Links

Monday, July 31, 2017

Bên hàng bông bụp


21 comments:

  1. Anh Phiêu ơi,
    Chỉ hàng bông bụt thôi mà
    Sao anh hỏng dám leo qua nhà nàng
    Cở anh A Tý Tha Hương
    Đổn hàng bông bụt thơ tình đưa em...thiệt là... tình mà...

    Chường Tui

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tui gỏ sai chử A Tỷ mà tui gõ là A Tý ...A Tỷ đâu rồi?

      Delete
  2. TÌNH BƠ VƠ

    Tình đến , tình đi ai có ngờ
    Để rồi tình vẫn mãi bơ vơ
    Vô duyên hội ngộ , thuyền rời bến
    Chẳng nợ gặp nhau , ghe tách bờ
    Dòng nước lặng lờ cùng biển cả
    Con thuyền lơ lững tận trời xa
    Âm thầm theo bước thời gian chảy
    Để lại trong lòng dạ ngẩn ngơ
    Quang Đào

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. " Chỉ hàng bông bụt thôi mà
    Sao anh hỏng dám leo qua nhà nàng " ( Chường Tui "
    Chờ chi người bước sang ngang
    Mà ngồi than thở hai hàng lệ rơi
    Trách cho là lỗi tại trời
    Đâu ngờ tình lỡ do nơi tại mình
    Hàng rào bông bụp đẹp xinh
    Sao không len lén mắt nhìn chun qua
    Bây giờ người đã cách xa
    Thuyền đi bến đợi thiết tha tiếc hoài

    ReplyDelete
  5. Cho hay duyền số an bày
    Nhát gan nên mới có ngảy hôm nay
    Nhờ Hàng Bông Bụp ngăn hai
    Đẩy đưa Đôi Lửa đắm say duyên tình

    ReplyDelete
  6. Bên bụi bông bụp bông bí

    Bà Ba bạn bà Bảy
    Bụng bầu , bận bề bộn
    Bán bánh bò, bánh bèo
    Bánh bía, bún bì, bia
    Bởi bà bẻ bông bụp
    Bên bồn binh bị bắt
    Bỏ bót ba bốn bữa
    Bà buồn bực bể bầu
    Bà bèn bỏ bán bánh
    Hihihi

    ReplyDelete
  7. CÓ MÔT LÂN

    Có môt lần, anh về thäm phố xưa
    Hàng me già cằn cổi , gió ðong ðưa
    Em ðã nhặt cho anh dăm chiê'c lá
    Nhắc nhở tình vung dại lắm ước mơ

    Rồi lần bứớc ghé thăm ngôi trường cũ
    Giờ ðổi thay , hàng phượng ðỏ không còn
    Kể từ ngày ðất nước tháng tư ðen
    Lòng tiếc nhớ thuở vàng son hoa mộng

    Công viên cũ giờ trở nên hoang vắng
    Tượng đá buồn trơ mắt ðứng chờ trông
    " Lời i thề non hen biển " những tình nhân
    Ði biền biêt biết bao giờ trở lại ?

    Chân rão bước con ðường xưa dấu ái
    Nhà nguyện , nay ðã ðổi chủ thay tên
    Lời cầu kinh thuở nhỏ lúc nữa ðêm
    Nay chỉ biết niệm thầm trong giấc ngủ

    Xin giữ ma~i khung trời thân thương cũ
    Những buồn vui ấp ủ của ngày xưa
    Thời i gian trôi nhưng không thể xóa mờ
    Bao kỹ niêm ngây thơ thời vụng dai

