Hải Vân
Khi tôi lớn lên thời hoàng kim của những Ông Nghè Ông Cử không còn nữa. Hình ảnh Quan Trạng vinh quy bái tổ chỉ còn trong sách vở, trong từng câu chuyện được bắt đầu bằng hai chữ “ngày xưa.” Ngày xưa – nghe xa vời như huyền thoại một mẹ trăm con, như vầng trăng cổ tích chỉ còn trong vườn trí tưởng. Giữa mờ sương kỷ niệm, bóng dáng “Ông Đồ” thoắt ẩn thoắt hiện, vụt ngời sáng chợt tan biến, gợi lên trong lòng tôi một tình cảm bi thương đau đớn, hệt như phút rực rỡ để rồi lâm chung của vầng thái dương trước cảnh chiều tà.
Tôi như chợt thấy đất trời xuân năm cũ, có một cụ già ung dung tự tại bày mực tàu giấy đỏ giữa phố thị đông người. Ông đồ đã về ư…? Vâng! Ông về trong giòng thơ của thi nhân họ Vũ
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua”
Có điều gì đơn sơ hơn, thuần khiết hơn, đẹp đẽ hơn cảnh ông giáo khăn đóng áo dài ngồi bên hè phố, giữa những câu đối đỏ phất phơ trước gió, giữa sắc hồng tươi thắm của hoa đào. Thật gần gũi mà không tầm thường. Thật trang trọng mà vẫn thân quen. Đây phải chăng là nét độc đáo trong thi pháp của Vũ Đình Liên, khi mô tả một nhà giáo giữa chợ đời?
Không hề có con số để kiểm kê xem mỗi ngày ông cụ viết mấy trăm mấy ngàn câu đối. Nhưng chỉ cần đọc câu thơ “Bao nhiêu người thuê viết,” người ta biết ông giáo viết chữ Nho rất “đắt hàng.” Ôi! “Bao nhiêu người thuê viết!” Cụm từ “bao nhiêu” nói lên con số nhiều không đếm được, thế mà ông giáo vẫn tĩnh lặng trầm tư. Dường như sự chừng mực sự khiêm tốn của nhà nho ẩn tàng ngay trong tâm hồn Vũ Đình Liên, nên thi nhân mới có thể mô tả đúng phong cách chính nhân quân tử của người từng học sách thánh hiền. Dẫu “bao nhiêu người thuê viết” cũng chỉ “đạm nhược như thủy” mà thôi. Buồn vui không tỏ lộ, lúc nào cũng bình lặng như nước. Tưởng nói lên được tâm ý của người xưa như Vũ Đình Liên, quả thực là người có ngọn bút thần tài hoa.
Với phong thái uy nghi nghiêm cẩn, với “Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa rồng bay,” cõi người ta tin rằng nhà giáo viết chữ Nho sống mãi với thần bút uyên nguyên của riêng ông. Nhưng buồn thay! Ông đã bị bỏ quên, thậm chí bị bỏ rơi! Hoặc vì Tạo Hóa luôn đố kỵ hồng nhan luôn ghét ghen người tài hoa xuất chúng. Hoặc vì lòng người ta vốn bạc như vôi, rất mau quên những gì bản thân từng trân quý. Hoặc vì cuộc sống như một giòng sông bất ngờ rẽ sang nhánh khác…Nên đến một hôm
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Làm sao có thể chịu đựng được sự rẻ rúng sự coi thường, của những kẻ trước đây đã từng“tấm tắc ngợi khen tài?” Nỗi đau cao vời ai thấu? Người đời vô tâm mau quên chóng chán không hiểu, nhưng Vũ Đình Liên hiểu. Thi nhân không những hiểu mà còn bộc lộ rõ rệt khí phách và tâm thái “an bần lạc đạo” của nhà giáo ngày xưa. Nếu là kẻ vốn kiêu bạc khi lâm bước đường cùng sẽ trở nên “khinh thế ngạo vật,” hằn học cay đắng đay nghiến cuộc đời. Nhưng người thầy chính nhân quân tử chỉ thinh lặng cảm thán:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu!”
