_______________
LANH NGUYỄN
Tháng
tư năm 1975 cơn đại hồng thủy đã nhận chìm và làm tan rả cũng như xóa tên chế độ
Việt Nam Cộng Hòa. Đảo lộn hoàn toàn cái xã hội thời đó.
Không
chỉ ở trong nước địa vị của con người mới bị thay đổi. Từ ông xuống thằng hay từ
thằng nhảy lên ông mà những ai lưu lạc qua xứ người cũng chịu ảnh hưởng không
ít.
Các
nước Đông Nam Á ngày xưa thường sống theo chế độ phong kiến. Chế độ mà chồng
chúa vợ tôi mọi quyết định trong nhà đều do người chồng ra lịnh bà vợ chỉ răm rắp
tuân theo. Cái xã hội mà:
Trai
năm thê bảy thiếp
Gái
chính chuyên một chồng.
Nhưng
qua đến xứ người ta thì:
Ba đồng
một chục đàn ông
Mua
bỏ vào lồng cho chó gặm chơi
Mấy
ông nay đã hết thời
Lặng
yên thì sống nhiều lời "đi đon"
Hết
rồi cái thuở vàng son
Chồng
kêu vợ dạ, em còn nấu ăn
Bây
giờ chồng lỡ lăng nhăng
Vợ
lôi quần áo vứt phăng ra đường
Tìm
đâu ra tiếng "mình thương"
Tìm
đâu ra đạo can thường ngày xưa
Trước
năm 1975 ở Việt Nam mình hình như ít khi nghe đến 2 từ ly dị hay bỏ chồng, họa
hoằng lắm thì lâu lâu mới nghe có người bị chồng bỏ để đi theo vợ bé nhưng sang
qua xứ cờ hoa, để hội nhập vào xã hội Mỹ nhiều người bắt chước người Mỹ đủ thứ
chuyện trên đời trong đó có chuyện bỏ chồng hay li dị chồng...
Câu
chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn xem sau đây dựa vào thực tế đã và đang xảy ra
hằng ngày ở trên đất nước Huê Kỳ nầy...
Ở
quê tôi thời còn cắp sách đến trường con gái có chút nhan sắc thường đặt tiêu
chuẩn chọn người yêu hay chọn chồng cho mình gồm các điểm sau đây:
-
Con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai.
Ba
cái tiêu chuẩn mắc toi đó tôi ghét cay ghét đắng vì nếu cho mỗi tiêu chuẩn là 2
điểm thì tôi chỉ được có một điểm an ủi duy nhất mà thôi.
Bởi
tôi thuộc diện con nhà nghèo, xí trai mà học hành thì dở dở ương ương...Vì vậy
mà trong suốt quảng đời học sinh tôi không có được một mụn người yêu nào để mà
dắt tay nhau đi trên con đường đầy hoa phượng đỏ...
Rồi
30 tháng tư đau thương tràn tới mọi sự việc đều bị đảo lộn, tiêu chuẩn chọn người
yêu, chọn chồng của các nàng cũng thay đổi theo, bây giờ thì không còn là con
nhà giàu đẹp trai học giỏi nữa. Bởi vì:
Nhà
giàu mới bị đánh tư sản hoặc bị đày đi vùng kinh tế mới bắt muỗi đếm sao. Học
giỏi mà có lý lịch xấu thì cũng không giúp ích được gì, còn đẹp trai không đem
đổi được các thứ thực dụng cần dùng khi phải đối diện với mưa nắng với rừng
thiêng nước độc...Cho nên các nàng bắt đầu đổi tiêu chuẩn mới đó là:
Chủ
tàu, thợ máy, tài công
Không
phải dân đó thì không có thèm
Chủ
tàu thì khỏi cần xem
Dù đẹp
hay xấu cũng đem về nhà
Tài
công dẩu chẳng thật thà
Hay
là đứng tuổi hoặc già cũng theo
Thợ
máy tuy có hơi bèo
Nhưng
em vớt đở để đeo theo chàng
Vượt
biên cho được dể dàng
Đi
ra ngoại quốc làng chàng (em) vất đi
Đẹp
trai gẩm có ích gì???
