Phan Tưởng Niệm
Hắn trở lại Quy Nhơn – Thành phố biển mà Hắn
đã sống và lớn lên với những tháng ngày ấp yêu kỷ niệm. Hắn đi trên con đường
phố buổi chiều với những hạt mưa rơi rớt thấm ướt trên vai. Hắn đang mơ về những
hình ảnh xa xưa của tuổi học trò.
Hắn đi bộ theo con đường Tăng Bạt Hổ, đến trước cổng trường Bồ Ðề, nhìn qua bức tường còn lớp kẽm gai, Hắn dừng bước và cố nhìn vô bên trong, Hắn đưa mắt đến những phòng lớp mà Hắn đã ngồi ở đó trong bảy năm ở bậc trung học. Những kỷ niệm xưa thoáng hiện về. Nào thầy, nào cô, nào bạn bè, nào trường lớp lần lần xuất hiện qua từng ký ức.
Hắn đi bộ theo con đường Tăng Bạt Hổ, đến trước cổng trường Bồ Ðề, nhìn qua bức tường còn lớp kẽm gai, Hắn dừng bước và cố nhìn vô bên trong, Hắn đưa mắt đến những phòng lớp mà Hắn đã ngồi ở đó trong bảy năm ở bậc trung học. Những kỷ niệm xưa thoáng hiện về. Nào thầy, nào cô, nào bạn bè, nào trường lớp lần lần xuất hiện qua từng ký ức.
Ngôi trường còn đây, bàn ghế còn đó. Cảnh vật vẫn như ngày nào. Hàng me già vẫn ủ rủ đứng chơ vơ. Ngôi chùa tỉnh giáo hội Phật Giáo xây dở dang vẫn chưa có người tu sửa - buồn bã đợi chờ. Hắn đi dựa theo bờ tường qua đường Trần Cao Vân rồi rẽ vô chùa Long Khánh. Ngôi chùa vẫn như ngày xưa, chẳng có gì thay đổi.
Tiếng chuông chùa cầu kinh buổi chiều, xen lẫn tiếng tụng niệm vang vang, lòng Hắn bỗng thấy chùng xuống và một nỗi buồn xâm chiếm tâm tư.
Hắn bước lên từng bậc thềm và lần vào chánh điện, thắp ba nén hương lễ Phật. Nhìn làn khói hương quyện tỏa, nhìn gương mặt hiền từ của Ðức Thế Tôn, bỗng nhiên Hắn muốn trở về nơi chánh giác, xa lìa nhân thế đầy dãy những đua tranh, đố kỵ, tị hiềm.
Hắn quay mình bước nhẹ , giọt mưa bắt đầu rơi, từng giọt mưa thấm ướt trên vai, Hắn khẻ rùng mình vì thấm lạnh. Hắn trở lại đứng núp dưới mái hiên chùa.
Một người đàn bà từ ngoài chạy vào núp mưa, Hắn khẻ liếc nhìn, người đàn bà quay lại, đôi mắt dán chặt vào mặt Hắn:
“ Xin lỗi ! Ông có phải.... là Tường Hùng”?
Hắn thoáng bàng hoàng:
“ Ba đây là...”
“ Thục Trinh ...”
Thật là bất ngờ, Hắn đã gặp lại Thục Trinh sau gần ba mươi năm xa cách. Hắn thầm nghĩ:“ Vậy là cuối cùng mình lại gặp nhau sau hơn một phần tư thế kỷ phải không Trinh? Còn có gì để nói đây Trinh! Chúng ta đã già rồi, tóc anh đã đầy sợi bạc và da em cũng đã có những vết hằn. Những kỷ niệm xưa đã thành quá khứ, một quá khứ buồn đầy những nỗi đắng cay. Ngày xưa, anh là tên học trò nghèo nhưng anh đã đem tình yêu đến với em bằng một mối tình thánh thiện, anh đã quên hiểu tình yêu nó còn kèm theo nhiều yếu tố cần thiết, đó là vật chất, địa vị và danh vọng. Anh đã thiếu những điều kiện đó nên anh đã mất em. Ngày em lên xe hoa về nhà chồng cũng chính là ngày anh từ ngục tù Cộng Sản được trao trả trở về . Ðêm đi ngang qua con phố, nhìn vào ngôi nhà sang trọng, thấy em trong lễ phục cô dâu, anh đã nghẹn ngào nuốt từng giọt đắng cay mà trách thầm cho thân phận. Và anh đã ra đi không trở lại thành phố biển từ dạo ấỵ”
Sau giây phút ngỡ ngàng, Hắn nói với Thục Trinh:
“ Anh không ngờ, bây giờ mình còn gặp lại nhau. Gần ba mươi năm còn gì. Anh đã hơn năm mươi và Trinh đã bốn mươi bảy?. Nhưng anh vẫn thấy Trinh như ngày xưa, tuy có già hơn nhưng không thay đổi gì lắm. Vẫn đẹp như ngày nào.
