____________
LÊ ĐÌNH CHƠN TÂM
Sớm nay tiếng
chim thanh
Trong gió
xanh
(Màu
thời gian - Đoàn Phú Tứ)
Lần đầu
tiên tôi gặp mặt chị Martha là vào năm 1969 – 1970 trong khu Đại học
của thành phố nằm trên đồi cao. Mùa thu ở Canada đã tô tất cả những
màu sẳc huy hoàng xanh, đỏ, tím, vàng của lá thu lên những sườn núi
xa xa, như một bức tranh sơn dầu lãng mạn nhưng rực rỡ. Chị Martha ngược
lại mặc áo xam xám và đội chiếc khăn màu sậm xuống đến quá vai,
khăn có viền trắng trên đầu, y phục đơn thuần của những bà sơ. Chị
cười với tôi và hỏi với một giọng nhẹ Huế:
-
Em là Tâm phải không? Em được đi làm trong trường
ở Chicoutimi chưa?
-
Dạ phải, em là Tâm. Chị là chị Martha nói trong phôn
tuần trước phải không? Em cám ơn chị đã cho tụi em biết tin đễ đi
phỏng vấn. Tụi em sẽ đi làm trong hai tuần nửa.
- Chị
mừng cho em và Diệm.
Hoàng văn
Diệm là bạn học, người Huế, nói và dùng tiếng đôi khi rất “huệ” như
mời thời (mời ăn) hay đôi... Tôi ở cuối Hậu giang Rạch Giá ít giao
thiệp, nên lắm khi không hiểu nó nói gì. Như có lần, mùa hè tôi vít
được con sâu lớn nhiều lông lá.
–
Diệm mầy coi nè, tao cho mầy nghe”.
Thằng
quỉ thấy con sâu nó hét tướng:
- Đội đi,
đội đi. Tôi không hiểu nó nói gì, tôi đưa con sâu tới gần nó thêm, nó
càng hét dữ. Sau đó nó nghĩ ra, nó nói:
-
Quẳng đi, ném đi.
À
thì là vậy, mầy sợ sâu và tiếng "đôi" nghĩa là quẳng.
Chị
Martha và Diệm là đồng hương nên ở xứ lạ quê người, hai người thường qua
lại giúp đỡ lẫn nhau. Chị Martha tu trong một nữ tu viện thiên chúa ở
thành phố Chicoutimi, một thành phố nhỏ trên núi cao cách trường Đại
học mà Diệm và tôi học chừng 6, 7 giờ xe hơi. Chị Martha một mình đi
tu ở Chicoutimi từ trước năm 1954, nên chị quen nhiều người ở thành
phố nhỏ nầy. Tuần rồi chị gọi phôn cho Diệm bảo đi phỏng vấn vì
chị biết trường college ở đó đang cần thầy. College là loại trường,
nói nôm na, để chuẫn bị vào Đại học. Thấy nó lái xe đi xa một mình,
tôi đi theo Diệm chơi, nhưng cuối cùng hai đứa đều được phỏng vấn và
được nhận hết. Phần chị Martha, sau gần hai mươi năm tu và làm việc
cho nhà dòng, chị Martha được tu viện cho phép vào Đại Học 4 năm để
học cho xong cử nhân về sinh hóa học. Đó là lý do tại sao tôi gặp
chị tại khu Đại học kể ban đầu.
Năm
học từ từ trôi qua, tôi vừa đi làm xa vừa tiếp tục đi học mỗi tuần.
Xe tôi đã lăn hai vòng rưởi xuống núi, bốn bánh lên trời. Cũng hên
mùa đông xe chạy không mau lắm và tuyết dầy trên núi đở được sức
nặng xe rơi, trong xe không ai bị thương hết.
Sau Tết
tây, Tết ta lại tới. Sinh viên việt nam quyết định tổ chức một buổi
dạ hội, với văn nghệ sinh viên, cho cả nguyên trường: bạn bè thầy trò
người điên (canadiens, canadians), người còi (quebecois),
người cờ (quebeckers), v. v. đều thân ái mời đi dự hết.
