____________
Ngô Quang Hòa
Trong
bài viết trích từ Hồi Ký dưới đây, có nói đến cách phát âm [ r [ của người Rạch
Giá. Tôi chỉ muốn ghi nhận lại sự việc như một phương âm chứ không có ý xấu.
Mong người Rạch Gía thông cảm cho.
Bình
sinh ra ở quận Thốt Nốt, thuộc tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 18 km về
hướng đông nam. Năm 1960 ba Bình đi lập nghiệp ở Rạch Giá và ba năm sau, mẹ
Bình và anh chị em Bình cũng đến định cư tại đây.
Lần
đầu tiên, thằng Bình, con Tư Tho được về Rạch Giá, rất phấn khởi. Những năm học
ở trường nội trú trên Thủ Đức, nó từng đi nghỉ mát ở Vũng Tàu. Nó nghe nói Rạch
Giá cũng có biển. Nó tưởng tượng ra một “bãi biển Vũng Tàu” ở Rạch Giá. Nhà nó
cách cầu đúc Nguyễn Trung Trực hướng ra biển chưa tới một trăm mét. Nó chạy đến
cầu đúc để ngắm bãi biển “Vũng Tàu”. Đứng trên cầu, nó ngạc nhiên, thất vọng.
Đúng lúc nước ròng, dòng sông cuồn cuộn đổ ra biển. Ngoài kia, một bãi sình
mênh mông nổi lên giữa một biển nước đục ngầu phù sa. Tít ngoài xa hiện ra một
hòn đảo mờ xanh nhạt. Biển Rạch Giá chớ không phải biển Vũng Tàu.
Bỗng
từ phía sau, một người đến nắm vai nó. Nó quay lại nhìn viên cảnh sát áo
trắng gác cầu. Ông ta chỉ một tấm bảng nhỏ treo trên lang cang cầu: “Cấm đứng
ngồi trên cầu”. Nơi cửa biển, dòng sông chảy rất xiết. Để bảo đảm an toàn, người
ta ngăn cấm khách đi đường dừng lại hóng mát nơi đây. Nó thất vọng định quay về
nhà nhưng rồi tiếp tục vượt qua chiếc cầu đúc.
Đầu
cầu đúc là một ngả tư. Bình dừng lại đảo mắt quanh và thấy hai căn nhà đối diện
nhau ở ngay đầu đường. Hai căn nhà có cùng một lối kiến trúc rất lạ so với các
nhà thường thấy ở Việt Nam. Đó là hai căn nhà sàn nhưng đúc bằng bê tông. Nó lại
tiếp tục rẽ về hướng biển. Đi qua một sân quần vợt có lưới bao bọc xung quanh,
nó bắt đầu cảm nhận luồn gió mát mẻ từ biển khơi. Bờ sông bên kia hàng hàng lớp
lớp đá xanh nằm cặp theo bờ nước. Có lẽ để chống đỡ những cơn sóng biển hoặc
dòng nước chảy xiết có thể làm lỡ đất. Bờ bên sân quần vợt được xây bờ đá dày
khoảng bốn tấc, cao gần bốn thước từ mặt nước ròng, kè từ đầu cầu đúc ra đến
con đường sát mé biển. Bình bước đến ngồi trên bờ kè nhìn ra biển rộng mênh
mông. Mùi bùn, phù sa theo cơn gió biển quyện vào không khí. Một số người đi lại
trên bãi bồi màu xám đen. Xa hơn một chút, mấy người vây quanh một chiếc tắc
ráng. Tít ngoài khơi nổi lên một hòn đảo mờ mờ xanh, dáng như một con rùa phổng
lồ nổi giữa biển. Thật là ngộ nghĩnh. Bình bỗng nhớ đến những bức ảnh trong
truyện tranh Tây Du Ký, đoạn nói về thầy trò Tam Tạng được một con rùa khổng lồ
đưa qua sông cùng các bộ kinh Phật.
