__________________
Hà Việt Hùng
Cách đây vài năm, gia đình tôi về Sàigòn sau những năm xa cách.
Đêm đầu, tôi không sao ngủ được vì lạ nhà, vì nóng, vì thằng cháu nhỏ 7-8 tuổi,
con cô em út, nằm xoay người đạp vào mặt, và vì…lung tung chuyện của người già.
Tôi có thói quen đi ngủ vào lúc 10 giờ đêm, nhưng đêm nào cũng cứ
trằn trọc, suy nghĩ chuyện đời đến 12 đêm, 1 giờ sáng hay hơn, mới ngủ được.
Cũng may từ ngày “đổi mới”, nhà không có muỗi như trước đây. Không phải ngủ
trong mùng ngột ngạt là thích rồi. Còn chuyện ngủ trong không khí oi nồng thì
tôi xin chịu, không biết làm sao. Biết chúng tôi ở nuớc ngoài về, chồng cô em
đã mở máy lạnh, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy nóng, chắc phải 1-2 tháng nữa mới
quen lại. Tôi không dám nói, vì sợ là…“ở nước ngoài về làm phách”.
Đêm nay, cũng như bao đêm khác, tôi nằm mãi không sao ngủ đuợc.
Chợt có tiếng rao hàng từ đàng xa:
“Ai ăn chè đậu đen… nước dừa…đường cát không?…”
Tiếng rao quen thuộc, khắc khoải của người phụ nữ ở mãi xa, rơi vào lòng tôi, rồi
mất hút ở đoạn cuối. Tiếng “không” cuối cùng ngân dài ra, vừa
có vẻ mệt mỏi, vừa có vẻ chịu đựng. Ai còn ăn chè vào giờ này? Tôi tự hỏi,
nhưng không sao tìm được câu trả lời. Có lẽ đây là văn hoá…gồng gánh bán bưng
và ăn uống đặc thù của Sàigòn. Có thể cảnh buôn bán thế này chỉ có ở VN.
Vế thứ hai của lời rao hàng “nước dừa”, theo tôi, mất
chữ “cốt” nhưng không sao, vì ai cũng hiểu. “Chè đậu đen” là
phải nấu với “nước cốt dừa”, chứ ai lại nấu với “nước dừa”.
Giờ này, có thể chồng bà và các con đã đi ngủ, đến mấy giờ mới
bán xong gánh chè này, và tiền lời là bao nhiêu, có nuôi nổi một gia đình đông
con trong một ngày, với bao nhiêu thứ tiền cần phải chi tiêu ra?
Thành phố này thay đổi khá nhiều so với ngày gia đình tôi đi.
Nhà cửa mọc lên như nấm, cái cao cái thấp, cái ra cái vào, cái lớn cái nhỏ, và
cái xanh cái đỏ trông rất XHCN. Đặc biệt phần lớn buôn bán tại nhà, bảng hiệu
và bảng quảng cáo xanh đỏ lòe loẹt, nhìn nhức mắt. Nhiều đường đã thay
tên, đổi họ, không nhận ra.
Về để thấy đất nước của mình người thường dân làm chủ, rác rến đầy
đường, bụi bẩn khắp nơi. Hôm qua, cậu em lấy xe van của nhà, chở chúng tôi từ
sân bay TSN về, tôi ngồi ghế sau. Khi xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cũ, tôi
chợt thấy ông tài xế tương đối đứng tuổi, quay kiếng xe xuống (lúc đó bên ngoài
trời nóng, xe mở máy lạnh), thản nhiên bóp và vứt chai nước nhựa đã uống cạn xuống
mặt đường, rồi lại tỉnh bơ kéo kiếng xe lên. Tôi để ý thấy ông tài xế đưa mắt
nhìn tôi, có vẻ thách thức là đằng khác. Hai vợ chồng cô em tôi vẫn “tỉnh bơ”
như… chuyện thường ngày ở huyện.
Tôi thấy nhột nhạt, khó chịu, đưa mắt nhìn ông tài xế, nhưng ông
ta chẳng nói gì, cứ tiếp tục lái. Đưòng đông người và xe cộ, tiếng còi xe ầm ĩ
không nhường nhịn nhau vang lên, khói bay mù mịt cả mắt và mũi. Có những chiếc
xe gắn máy hai bánh lạng lách, bất kể nguy hiểm. Sàigòn là thế. Chen chúc nhau
từng tấc đất một. Tự nhiên tôi nghĩ đến đám dòi lúc nhúc. Chúng đang lúc nhúc
bên nhau, nhưng không thoát được.
