________
CHÂN DIỆN MỤC
Sử sách Việt Nam, từ thời Lý trở về trước, không thấy nói tới ca múa.
Tới thời Trần, sau khi đánh thắng quân Nguyên, vua tôi mở hội ăn mừng: có
ca múa.
Người ta dùng dùi trống và mo nang để diễn! Một số sử gia sau này chê là
thô bỉ!
Tới đầu Lê, một lần vua tôi về thăm đất cũ Lam Sơn. Dân chúng hai bên đường
múa Rí Ren để đón mừng. Tể tướng Lê Sát cho là dâm bôn! Ra lệnh cấm! Cái điệu Rí Ren này nó múa Nam Nữ quấn xoắn
xít vào nhau (có lẽ giống điệu Bướm Vờn Hoa của người Miên chăng ?).
Sau này ít thấy nhắc tới. Tôi tìm trong những lễ hội ở Đền Chùa (có lẽ vào
cuối Lê đầu Nguyễn và có lẽ hát nhiều hơn múa). Những điệu múa dài, có bài bản,
không đứt khúc thì e rằng có từ thời Tây !!! Tôi nghĩ rằng trong bài múa dài thì
phải lấy trống làm chính. Người ta không thể lấy sáo và kèn làm nòng cốt cho
bài múa! Trừ người Mèo lấy khèn làm nên cho điệu xòe (xòe tiếng Thái là múa, có
lẽ người ta bắt chước điệu múa của con công chăng ?)
Người Việt có cái trống duy nhất dành cho múa là cái trống cơm! Thú vị
thay! Người Miên cũng chơi trống này, nhưng khác là người Việt để trống nằm
ngang bụng và hai tay vỗ mặt trống hai bên. Còn người Miện để trống dọc và vỗ tay xuống.
(Về
sự liên hệ Miên - Việt tôi có viết cả trăm trang, xin trình diện quý vị vào một
dịp khác)
Trở lại sân đình,
trong một lễ hội ta thấy có những điệu múa, người ta vừa đi lượn vừa hát. Nhóm
thứ nhất hát: Cái nạo thế sừ là cái sự thế
nào? Nhóm kia lấy linga và yoni đâm vào nhau rồi hát: Cái nạy thế sừ là cái sự thế này!!! Hoặc trong một lễ hội khác người
ta vừa đi vừa hát: lấy linga đâm vào yoni: Linh tinh tinh tình phooc. Những động
tác này rất đơn sơ, không thể gọi là một bài múa. Ta cũng chỉ thấy ở một số rất
ít làng nên không thể dùng chữ truyền thống ở đây. Các nhà khảo cứu sau này gọi
những lễ hội đó là lễ hội phồn thực!
Khi nhà Nguyễn lập
triều đại mới ở Huế. Ta thấy âm nhạc và vũ khúc có ảnh hưởng ngoại tộc nhiều…
như Chiêm Thành và Hoa tộc… Vũ khúc Bình
Ngô và vũ khúc Vạn Quốc Lai Triều… cho ta thấy ảnh hưởng lung tung… mà điều
đáng buồn là ảnh hưởng ngoại thì nhiều… mà yếu tố Việt lại ít!!!
Trước đây ông Hoàng
Thi Thơ có xây dựng một số vũ khúc, nhưng số người hưởng ứng làm theo cũng như
khán giả không mặn mà lắm! Không biết dân Việt mình có khoái khẩu cái bộ môn
này không???
Mắc cười là sau năm
1975 có một số biên đạo múa (từ mới của Bắc Kỳ) xây dựng những vũ khúc không giống
ai (!).
Người ta làm một số động tác rồi… đi bộ… sắp xếp lại đội hình… để diễn chuỗi động
tác tiếp theo… chứ chẳng theo nhịp trống gì cả! sắp xếp kiểu này… thí chẳng có
truyền thống… chẳng có ngoại nhập… chẳng có lai căng…!!!
Cho nên tôi rất đồng ý với Lê Đình Chơn Tâm
là Việt Tộc không có bộ môn múa!!!
Tôi viết bài này cho
Lê Đình Chơn Tâm, người học trò tôi đặc biệt quý mến.
C.D.M.
Thưa Thầy
ReplyDeleteEm chỉ tự hỏi tại sao xứ mình là xứ hầu như trên thế giới không có điệu vũ dân tộc. Thật ra đến nay, em cũng chưa có câu trả lời thoả đáng.
Lúc đầu em cho là mấy cụ xưa nhà mình làm biếng không sáng tạo, hay chỉ thích đi xem vũ ca phòng kín của cô đầu. (Một bà BS vn quen nói vì vậy mà ngày xưa tuổi thọ mấy cụ là 55 tuổi, bà nầy nói ẩu đó thầy ơi). Em tin ông cha mình thông minh hoàn toàn không là như vậy hết.
Bài thầy viết là bài đầu tiên em đọc (em cũng làm biếng lắm Thầy) với nhiều chi tiết rất hay mà em chưa được biết. Em cám ơn Thầy viết cấp tốc. Thầy chắc mất ngủ cả đêm, em chân thành cảm tạ.
Thưa Thầy, có một số tài liệu quí giá văn hóa chính trị của riêng Việt Nam, chôn giấu ngoại bang vì chiến tranh từ ngàn xưa. Một số tài liệu lưu lạc ra xứ ngoài. Em xin phép nhắc Thằy là những tài liệu nầy có thể là khởi đầu cho câu em hỏi về điệu vũ dân tộc. Em tin con người nào, dân tộc nào, tình cảm nào, cũng giống nhau, cũng biểu lộ qua lời ca, tiếng nhạc và điệu vũ.
Em già rồi không phải là người khảo cổ, không là người văn chương, dốt 100% tiếng Nôm thành ra chắc chịu thôi về câu hỏi tự mình, thầy à.
Trong bài của Thầy, em thấy Tể tướng Lê Sát vô tình làm một quyết định khiến mai một cho một văn hóa đi từ nhân gian việt nam. Nhưng đó là một chi tiết đáng chú ý. Em cám ơn Thầy
Xin lỗi bạn đọc TH, tui lòng dòng nghe.
LĐCT