    ReplyDelete
  8. Cám ơn Anh Quang Minh, chẳng ngại tốn công tặng cho mình 2 bài thơ qúa hay. Với cái Hàng Rào Bông Bụp đó đối với mình chẳng nhầm nhò gì. Ngặt Nhà Nàng có nuôi mấy con chó săn dữ tợn lắm. Lơ tơ mơ nó tượt chạy mất quần không hay!
    Anh QĐ học chung với Trịnh Thanh Nhàn, chắc cũng biết rõ về gia đình Thầy Trịnh Thanh Cần ? Tôi có học Vẽ với Thầy mấy năm. Mấy năm sau mới đổi sang Thầy Nguyễn Tấn Lộc (Ba của Nguyễn Tấn Dũng học sau mình mấy lớp). Ngưởng con lớn của Thầy Cần là Trịnh Thanh Hương; hảo thủ Bóng Bàn của Tỉnh KG . Đồng thời lả Nghị Viên HĐ Tỉnh, hiện ngụ tại San José(CA). Rồi đến Trịnh Thanh Hoa dạy thể dục tại Trường Nam Tỉnh lỵ.Kế đến là Trịnh Thanh Liêm(?),Trung Uý CSQG, Trưởng Chi CSát Quận Kiên Thành rồi đến chị Trịnh Thanh Tâm dạy chung với bà xã của mình.

    ReplyDelete
  9. Chường Tui nầy thiệt là .... tình
    Tui đương nín thở để rình người ta
    Hàng rào bông bụp quá xa
    Lại thêm chó dữ chạy ra chạy vào

    Hồi hộp chưa biết làm sao
    Anh Sáu xúi dại ... cửa sau an tàn
    Ai dè có đứa la làng
    Tỷ ơi Tỷ hởi ... méc nàng đó nghen
    Hại tui chết đứng một phen
    Thiệt là ... tình mà
    Hahaha ...

    ReplyDelete
  10. Thứ anh Trần Phiêu ,

    Tôi học thủ công và vẽ với thầy Trịnh Thanh Cần , lúc đó thầy già rồi , tóc trắng cả đầu , người như co rút lại nên thấy cái lưng thầy cong cong ( còm ) và là bạn học của Trịnh thanh Nhàn nhưng không thân lắm nên không rõ gia đình thầy Cần nhất là tôi ít giao thiệp nữa . Bẳng một hai năm sau , tôi không thấy hay gặp Nhàn nữa , rồi theo thời gian bận rộn công việc nhà và chuyện học hành lãng quên luôn . Sau đó lên SG học đại rồi đi lính nên ít biết sinh hoạt tỉnh nhà . Vậy là anh học trước tôi ít nhất cũng hai lớp , Tôi , Mạch vạn Niên , Tố Lang , Ngọc Loan , Trịnh thị Phương Lan , Tô thị Ky học cùng cở

    ReplyDelete
  11. Chuyện " hàng rào bông bụp " của anh làm tôi nhớ tới kỳ đi thi tú tài 2 ( toàn phần ) bên Cần Thơ . Tụi tôi có ba người ( tui , Hạnh và Dzu ) ở căn nhà trọ trong đường hẻm , Hạnh có số đào hoa , quen nhiều bạn gái , gặp cô nữ quân nhân nhà sâu phía trong , mỗi lần đi ngang qua cửa sổ ném thơ vào nhà cho Hạnh . Còn Dzu thì khoái cô gái nhà bên cạnh mà con mèo cứ chạy sang nhà bên nầy . Một hôm Dzu viết lá thư tình buộc vào đuôi con mèo rồi đánh đít nó một cái bốp , con mèo hoảng hồn kêu một tiếng " MEO " chạy tuốt về nhà bên kia , tụi tui cười quá trời . Kết quả hai chàng Hạnh và Dzu rớt lộp độp mà chẳng được cô nào . Lần sau thi hạch miệng ( ỏral ) chỉ có mình tôi đơn độc cũng buồn