Không phải là lời oán trách. Chỉ là câu tự hỏi “Người thuê viết nay đâu..?” Và tấm lòng cảm thương “Mực đọng trong nghiên sầu!” Hình như đất trời vạn vật cùng nghe thấy tiếng thở dài não ruột của bậc hàn nho, trước chợ chiều ngày xuân vắng khách. Vì khí khái ông đồ cam chịu sống cuộc đời khốn khó, hay vì cảm được hồn giấy mực linh thiêng cũng đang nặng trĩu giọt sầu, nên ông đành ôm nỗi buồn lỡ vận?! Vũ Đình Liên đã làm cảm động lòng người, khi khắc họa hình ảnh ông giáo trầm tư ngồi hiu hắt giữa mưa bụi giăng mờ, giữa lá vàng rơi trong chiều gió
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Tôi như nhìn thấy những giòng lệ đồng thanh đồng khí của Vũ Đình Liên, khóc thương thân phận lao lung của kiếp người cùng khốn, tâm hồn âm thầm hoài cảm
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ!”
Nhà thơ muốn gì khi ngược bóng thời gian đi tìm cái hư bên cái thực? Phải chăng vì muốn làm sống dậy khí phách anh linh của ông giáo tài hoa một thời vang bóng, thi nhân đã viết ra những lời kiếm tìm tha thiết ấy? Tìm người như thể tìm chim, huống là chiêu hồn quá khứ! Thế mà thi nhân vẫn trông đợi, như trông đợi nửa kia của bản ngã từ thiên cổ trở về.
Hoa đào vẫn nở, sắc hồng không phai. Nhưng mực tàu giấy đỏ đã hồ tàn! Người xưa đâu…!?
Quả thực ngày nay cố nhân không còn nữa! Chỉ còn lại bài thơ hoài cổ, u uẩn vô cùng! Xuân về Tết đến, tôi nghe âm vang trong chiều gió tiếng thơ…
“…Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ!”
Lòng chợt ngậm ngùi! Giữa giòng sóng biếc phân tranh. Hồn xưa ấm lạnh biên thành vãng lai. Về qua cõi mộng gót hài. Chân mây khuất nẻo còn ai nhớ người!
Một ông đồ-1915 – NGUỒN PINTEREST.COM
ReplyDeleteMỗi năm hoa đào nở
Lại thấy Học Trò Xưa
Lắc bầu cua cá cọp
Bao nhiêu người vây quanh
Nào Y Tả Lành Nguyễn
Mạch Vạn Niên Cóc Con
Trần Phiêu Tố Lan Hoàng
Cùng Trúc Oanh Kim Phùng
Chơn Tâm ngồi ăn ké
Hạnh Tịnh Đế chầu rìa
Bao nhiêu tiền ăn được
Giao cho Lý Thanh Phong
Trổ tài đại đầu bếp
Cho anh em Tha Hương
Trọn vẹn niềm vui tết.
Anh em nào chưa tới
Hã đem rượu Đường Xuồng
Cùng nhau:
Zdô....Zdô....ZDô
Ha...ha...Ông thầy mần thơ hay quá !HTX xin tiếp theo thơ của ông thầy nhen !
ReplyDeleteThầy Láng giềng số đỏ
Mười lần y như một
Đặt đâu thầy trúng đó
Hỏng biết có bùa không
Mà sao hên quá xá
Mọi người đều cháy túi
Thầy gom hết bỏ bao
Giờ trở thành đại gia
Thầy bèn liền mỡ quán
Cà phê ở vĩa hè
Nhưng Bề Trên biết được
Vội lấy hết trơn tiền
Bây giờ thầy cháy túi... hi...hi
Gầy sòng khác nữa đi thầy ui...HTX
Tui tiếp HTX nghe:
ReplyDeleteChị Đường Năm lôi thôi
Quán cà phe vỉa hè
Làm tiền được lắm nghe
Chỉ cực chừng bốn tháng
Sau đó là khỏe re.