“Ai ăn chè đậu đen… nước dừa…đường cát không?…”
Đúng y như tiếng rao trước, khắc khoải, chịu đựng, mượt mà, như
tập nhuần nhuyễn từ trước. Tiếng rao vang trong đêm vắng lặng, buồn buồn.
Tiếng gõ “lóc cóc…lóc cóc…” nổi lên. Tiếng gõ
thay cho lời rao. Có thể một người đi trước, gõ hai thanh tre ngắn vào nhau,
làm phát ra những âm thanh ấm áp. Ai muốn mua, cứ gọi người này vào dặn
dò. Chỉ 5 phút sau là có một (những) tô mì nóng hổi, bốc khói, bay mùi thơm
ngào ngạt. Có người thích “mì gõ” hơn mì bán trong các tiệm ăn sang trọng, kiểu
cách.
Người dân Saìgòn được “giải phóng” bao nhiêu năm nay, nhưng vẫn
thấy mắt mình mỗi ngày một “sáng” ra. Sống dưới chế độ “cũ” như thế nào, và dưới
chế độ “mới” như thế nào, không cần phải ai nói.
Sàigòn còn quá nhiều chênh lệch giữa giầu và nghèo. Người giầu
thì quá giầu, không biết cất tiền ở đâu; đại đa số người nghèo thì quá nghèo,
chạy ăn từng bữa một, cật lực mưu sinh.; số đại gia chính đáng đếm chỉ trên đầu
ngón tay; vì có nhiều tiền, họ làm những điều lố bịch, gian xảo, nhiều khi làm
băng hoại đạo lý, xã hội, chơi ngông cho “thiên hạ sợ chơi”. Phần lớn các quan
CS tham nhũng, hối lộ, phe phái, mua quan bán chức, thanh toán lẫn nhau
vì tranh giành quyền lợi càng ngày càng lộ liễu.
ĐCS vẫn còn loay hoay vớì CNCS mà chưa đưa được đất nước tiến
lên CNXH.
Khi còn sống, HCM vẫn thường nói: “Muốn xây dựng CNXH, trước
hết cần phải có con người XHCN”. Câu nói mới nghe qua, có cái gì giống
câu văn vần vô nghiã con nít nhà quê vẫn thưòng hát:
“Ông Nỉnh, ông Ninh
Ông ra đầu đình
Ông gặp ông Nang
Ông Nảng, ông Nang
Ông ra đầu làng
Ông gặp ông Ninh…”
Theo HCM, CNXH là thể chế tương lai, đó là một nhiệm vụ
quan trọng, hàng đầu đối với cơ sở vật chất của XHCN. Giáo dục con em những
truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, đạo đức cách mạng, sống
và làm việc theo pháp luật. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nắm bắt những
tri thức khoa học hiện đại, làm cho giới trẻ biết kết hợp giữa yêu nước và yêu
chế độ XHCN một cách tích cực, thực hiện thắng lợi việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc XHCN…(HCM-Tạp Chí Xây Dựng Đảng 25.6.2011).
Nhưng XHCN là gì? Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của
chủ nghĩa xã hội là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ Chí Minh còn nói
thêm: Đó cũng chính là mục tiêu tổng quát về chủ nghĩa xã hội, đó là ta
phải luôn luôn học tập; vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng
yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Ta thấy, ý định của HCM thất bại ngay từ đầu. Ngày nay chủ nghĩa
Mác-Lênin đã “xưa như trái đất”, không còn áp dung được nữa, con em không thích
học những cái gì liên quan đến truyền thống mà chỉ muốn làm trái lại. Nhiều người
cho rằng nền giáo dục ở VN thối nát trầm trọng. Ta thấy nhan nhản những đám học
sinh chửi lộn tục tĩu, đánh nhau tàn nhẫn…các em đều còn rất nhỏ, luôn luôn học
tập “theo gương đạo đức của Bác Hồ”. Nhà trường treo bảng hiệu “Tiên
học lễ, hậu học văn” cho nó đẹp, thực ra không có một chương trình, giải
pháp nào cả. Sách giáo khoa chỉ nói về những điều ngụy tạo, tuyên truyền.