Con
đường ven biển khúc này khá vắng vẻ, không thấy nhà cửa gì nhiều. Xa xa, hình
như là khu dân cư với những căn nhà mái thấp và không ngăn nắp gì. Người dân có
vẻ đang bận rộn với việc gì đó. À, thì ra họ đang phơi những con cá khô trên những
vỉ đan bằng tre. Thỉnh thoảng, một cơn gió thuận chiều đưa mùi cá khô xộc vào
mũi nó. Nó định tiếp tục đi xa hơn nhưng dùng dằng, sợ đi lạc nên trở gót quay
về nhà. Khi vừa đến sân quần vợt, Bình nghe thấy tiếng máy tàu. Chiếc tắc ráng
ngoài khơi khi nãy đang chở đầy ắp những con hến cố vượt qua dòng nước ngược đi
sâu vào bên trong.
Những
ngày đầu sống ở Rạch Giá, thằng Bình nghe tiếng rao hàng: “Ai… bánh cà bắp
hông?” Nó tò mò, gọi mua thứ bánh lạ này. À, thì ra đó là loại bánh lá dừa nơi
quê nó. Ở Rạch Giá, người ta gói bánh này bằng lá dừa nước non, tiếng địa
phương là lá cà bắp. Nó còn học thêm được hai tiếng “lòn xòn” là món bánh lọt.
Đối
diện với nhà nó có một trường dạy đánh máy chữ. Trường không lớn nhưng có vẻ
khang trang. Một dàn âm thanh hỗ trợ cho việc giảng dạy. Tiếng loa vang lừng cả
xóm. Các học viên được dạy khá bài bản. Sau một thời gian ngắn làm quen với
máy, học viên được luyện ngón “dix doigts” (mười ngón). Bàn phím được gắn thêm
nắp che kín mặt chữ.
Thỉnh
thoảng, lớp học được xả hơi bằng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn. Các học
viên thi thố tài ca hát. Một ca sĩ hát bài “Đám cưới đầu xuân”: “Bướm bay vô vườn
mà nước mắt “gưng gưng”. Thằng Bình ngạc nhiên sao người “Gạch Giá” lại phát âm
“e rờ” thành “e gờ”. Khi học ở quê, thầy giáo thường bắt nó phải đánh lưỡi khi
đọc chữ “r” một cách “rõ ràng” chứ không phải “dõ dàng”.
Sau
này, hình như cái “gõ gàng” đó lại lan ra nhiều tỉnh khác nữa.
Thị
xã Rạch Giá nằm ngay bên bờ biển. Trong vùng vịnh, các loài thủy hải sản rất
phong phú. Rạch Giá là vùng nước ngọt nhưng lại tiếp giáp với biển nên môi trường
và sinh vật cũng khác lạ hơn vùng Long Xuyên. Ở đây người dân có thể ăn được cá
biển cũng như cá đồng còn tươi mới. Một giai thoại khá lý thú được nhiều người kể
lại: Một nam công chức trẻ hay quân nhân gì đó, độc thân, mới về nhận nhiệm sở ở
Rạch Giá. Buổi sáng đi chợ, anh ta hỏi mua một con cá lạ. Chị bán cá vui vẻ trả
lời là “cá Sạo”. Anh ta chưng hửng nhìn chị ta một lúc rồi đổ quạu nạt lại: “cá
Ngựa” chứ “cá Sạo” gì. Đôi bên bắt đầu lớn tiếng qua lại. May thay, có người biết
chuyện xen vào giải thích, giảng hòa. Cá Sạo là tên một loại cá biển ở Rạch
Giá, còn cá Ngựa cũng là tên của loài cá biển khác và vùng nước ngọt cũng có.
Chợ
cá Rạch Giá còn bày bán nhiều loại cá biển khác. Cá Úc giống con cá tra nước ngọt
nhưng nhỏ hơn nhiều. Trứng cá Úc to bằng hạt ngọc trai đeo cổ, màu vàng có vị
bùi nhưng không ngon lắm. Cá “người” (ngừ?), theo người đi biển kể lại, khi bị
bắt đem lên tàu thì nó hộc máu (có lẽ do sống vùng nước sâu nên khi thay đổi áp
suất đột ngột bị vở mạch máu). Lại còn có một con cá không biết do đâu người ta
đã đặt tên nó là con cá Ngộ mà nó lại có dáng dấp xấu hoắc chứ. Cá ba thú, cá bạc
má, cá thu nhỏ là ba loại cá có màu sắc tượng tự nhưng hình dáng khác nhau chút
ít hơi khó phân biệt. Cặp theo các ghe đậu nơi bến chợ, cá chốt tập trung rất
nhiều. Chỉ cần vài mươi phút thả câu là có được cả ký lô.
