Links

Monday, February 27, 2017

Chuyện của một carer

_____________

LƯ THỊ SONG NGUYỆT



7 tuần tôi không đến chỗ làm.
Trong 7 tuần đó biết bao nhiêu điều biến đổi...
Ông tiến sĩ già chết ngay ngày tôi té trên băng 101 tuổi hơn.
Người đàn bà ngóng tin con mỗi đêm ngồi chờ điện thoại từ Canada cũng ra đi chẳng có ai bên giường bệnh không lâu sau đó.
... Trở lại làm vào đêm thứ 7 tuần rồi 18/2 Tôi gặp lại người đàn bà vừa tròn 100 vào tháng 8.2016....
Bà chỉ ngồi yên được 2 ngày với cơn đau tim hành hạ nhưng bà không thể tự động đưa tay dùng thuốc xịt như trước đây để trợ giúp mình thở được nữa
Bà xuống thật nhanh.!!!
Đêm ấy tôi vào với bà... tôi không ngờ bà nhận ra tôi không chờ đợi trong khi bà chẳng màng nhìn ra bất cứ ai khác...
Nhưng ấn tượng câu nói bà nói với tôi làm tôi thoáng thấy rùng mình 
''Oh, Song ! rất vui gặp lại you...Tôi chờ you để giải thích 1 câu chuyện, chỉ có you mới biêt thôi, đúng rồi phải không ? Chỉ có you mới biết''...
Và như bà nói, 
tôi biết bà chờ tôi trở lại để nói lời từ giả trước khi đi... 
Tôi cũng biết sẽ không gặp lại bà lần nữa.
Bà chết vào đêm thứ 5 tuần kế tiếp và luôn miệng hỏi mọi người rằng 
''Song đâu ?'' (where is Song ?)
Đa số người già sống trong trung tâm đều thương quí tôi...
Khi đến ca đêm họ luôn yêu cầu để tôi phục vụ họ ; dù rất mệt nhưng lời yêu cầu đó lại là sự hãnh diện cho mình và tôi không thể từ chối.
Họ yêu mến người Đàn bà VN với nụ cười luôn nở trên môi...
Đối với họ... tôi là : A HAPPY LITTLE GIRL đơn giản chỉ vui vẻ mới cười mà...
Nhưng tất cả người Việt mình đều biết... nụ cười là lời xã giao Hello.
...
Bà là người cuối cùng của Trung Tâm sống ở đây lâu nhất.
Bà rất đẹp ở tuổi 100... da trắng mịn tinh khôi không tì vết, gương mặt chỉ bị nhăn khi xuống dốc để trở về cát bụi thời gian.
Bà cô độc... dù bà giàu có !
Tài sản Bà để lại... nhà thờ quản lý toàn bộ, không con cái chẳng người thân... 
Bà nợ tôi 1 câu hỏi chưa kịp trả lời.
...
Những khi còn làm việc nhiều ở khu người già vào ban ngày tôi hay giúp đở Bà, lúc với Bà tôi hay tìm chuyện để nói...
Tôi thấy bà có làn da đẹp nên hay khen so sánh với mình chỉ mới dưới 60...
Tôi hỏi Bà 1 câu duy nhất : 
"Bà đẹp, Bà sang trọng giàu có... nhưng sao Bà không lấy chồng ?''
Bà đã nhìn tôi ngở ngàng khoảng 5 giây... tôi lúng túng xin lỗi khi nói tới việc riêng tư... nhưng câu hỏi ấy lại vô tình kéo bà gần lại với tôi trong tình cảm con người.
Bà bảo ngày nào đó Bà sẽ nói tôi nghe... nhưng tôi sau đó lại quên đi không nhớ nữa...
Tôi đi tìm câu trả lời đó từ những người khác...
Có lẻ tôi quá tò mò... nhưng tôi có tính quan sát và không kềm được mình làm ngơ, khi mà trong trung tâm phần lớn những người bây giờ tuổi trên 100 đều cô độc.
Tôi thích người Anh ở chỗ họ luôn có những suy nghĩ sâu sắc không hời hợt như mình, mọi thứ đều có lí do của nó, có lẻ trời đất đã tạo nên họ như vậy :
''Thế chiến thứ I rồi tiếp đến Thế chiến thứ II... đã lấy đi hàng triệu mạng sống người đàn ông Anh... cuộc chiến đã ngốn ngấu tất cả sinh lực dân thời đó, họ không có thời gian để nghĩ đến riêng mình, tất cả vì sự sống còn của đất nước... Và vì thế những cái hẹn những lời hứa đã chẳng bao giờ thành...''
Và những người đàn bà ngày ấy, thời gian đã làm mòn chờ đợi, giết dần ham muốn... họ sống trong sự tuỏng tượng về 1 người tình nhân chưa hề có... về những chiếc nhẫn đính hôn chẳng được đeo vào.
Và họ sinh ra trong những gia đình giai cấp thượng lưu, họ quá kiêu hãnh để chọn đại cho mình 1 người đàn ông không xứng đôi vừa lứa.
...