Sau năm 1975, càng ngày càng có nhiều người từ các miền khác vào
miền Nam sinh sống. hay nói một cách khác, dù bị Mỹ-Ngụy “kìm kẹp ”, miền Nam vẫn
“dễ sống hơn”. Có nhiều người cho rằng người miền Nam hiền hoà hơn, vui tính
hơn và xuề xòa hơn người miền Bắc.
ĐCS cố gắng biến miền Nam thành miền Bắc càng sớm càng tót.
Chúng dùng mọi cách “đồng hoá” người miền Nam với người miền Bắc.
Lấy chiêu bài đánh “tư sản mại bản”, CS ra lệnh, cứ
500 đồng của chế đô cũ VNCH đổi lấy 1 đồng XHCN. Mỗi nhà chỉ được quyền đổi tối
đa 200 đồng VNCH mà thôi. Sau 2-3 lần đổi tiền như thế, miền Nam sẽ kiệt quệ,
chỉ còn da với xương thôi. Về kinh tế, ít ra cũng “ngang” với miền Bắc trong
“những năm đánh Mỹ cứu nước”. Đây mới thực sự là CS muốn miền Nam trở lại “thời
kỳ đồ đá”. Muốn cho miền Nam “bằng” với miền Bắc, không gì bằng cứ “đổi tiền”.
Không biết “kinh tế gia đại tài” nào đã nghĩ ra cách “đổi tiền” hay ho như thế?.
Vào thời bao cấp (sinh hoạt kinh tế cả nước, tức là trước thời kỳ
đổi mới từ 1976 đến 1986, trên toàn quốc), tôi đã thấy mẹ tôi đứng xếp hàng cả
buổi trưa chỉ để mua nửa ký đường, mấy ổ bánh mì nhỏ lạnh ngắt, thay thế cho gạo…Có
khi phải mua vào ban đêm. Khi đó, mới thấy tờ hộ khẩu (tờ khai gia đình) quan
trọng và cần thiết như thế nào.
Sau 1986 đến nền kinh tế thị trường, (định hướng xã hội
chủ nghĩa) là một nền kinh tế theo đó người bán và người mua ảnh hưởng lẫn
nhau theo luật cung cầu. Nền kinh té này được lập và phát huy từ 1990. Khuyết
điểm của nền kinh tế này là các cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi hơn,; làm
thất thoát công qũy, vật lực; lãng phí, thay vì cho sản xuất.
“Bánh giò…”
Tiếng rao đàn ông vang lên ngắn ngủi, nặng trĩu, đi nhanh qua
nhà, Tiếng rao nhanh quá đến nỗi tôi có cảm tưởng ông ta không muốn có nguời
mua. Khoắng chân xuống giường tìm được đôi dép, người bán bánh đã đi xa, chưa kể
khoác vội cái áo ngoài cho tươm tất, lịch sự. Có lẽ người đàn ông đi rao hàng bằng
xe đạp, đạp qua nhà cô em út của vợ tôi. Tôi tưởng tượng cảnh ông ấy đèo thúng
bánh nóng hổi và nặng, phía trước hay phía sau chiếc xe cũ, đạp ào qua từng
nhà, hay luồn lách qua ngõ hẻm khác.
“Bánh giò…”
Có lẽ bây giờ là 3 hay 4 giờ sáng. Có người đã thức giấc, chuẩn
bị đi làm ca đầu.
Rồi đến tiếng rao của cậu bé bán báo rõ mồn một:
“Báo mới đây… Báo Công An, Lao Động, Pháp Luật, Thanh Niên, Tuổi
Trẻ đây…”
Cậu bé rao một hơi những cái tựa báo như đã cố học thuộc lòng từ
trước, và hình như cậu ta đã mang chân không, đôi chân bé bỏng không giầy dép
gì cả.
Thì ra… tôi đã thức cả đêm nghe tiếng rao hàng. Biết bao giờ mới
hết tiếng rao hàng ban đêm trên quê hương tôi?
Hà Việt Hùng
10-2016
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng,
ReplyDeleteLòng đau quặn thắt, bẽ bàng giấc mơ.