Nhớ
trước khi chuẩn bị đi viếng Canada có người quen cho tôi biết:
- Đường
lộ xe bên Canada hẹp lắm lại không có parking cho xe đậu mặc dù đất rộng vô
cùng.
Thật
tình tôi không mấy tin bởi vì nó rất nghịch lý. Khác với sự việc bình thường.
Canada rộng hơn 3.854.082 Square miles có nghĩa là tương đương với 6 triệu Km
vuông rộng gấp 20 lần nước Việt Nam ta mà dân số thì chỉ trên dưới 1/3 so với
người Việt. Mật độ trung bình chưa tới 10 người trên 1 dặm vuông. Đất rộng người
thưa như vậy thì làm sao mà thiếu chổ đậu xe cho được. Nhưng tôi vốn chưa có đi
Canada qua lần nào nên không có ý kiến hay cải lại làm chi cho mất lòng.
Đến
khi xe qua tới biên giới Canada thì tôi quên mất chuyện đó rồi, cứ tưởng mình vẫn
còn bên xứ Mẽo vì đường xá trên xa lộ hay trong thành phố chả có gì khác hơn
nơi mình đang sống.
Chiều
hôm đó chúng tôi đến cái nhà hàng mà sư bá và anh Tâm đặt chổ thì thấy cái
parking rộng thênh thang chổ đậu còn khá nhiều.
Đúng
7 giờ chiều chúng tôi tập họp tại nhà hàng Kanda shushi Decarie
Montreal. Thấy chữ shushi thì cứ tưởng là nhà hàng Nhật nhưng khi bước
vào bên trong và đi xuống tầng dưới thì nó lại là một cái nhà hàng Tàu nhưng chủ
nhân hay người quản lý ở đây hình như là có quen với cô Năm. Mà không chừng quý
vị bên Canada đến đây thưởng thức các món ăn thường xuyên nên rất ư là thân thiết
với chủ nhân.
Mười
chín người chúng tôi chiếm mất 2 cái bàn tròn lớn. Thức ăn được cô Năm và chị
Phương chọn lựa kỹ càng. Tui thật tình không dám kể lại bởi vì tui sợ bịnh ganh
tị của sư huynh Y Tả tái phát thì khó trị lắm. Nhưng đại khái các món ăn ở những
nhà hàng Tàu đều na ná giống nhau. Nhưng ở Kanda shushi Decarie
Montreal người phục vụ có giới thiệu 2 món khá đặc biệt, tui xin kể
lại để xem coi có quý vị nào đã thử qua rồi.
Thường
thì trong mấy cái nhà hàng Tàu ở đâu cũng có món gà luộc chấm mắm gừng có nơi gọi
là gà Hải Nàm. Ở San Francisco có tiệm gọi là gà Quý Phi còn ở Kanda
shushi Decarie Montreal tui quên mất anh ta giới thiệu 2 món đặc biệt
đó tên là gì nhưng thôi tui tạm gọi nó là gà Hoàng Hậu cho nó khác với gà Quý
Phi đặc sản của San Francisco.
Gà
Hoàng Hậu được chọn từ những con gà chạy bộ mới vừa lớn lên. Nghe người phục vụ
nói, người ta chọn gà như là các thái giám hồi xưa đi chọn Hoàng Hậu cho vua vậy
đó.
Gà
phải ngon, làm thịt lúc nó còn đang sống, không dùng gà đông lạnh, luộc gà vừa
chín tới thôi để vị ngọt còn đọng lại trong thịt và nhất là da gà phải dai và
dòn không nhảo nhẹt bở rệu như gà công nghiệp của Mỹ.
Nước
chấm độ mặm phải vừa đủ và dầu gừng phải vừa cay vừa béo.
Món
thứ nhì là Cà Hoàng Đế. Món nầy lần đầu tiên tôi thử . "Ngon bá cháy
nghen".
Cà
tím lựa trái mập mà không già, còn tươi, héo quá không ngọt, già quá thì hột nhiều
không ngon. Thịt heo ba chỉ cắt thỏi dài theo chiều trái cà cở bằng ngón tay
cái, đem ướp gia vị đặc biệt. Ướp cái gì thì tùy ý thích của mình đi nghen, nhà
hàng không thể truyền bí kíp võ công cho người ngoài được.
Xào
thịt xăn lại rồi đem khìa nước dừa cho mềm sau đó nhét vào giữa trái cà,
quấn giấy bạc đem đút lò cho cà chín. Món nầy ăn nóng rất bắt cơm...
Tui
đọc ở đâu đó hay đã nghe người nào đó nói rằng:
- Một
bửa ăn ngon phải đầy đủ các chi tiết sau đây: Đồ ăn ngon, chén dĩa sạch, chổ ngồi
tốt, phong cảnh hữu tình và nhất là người ăn chung phải lịch sự và hợp nhau.
Tại
cái nhà hàng Kanda shushi Decarie Montreal tất cả các chi tiết
trên hôm đó đều có đủ, thật là một bửa ăn tuyệt vời nhưng khi chúng tôi sắp kết
thúc thì có một chuyện không hay xảy ra...