Im lặng một giây Hắn hỏi Trinh:
“Trinh hạnh phúc? Anh luôn cầu chúc Trinh được mọi điều tốt đẹp.”
Người đàn bà cuối mặt, nhỏ nhẹ nói với hắn:
“ Mỗi người đều có một mệnh số, anh nào hiểu được em. Ngày em có chồng là ngày em đau khổ vô cùng. Nghe tin anh mất tích nơi chiến trường Tân Cảnh, em đã chết lịm cả người. Chờ đợi, ngóng trông –mõi mòn. Hơn một năm trời chẳng còn tin tức gì về anh, tất cả ai cũng bảo là anh đã chết trong hầm trú ẩn cá nhân, trong lúc ba mẹ em hằng ngày cứ nài ép em phải lập gia đình với Du – một người con trai của bạn ba em để có tiền giúp đở ba mẹ em trang trải nợ nần, phận làm con, em đành chấp nhận chứ biết sao hơn. Ngày biết tin anh còn sống, được trao trả trở về, em đã chết lặng, cố tìm cách gặp anh, nhưng rồi chẳng thấy anh đâu, cho đến ngày hôm nay, ba mươi năm qua rồi, ba mươi năm với bao nỗi niềm riêng nào ai biết được! Cảm ơn trời, cảm ơn Phật đã cho em gặp lại anh. Nếu ngày xưa, chúng ta đừng chia cách thì giờ này em đâu phải khổ như thế này”. Người đàn bà nghẹn ngào nói với Hắn.
“ Anh cảm ơn Trinh còn nghĩ đến anh. Thôi! Tất cả đã qua rồi, giờ chỉ còn là hiện tại. Cuộc sống của Trinh như thế nào, gia đình ra sao, và Trinh đang ở đâủ”. Hắn hỏi người đàn bà.
“Em và Du vượt biên năm 1978. Chúng em ở trại tị nạn Mã Lai đến năm 1980 thì được qua định cư tại Hoa Kỳ. Qua Mỹ được tám năm thì Du mất . Em và Du có với nhau được hai con, chúng đã lớn và đã có gia đình.”
Người đàn bà một phút im lặng rồi nói tiếp:
“ Em về Sài gòn ở chơi với ba mẹ em đã hơn nửa tháng rồi, em ra Quy Nhơn thăm lại bạn bè và tìm hiểu tin tức về anh, đã hai ngày rồi, ngày mai em phải trở vô Sàigòn vì cuối tuần này em sẽ trở lại Mỹ.
“ Vậy à!”
“ Còn anh thế nào, vợ anh và các cháu ra sao, chắc chúng cũng lớn rồi chứ?”
“ Chẳng còn gì, họ đã bỏ anh đi rồi!”
“ Sao vậy anh, tại sao họ bỏ anh?”
“ Họ bỏ anh đi về một phương trời xa thật xa – nơi đó không còn hận thù, không còn chiến tranh!”
người đàn bà bỗng thấy giao động:
“ Sao vậy anh”
Hắn thoáng một giây xúc động – nhìn về một phương trời xa. Hắn đang nhớ đến vợ con hắn:
“ Họ chết trong cơn đói lạnh – cơm không có ăn, áo không có mặc. Họ chết nơi vùng Kinh tế mới Gia Châm – Pleiku, sau một cơn bệnh sốt xuất huyết …” hắn nghẹn lời không nói tiếp được.
“ Em xin lỗi anh, đã khơi lại chuyện đau buồn”.
Người đàn bà sau giây phút im lặng hỏi hắn:
“ Bây giờ anh sống ra sao, cuộc sống của anh thế nào, em có thể giúp được gì cho anh?”
“ Eảm ơn Trinh, một thân một mình anh sống cũng không đến nỗi chật vật … có thể nói là đầy đủ ”
Cơn mưa dứt hột, trời lại quang đãng. Người đàn bà nói với hắn:
“ Ðã hết mưa, em phải về rồi, tối nay, nếu có thể mời anh đến số nhà… đường…. Em đang ở nơi đó – nhà của Hồng Tâm, bạn thân của em. Từ ngày em ra Quy Nhơn, em ở nhà nó đó. Còn anh ở đâu, em có thể đến thăm anh?”
“ Anh cũng mới ở Sàigòn ra thăm bạn bè thôi. Anh ở tại hotel Thanh Bình … nhưng thôi em đừng đến, không tiện đâu, nếu không bận gì tối nay anh sẽ đến thăm Trinh”.
Gặp lại Thục Trinh sau một thời gian dài xa cách, lòng hắn vẫn còn một chút vấn vương. Người con gái mà suốt cuộc đời hắn không thể nào quên – bởi Thục Trinh là mối tình đầu tiên của Hắn. Trong lao tù hắn luôn mong ước một ngày trở lại thành phố biển mến thương cùng người yêu dựng xây một tương lai hạnh phúc. Nhưng khi hắn được trao trả trở về thì mọi việc đã đổi thay. Hắn đã hận người, hận đời và tiếp tục lao vào cuộc chiến . Ðể rồi sau cuộc đổi đời, thêm một lần nữa Hắn phải đi vào trại tù “ cải tạo”.