Thôi
thì lấy xấu có khi được nhờ...
Hồng
Hạnh ở cách nhà tôi vài cây số, học dưới tôi mấy lớp có chút nhan sắc lại con
nhà khá giả nếu không muốn nói là quá giàu trong cái làng nghèo rớt mồng tơi. Mỗi
sáng đu xe đò để đi học đôi khi xe chật kín không còn chổ để đeo những đứa học
sinh phải chen nhau khít rịt hoặc giả phải leo lên mui xe mà ngồi đở. Con trai
thì khoái tỉ khi được trèo lên mui xe hóng gió, mặc tình mà ngắm cảnh thiên
nhiên, nhưng con gái thì không thể làm như vậy được cho nên các nàng cố gắng
chen nhau mà đu trên cái bệ phía sau xe. Chuyện đu xe đò rất là nguy hiểm mà
cái nguy hiểm nhất lúc đó là một tay phải cầm theo cái cặp sách của mình tay
còn lại bấu díu vào cây thang sắt hay bất cứ vật gì ở phía sau xe có thể dùng
làm điểm tựa. Vô ý một tí là rớt xuống đất tàn đời như chơi..
Bây
giờ học sinh có cái backparks để đeo mỗi khi ra đường chứ thời xưa làm gì có.
Con gái thì may ra được cái cặp da còn con trai thì quấn dây thun mấy cuốn sách
lại rồi ôm trong mình đở mà thôi.
Hồng
Hạnh đôi khi lượt đi cũng nhờ tôi cầm dùm cái cặp của cô nàng để cô nàng rảnh 2
tay mà đu xe cho dể, bớt sợ lọt xuống đường. Lượt về buổi trưa xe đò thường vắng
khách hơn nên đôi khi cũng có dư chổ cho mấy cô nữ sinh ngồi tạm. Hồng Hạnh cao
ráo lớn xác hơn các cô bé cùng lớp nên thường dành chổ ngồi mỗi khi có hành
khách vừa xuống xe để lại chổ tróng. Tôi rất bất bình nên đôi lúc phàn nàn:
-
Sao em không nhường cho Như Nguyệt nó nhỏ con nhất mà, đứng khi che chạy trong
trường hợp xe chật không sao chứ xe ít người dể bị té khi xe bất thình lình thắng
gấp lắm đó.
Hồng
Hạnh nhăn mặt trả lời:
-
Sao em phải nhường cho nó? Người nhỏ phải nhường cho người lớn mới đúng chứ? Nó
nhỏ hơn em mà. Anh cũng thấy rồi đó chúng mình được dạy lên xe phải nhường chổ
ngồi cho người lớn tuổi mờ đúng hông?
Trời
ơi! Cái con bé nầy lý luận cái kiểu gì mà nghe chướng đời quá đi, nhưng mà chỉnh
nó như thế nào đây cho xứng, có lần tôi ngứa miệng nên ghẹo nó:
- Cô
thầy, cha mẹ dạy lên xe phải nhường chổ cho người già và trẻ em chứ có phải là
người lớn tuổi thì được ngồi còn người nhỏ tuổi hơn là phải đứng đâu mà em nói
vậy? Hiểu lý lẻ ở đời theo cái kiểu của em lớn lên chắc là ở giá chứ hổng
ai dám cưới em về làm dâu cho nhà người ta đâu.
Hồng
Hạnh liếc xéo tôi mà còn xí xí liên hồi:
-
Anh nói trật lất rồi nói lại đi. Xấu xí nhà nghèo như anh thì mới ở giá chứ còn
con nhà giàu đẹp gái như em thì phải "đẹp trai, nhà giàu học giỏi" xếp
hàng nạp đơn thì em mới xét. Chuyện em ở giá hả? Còn lâu à nghen...Thân mình bị
ở giá mà hổng lo đi lo trù ẻo người khác chán anh ghê.
Như
Nguyệt bênh tôi đáp lễ liền:
-
Còn lâu ảnh mới ở giá à, sau nầy nếu không có người ưng ảnh lớn lên em sẻ ưng ảnh...