Con
“vòm” hình dáng giống con nghêu, hơi dài hơn và dẹp hơn, màu xanh đóng từng mảng
lớn theo “đáy” nơi cửa biển. Thịt con “vòm” rất ngon, người dân còn gọi là con
“l… tiên”. Khi luộc chín, mở vỏ ra, ở ngay giữa phần thịt có một nhúm lông. Đây
là phần độc phải ngắt bỏ đi, nếu không người ăn sẽ bị Tào Tháo rượt. Ghẹ ở Rạch
Giá được bày bán quanh năm và rẻ tiền vì khó giữ cho tươi lâu. Ghẹ được ướp nước
đá nhưng vẫn còn tươi. Hầu hết ghẹ bán ở chợ to hơn bàn tay người lớn. Chỉ ở
Phú Quốc mới được ăn ghẹ tươi còn sống nhăn. Cũng theo kinh nghiệm của người địa
phương, ăn ghẹ cũng chỉ nên luộc chín một lần. Nếu luộc lại lần thứ hai thì
cũng bị Tào Tháo đuổi.
Sống
ở Rạch Giá, Bình hết sức ngạc nhiên khi được ăn canh cá khoai nấu với rau tần
ô. Một loài cá có phần thịt mang mùi khoai thật sự. Thịt cá trong veo mà xương
mềm, ăn không sợ bị hóc.
Rạch
Giá giáp với biển, tuy nhiên hầu như quanh năm nước sông vẫn ngọt. Hằng năm vào
mùa hè, nước sông ở cửa biển mới bị nhiễm mặn. Nói là nhiễm mặn chứ thật ra nước
sông chỉ hơi lờ lợ thôi. Người dân vẫn có thể dùng để nấu ăn, sinh hoạt. Nguồn
nước “phông tên” của thị xã vẫn là nước sông được lóng phèn và sát trùng. Một
vài nhà có điều kiện thuận lợi thì đào giếng lấy nước ngọt nhưng cũng ít khi
dùng vì đã có sẵn nước máy.
Khoảng
trước hoặc sau ngày mùng năm tháng năm âm lịch, ở cửa biển Rạch Giá xảy ra một
hiện tượng lạ. Vô số loài cá nổi lờ đờ ven bờ sông. Người địa phương gọi là mùa
“cá dại”. Họ chỉ việc dùng vợt, thau, thi nhau vớt cá ven bờ . Có lẽ do thời điểm
này, hai con nước biển và sông trộn lẫn một cách khác thường nên cá bị “dại”.
Các
loại cá đồng cũng được bày bán rất nhiều ở chợ Rạch Giá như ở các vùng nước ngọt
ven sông Tiền, sông Hậu. Cá bóng kèo thì từ miệt thứ chở đến bán rẻ như bèo,
dành cho người ít tiền. Những con cá lóc từ Miệt Thứ, có con to đến hai ba
ký lô, mọc râu như cá trê.
….
Nếu
không có ngày 30-04-1975, có lẽ tôi đã nhận Rạch Giá là quê hương thứ hai vì…
tôi đã từng có người yêu tại đây. Vì hai chữ lý lịch, nàng đã phải lên tàu xa
quê lưu lạc đến ngày nay. Tôi chỉ có thể liên lạc qua email mà thôi. Có lẽ tôi
phải viết rằng tôi đã từng yêu một cô học sinh Nguyễn Trung Trực vì cho đến
ngày biệt ly, tôi chưa từng thốt nên lời yêu thương cùng nàng. Nàng có biết
chăng ?
"Trách Ai"
ReplyDeleteThương ai chẳng dám nói ga
Giờ đây xa cách xót xa cõi lòng
Lặng nhìn con nước chảy gồng
Đứng trên Cầu Đúc đôi dòng châu sa
Thương người miệng chẳng thốt ga
Giờ đây tự trách; thôi đà cách ngăn
Đêm về thút thít với Trăng
Trăng ơi có thấu "Thỏ Lăm" tình nầy !