Gặp lại Thục Trinh dù trong lòng hắn đã khơi lại một tình yêu của thuở thiếu thời nhưng trong tâm hắn vẫn còn buồn giận ThụcTrinh vì cuộc đổi thay. Vì vậy Hắn đã chưa cho Thục Trinh biết gì nhiều về hắn.
Buổi tối, Hắn đến thăm Thục Trinh tại nhà Hồng Tâm – bạn nàng – cũng những câu chuyện xãû giao thông thường, tuyệt nhiên hắn không một lời khơi lại mối tình ngày xưa, dù Thục Tinh nhiều lần khơi chuyện. Trước khi chia tay, hắn hỏi Thục Trinh:
“Trinh về Mỹ chuyến bay ngày nào, hãng nàỏ”
“ Dạ! ngày 8… , còn 3 ngày nữa anh, hãng Ðại Hàn. Anh cho địa chỉ để khi về Mỹ em sẽ viết thư gởi anh. À! Anh có điện thoạỉ”
“ Ởû đây không có, nhưng… thôi, Trinh cho anh số điện thoại của Trinh đi”
“ Số điện thoại của em đây” –
Thục Trinh viết, đưa cho Hắn số điện thoại của nàng.
Buổi tối trứớc khi lên phi trường Tân Sơn Nhất về Mỹ, nàng đã chờ đợi Hắn đến để có lời chia tay tạm biệt, nhưng Hắn đâu rồi?. Hắn đã biệt dạng không trở lại. Nàng buôn bã đi về phi trường.
Ðang đứng sắp hàng chờ vào phòng đợi, bỗng một bàn tay vịn vào vai Thục Trinh:
“ Thục Trinh”
Thục Trinh quay đầu nhìn lại:
“Anh! Em chờ anh mõi mắt, Sao anh không đến tiễn em? Thục Trinh mừng rỡ hỏi hắn.
“ Thì bây giờ anh đến tiễn Trinh đây… mà tiễn Trinh đến Mỹ đó” .Hắn đùa với nàng.
Thục Trinh nhìn lại hắn cũng đem theo vali, xách tay nên thắc mắc:
“ Anh mang đồ đi đâu vậy, đi Mỹ saỏ”
“ Có thể lắm ! theo Trinh mà”.
“ Vậy sao!”
Vào phòng trình vé Hắn bảo Thục Trinh:
“ Trinh đưa vé của Trinh cho anh”
“Sao anh vô được phòng nàỷ” Nàng hỏi Hắn.
“ Anh đã nói,: anh đi Mỹ với Trinh, Trinh không tin sao?
Thục Trinh im lặng.
Ðến khi máy bay cất cánh, nàng mới tin là sự thật – Hắn đã đi chuyến bay đến Mỹ cùng nàng.
Ngồi trên máy bay Thục Trinh hỏi hắn:
“ Anh qua Mỹ với diện nào, anh làm việc cho công ty nước ngoài phải không?
“ không, anh qua Mỹ đã tám năm rồi, theo diện HO – đi một mình – buồn lắm. Suy đi, tính lại – phải đi thôi, ở lại chẳng còn gì.”
Hắn im lặng, nàng im lặng.
Sau khoảng thời gian im lặng, Thục Trinh lên tiếng:
“ Anh về Việt Nam mấy lần rồỉ”.
“Mấy năm mới qua, chưa có điều kiện về, bây giờ mỗi năm dù thế nào anh cũng phải về vào ngày giỗ vợ con anh, ..”
Cả hai lại im lặng.
Qua khoảng thời gian dài . bỗng Thục Trinh lên tiếng:
“ Anh à! Em muốn nói với anh điều này…”
“Trinh nói đị”
“ Em nghĩ..”
“ Trinh nghĩ gì?”
“ Em tính rồi…”
“Trinh tính gì vậỷ”
Nàng ngập ngừng từng ý nghĩ, từng lời nói, để rồi:
“ Thôi em sẽ nói với anh khi về đến Mỹ.
Nhìn qua khung cửa, bình minh đã ló dạng – ánh sáng ban mai chiếu vào, bầu trời nước Mỹ đã hiện ra trước mặt – một ngày rất đẹp. Nhìn qua phía trái, Thục Trinh dựa đầu vào vai Hắn vẫn còn ngủ saỵ/.
Phan Tưởng Niệm
ReplyDeleteNhiều người cũng mong mùa Xuân đến muộn như tác giả mà được đâu?. Phen nầy về tới Mỹ, tác giả sẽ hưởng một mùa Xuân bất tận, mệt nghỉ.....
Truyện có hậu, mang niềm vui cho những ngày đầu năm. Tuy nhiên chữ "Hắn" được dùng hơi nhiều lại viết hoa nên đôi khi làm cho người đọc "confuse"
ReplyDelete