Links

Monday, April 3, 2017

TIẾNG KÊU TRẦM THỐNG

  
________________

CHÂN DIỆN MỤC




TIẾNG KÊU TRẦM THỐNG


          Ôi ! Nguyễn Du chết chưa được 300 năm mới có một người duy nhất " biết khóc " Nguyễn Du ! Rồi 300 năm và .... Sau nữa có lẽ không còn ai khóc Nguyễn Du !!!
   Trước đây Nguyễn văn Vĩnh dịch truyện Kiều ra Pháp văn , rồi một ông Linh mục người Pháp nữa ! Sau nữa có Tiến Sĩ Nguyễn văn Huyên nghiên cứu Nguyễn Du và truyện Kiều làm luận án Tiến Sĩ . Gần hơn nữa có học giả Lý văn Hùng ( gốc Hoa )  Ở Chợ Lớn , ông Nikulin người Liên Xô ...vv  ...  Ở Hà Nội và các nước cộng sản nghiên cứu và dịch ra nhiều thứ tiếng  một cách rới rở , tuyên truyền một cách vội vã
   Dĩ nhiên tôi không đếm xỉa đến ông Vũ Hạnh viết Đọc Lại Truyện Kiều . Và dĩ nhiên cũng không kể đến vua Tự Đức vì ... có lẽ ngài đọc truyện Kiều mà ... không hiểu gì cả !

   Cụ Ngô Đức Kế chửi truyện Kiều và Nguyễn Du xối xả , chửi cho tắt bếp luôn ! Nhưng tôi rất thông cảm với cụ vì hồi đó người ta trích Kiều , ngâm Kiều , tập Kiều , lẩy Kiều , ...bói Kiều ... vô tội vạ !... Cụ Ngô Đức Kế há chẳng từng đọc Kiều một cách thích thú sao !Chỉ vì cụ thấy cái phong trào điên khùng theo đuôi ông Phạm Quỳnh ca tụng Truyện Kiều quá lố và ... trật lất !
   Ông Trương Tửu tự xưng Bách Khoa ! Ông Trần đức Thảo (  đã từng tranh luận với Jean paul Sartre . Thực ra , ở xứ Văn Minh thì ai tranh luận mà chẳng được ! Nhưng người Pháp cố tình làm ầm ĩ lên rằng : Mấy chục năm khai hóa ở Đông Dương nay mới ra hoa kết trái !!! ) viết về truyện Kiều cũng trật lất như ông Vũ Hạnh thôi ( dù ông Vũ hạnh nói là Đọc Lại : nghĩa là đọc có suy luận nhiều !!!
   Tôi thấy đa số người ta đọc truyện Kiều như là lũ mù sờ voi !
     Người khoái Kim Trong , Từ Hải
     Người khoái vãi Giác Duyên , sư Tam Hợp
     Thậm chí có người còn khoái thuyết Định Mệnh nữa kìa ! họ nói Nguyễn Du viết truyện Kiều  là để chứng minh cho thuyết Định Mệnh .  Tôi nhớ khoảng 1954-1960 ở Sài Gòn người ta khoái hai chữ Luận Đề . Họ gọi tiểu thuyết của Nhất Linh  là Tiểu Tuyết Luận Đề ...  và gọi luôn ... truyện Kiều là tiểu thuyết luận đề (!?)
   Đâu ai biết rằng Nguyễn Du không tìm được "Chân Chúa" mà nhân vật Từ Hải ra đời Chữ Mệnh trong truyện Kiều không thể hiểu là trời sắp đặt , mà phải hiểu là " thân phận con người "
   Đối với Nguyễn Du thì Chế Độ nào , bè lũ Quan Quyền nào cũng là :
                                                Cũng nhà hành viện xưa nay
                                         Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người
   Ông Đỗ Đăng đã viết trong Thời Đại Đen Tối  nói về thân phận của Copernic , Galile... hai ông đã bị những kẻ tự cho mình là trung tâm nhân loại trù dập ...
   Thân phận của kẻ có Tài  như vậy sao ?  ( Ông Đổ Đăng đã mở ngoăc đơn mà rằng : Những kẻ ác í sẽ cho rằng ông mượn xưa để chửi nay (!) Thôi họ muốn nghĩ sao thì nghĩ ...
   Kim Trọng chỉ là một chàng thư sinh vớ vẩn
   Từ Hải chỉ là một tên cướp ngang tàng , tự đắc (để Nguyễn Du xả Xì Trét chăng )
   Giác Duyên chỉ là một kẻ chán đời , làm từ thiện vụn ...
   Sư Tam Hợp chỉ là một tiên tri hão và phán những câu vô thưởng vô phạt (  ... Hại một người cứu muôn người ... )
     Đâu ai biết rằng hơn 3000 câu là tiếng khóc khô không lệ ! Một hoài bão mênh mang , một tâm tư sâu lắng ... của một cuộc sống không vừa í , buồn thương !
   Nói theo kiểu khôi hài ngày nay thì Nguyễn Du không phải quan lớn nhà Nguyễn mà là một phó thường dân !  Phó thường dân thì làm sao kình lại với thủ đoạn ông Trời !  Ông trời mượn tay lũ lâu la đầy đọa con người quá lắm ! Rêu rao là : bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng , nhưng nhìn đâu cũng thấy ruồi xanh và đầu trâu mặt ngựa ! Những kẻ " Am mây quen lối đi về dầu hương " và những kẽ " thật thà có một đơn sai chẳng hề .
   Tuy truyện Kiều có nhân vật chính là cô Kiều ! Nhưng cô cũng chỉ là một phó thường dân mà thôi !
   Nhân vật nam phó thường dân đã ngổn ngang trăm mối
                                            Lời quê góp nhặt rông rài
                                     Mua vui cũng được một vài trống canh
   Nhân vật nữ phó thường dân còn tâm sự lê thê
                                            Đau đớn thay phận đàn bà
   Bùi Kỷ đã gọi Nguyễn Du là Chí Sĩ
                                           Kiếp kim cổ tài tình là bận
                                           Hồn văn chương vơ vẩn non sông
                                                Xót thay nước đục bụi trong
                                        Ngàn thu biết ngỏ tấm lòng cùng ai
   Nhưng thời xưa chưa phổ biến hai tiếng chí sĩ
   Con người có thiện căn , thiện tâm Nguyễn Du đã kêu lên tiếng kêu Trầm Thống ! Tiếng kêu đó có phải của cô Kiều không ?  Tôi xin Giải Mã cho dễ hiểu : Đó là tiếng kêu của nhân vật chính trong " Giờ Thứ Hai Mươi Lăm "
   Ôi ! Làm người khó vậy sao !
   Nói : Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều chỉ là nói bướng mà chơi !
   Cuộc chiến giữa con người và ông Trời là một cuộc trường kỳ kháng chiến ! Hàng ngàn năm rồi ! Có đi đến đâu ???

                                                                                                 C.D.M.
                                                                                              26-3-2017

No comments:

Post a Comment