Ông thầy lo phụ dọn
Đâu thấy chưn ai nè
Thôi Thầy khoan xuống núi
ReplyDeleteCứ ở Mộng Lệ An
Chờ tới mùa hè sang
Pà con lên lụm kiếm
Trước sân Thầy mở tiệm
Phía sau lắc bầu cua
Y Tả đặt cứ vùa
Tui là dua cháy túi
Thiệt là ... tình á!
Cô 5 cũng sáp vô nè
ReplyDelete...
Quán dĩa hè mà mở
Chủ quán Cô Đường Năm
Mỗi ngày thầy chào hàng
Những khi quán rãnh rỗi
Thầy gầy sòng bên hong
Đông đảo ngồi vòng vòng
Kia là HTX
Y Tả cùng Thầy Long
Bên này là Kim Oanh
Kế bên là Kim Trúc
Bang Chủ cười khúc khích
Hạnh Tịnh Đế dặt tiền
Vô Kỵ với Triệu Minh
Chơn Tâm cùng bà xã
Móc ví đặt 3 cua
Thầy bảo xong cả rồi
Không được thay đổi à
Lắc ra ba con gà
Thầy gom sạch sành sanh
Giao cho Lý Thanh Phong
Nấu 1 nồi bánh canh
Đãi cả nhà Tha Hương
No nê vui ca hát
Quên ngắm " Gót Sen Hồng "
Cô 5 có sưu tầm được bài thơ này , không biết tác giả là ai , chuyễn từ Hội Nhà Giáo VN , xin góp vui với Tha Hương , đừng giận cô 5 nghen các cô giáo của em .
ReplyDeleteMỗi năm hoa đào nở
Lại thấy cô giáo già
Lang thang tìm đồ rẽ
Bên phố đông người qua
Bao nhiều người xúm xít
Mua vàng với đô la
Cô giáo già lặng lẽ
Mua dưa với mua cà
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Tiền lương trượt quá nhiều
Cô giáo già lo lắng
Ra giêng lấy gì tiêu
Giáo già vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Nhẫm tính gà giá mấy
Giựt mình , thôi rau chay
Năm nay đào lại nở
Vẫn cô giáo già xưa
Lang thang trên hè phố
Đồ rẽ , đâu bây giờ
Tháng bảy tui đi qua
ReplyDeleteThấy một cặp Giáo Già
Người thì pha cà phê
Người lại mê cào vùa
Cái quán chùa mới mở
Bán cà phê thêm phở
Nở quên chiện thu tiền
Tui liền vô đớp đại
Ăn xong gồi bỏ chạy
Hổng dại ở lại đâu
Ngồi lâu lâu một hồi
Thế nào tôi cũng thua
Cào vùa xui muốn chết
Tui lại sợ hết tiền
Nên chạy liền tức khắc
Chậm chân thì chết chắc ....
khà.. kkk
Tui viết cho cô giáo lớp tư trường làng của tui (lớp năm lớp tư theo chương trình ngày xưa mà tui hân hạnh được dạy dỗ).
ReplyDeleteTui nghĩ cô cũng chết lâu rồi, nhưng không sao, với tui, cô là mẹ của con cô và là mẹ của bọn học trò ngu ngơ sơ học như tui.
Sau năm 75, chắc ai cũng đi tìm đồ rẽ để mua, cô giáo tui chắc cũng vậy. Tui chỉ tiếc mình không biết để đi theo xách giỏ giúp cô. Sau năm 80, tôi hy vọng cô mua được nhiều đồ rẽ mạc hơn để sống lây lất cho con cô hay cho học trò nghèo của cô, đồ không rẽ ra đi mất rồì.
Em kính cầu xin cô an bình trong thế giới nào đó.