_____________
CHÂN DIỆN MỤC
Đất nước tôi không lớn lắm, nhưng đi hết cuộc đời không hiểu hết chữ
yêu!
Đất nước tôi nhiều dân tộc, ngôn ngữ. tôn giáo… cả đến những ăn uống, đi
đứng, giải trí… cũng đa sắc thái vô cùng.
Tôi làm sao nói hết! Chỉ một vẻ đẹp của phụ nữ tôi đã chào thua… hết đường diễn tả!
Người Bắc nói đẹp Ghê Gớm, người Trung nói đẹp Dễ Sợ, người Nam nói đẹp Tàn
Sát!
Về già cái thú lớn nhất của tôi là đi du lịch. Đi thăm Đất Nước! Ông Trịnh
Công Sơn là chúa nói dóc. Ông nói khi đất nước tôi thanh bình… mà không thấy
ông đi thăm An Lộc. Đồng Xoài, Bình Giả… không ngó xem cái hố bom CBU nó sâu cỡ
nào? (hay là ông nghĩ đất nước chưa Thanh Bình). Thôi bỏ đi Tám! Chuyện buồn
nói mãi làm chi! Tôi xin nói chuyện vui, dù có người vui không nổi!
Nhiều tác giả nghiên cứu Việt Nam nói rằng đất nước này tươi đẹp và sẽ…
giầu đẹp! Một chuyên gia kinh tế Mỹ (hợp tác với giáo sư Vũ Quốc Thúc viết về
kinh tế Việt Nam thời Hậu Chiến) nói rằng Việt Nam còn ba cái kho lớn: Cao
Nguyên Dak Lak, rừng Cà Mau, đồng Tháp Mười.
Dak Lak thì tôi đã đi lâu rồi. Đây là vùng mưa nhiều tới 4 mét nước! Đất
đỏ rất màu mỡ, đất đen còn mầu mỡ hơn! Nơi đây có kinh đô Ốc Đồn của nước Xích
Thổ!!!
Các nhà khảo cứu cứ nói cái nước hùng mạnh Xích Thổ ở mải tuốt Mã Lai,
Nam Thái Lan! Ôi! Sai bét! Chính nhờ cụ Nguyễn văn Siêu nói nước này đóng đô ở ỐC
ĐỒN mà tôi biết nó chính là YOK DON (người Pháp ghi nơi này là bản Don), nhưng
may thay ngày nay người ta lập Lâm Viên Quốc Gia và trả lại tên em là YOK DON.
Chính nơi này vua Bảo Đại đi săn voi và té gãy chân. Kẻ độc miệng nói rắng ngài
bắt bồ với vợ Tây và bị chồng bắn vào đùi! Ngay thành phố Bun Ma Thuộc có ngôi
chùa của Thái Hậu Từ Cung khá đẹp.
Cái kho báu mênh mông này không hiểu sao lúc hấp dẫn lúc không. Thời cụ
Diệm dân số tỉnh Dak Lak là 200.000 người, thời ông Thiệu 300.000. Nay thì theo
thống kê chính thức là 1.800.000, nếu kể cả dân lậu thì không biết bao nhiêu?
Người ta di cư ồ ạt, di cư vô tội vạ, di cư không có chỉ đạo (!). Có những dân
miền núi tận biên giới phía Bắc vô ở mãi tận ven lâm trường, mỗi nhóm chừng 10
hộ, khó kiểm soát nổi! Lâu lâu cán bộ đi một vòng lượm các chú về, áp tải tới tận
quê biên giới phía Bắc… nhưng… ba ngày
sau người ta lại thấy các chú hiện diện ở ven những lâm trường mầu mỡ này!!! Còn
các quan lớn, các Đại Gia thì sao? Họ “xin” những miếng đất rộng mênh mông trồng
những cây cho gỗ cực quý, cực quý… đợi 100 năm sau thu hoạch!!!
Người Âu Mỹ tới đây mua cà phê “sa cạ” với giá rẻ mạt. Về đó họ lựa ra
trái chin, chất lượng cao, pha bán cho các Đại gia với giá ngất ngưởng trên trời.
còn trái nhỏ, trái non, trái xanh… họ pha chất tạo đắng, tạo mùi, tạo mầu bán
cho dân ngáo thì cũng đắng, cũng thơm, cũng nổi bọt, cũng ngon chớ bộ!!!
Tôi thật không dám cà khịa với các vị có trách nhiệm, nhưng thực ra cách
làm ăn cà trớn này không biết tương lai đi về đâu, khi ta cứ hãnh diện là xuất
khẩu thứ nhất, thứ nhì thế giới! Nhưng gì thì gì cái thủ phủ cà phê của chúng
ta cũng xứng đáng chễm chệ trên một trong ba kho báu lớn của nước nhà!