    ReplyDelete
  12. Cái Hàng Rào Bông Bụp nầy đối với A-Tỷ của Tha Hương mình có nhầm nhò gì đâu.Mấ Cô hỏng còn nhớ sao: Thậm chí đến con Gà Mái Dầu của Me Tui đang nằm ấp trên ổ mà Anh Ta bợ đi êm ru; chẳng có tiếng nào trăn trối.Rồi đem ra Đống Rơm bên kia mươn trước nhà Tui. Móc đất sét tô lên; phủ rơm đốt tới thớm phúc,rủ ren bạn bè xúm nhau lại nhậu; còn dặn tôi nhớ rinh keo rượu nếp ngâm Ô Môi của ông gìa tôi ngâm mấy tháng nay.Khi tiệc gần tànAnh ta còn hỏi tôi:"Sao Gà Mái Dầu tréc dất sét nướng rơm nhậu co bắt không Anh Sáu?" Tôi thiệt tình trả lời:"Tuyệt Cú Mèo!" Anh ta thừa thắng xông lên:"Anh biết Con Gà Đút Lò đó của ai Không?Tôi vô tình hỏi:"Của ai?" Anh Ta tỉnh bơ trả lời:"Của Anh đó! Con gà đang ấp sau chuồng vịt; tôi thấy nó nằm ấp hoài tội nghiệp,mới học được tuyệt chiêu;lây tỏi đâm nát thoa trên bàn tay đến bợ Gà, Vịt gì nó cũng nằm êm ru chẳng rụt rịt la hét gì cả! Bài học nầy có thể đem áp dụng o mèo được à!" Tôi chỉ biết cười trừ; chớ biết nói gì bây giờ ?

    ReplyDelete
  13. Hihi .... Anh Sáu nầy thiệt là ... tình mà!
    Người xưa nói ...

    Là trai phải có chút ... lì
    Ráng làm quân tử thế dzì cũng thua
    Rụt rè dễ bị te tua
    Nhát ... đừng ăn trộm, khó cua được mèo
    Thỏ lắm thỏ lắm

    ReplyDelete
  14. Sept. 15, 2017 tới đây, Vơ Chồng tôi sẽ ghé nhà Quang ngủ một đêm, đợi đến 10 giờ tối hôm sau đáp chuyến bay đi Úc để thăm mộ Dệt. Viếng Melbourne và Sydney 2 tuần lễ mới trở về Mỹ. Có rảnh rang ghé thăm mình nhé ! Dạo nầy bên đó chắc nóng lắm !

    ReplyDelete
  15. Chời... bi giờ bên đó đang lạnh gần chết đó anh Sáu ơi, tới tháng 9 cũng chưa nóng đâu.
    Thăm anh Dệt thì đốt nén nhang dùm tui cho ảnh nghen. Tới nhà anh Quang thì hú tui một tiếng, tui đã quên đường đi lên cái vườn thượng uyễn của Chị Chín gồi ông ơi
    YT

    ReplyDelete
  16. Khi tôi tốt nghiệp trường sư phạm quốc gia cấp tốc (khóađầutiên)1956-1957,về dạy học tại trường nam tiểu học Rạchgía,anh Trần Văn Phiêu là học trò ưu tú của tôi,đậu vào trường Nguyễn Trung Trực.
    Anh Phiêu học vẽ và thủ công với thầy Trịnh Thanh Cần.
    Tôi cũng học vẽ và thủ công với thầy Trịnh Thanh Cần.
    Các bạn đừng tưởng bỡ rằng môn vẽ và thủ công của thầy Trịnh Thanh Cần
    không quan trọng mà cho rằng thầy không có tài.
    Thầy Trịnh Thanh Cần sau khi đậu bằng thành chung(diplome)không chọn các môn học khác mà thích học về mỹ thuật nên thi đậu vào trường Mỹ thuật Gia Định.
    Thuở tôi học,khi đi thi tiểu học gặp thầy Trịnh Thanh Cần đọc dicté,quí vị sẽ rớt chắc ,vì thầy đọc giọng Paris rất chuẩn,Chẳng hạn những động từ ở nhóm premier group "er"chia với temp parfait;chữ ais,ait phía sauthầy luôn luôn đọc giong "er".Nếu học pháp văn không căn bản ,nghe thầy đọc giọng Paris sẽ bị lạc vào "mê hồn trận"
    Thời Pháp thuộc ai thi đậu bằng diplôme là phải học rất giỏi tiếng pháp.
    Còn tú tài thì rất hiếm.Ở Rạchgía,thuở đó có Tú tài Sòng,ba của Dư Quốc Đống,Trần thanh Vân(tú tài tòan phần bản xứ),Hùynh Văn Giáo(tú tài 1 Pháp)
    Anh Trịnh Thanh Hoa là bạn thân của tôi.Anh vui tánh,hiền hòa.Có lẻ ảnh hưởng lỷ tưởng của cha nên có lúc anh rất thành công trong nghề làm gạch bông bằng cement.Rất tiếc anh không nâng cấp hoặc không có vốn để nâng cấp,nên bị gạch bông tráng men cạnh tranh và anh bị phá sản.
    CARIDE