Sinh viên VN ở trường không đông (vào khoãng mười mấy, hai mươi mạng)
cho nên ai cũng bị hay cũng phải tham dự hết. Tôi không nhớ đã làm gì
cho buổi ấy, chắc là được sai vặt chạy bàn hay chi đó. Tuy nhiên, tôi
nhớ phần văn nghệ trong giảng đường lớn của phân khoa văn chương.
Sau chào
quốc thiều (VNCH) là múa lân, múa nón, hợp ca (xuân đã đến rồi,
xuân vẫn tang tình), đơn ca (bài ông lái đò, vì là trường học và
cũng vì anh sinh viên hát chỉ biết mỗi bài đó),.. và dĩ nhiên trình diễn
áo dài. Người mặc áo dài sau cùng đi ra là chị Martha. Áo dài Huế
của chị giản dị nhưng chị có một trách nhiệm không giản dị là ngâm
bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tử.
Chị không
ngâm giọng bắc mà với giọng Huế nhẹ riêng của chị. Tôi còn nhớ cả
giảng đường lớn đang ồn ào bổng trở lại lặng thinh, chỉ còn giọng
chị rất khoẻ và trổi lên cao vút trong loa, nhất là trong đoạn / Tóc
mây một món chiếc dao vàng / Nghìn trùng e lệ phụng quân
vương / Trăm năm tình cũ lìa không hận / Thà nép mày hoa
thiếp phụ chàng /.
Và rồi
lại từ từ nhẹ êm để chấm dứt / Duyên trăm năm đứt đoạn / Tình
muôn thuở còn hương / Hương thời gian thanh thanh / Màu thời
gian tím ngát /
Chị
Martha không ngâm cho ai. Chị Martha chỉ ngâm cho chị. Đúng, chị ngâm cho
chị, có lẽ như bao lần chị ngâm một mình cho chị.
Chị ngâm
xong, sau giây phút bàng hoàng đến lặng người của khán thính giã điên,
còi, cờ, việt, mít... cả hội trường đứng dậy và vổ tay và vổ tay...
tiếng vỗ tay vang trời. Phải công nhận người tây phương dù không hiểu
tiếng, nhưng biết lắng nghe cảm xúc thật sự của lòng người ngâm. Tôi
lỗ tai trâu nhưng cũng tự hỏi chị Martha là ai mà tôi chưa hiểu đủ.
Tại sao chị bỏ nhà, một mình tuổi trẻ đi tu, đến xứ Gia nã Đại xa
lạ lạnh lùng nầy mà thời đó bao nhiêu người VN chê bai vì không biết
hay không bao giờ muốn biết.
Sau buổi
văn nghệ, mấy anh chị em VN vào phòng hợp nghỉ xả hơi. Tôi ngồi một
góc với chị Martha và vài anh chị sinh viên khác nửa. Không dừng
được, tôi hỏi chị:
-
Chị Martha ngâm thơ giọng rất lạ và rất hay. Chị
ở ngoài Trung, thời chị, chị Martha có biết Hàn mặc Tử không vậy?”
Câu trả
lời của chị giản dị, nhưng đối với tôi nó là một tiếng sét nổ
trong đầu:
-
Chị là em của chị Thương Thương!
-
Thương Thương như trong “Đêm qua nằm mộng thấy Thương
Thương” hả chị?
- Đúng
vậy em. Hàn mặc Tử làm thơ gởi tặng chị Trần thị Thương Thương nhưng
chưa bao giờ được gặp mặt chị Thương Thương hết, cho đến chết.
Tôi ú ớ
hỏi lẩn quẩn:
- Chị
theo đạo đi tu ở Canada từ hồi nào vậy?
-
Chị theo đạo hồi nhỏ khi đậu xong Tú Tài, gia đình
chị ai cũng đạo Phật. Chị sang Canada trước hiệp định Genève khi nữ
tu viện ở Chicoutimi tìm người trên thế giới đến tu. Chị ở cùng một
nhà dòng từ đó đến ni.
-
Tại sao chị đổi sang đạo Chúa vậy?
- À
tại lúc đó chị thích đi xa.
Tôi không
dám ghẹo chị là tại sao bà sơ mà ngâm thơ tình hay như vậy và cũng
không hỏi thêm về chị và Hàn mặc Tử, vì sợ mình vô lễ.