Cái kho báu thứ hai của chúng ta cũng lớn lắm. Chiếm hết tỉnh Cà Mau và
còn thêm vạt U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
Có hồi người ta nói sẽ lấy than bùn làm nhà máy điện để phát triển miền
Tây sông Hậu! Than bùn! Xưa rồi Diễm! Có lẽ ta để dành cái lẻ tẻ này chơi! Các
nước văn minh đang tìm cách chơi điện gió, điện thủy triều, điện mặt trời, điện
Hydro! Người Mỹ đang chế ra thứ ngói như pin mặt trời để mọi nhà thừa điện dung
khỏi truyền từ xa! Người ta còn hoang tưởng nói rằng thu năng lượng từ những
đám sấm sét!!!
Người ta tưởng bở khi cho anh Ba Tầu làm nhà máy Khí Điện Đạm. Nhưng
không hữu hiệu và cho lượng lớn như người ta khoa trương!
Tôi đi từ Cà Mau ra tận đất mũi, thấy rằng đa số du khách Việt Nam tới
đây đểu chỉ để chụp hình với cây số O để tỏ mình có tình với tận cùng đất nước!
Còn du khách ngoại quốc chưa nhiều vì đường chưa ngon! Du khách ngoại quốc
thích nhất là đi xuồng nhỏ dưới rừng đước! Nhưng khốn khổ cho giòng họ đước này
vì bị tiêu diệt ngày càng nhiều! Ngày xưa than đước là một nguồn lợi lớn đến nỗi
bà Ngô Đình Nhu phải với tay tới! Tôi là khách thích thưởng trà mà tự nấu nước
rồi pha bằng than đước thì thật là thú vị!
Ngày nay người ta quên ơn giữ nước của anh chàng Đước! Người ta không nấu
nướng bằng than đước nên coi anh ta là đồ vô tích sự chăng?
Tôi đi từ Năm Căn về Nam, đường không qua huyện lỵ Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển nên vắng
hoe. Qua khỏi Năm Căn chừng mươi cây số thì hai bên đường nước mênh mông, mênh
mông (vì mùa mưa) không có một vạt lúa,
chỉ toàn cây nhỏ chừng dăm mét mà nước ngập… hai, ba mét! Tôi đi như cỡi ngựa
xem hoa nên không thấy rùa, rắn, thú rừng, tổ ong! Không biết dân sống như thế
nào?… nhưng các cháu nhỏ… tôi nghĩ tới thì thương lắm! Các cháu phải đi học bằng
xuồng ở những điểm trường không hiệu trưởng, thiếu bàn ghế, sách vở… không hiểu
các cháu lượm được bao nhiêu con chữ!!!
Ôi! Nghĩ tới chữ Phát Triển, Bay Cao, Bay Xa sao thấy nó xa vời quá!
Hay là ta nhờ anh Hòa Lan đắp những con đê ngăn mặn, tốn kém tới mấy chục ngàn
tỷ đô la chăng???
Tôi đi một vòng miền Tây: Cao Lãnh, Tháp mười, Tràm Chim, Hồng Ngự, Tân
Chây, Tịnh Biên, Giang Thành… Đúng là tươi đẹp, tươi đẹp dù kinh tế chưa phát
triển như mong đợi!
Cao Lãnh rất phát triển và rất đẹp. Những con lươn và vòng xoay trồng
sen trên cạn mà bông lớn đẹp. Điều tôi mong muốn là vào trung tâm Đồng Tháp Mười.
Cái Đồng Tháp mười trong cuối thời Nguyễn và đầu thời Pháp là bịa đặt cả đấy.
Ông Nguyễn Duy Dương thua trận ở Gia Định chạy về Bạch Tháp là nơi vùng Gò Công
(nay còn cái tháp trắng đó). Ông thấy chống Pháp không nổi nên lên thuyền chạy
về Thập Tháp (giữa đường bị đắm thuyền chết ở cửa biển Thầm Mẫu – Phan Thiết).
Thưa độc giả: Thập Tháp là Quy Nhơn đấy (quê của ông). Sau này người ta nói mười
cái tháp hay tháp thứ mười hay tháp mười từng là sai lầm thôi! Tôi bài bác tài liệu
xưa nhưng vẫn hoan nghênh người ta lập đền thờ ông. Người Anh Hùng thì thờ ở
đâu mà chẳng được (!)
Người Pháp tới, vẽ bản đồ ghi: Plaine des Joncs vắt dài từ Đức Hòa Đức Huệ tới
vùng Láng Linh Châu Đốc. Sau này người ta dùng danh xưng Đồng Tháp Mười để chỉ
vùng phía Tây Long An, phía Bắc Cao Lãnh. Vùng này theo bi ki của người Miên
hay Chà là BIỂN SỮA chăng???
Cái BIỂN này mỗi ngày mỗi thu hẹp, ngày nay 2017 còn rất nhỏ vì nó bị
bao vây bởi ba thị xã chung quanh: Mộc Hóa, Cai Lậy, Hồng Ngự!
