Tiệm bánh Croissant
Khu Marché Atwater nầy tương đối nhỏ. Nó chiếm khoảng chừng 1/3 block đường. Vòng ngoài có trên dưới 1 chục tiệm bán hoa và cây con. Phía bên kia đường có một dãy dài cà phê vĩa hè cùng những cửa hàng đủ loại. Bước vào trong chợ, phía dưới tầng trệt có non 1 chục cửa hàng trái cây tươi. Còn tầng trên của chợ có trên dưới 20 cửa hàng đủ loại nhưng đa số là thực phẩm. Có 5 hay 6 cái nhà hàng của các quốc gia khác nhau, trong đó còn có một tiệm bán phở Việt Nam nhưng mà lấy tên Pháp.
Hai đứa tui rảo 1 vòng giáp cái chợ nhỏ đó cho biết rồi trở lại tiệm bán cà phê bánh ngọt lớn nhất trong đó có tên là Viennoiserie. Cái tiệm nầy nó chiếm hết 3 căn, bán đủ các loại bánh ngọt của Pháp. Nhưng tui chỉ muốn kể lại cho quý vị nghe về một loại bánh ngọt phổ thông nhất và cũng nổi tiếng nhất của người Pháp với cái tên mà ai cũng biết đó là Croissant.
Các thợ bánh Pháp bạn của tui ở San Francisco gọi nôm na là "Cu- Son" còn người Việt Nam thì đặt cho nó cái tên rất quê mùa, bánh sừng trâu nhưng theo Google ghi trên net thì Việt Nam mình đặt cho nó là bánh sừng bò.
"Cu- Son" mấy anh thợ bánh đọc trại theo tên từ tiếng Pháp.
Sừng trâu là mấy chị Việt Nam thời xưa thấy cái bánh cong cong như lưỡi liềm chính giữa mập ú, phía hai đầu thì nhọn nhọn trên mình có nhiều khía giống cái sừng trâu nên họ đặt cho cái tên là bánh sừng trâu.
Nhà Google phản đối cho rằng sừng trâu rộng lớn hơn nhiều còn bánh Cu- Son thì ngắn giống sừng bò hơn cho nên đổi thành bánh sừng bò.
Nhưng theo tui, đặt tên dựa theo hình dáng cái bánh, cả 2 loại sừng trên đều không giống bánh Croissant tí nào. Sừng trâu rất lớn có con cặp sừng rộng cở 2 thước mà bánh croissant dài chỉ có chừng non tấc mà thôi.
Sừng bò không có hình vòng cung hai cái sừng của nó tuy ngắn hơn sừng trâu rất nhiều nhưng lại chỉa ra phía trước lại không có những lằn khía trên sừng mà nó lại lán do..
Sừng con vật mà giống bánh croissant nhất chỉ có con "trâu cui" .
Trâu cui ngày xưa ở Việt Nam rất hiếm bây giờ có lẻ đã tuyệt chủng rồi nhưng ở Mỹ thì lại rất nhiều nó có cái tên là Buffalo.
Nhưng cho dù đặt tên nào đi nữa thì bánh croissant cũng là thứ bánh nổi tiếng và ngon nhất của người Pháp, nó được du nhập gần như là khắp mọi nơi trên thế giới. Khi nó qua mỗi quốc gia thì người bản xứ lại thêm thắt và biến đổi ra đủ thứ hình thù khác nhau....
Trải qua nhiều thế kỷ người ta hình như ít ai nhớ tới nguồn gốc chính của bánh croissant.
Thật ra croissant không phát xuất từ nước Pháp mà nó được du nhập từ nước Áo. Con đường di cư của croissant cũng đẩm đầy nước mắt như người Việt Nam lưu vong chúng ta.
Theo truyền thuyết thì bánh croissant do một người lính Áo làm ra để thiết đải cho đoàn quân chiến thắng trong chiến tranh Áo-Thổ Nhị Kỳ vào năm 1683.Với cái tên là Kipferl nó có hình dạng một ánh trăng lưỡi liềm. Trăng lưỡi liềm cũng là biểu tượng của Thổ Nhị Kỳ. Người Áo muốn nhắc nhở cho dân chúng biết Thổ Nhị Kỳ luôn là mối đe dọa cho nền an ninh của Áo quốc.
Bánh Kipferl nguyên thủy.
Bánh Kiperfl được người dân Áo ưa chuộng và nó mau chóng trở thành món bánh không thể thiếu trong các bửa tiệc của dân gian cũng như không thể thiếu trong những bửa ăn hằng ngày của giới quý tộc.
