Links

Wednesday, May 10, 2017

Cá biển chết hàng loạt tại Kiên Giang

______________

Gởi đến từ Ngọc Tuyền





Cá biển, nghêu, sò, cua chết hàng loạt tại ven biển thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang kể từ ngày 6 tháng 5, 2017. (Phạm Tấn Thăng)

DƯƠNG HÒA - Thêm một trường hợp xưởng xí nghiệp xả thải hóa chất xuống sông, gây ô nhiễm môi sinh, giết hại loài cá trước tiên, trước khi tác động đến loài người. Vụ này xảy ra trong hơn bốn ngày qua tại tỉnh Kiên Giang. 



Theo tin của GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) ngày thứ Ba, 9 tháng 5, cá biển, ngêu, sò, cua đã chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh, trôi dạt vào khu vực ven biển thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương bắt đầu từ ngày 6 tháng 5, 2017.

Nhiều cá lồng bè của các hộ dân nuôi tại ven biển gần khu vực quốc lộ 80, thuộc xã Dương Hòa cũng bị ảnh hưởng nặng khi cá có hiện tượng thở thoi thóp và chết.

Một người dân sống tại xã Dương Hòa nói rằng, nhiều cá biển có trọng lượng khoảng từ 5 đến 7 kg chết và trôi dạt vào khu vực này. Nhiều bè cá, bãi sò, bãi nghêu tại khu vực Hòn Heo, thị xã Hà Tiên cũng có hiện tượng chết trắng. Những người dân sống nơi đây không dám xuống biển tắm vì e sợ nhiễm chất độc.

Nhiều gia đình đánh bắt cá biển và nuôi cá, ngêu, cua, sò trong lồng bè tại ven biển xã Dương Hòa đang lo lắng người dân sẽ không dám ăn hải sản ở khu vực này, sẽ khiến kinh tế của các gia đình bị thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, các gia đình này vẫn chưa có kế hoạch đưa kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về tình trạng cá biển, nghêu, sò, cua nuôi trong lồng bè đã và đang chết hàng loạt.

Ông Phạm Tấn Thăng, một người dân sống gần khu vực này nói với GNsP hay, người dân nghi ngờ các công ty hoạt động trong lãnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm, thức ăn thủy sản, chế biến thực phẩm (thịt và thủy sản) - tại xã Dương Hòa đã xả chất thải độc xuống biển là một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng cá biển, nghêu, ngao, sò chết trắng.

Ông Thăng cho biết, những người dân sống gần khu vực này nói rằng, cách đây sáu tháng, công ty Trung Sơn, hoạt động trong lãnh vực nuôi trồng thủy sản, nằm gần quốc lộ 80 đã cho đào một đường ống ngầm dài khoảng 300 mét nối từ nhà máy ra biển. Tại khu vực có đường ống, công ty này tạo một kênh nhỏ xả nước có màu từ nhà máy ra biển, dùng trụ cột bêtông và thép kẽm gai rào lại, và cắm bảng “cấm đánh bắt thủy sản dưới mọi hình thức tại khu vực này.”

Một số người dân sống tại đây đã tận mắt chứng kiến thấy nguồn nước thải tại kênh này biến đổi màu và chảy ra biển.

Nhiều cá lồng bè của các hộ dân nuôi tại ven biển gần khu vực quốc lộ 80 cũng bị ảnh hưởng nặng khi cá có hiện tượng thở thoi thóp và chết.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi tại Việt Nam ngày càng tăng đến mức báo động. Chấn động nhất là thảm họa biển chết-cá chết tại các tỉnh Miền Trung do tập đoàn Formosa gây ra qua việc xả thải độc tố xuống biển, giết chết cả cơ nghiệp truyền thống nghề chài lưới của cả triệu dân sống nương vào biển.
Trong khi đó, một bản tin của báo Zing cho biết tình trạng cá chết xảy ra trong ba ngày qua, mà nhiều nhất là tại xã Thuận Yên (thị xã Hà Tiên) và Dương Hòa thuộc huyện Kiên Lương. Ngoài các loài cá sống ở tầng nước mặt như cá sơn, cá suốt, cá bống, thì các loài tôm, cua, ghẹ sống ở tầng đáy cũng chết.

Ông Văn Lình, chủ tịch UBND xã Lương Hòa, cho biết cá chết nhiều ở các ấp Mũi Dừa, Tà Săng, Bãi Chà Và. Một số loài nhuyễn thể như nghêu, sò cũng chết.
Ông Ong Vĩnh Kim, chủ nhiệm hợp tác xã nghêu Thuận Yên, cho biết khoảng 50 tấn nghêu sắp đến ngày thu hoạch bị chết. Hợp tác xã này có 11 xã viên, nuôi nghêu trên diện tích bãi biển rộng 40 hecta, đầu tư hàng chục ngàn Mỹ kim.

Trong lúc chưa biết rõ nguyên nhân, xã khuyến cáo người dân không vớt cá chết chưa rõ nguyên nhân để bán hay chế biến thức ăn.

Tại huyện Kiên Lương, đoạn bờ biển có cá chết dài khoảng 6 cây số, từ cống thủy lợi Tam Bản đến mũi Ông Cọp của thị xã Hà Tiên.

Trong khi đó, Nguyễn Đình Xuyên, một quan chức thuộc cơ quan chăn nuôi - thú y tỉnh Kiên Giang, lại nói “chưa thấy điều gì bất thường. Xuyên nói, “Qua quan trắc thì các chỉ tiêu về môi trường trong nước ở bãi biển có cá chết không thấy điều gì bất thường. Cá chết không phải do dịch bệnh, nhưng vì nguyên nhân nào thì phải chờ kết quả phân tích nước.”


7 comments:

  1. Cái đám "Đỉnh cao trí tuệ" đang ngủ ngật phá nát quê hương mà bao thế hệ tổ tiên, cha ông đã đổ biết bao máu xương để gầy dựng nên không biết đến khi nào mới tỉnh ngủ.

    ReplyDelete
  2. Tr Thật Thà xin chia buồn với tỉnh Rach Giá

    ReplyDelete
  3. Đọc bài này, vừa thấy buồn, thấy tức, thấy bực trong mình, tỉnh RG nổi tiếng về hãi sản, dân RG ơi, cẩn thận nha.

    ReplyDelete
  4. Thương dân RG quê tui giờ phải chịu khổ nữa rồi , biết làm sao bây giờ ?

    Người RG

    ReplyDelete
  5. Chời ơi là chời!Thầy bói mà hỏi .... piết lùm sao bi dờ!
    Làm thám tử thì bay dìa Gạch Dá rình liền, thằng nhà máy nào xả nước thải ra biển là nắm đầu liền. Còn kiếm hỏng ga thì lấy đồng xu ga mà bói liền một quẻ như Hoài Linh dzị đó.
    Thiệt là ... tình mà!

    ReplyDelete
  6. Anh TL ơi! Tui biết thủ phạm là ai gồi còn ai trồng khoai đất này nữa nhưng nói ra cũng bằng thừa bởi dị tui mới than là...biết làm sao bi giờ ?

    Thám tử bó tay

    ReplyDelete
  7. Thiệt là tức chết đi thôi , bà con đừng lo để tui ra tay đập tan loài cộng nô bán nước hại dân cho tan tành khói lửa...

    ReplyDelete