Tôi đi từ Cao Lãnh lên phía Bắc mà lòng lâng lâng thích thú. Thị
trấn Mỹ An phát triển mau và đẹp. Thời thi sĩ Nguyễn Bính nó chỉ là cái chợ nhỏ.
Mỹ An, Thiên Hộ, Cái Bèo chỉ là những nơi trao đổi buổi chiều giữa người trong
Bưng và người ở ngoài vì người ở trỏng rất cần những nhu yếu phẩm từ Mỹ Tho và
Sài Gon.
Chả biết cây Ô Môi ra hoa vào mùa nào mà tôi nhớ thi sĩ vô cùng:
Hình thôn dáng xóm thương
thương
Hoa ô môi nở bốn phương anh
đào
(Cái ông thi sĩ
gàn này, ngày 27 tháng bảy viết biểu ngữ “Chết Mà Bất Tử” bị ông tư lệnh bắt phải sửa,
người miền Nam nói chết bất tử theo nghĩa khác. Thi sĩ ấm ức hoài, tan họp rồi
vẫn còn lẩm bẩm...).
Xui cho tôi, giữa mùa nước mà cánh đồng mênh mông không nhiều sen, chỉ
có chừng hơn trăm túp lều cỏ cho khách ngồi nhâm nhi cà phê ngắm sen (chắc lợi
lộc không nhiều).
Thăm đền Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều thì tôi cảm động, nhưng thăm
nơi thờ tự thần Civa, ngẫu tượng Mukhalinga và các tượng thần thì tôi chẳng hiểu
bao nhiêu! Tôi đành giã từ BIỂN SỮA và đi về phía Tây.
Tràm Chim đối với tôi không hấp dẫn lắm, nhưng đối với rất nhiều người,
nhất là khách Ba Lô thì Tràm Chim hấp dẫn vô cùng. Hàng ngàn loài chim, hang
ngàn loài cá trên một vùng mênh mông nước, khách ngồi Ca Nô luồn lách qua những
khu rừng ngập nước vô cùng sảng khoái, vô cùng thích thú! Tôi nghĩ Tràm Chim sẽ
có một tương lai sáng lạn.
Điều hồi hộp thứ hai sau trung tâm Biển Sữa là tôi
sẽ đến Hồng Ngự và sông Sở Thượng! Ôi ~! Lại nhớ đến
công lao người xưa! Hồng Ngự là do tên xưa HÙNG NGỰ vì vua Nguyễn hồi xưa đã đặt
một cơ binh tinh nhuệ ở đây để phòng ngự! Sao lại nói trại đi như thế??? Người
lính phòng ngự cũng là lính đồn điền nên mới có những sở đồn điền mang tên Sở
Thượng, Sở Hạ!
Hỏi người dân thường thì người ta không biết có sông Sở Thượng trên đời
này, mặc dù ngay chỗ sông Sở Thượng đổ vào sông Tiền ở Hồng Ngự có cái cầu đề
ba chữ cầu Sở Thượng to tổ bố! Nơi đây ngày nay trên bến dưới thuyền, thuyền đậu
dài dài rất bắt mắt! Có một ông chủ quán cà phê, người duy nhất cho tôi biết
tên sông và nói ở thượng nguồn còn làm ruộng và nghèo! Nhưng ngày nay người ta
đã lập một cửa khẩu ở Dinh Bà phía thượng nguồn để buôn bán và… buôn lậu. Phải
thế chứ, Hùng Ngự sẽ vươn lên, giầu có để khỏi tủi linh hồn người lính phòng ngự,
làm đồn điền và người thiếu phụ mong chồng, đêm đêm ngồi ru con:
Ngó lên Sở Thượng thêm buồn
Rời Hùng Ngự đi về Nam, bạn sẽ thấy Tân Châu (lên thị xã) và Tịnh Biên,
Giang Thành, Hà Tiên (lên Thành Phố) xung lên nhờ làm đường, lập nhà máy, buôn
bán và… buôn lậu!!!
Ôi! Buôn lậu mà hại dân hại nước mới là đáng nói, chứ buông lậu sống qua
ngày, sống vừa vừa, sung túc vừa vừa, lo cho con, cho cháu… thì chẳng đáng nói!
Các nước văn minh, hiện đại, mức sống rất cao họ vẫn buôn lậu, mà gấp
ngàn, gấp vạn Việt Nam. Có điều họ rất kín đáo, mưu mẹo nên ta không biết đó
thôi! Amen!
C.D.M.
Như vậy Thầy không biết là Sài-Gòn Vũng-Tàu có Công ty Nâng Lượng Mật trời và Gió: SolarBK (Solar Bách Khoa). Từ Trường Sa đến California. Từ T́ế Bào pin mật trời đến Giãi pháp trọn vẹn Chiều-khóa-trong-tay (Solarcell to turnkey). Phải nói người thành lập công ty rất giỏi.
ReplyDeleteLDCT