Chiến
tranh ở Việt Nam bùng nổ lớn. Sau Tết Mậu Thân, CSVN hiểu rằng chiến
trường quan trọng là không hẳn ở VN mà là chính ở Bắc Mỹ. Phong
trào chống chiến tranh VN rầm rộ mọi nơi. Đài TV Bắc Mỹ mỗi ngày
trực tiếp hình ảnh người lính Mỹ bị thương hay chết trong chiến trận
vn. Sinh viên Mỹ đóng lều chiếm khu vườn ở nhiều trường
Đại Học như UCLA, Stanford, Harvard... để Make love not war và làm hippie.
Phim Forrest Gump là một ghi nhận bi hài kịch nhưng khá trung thật cho
thời kỳ đó.
Ở Québec,
CSVN gới 3 người của MTGPMN đến tuyên truyền tại Đại Học Montréal
(UdeM), theo lời mời của tổng hội sinh viên UdeM. 3 người gởi đến đều
tự giới thiệu là “sinh viên hàm thụ” của Đại học Sài Gòn. Một ông
ba mươi ngoài, học y khoa hàm thụ buổi tối (xin độc giã đừng cười vì
là chuyện thật 100%), một bà khoảng ba mươi học luật hàm thụ buổi
tối, và một ông nửa cũng gần ba mươi học hóa học hàm thụ buổi tối
luôn.
Dĩ nhiên
sinh viên VN ở Montreal, Québec, gái như trai, mang cờ vàng đi phản đối
với lý do là tổng hội sinh viên UdeM không công bằng không mời sv VN ở
Sài Gòn và Hà Nội. Tại cửa vào, bọn vệ sĩ điên của đảng CS Canada,
to như con bò, không cho vào nghe thuyết trình, giựt cờ, thế là ấu
đã. (Tôi sẵn cây biểu ngữ, đập được mấy gậy, cũng sướng sướng).
Cuối cùng, hội sinh viên của UdeM phải cho sinh viên VN vào nghe và đặt
câu hỏi cho thuyết trình viên. Sinh viên điên của UdeM vổ tay hoan hô ông
sinh viên y-khoa hàm thụ của Mặt Trận khi ông ta tay cầm một vỏ lựu
đạn giơ lên cao và chỉ nói Mỹ giết VN với như vầy. Thiệt là điên
điên. Và tụi sinh viên canadiens ngây thơ cũng điên nốt. Tin buổi tối,
phát ngôn viên chính Bernard Derome, người rất chống chiến tranh VN, của
Đài truyền hình Radio Canada tuyên bố là hôm nay ông ta chứng kiến
chiến tranh VN tại Québec. Phải nói sau 1975, khi đồng bào VN bỏ xứ
lên thuyền làm người đi ghe, boat people, ra đi tỵ nạn CS, và bỏ xác
trên biển với tỷ lệ 1/3, B. Derome xin lỗi chính thức đã có ý kiến
sai lầm về ý nghĩa chiến tranh VN. Cũng như nhóm “Bác Sĩ Không Biên
Giới” xin lỗi xong, lo đi vớt boat people ở biển Thái Lan và Nam Dương.
Một tuần
sau, ba tôi cắt báo VN ở Sài Gòn loan tin sinh viên việt nam ở Montréal
chi lo đánh lộn, gởi cho tôi và nói mầy không lo học. Thơ nầy của ba,
con xin không trả lời, mảnh báo vn tôi bỏ vào thùng rác.
Về phần
chị Martha, nhà dòng gởi chị thơ bảo trở về tu viện đi làm không được
đi học nửa. Dỉ nhiên là chị khóc quá chừng chừng. Chị nói chị đi
làm hai mươi năm nuôi nhà dòng, chị chỉ còn hai năm là học xong mà
không được cho phép. Chị nói:
- Chị
nghĩ sau Đại Học chị làm việc cho nhà dòng nhẹ nhàng và hữu hiệu
hơn.
Tôi thẳng
thắng vuột miệng xúi bậy:
- Nhà
dòng bất công. Tại sao chị không ra khỏi tu viện, nhưng vẫn giữ
đạo.