Haha ... định gởi cái mail cám ơn Anh Sáu, đúng là mận xanh của anh ngon bá cháy luôn. Anh Sáu gởi chi tới một thùng tốn tiền cước quá xá. Tui thì ăn hổng hết, tui chia cho mấy chị em tui ăn tiếp, ai cũng khen ngon.
ReplyDeleteCảm ơn very very much nghen anh Sáu.
Thỏ lắm thỏ lắm
Ngô Quang Hòa viết câu chuyện ngắn nầy,tôi thích nhất là về các loại cá trong bài viết.
ReplyDeleteRạchgía là xứ dồi dào về cá đồng và cá biển.Đúng như tác gỉa,biển Rạchgía là biển bùn,nơi có nhiều vi sinh vật để cung cấp thức ăn cho loài cá.Lý do cá dại là vì mùa ấy nứơc trong đồng ruộng (có phèn)được xã ra sông gặp nước biển mặn lơ lớ nên cá bị dại.Năm 1945,lúc đó tôi đúng mười tuổi,một mình tôi có thể dùng cái rổ sút cá cả thùng thiếc.Cả gia đình có thể bắt cá một lu to rồi làm mắm ăn suốt cả năm.
CARIDÊ
Bài viết của Ngô Quang Hoà làm tui nhớ đến cô em . Bờ đá sát biển chạy dài đến con sông chảy qua chợ cá . Đêm đêm trong ánh đèn đường leo lét tối thui , có những cặp tình nhân ngồi trên bờ đá hỏng phải ngắm biển hay nghe tiếng sóng vỗ ì ầm mà nghe tíếng lòng của nhau theo từng nhịp đập con tim qua tiếng thủ thỉ thì thầm của nhau , chẳng biết NQH đã trải nghiệm chưa trước 30-4-1975 xa cách người mình yêu . Cô em tui thường trốn má cùng vài người nữa hay đi đọc theo bờ đá trên đường Hoàng Diệu nầy rồi rọi đèn " pin " vào họ , khiến cho họ lúng túng ngỡ ngàng , Cũng may hỏng ai nhìn thấy mặt rồi đến nhà mắng vốn mắng lời . Hú hồn ! Đúng là một kỹ niệm thời thơ ấu thật vui hi hi hi ...
ReplyDeleteĐọc bài viết của tg/ Ngô Quang Hoà làm cô 5 RG tui nhớ tuổi thơ quá trời nè, hồi còn ở VN nhà ở gần cầu sông Kiên, nhà sàn, tới mùa nước lợ cá đồng trong sông bị nước biển chảy vào ( nhà gần cửa biển) nên chúng bị lợ chưa chết nhưng nổi lờ đờ trên sông vô số kể, chị em tui và con nít trong xóm cùng người lớn dùng bất cứ cái gì ở nhà mình có như rỗ, thau, nồi, vợt, thùng vv... hớt 1 cái là có đầy cá ăn, đó là niềm vui tuổi thơ mà tui ghi nhớ mãi ao ước 1 lần được lập lại...
ReplyDeleteNhớ thời trung học, không biết lội mà gan thiệt, cứ cùng một đám bạn gái lội bộ xuống chỗ gần cầu đúc mé biển khi nước ròng, chỉ có đát bùn, khoảng 1 giờ sau nước lớn lên nhanh chóng, phải gấp gút vào bờ ngay, may mà ba má không hay, giờ nhớ lại thấy sợ quá, không chết là quá may mắn.
Cũng cái kiểu thấy mặt đặt tên, có lần KT hứa hè sẽ dẫn con gái lúc đó 4-5 tuổi đi aquarium coi cá mập và cá xấu, coi xong em nói : má con cá đâu có mập và xấu mà sao lại nói nó như vậy hả.hihihi
Tui cũng thấy con cá mập không mập nhưng to lớn dễ sợ làm sao nên những người tắm hay bơi lội trong nước biển xanh trông thấy nó là vội vả chạy lên bờ , cảnh sát và người có trách nhiệm cắm bảng cấm mọi người lai vãng nơi đó dù con cá mập có đẹp cũng không dám lại gần sợ bị đè chết ngộp hì hì hì ....
ReplyDelete