    ReplyDelete
  17. Thưa Thầy CARIDE

    Khi Thầy tốt nghiệp trường sư phạm quốc gia cấp tốc (khóađầutiên)1956-1957, thì em học chắc lớp ba hay lớp nhì trường Nam tiểu học tỉnh lỵ . Em nói như vậy là vì hồi học lớp ba với cô Trượng , mỗi lần tới tập giờ tập làm văn là em run , làm không được , viết không thông nên vào một ngày , một ngày đen tối trên con đường học vấn , Cô Trượng gọi em lên nói rằng " em làm văn hay lắm cô cho em lên lớp tư ( ba lên bốn còn gì nữa ) . Em mừng lắm về nhà khoe với má , hôm nay cô giáo nói con học giỏi cho con lết lớp bốn . Má cốc lên đầu một cái " thằng ngu , xuống lớp đó con " em tiu ngỉu đi ra , thành ra mất hết một năm . Vậy mà qua đến xứ người chẳng biết ăn phải cái gì mà bày đặt thơ với thẩn
    Ngày đó trong thời gian học tiểu học , ngoài cô Ba Trượng , cô Nữ ( chị của cô sáu & cô Bảy dạy trường nữ tiểu học ? ) và một ông thầy , người hơi thấp , tóc không chẻ đường ngôi mà chảy tuốt ra ngoài sau , gương mặt trông cũng đẹp trai lắm , em rất sợ ông thầy nầy , có một lần vừa trông thấy mặt em vội lẩn trốn ngay vì dường như có bị thầy đánh vài roi mây . Kỹ niệm nầy vẫn nhớ hoài , hình ảnh thầy tuy không nhớ rõ lắm nhưng vẫn còn hằn trong ký ức
    Thầy thuộc về hàng tiền bối rồi , nếu trong thời gian qua nếu em có lời gì sơ xuất xin Thầy bỏ qua cho .
    Em thì tiếng Pháp tơ lơ mơ , hay đúng hơn là mù tịt nên thắc mắc , người ta nói cà-ri nị vì cà ri phát xuất từ Ấn mà thầy thì " ca ri de " ( ca ri dê ) là sao hở thầy ?
    Chắc chắn thầy thuộc lòng bài thơ nầy , em thích bài thơ nầy lắm vì cũng " TUỔI VÀO THU "

    JE CROYAIS QUE VIEILLIR..."
    của Marcelle Paponneau.


    Je croyais que vieillir me rendait bien maussade,
    Craignant chaque saison, les années, le tapage,
    Le grand vent et la pluie, l'esprit qui se dégrade,
    Les cheveux clairsemés, les rides du visage.

    Et puis je m'apercois* que vieillir n'a pas d'âge,
    Qu' il ne faut point gémir, au contraire chanter.
    Et même, à petits pas, les jours ont l'avantage
    D'être beaux et trop courts quant il sont limités.

    Je croyais que vieillir c'était le ciel tous gris,
    Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
    Les fleurs sans chansons, les arbres rabougir,
    Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.

    Et puis je m'aperçois que vieilir rendre bien sage,
    Que je vis chaque instant sans penser à demain,
    Que je ne compte plus les anneés de mon âge,
    Peu importe le temps, le crayon à la main.