Thường
thì trong các nhà hàng Tàu thực khách đa số phải nói tới là người Tàu, dù cho ở
xứ nào cũng vậy. Mà người Tàu thì khi ăn uống rất ư là ồn ào không như người
Tây phương. (Chổ nầy xin mở ngoặc nếu bạn đọc nào gốc Hoa Kiều thì bỏ lỗi cho
nhé. Vì "lời thật hay mất lòng")
Mà hể
có thêm bồ đào mỹ tửu vô thì còn dữ trời ông địa hơn cả các đệ tử Lưu
Linh người Việt Nam chúng ta nữa.
Hôm
đó cách chúng tôi một cái bàn có một nhóm người Tàu vào sau chúng tôi chừng nửa
giờ họ cũng ăn uống nhậu nhẹt bình thường có điều họ nói với nhau lớn tiếng
quá, đôi khi cử chỉ như là đang cải lộn với nhau. Tiếng Tàu thì tui dốt đặc tuy
ở San Francisco người Hoa rất đông, nghe họ nói lớn tiếng với nhau đối với tôi
rất bình thường không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm, nên tôi không mấy chú tâm
theo dỏi làm chi, chỉ đến khi tôi nghe một tiếng"RỔN" thật lớn.
Cái
tiếng vở của những mảnh thủy tinh thì tui mới quay đầu nhìn qua bên đó.
Úi
trời ui! Một anh chàng trong bọn 4 người đó đã đập một chai bia cạn nước vô cạnh
bàn, những mảnh vở văng tứ tung xuống nền nhà.
Cả
nhà hàng đang đổ vồn tất cả những cặp mắt ngạc nhiên đến tận cùng về hướng đã xảy
ra tiếng đồ vật bể đó.
Thì
bắt gặp trong cái bàn với 4 người Tàu đó có một anh chàng dáng rất hùng hổ chỉ
trỏ nói năng bặm trợn nhưng không có vẻ gì choảng nhau, còn 3 anh kia vẫn bình
thảng nói cười.
Nếu
tình cảnh nầy mà xảy ra ở San Francisco chắc chắn chủ nhà hàng sẻ gọi 911 và
Police sẻ tới liền tức thì.
Nhưng
người Canada có lẻ hiền hơn cho nên tui hổng thấy ai quan tâm, chỉ đến khi 2
người trong bàn đó tiếp tục lớn tiếng cải nhau thì cái bàn của người Tây mới
xin dời qua chổ khác để tìm một nơi yên tỉnh hơn.
Còn
chúng tôi cũng rút dù sớm hơn vì chả còn tinh thần đâu để mà hàn huyên tâm sự.
Thiệt là hổng mất một buổi tối tuyệt vời...
Rời
nhà hàng mọi người chia tay ai về nhà nấy. Mai lan Cúc cùng anh Tân thì các con
đến rước. Kim Oanh , Kim Trúc theo ông thầy về nhà để chờ ông xã mình đến đón.
Chúng tôi 8 người trở lại nhà anh chị Tâm nghỉ ngơi để hôm sau tham quan thành
phố Montreal cho biết...
Mùa
hè ở Mon treal không nực lắm ngủ cũng không cần mở máy lạnh làm gì. Khu nhà của
anh Tâm thật là yên tỉnh. Sáu giờ sáng theo thói quen tui đã thức rồi mặc dù
Montreal và San Francisco cách nhau những 3 múi giờ.
Chuẩn
bị xong tui gọi hiền thê mình thức giấc để cùng nhau đi dạo phố Montreal cũng
như thưởng thức cà phê Pháp nổi tiếng cho biết. Nhưng mới hơn 7 giờ sáng một tí
phố xá nào mở cửa để cho mình đi dạo. Nhớ lời anh Tâm đã hướng dẫn vợ chồng tui
thả bộ tà tà xuống mé sông để xem ông Tây bà Đầm khoe đùi chạy bộ. Cặp bờ sông
nhỏ cây cối mát rượi người đi kẻ chạy thể thao cũng khá đông nhưng người khoe
mông thì thiệt không thấy. Tây trắng tây vàng với những bộ độ thể thao lịch sự,
kẻ chạy lên đầu trên người chaỵ xuôi xuống cuối đường, cũng không ít người tà
tà đi bộ như chúng tôi:
Dập
dìu tài tử giai nhân (thơ Kiều)
Kẻ
xuôi người ngược rần rần vui ghê
Hoa
đua sắc thắm bên lề
Tây
vàng Tây trắng đề huề bên nhau
Người
đi kẻ chạy lao xao
Rảo
chân tôi bước đường nào cũng vui...
Hai
vợ chồng tui rảo chung quanh một vòng lớn về tới khu chợ nhỏ gần nhà thì đã hơn
8 giờ sáng. Các hàng quán đã bắt đầu mở cửa chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Phía sát mặt lộ là chợ hoa. Người ta bán đủ loại hoa tươi cũng giống như ở chợ
trời gần nhà tui bên Mỹ, ngoài ra họ còn bán đủ các loại cây con cho người ta
mua đem về trồng trong vườn nhà, nói tóm lại ở đó giống như là một dãy cửa hàng
The Home depot.