Chị nhìn
tôi không trã lời. Nhiều tuần sau, chị cho biết đã xin ra khỏi dòng.
Hai năm sau,chị tốt nghiệp Đại học và đi làm ở Ottawa. Từ đó, hơn ba
mươi năm rồi, tôi bặt tin và không có dịp gặp chị. Ai cũng lo riêng gia
đình mình đang tỵ nạn ở đâu hay còn phải sống khó khăn trong vùng CS.
Câu tôi muốn hỏi ngày xưa là “chị có thương Hàn
Mặc Tử không chị” cũng chưa bao giờ dám hay có dịp để nói. Hai hôm
nay, lúc viết bài nầy về chị với một chút xíu kỹ niệm sinh viên ở
xứ người trong khoảng mười năm 64-74, tôi có gởi email cho Diệm, thằng
bạn cũ, hỏi thăm chị Martha. Thằng quỉ nầy giờ để râu tóc tùm lum.
Mỗi lần gặp nhau nó cười hề hề hỏi:
- Mầy xem tao có giống Hồ chí Minh không?”
- Mầy giống Che Guevara thì có thể”.
- Mầy xem tao có giống Hồ chí Minh không?”
- Mầy giống Che Guevara thì có thể”.
Diệm cho
tôi biết là chị Martha vừa chết năm nay 2016. Tôi bùi ngùi, nhưng hân
hạnh được cảm giác gần gũi với vài bài thơ cũ hay với vài người
xưa, những Hàn Mặc Tử, những Trần thị Thương Thương,... và Trần thị
Martha. Tôi cũng lại tò mò tìm đọc lại Hàn MặcTử và để ý một chi
tiết là nhà thơ theo đạo công giáo. Tôi thật ngu quá, câu trả lời của
câu tôi muốn hỏi chị Martha đã viết từ lâu trên web, giữa hai dòng
tiểu sử của HMT. Cám ơn chị. Thì ra chị Martha chọn đạo và “thích”
đi xa là tại vậy.
Bây giờ
xin chị ngủ yên nghe.
/ Màu
thời gian không xanh / nhưng / Hương thời gian
thanh thanh (ĐPT) / như bài thơ chị ngâm ngày xưa, chị
ơi.
ReplyDeleteLDCT dấu nghề kỷ quá, hỏi nhỏ CT nghe nếu chị Martha không mang áo nhà dòng thì CT có rầu rĩ râu ria ra rậm rạp không?
Theo HTTL nghĩ có lẽ anh LDCT đọc bài"Những bóng hồng của nhà thơ Hàn Mặc Tử" nên chạnh lòng anh nhớ đên người con gái xứ Huế "chị Martha của anh" và có bài viết nầy chăng?
ReplyDeleteBài viết thật đẹp, như chút kỷ niệm của quãng đời sinh viên của anh mà còn như góp một phần nào thêm về các bóng hồng ái mộ HMT mà có lần anh muốn hỏi chị Martha"Chị có yêu Hàn Mặc Tử không"
anh Nhựt nói thật đúng "LDCT dấu nghề kỹ quá"
Ha ha
Bây giờ kiếm đã vung rồi thì từ đây sắp tới hy vọng TH sẽ có thêm bài viết khác của anh?
Chân thành cám ơn anh đã đem "Màu thời gian của Đoàn Phú tứ" lại cho đọc giả Tha Hương hôm nay
Ông anh Nhựt ơi, tui đâu có nghề văn chương đâu mà dấu. Chuyện tình buồn mà viết với giọng vui (đỡ kleenex, đỡ dầu thoa) là bị ảnh hưởng mấy bài văn vui vui anh viết đó.
ReplyDeleteCâu anh hỏi nhỏ, tui cũng đã trả lời trong bài rồi: Tôi xúi chị Martha ra khỏi dòng là không mặc áo dòng nửa (tội lỗi, tội lỗi), nhưng vẫn giữ đạo là quí mối tình hiếm có của người con gái Huế đơn độc đó.
Cám ơn cô chủ vườn vui chọn hình post và làm liên kết nhiều bài nghe. Martha chỉ là người tình “không tên” của thi nhân mà thôi.