Đến năm 1770 Kipferl theo chân công chúa Áo quốc, du nhập qua nước Pháp.
Xin mời quý vị xem cuộc hành trình lý thú của Kipferl.
Câu chuyện tình của Marie Antoinette
Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh lưỡi liềm ra khỏi khuôn khổ nước Áo và phổ biến nó khắp Châu Âu, nhưng những giai thoại về mỹ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại có vô vàn dị bản, muôn màu muôn vẻ.
Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kỳ bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy cái tên Croissant ra đời.
Một câu chuyện khác, hấp dẫn và được mọi người tin hơn cả chính là: Marie Antoinette, với tính cách phóng khoáng đến ngang ngạnh của mình, đã từ chối dùng bữa với các thành viên của hoàng tộc Pháp. Nàng thường ngồi yên trên bàn ăn chung, không chịu cởi bỏ găng tay, và khi về phòng riêng mới yêu cầu dọn ra những món ăn từ quê hương mình - trong đó luôn có bánh Kipferl, dần dần nàng chấp nhận cả phiên bản cầu kỳ hóa của nó là Croissant.
Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu. (Phỏng theo tài liệu của Google)
Marie Antoinette có công đem chiếc bánh Croissant đến với nước Pháp
Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kỳ bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy cái tên Croissant ra đời.
Tương truyền rằng, "bữa ăn bí mật" của Thái tử phi chỉ bao gồm bánh sừng bò và cà phê.
Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu. (Phỏng theo tài liệu của Google)
Mãi tới năm 1920 bánh croissant mới chính thức trở thành là bánh Pháp.
Sở dỉ tui phải kể dài vòng như vậy là vì trong một tiệm bánh Pháp. Croissant được biến chế ra không biết bao nhiêu loại. Nguyên thủy roissant không có nhưn nhưng bây giờ thì người ta nhét vào ruột nó đủ thứ trên đời mặn thì có trứng chiên, ham, bacon...Còn ngọt thì không thể kể hết...
Tui ở khu nhà của anh Tâm 3 buổi sáng thử 3 thứ croissant với nhưn mặn khác nhau nhưng 3 ngày nầy, ngày nào cũng có 2 cái croissant truyền thống ngon không chịu nổi.
Cà phê thỉ tui không đổi vì tui thích cà phê moka nóng còn bà xã thì thích cappuccino nóng.
Hôm sau tui rủ Học Trò Xưa & Rể Rạch Giá, anh Vô Kỵ & chị Triệu Minh cùng anh chị Phiêu đi hong nắng sớm rồi thưởng thức cà phê nóng của xứ lạnh để so sánh với cà phê bên xứ Mỹ thử xem coi nó ra làm sao. Nhưng vợ chồng Học Trò Xưa & anh Vô Kỵ khoái nướng hơn nên không đi. Chỉ có 2 đứa tui anh chị Phiêu và chị Triệu Minh mà thôi.
Từ nhà hàng đi ra tui hỏi anh chị Phiêu cà phê bánh ngọt thể nào. Chị Oanh trả lời:
- Bánh ngọt rất ngon.
Còn cà phê thì chị Triệu Minh và anh Phiêm làm thinh. Chắc có lẻ không hợp với sở thích của hai người.
Chuyện cà phê nào ngon dở ra sao xin được hẹn cùng lạm bàn trong một dịp khác còn bây giờ mời quý vị dời gót đi viếng nhà thầy cô Phạm Công Nhựt tức là sư bá của tui...
(Xin đón xem kỳ 4)
Ngày đầu tiên ở Montreal được chị Phương mua cho bánh sừng trâu ăn ngon quá chừng, qua ngày hôm sau còn dư bánh vẫn còn dòn và thơm phức , cám ơn nghen chị Bảo Phương.
ReplyDeleteCó lần thầy Long và Ngọc Lan thức sớm mang về bánh sừng trâu có nhét thịt và trứng bánh còn nóng rất ngon mùi vị gu của Pháp thêm cà phê nóng nhưng thua cà phê Long.
Có ai tới San Fran.
Nhớ ghé cà phê Long .HTX
Huynh LN ơi! Muội tiếc huynh về sớm quá, nếu không mình trở lại quán cà phê để muội kể cho chủ quán nghe là: bạn tui từ bên xứ "100 quan Pháp 6 cô" mê bánh crossant của tiệm này và đã kể nguyên 1 thiên tình sử rất hay về sử tích của bánh này nữa nè, ổng chủ quán chắc khoải tỷ sẽ tặng 2 v/c huynh ăn sáng hong lấy tiền luôn hé. hihihi
ReplyDeleteCô 5 BĐSK