tôi tập làm Ya ua bán đấp đổi thêm ít thuốc lá kẹo ngọt mua từ lính Thái, bán lại
cho những người có trợ cấp từ thân nhân... đôi khi cứ bán chịu đợi họ lãnh tiền
thì họ sẽ gửi trả lại.
Trong trại tị nạn thì không có chuyện gì mà không xảy ra...
Cứ như 1 xã hội đuoc thu nhỏ lại...
Chuyện tình cảm tù túng... gái thiếu mà trai thì thừa.
Chuyện đi lộn mùng xảy ra cứ như mắm nêm...
Trai đơn gái chiếc lại xây cùng nhau 1 khoảng tình yêu nho nhỏ...
Chút hương vị sống cho những ngày đau thương chẳng có tương lai !
Mỗi sáng lại lắng nghe cái Au-parleur trên đầu... xem hôm nay có gì lạ...
Mấy Anh nhàn rỗi ngồi lại uống tí cafe nói với nhau trăm ngàn thứ trên trời dưới
đất... chẳng biết chuyện bên ngoài hư thật ra sao.
Có lẻ đối với họ thì đó là khoảng thời gian thong thả nhất, tự do trong ngục tù
giam giữ.
Rồi cùng đi với những con người đi tìm tự do chân chính cũng có muôn vàn loại tội
phạm, chúng cũng không có tiền xài nên sẽ sẳn sàng rủ rê những người có tiền
chung nhau 1 canh bài...
người thua luôn là kẻ dại...
Có lần tôi đã chứng kiến 1 vụ giết người ;
mũi dao dài 2 tất ngang 4 phan đã xuyên qua trái tim người trai trẻ và được
xoáy 1 vòng tròn để rút ra cho dễ...
Em trai tôi cùng 4 người khác khiêng xốc anh ta, 1 tay nó cố với theo che lại
nơi máu đang trào...
Tôi thấy mặt em tôi xanh mét, chắc nó sợ lắm nhưng cố giúp 1 tay.
Không thể nào cứu nổi ! 2m vuông nơi anh ta sống tạm cứ phủ đầy 1 màu đỏ tang
thương... kẻ giết người bị bắt !
Nhưng trên gương mặt anh ta là 1 nụ cười.... chỉ có 20 đô cho 1 mạng người.
...
Rồi thêm mấy Mụ già háp 60s vì không có đàn bà con gái nhiều nên đám thanh niên
cứ xoay lấy xoay để các bà già này... làm các bà cứ tưởng mình vẫn còn hấp dẫn xinh
như con gái... cứ lượn ra lượn vô cười rú hú như ma...
Những năm đó mấy bà già háp lắm chứ không ngon mắt như mấy người 60s bây giờ
đâu nghe... nhìn mà ngứa con mắt... muốn ói.
Nhiều quá chuyện để kể... cả chuyện loạn luân...
Cha bắt con gái làm chuyện tào lao rồi mang bầu... lính Thái xuống mang cha đi
biệt tích, rồi đứa bé được sinh ra nhưng Cao Ủy cũng mang đi không để người đẻ
nuôi... Họ sợ !
1 lần...
Tôi chứng kiến 1 cô gái 18 tuổi treo cổ ngay trên chỗ cô nằm...
cây xà ngang cao khỏi đầu cở hon 1.5m mà không biết sao cô có thể treo
lên được tấm chăn để mà thòng lọng thân mình.
Cô cùng đi vượt biên với người anh.... lúc 5 giờ sáng người anh mắt nhắm mắt mở
đi ra phía toilet lại chạm vào cái gì đó đong đưa...
anh ta bật hộp quẹt...
Tiếng hét la nhốn nháo vang rền trong trại... lửa được đốt lên,
người quản đốc trại cưa bỏ cây xà nhà... mọi người nhìn nhau như khóc...
Cô gái ấy hồn ma giờ chắc vẫn còn lang thang nơi đấy...
đồi núi hoang tàn giờ chỉ là cỏ lau mọc phủ đầy em gái ơi !
...
Tôi lại thêm nghề bán bánh bao !
Em gái tôi rất giỏi... tự học tự nắn bánh, ông xã tôi lo phần củi lửa, đun hấp...
còn tôi...
Tay xách cái thùng dùng để dành đựng nước đá lâu tan.... giờ thì giữ ấm cho
bánh bao lâu bị nguội...
đi khắp nơi trong trại tị nạn 7 khu nhà...
Nói tới đây, ... không cầm được giọt nước mắt...
... dù tháng ngày đó đã qua.. đã xa lắc xa lơ, nhưng trái tim không thời gian định
vị !
Tình cờ xem cái video này nói về người bán bánh bao...
Lòng nôn nao bắt tôi ngồi dậy viết lại khúc tình đau lòng này...
Đời tôi đã có thời gian như thế đấy...
Đoạn trường ai đã qua cầu mới hay !
ReplyDeleteSN ơi , Đọc xong bài nầy mắt tui hơi cay...N.
Thiệt tình ai đã từng vượt biển , sống trong trại tỵ nạn , đọc là hiểu ngày cho thân phận người tỵ nạn ở đệ nhị quốc gia ... thân bèo long đong xa xứ , cực khổ vô vàn . Tương lai mù mịt ...thương lắm lắm bạn SN ơi ...
ReplyDeleteCô 5
Cuộc đời tị nạn là những bức tranh đau buồn mà tùy ở mỗi người họa sĩ phát họa lại. Nhưng đã quyết định từ bỏ quê hương rời xa bọn quỷ dữ để ra đi tìm tự do thì những thứ đó sẻ biến thành chuyện nhỏ.
ReplyDeleteChuyện lớn bây giờ là sau bao năm tị nạn CS chúng ta bây giờ có còn là người tị nạn bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ vô thần hay là bây giờ gió đã đổi chiều rồi.
Dù cho gió có đổi chiều,
ReplyDeleteThông reo mong giữ những điều ước mơ.