4 comments:

  1. Nhà dưỡng lão nầy nhờ có Cô Hát( Song) có đôi bàn tay của mấy tiên nữ săn sóc nên ai ai cũng thọ hơn 90 tuổi. Câu hỏi của Song Nguyệt với bà nhà giàu thượng lưu nấy làm cho bả khó trả lời...vì câu trả lời của bả sẽ làm cho Song Nguyệt có thể xỉu tại chỗ.....hi...hi....

    ReplyDelete
  2. Ở bên này có những nơi chăm sóc người già cả hay xảy ra nhiều cảnh rất não lòng . Họ thường hay abuse người già 1 cách tàn nhẫn tui không hiểu tại sao khi mình chấp nhận chọn nghề này coi như mình phải có trái tim nhân hậu và nhẫn nại , thấy SN làm việc tận tâm đối xử với người già đàng hoàng,chu đáo tui rất khâm phục...Ở hiền gặp lành nghen SN , biết đâu chừng có người để lại di chúc cho bồ 1 tòa lâu đài...Chuyện nói ra giống như cổ tích nhưng đời đâu ai biết được kkk..N.

    ReplyDelete
  3. Cám ơn 2 anh/ chị đã nói lên ý nghĩ của mình.
    SN làm trong trung tâm cao cấp... chưa hề xảy ra sự cố gì về sự abuse người già hết dù vẫn có báo chí nói về việc này xảy ra ở Birmingham noi tạp nhạp nhiều loại người.
    Ngay cả người đến sống mà chửi tục cũng sẽ không được chấp nhận, người làm càng kỉ lưởng hơn, SN ngày mói đến sử dụng English từ S*** là bị cười và gọi lên chỉnh sửa nữa đấy.
    Tuổi không còn trẻ nên hiểu tình người, là dân châu Á ngày mói đi học đã được cha mẹ thày cô dạy Kính Già Yêu Trẻ nên hiểu và thương như ông bà cha mẹ chính mình.
    Nhưng cũng không cho phép họ đx mình như slave...
    Dân Anh không nói ra ai cũng biết ... rất kiểu cách, họ ghét mình, cũng khó biết !

    ReplyDelete
  4. Bạn Song Nguyệt đã đi đúng đường lối mà mọi người đều thích , Nhớ hồi xưa bà Nội mình hay nói câu : 1 lần già 2 lần trẻ , người già đa phần là cô đơn cô độc , nên đôi khi rất khó tánh vì họ không được khỏe trong người , dịu dàng , kiên nhẫn , gần gũi trò truyện là làm bạn với họ rất dễ dàng , bạn đã chọn công việc này và bạn có tất cả những đức tính đó , Bravo bạn nha .
    KT

    ReplyDelete