    Je croyais que vieillir transformerait mon âme,
    Que je ne saurais plus contempler les étoiles
    Que mon coeur endurci n'aurait plus cette flamme,
    Qui transforme ma vie lorsque le ciel se voile.

    Et puis je m'aperçois que les plus belles roses
    Fleurissent à l'automne et sous mes yeux ravis,
    Je respire très fort ce doux parfum que j'ose
    Garder pour embaumer l'automne de ma vie.



    ReplyDelete
  18. Tuổi vào thu
    Bản dịch từ bài: "JE CROYAIS QUE VIEILLIR..."của Marcelle Paponneau
    Đỗ Đăng Cam (sydney)





    Tuổi vào thu

    Tôi cứ nghĩ tuổi già đầy nỗi sợ,
    Sợ mùa sang, sợ năm tháng qua mau,
    Sợ gió mưa, sợ tâm hồn băng hoại,
    Sợ tóc phai màu, sợ cả nếp nhăn.

    Nhưng nhận ra tuổi già không giới hạn,
    Không muộn phiền còn đem lại nguồn vui.
    Tôi chậm bước trên đoạn đường còn lại,
    Hưởng ngày vui ngắn ngủi chẳng còn bao.

    Tôi vẫn tưởng tuổi già trời ảm đạm,
    Xuân thiếu hoa và vắng cả tiếng cười,
    Hoa không nở và cây không nẩy lộc,
    Sách không lời cầm bút chẳng ra thơ!

    Chợt nhận ra tuổi già lòng lắng lại,
    Sống hôm nay chẳng nghĩ đến ngày mai.
    Thôi không đếm tuổi đời thêm chồng chất,
    Mặc ngày qua, cầm bút họa thành thơ.

    Tôi cứ ngỡ tuổi già hồn băng giá,
    Quên đắm mình ngắm vũ trụ đầy sao,
    Tim chai đá chẳng dấy lên ngọn lửa,
    Cả bầu trời u tối phủ đời tôi!

    Bỗng nhìn thấy những đóa hồng đẹp nhất,
    Nở vào thu bằng đôi mắt reo vui,
    Hít thật sâu ôi mùi hương tỏa nhẹ,
    Ướp cho đầy hương vị Tuổi vào Thu.