“Màu thời gian”, tôi thuộc lỏm bỏm có mấy câu của ĐPT qua lần nghe chị Martha ngâm.
Trong Labels “Đốt lò hương củ” của Tha Hương ngày October 31, 2014, đã có “Màu thời gian” nhạc Phạm Duy qua giọng hát Thái Hiền với trọn vẹn bài thơ. Rất hay xin nên nghe lại.
Trời trời!
ReplyDeleteAnh ra nước ngoài đã hơn nửa thế kỹ rồi mà tiếng Việt còn mượt mà, văn chương còn trôi chảy như vậy là nhứt dương chỉ rồi còn gì nữa?
Chuyện tình buồn nào cũng làm người ta rơi lệ, nhưng qua bài viết của anh không đến nổi tuông hai hàng.
Chỉ hơi tiếc một điều là...
Hôm đó anh phện tụi nó ít quá cho nên nó không tởn. Mấy cái cây làm cán để kéo biểu ngữ bự tổ chảng mà anh phện không có què giò thằng nào hết thiệt là uổng thay...
KT thiệt là ngưỡng mộ , anh viết truyện thật hay , thật xúc cảm và rất thích khi nghe anh kể lại ( rất trung thực ) các biến cố và hoạt động của sinh viên VN du học trước 75 tại tp Mộng Lệ An này , hy vọng sẽ được đọc tiếp những bài khác nha anh LĐCT .
ReplyDeleteKTP
Cám ơn cô KT. Cô có thử hát “Màu thời gian” chưa. Có ít nhất hai nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ nầy, trong đó có P.Duy.
ReplyDeleteAnh LN ơi, hôm đó đâu có ai nghĩ sẽ đánh lộn mà chuẩn bị đâu. Tới khi mấy tên vệ sĩ CS người điên, to mập như tụi Sumo hay thằng Hulk, chụp cờ thì ai có gì thì mần nấy.
Hi Anh Tâm , Câu chuyện anh viết rất hay và rất chân tình phải chi anh gặp lại chị Martha của anh sớm 1 chút thì hay biết mấy , có chiện nào hay kể tiếp nũa đi nghen anh T., tui chờ đây...HTX
ReplyDeleteAnh LĐCT ơi , nhớ lúc mới định cư qua đây , KT có biết nhà dòng và les Sœurs de L'Assomption trong đó có 1 bà sœur trẻ tới từ Chicoutimi , bà nói ở đó trước kia có 1 bà sœrủ Việt Nam còn rất trẻ , rất đẹp và nhu mì , hiền hậu , ý là bà khen nức nở luôn , khg biết phải là chị Martha của anh nữa .
ReplyDeleteKTP
Haha, Katie tò mò rồi, có thể đúng là nhà dòng đó. Chị Martha rất hiền, dễ thương, không đẹp, nhưng không xấu. Chị Martha lớn hơn tôi nhiều mà, nói vậy cho HTX hay anh Nhựt đở nói tới nói lui. Trong chuyện (toàn là thật 99.9%), tôi viết thật ngắn hai năm sau cùng lúc chị Martha học Đại học, vì lúc ấy chị Martha ghét tôi dễ sợ. Tất cả vì một lý do hoàn toàn khác biệt ngoài tưởng tượng của KT, HTX hay anh Nhựt.
ReplyDelete
ReplyDeleteHi hi anh LDCT nói"Chị Martha lớn hơn tôi nhiều mà, nói vậy cho HTX hay anh Nhựt đở nói tới nói lui"
Song thế nào HTX, Kim Trúc cũng nói tới nói lui cho mà coi,mấy cô học trò nầy không tha huynh đâu, vì Thầy Nhựt hôm kia mới gửi một bài cho mọi người đọc" Chuyện tình của ứng viên Tổng thống Pháp và bà vợ hơn 24 tuổi" hà hà
Hihihi A/ LĐCT ơi ! Câu chuyện A/ kể hấp dẫn và trung thực dị mà kêu KT đừng tò mò , ừ thì cũng được , nếu được nghe kể thêm chút xíu nữa hé , chứ chỉ tưởng tượng là đã thấy đẹp rồi
ReplyDeleteKTP