Bước
vào những giang hàng kế tiếp là vựa trái cây và rau củ. Có đủ cả các loại trái
giống như bên Mỹ.
Đang
mãi mê ngắm nhìn, tui bổng giật mình khi thấy một loại trái cây mà tui cứ tưởng
chỉ có ở vùng quê Việt Nam và người dân quê mới biết mà thôi ai vè ở cái xứ lạnh
nầy nó lại xuất hiện. Đó là trái Thù Lù.
Khi
tui đem nó đến nhà chị Phương thì chị cười cho biết tên tiếng Canada của nó
nhưng chị nói nhanh quá tui không nhớ. Trái thù lù của Canada ăn thơm và ngọt
hơn trái thù lù ở miền quê tôi nhiều lắm. Chắc các bạn ở chợ chưa thấy qua cây
thù lù đâu vậy xin nhìn hình đính kèm phía dưới thì rỏ.
Tui
hồi lúc nhỏ không thích ăn trái trứng cá cũng như trái thù lù. Nhưng các bạn thử
tưởng tượng xa quê hương gần 40 chục năm đi trên một cái xứ lạ quắc lạ quơ nhìn
thấy lại một loại trái cây ở quê mình thì nổi mừng vui đó sẻ như thế nào?
Thế cho nên tui mua liền một lon. Bà xã tui rất sợ những thứ trái cây lạ nhưng
làm sao cản tui nổi. Tui đớp liền mấy trái rồi gật gật lia lịa cái đầu khen
ngon đáo để làm nàng cũng muốn thử chơi cho biết
Qua khỏi hàng bán trái cây bước lên những bật thềm
cao để vào trong chơ là những gian hàng bán bánh ngọt cà phê. Nói tới cà phê
bánh ngọt là người ta liên tưởng ngay đến nơi có tiếng ngon nhất đó là Pháp quốc.
Nhưng Montreal là gốc gác của những người nói tiếng Pháp thì cà phê bánh ngọt ở
đó nó ngon tới cở nào nữa. Nhưng thôi tui xin hẹn quý vị sẻ cùng tui thưởng thức
vào kỳ tới đi nghen
Phải công nhận anh LN có trí nhớ thật tuyệt vời, KT quên mất tiêu tên nhà hàng và lúc cô 5 ( Đường Năm) và chị Phương chọn menu lại không biết 2 món đặc biệt của nhà hàng này nha, lần đầu tiên được ăn, ngon ghê, ... bài viết hấp dẫn lắm.
ReplyDeleteTb: đừng ganh tỵ nha, chiều nay nhóm TH của Montreal họp ở nhà tui đó, vui lắm lắm
Phải công nhận cây viết LN rất dễ thương ,rất thực tế và chính xác.
ReplyDeleteThôi thì đừng nói tới chuyện "tàu khựa".Đi chơi mà gặp bọn nầy thì mất vui.
CARIDE
Thù lù canada tiếng Pháp gọi là cerise de terre, tiếng Anh là physalis.
ReplyDeleteTrái thù lù
ReplyDeleteHôm kia tới xứ Cà Na (Canada)
Khi dzìa gặp trái xứ ta "thù lù"
Vàng da, bóng láng trơn tru
Thơm thơm, ngọt ngọt ngất ngư hương tình
Tui đây đứng lại để nhìn
Nhớ sao là nhớ quê mình bạn ơi
Biết bao giờ mới đổi đời
Cho tôi trở lại để xơi thù lù
Làm sao tìm được hình ảnh cây thù lù như trong hình?Cây trứng cá cao khỏi đầu,còn cây thù lù chỉ mọc cao lắm là nửa thước,mọc khắp nơi ở miền nam VN.Sau nầy thấy người ta dùng cây thù lù để làm thuốc nam.
ReplyDeleteTôi thường theo dõi Blog tha hương để thưởng thức những hình ảnh nầy.Có lần tôi về Rạchgía,đi ngang qua bãi rác gặp một đám rau dền đất,tôi như bắt được vàng,ngồi xuống bẻ hếtđám rau dền đó về nấu canh tép.Ôi sao nó ngon ngọt quá !
CARIDE
Thầy Long xơi trái thù lù
ReplyDeleteNhớ về quê Mẹ trong lòng xót xa
Thôi đừng buồn nữa Thầy ui
Muốn ăn thù lu thì đi Cà Na...
Vậy đi nghen! Nhớ kêu tui đi với! HTX
Cà Na và Mỹ láng giềng
ReplyDeleteSao Thù lù chỉ có riêng bên này
Thầy Long say đắm ngất ngây
Lòng đà mê tít từ ngày gặp em
Về xứ thấy nhớ và thèm
Chắc khi có dịp sẽ qua xem nàng
Đợi khi hè nắng chói chang
Thù Lù Long quyết tìm nàng mà ...xơi
Chỉ nghỉ lòng đã mê...tơi
Cô 5 RG