    Kính chúc Thầy luôn vui khoẻ

    Đào minh Quang
    Nhật Đạo

    ReplyDelete
  19. Đào Quang Minh(tự Nhật Đạo )mến,
    Trước tiên tôi xin giải thích về bút hiệu Càridê của tôi.Càridê là dùng thịt con dê để nấu món cà ri.Càrinị là một loại gia vị có trộn với mỡ trừu hay mỡ dê gì đó .Người Ấn độ thường dùng càrinị để nấu càri,nên có mùi hăng hăng của mỡ trừu mỡ dê rất khó ăn.
    Tôi ở Việt Nam chưa từng viết lách,tuy là giáo viên.Tình cờ tôi đọc được một số bài viết của cựu giáo chức cũng như của cựu học sinh NTT,tôi bắt đầu viết những bài hồi ký vui và gởi cho Blog Tha Hương .Bài đầu tiên là kể lại chuyện ăn cắp con dê của ông Chàvà để nấu càri thết đãi cả lớp đệ ngũ B1.Do đó tôi lấy bút hiệu Càridê.
    Còn trong comment trên,tôi có nhắc đến thầy Trịnh Thanh Cần và một số kỷ niệm về học Pháp văn là vì có lần anh bạn thân tôi chê bai môn vẽ của Thầy Trịnh Thanh Cần r̀́ồi có thái độ coi thường thầy.Ngay lúc đó tôi đã có những lời trực tính chỉ trích anh bạn về thái độ vô lễ của anh.
    Thuở học sinh tôi cũng quậy nhưng không bao giờ vô lễ với thầy cô.
    Còn nói về môn Pháp văn tôi học cũng lơ tơ mơ ,vậy vốn liếng pháp văn chỉ đủ để lên lớp.Bây gìơ qua bên nầy lại định cư vùng nói tiếng Anh,tôi phải bắt đầu lại từ đầu.Pháp văn lẫn lộn anh văn làm cho tôi sa vào"mê hồn trận".Tuy nhiên để giải khuây cũng như để quên đi nỗi buồn xa quê hương,nhớ gì nói nấy chắc chắn có nhiều sai sót,xin quí đọc gỉa thông cảm và tha thứ.
    Cám ơm Quang Minh đã tặng cho tôi bài thơ tiếng Pháp và thông dịch luôn qua tiếng Việt.
    Tuy nói là giáo viên,nhưng tôi chỉ dạy chương trình bậc tiểu học hai năm.Năm đầu chỉ dạy thế cho những giáo viên bị bịnh và nghỉ phép,năm sau dạy lớp nhứt A.Sau đó chuyển sang làm gíam thị trường NTT,là nhiệm vụ thay mặt phụ huynh chăm lo việc học hành của học sinh.Giáo chức đứng dạy lớp không cần quan tâm đến việc học của học của học sinh,không cần biết đến sự trốn học để đi chơi.Trái lại giám thị phải ghi lại tất cả việc học..của học sinh:học giỏi hay dỡ,trốn học hay siêng năng,quậy phá vô lễ hay cần cù chăm học.Đời tư của giám thị phải trong sạch,bình phẩm học sinh phải công bằng.Đây là một chức vụ không phải dễ làm.Tôi rất hãnh diện làm tròn về việc làm giám thị của tôi,thưởng phạt rất công bằng và chính xác.Vì thiên chức của nghề nghiệp,danh dự của nền giáo dục VNCH miền Nam và nhất là vì tương lai của các học sinh,tôi phải có đời tư trong sạch,tình cảm không bê bối,kính thầy mến bạn,hiếu thảo với cha mẹ,làm tròn nhiệm vụ người cha và anh cả trong gia đình.
    Tôi xin lỗi cô HTTL viết comment nầy quá dài,nhưng tôi không thể làm ngắn hơn để cho cựu học sinh hiểu và thông cảm.
    Tôi xin nói thêm về giai đọan lúc Quang Minh học lớp ba với cô Trượng.Cô Trượng là con ông phán Sáng,chị hay em của nhạc sĩ kiêm Trung Tá Trần Ngọc Trọng.
    Lúc đó tôi làm giáo viên tại trường Nam Tiểu học,chưa học qua một giáo trình nào về môn sư phạm,chỉ được huấn luyện một tháng rồi đi dạy luôn.Tôi không được giao hẳn cho một lớp nào cả,giáo viên nào bị bịnh hay nghỉ phép tôi phải dạy thế,từ lớp một cho tới lớp măm .Do đó có thể tôi dạy thế lớp cô Trượng nên mới có dịp đét cho em mấy roi về tội gì đó.
    Chưa được huấn luyện về phương pháp giáo dục mới,tôi còn quan niệm câu"Thương cho roi cho vọt"là đúng.Chớ học sinh mới dạy thế có một ngày mà có lỗi gì nặng đâu.
    CARIDE




    ReplyDelete
  20. Em rất cám ơn Thầy đã kể lại , thì ra trái đất tròn nên nay có dip tiếp chuyện cùng Thầy . Vì sau đó chẳng lâuThầy không còn dạy và biến đâu mất em không gặp nữa và rèm cũng quên tên Thầy mà hình ảnh Thầy mấy chục năm vẫn không quên .
    người ta nói " nhất tự vi sư bán tự vi sư " , hồi nhỏ cũng cứng đầu nên bị má đánh hoài , đúng như Thầy nói " thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi " nên ngày nay mới nên người
    Một lần nữa em cám ơn Thầy và chúc Thầy luôn mạnh khỏe và luôn có ngày vui

    Học trò xưa ( xin lỗi thám tử TH )
    Đào minh Quang
    Nhật Đạo

    ReplyDelete