Hồng
Hạnh cười nghiêng ngửa:
- Em
quên còn con bé lọ lem nầy nữa nè. Dzậy hai người ráng chờ nhau cho đến khi lớn
đi nghen...
Câu
chuyện đi xe dành chổ ngồi của đám nhóc tì tụi tôi cũng thường xảy ra lắm cho đến
khi biến cố tết Mậu Thân ập tới, đường sá bị Việt cộng đấp mô liền xì, xe đò
thường bị kẹt nên bọn học sinh chúng tôi phải chuyển trường hoặc chuyễn nơi ở
cho tiện việc đi học.
Tôi
thì ra Tân Hiệp ở nhà người cô bà con. Như Nguyệt và Hồng Hạnh chuyển trường ra
Rạch Giá nhưng không rỏ 2 nàng học trường nào.
Sau
ngày mất nước, có hôm tình cờ tôi gặp Hồng Hạnh đi cùng một cô bạn vào cái quán
kem mà tôi và thằng bạn đang ngồi nhâm nhi cà phê để bàn về chuyện vượt biên của
thiên hạ cho đở ghiền. Thấy tôi Hồng Hạnh có vẻ mừng vì sau nhiều năm xa cách mới
gặp lại. Nàng hồn nhiên chào :
-
Mèn ơi! Anh Long phải hông? Lâu quá rồi mới gặp lại, em tưởng anh đi vượt biên
rồi chớ.
Tôi cười
dòn:
- Ừa!
Dể chừng cũng 5,6 năm rồi chứ hông chơi đâu. Mà sao mỗi lần gặp lại Hồng Hạnh
anh thấy em càng lúc càng đẹp ra thêm đó nghen. Sao rồi tìm được anh chàng con
nhà giàu học giỏi đẹp trai chưa, mà sao vẫn còn đi chung với cô cột tóc dzị?
Cô bạn
đi chung cùng nàng nhanh miệng trả lời:
-
Con Hạnh bây giờ không thèm 3 cái chuyện lẻ tẻ xưa cũ đó đâu anh ơi. Tụi em chỉ
khoái chủ tàu, tài công hay là thợ máy thôi hà.
Vừa
"tám" mới có 1 câu mà hai cô đã xáp vô bàn ngồi chung với tụi tôi rồi.
Hồng Hạnh hỏi tôi:
-
Anh bây giờ đang công tác ở đâu vậy?
Nghe
2 từ công tác là tôi ớn lạnh xương sống rồi nhưng bạn tôi là một tên mê gái đẹp.
Thấy cô nào bắt mắt dể nhìn là nó xáp vô làm quen liền:
- Tụi
tui đang làm trong phòng giáo dục dưới An Biên á. Còn hai cô thì làm việc ở
đâu?
Cô
gái đi theo Hồng Hạnh nhanh nhẩu trả lời:
- Tụi
em còn đang "lần quần" tới lui để xem coi cơ quan nào cần người mà
xin vào làm nhưng chưa có chổ...
- Vậy
thì ghi tên học sư phạm cấp tốc đi 3 tháng sau là trở thành cô giáo rồi.
Hồng
Hạnh vừa nhìn tôi vừa cười:
- Vậy
ra 2 anh là cán bộ giáo dục?
-Cán
bộ gì chứ? Cán chổi, cán dao thì có. Tại hồi trước tôi trốn lính nên mới thi vô
trường sư phạm để sau khi ra trường đi phục vụ cho xã ấp hầu được hoản dịch vì
lý do công vụ, đến nay thì mấy cha nầy tiếp thu họ lưu dụng dùng đở vậy
thôi chứ ai lại gọi thầy giáo Ngụy là cán bộ giáo dục bao giờ.
Hồng
Hạnh bổng nhiên phát cười nghiêng nghửa làm tôi giật mình.
-
Tôi nói có gì sai mà Hạnh cười dữ vậy.
Nàng
chưa hết cười nhưng cũng cố trả lời:
-
Anh nói không có gì sai chỉ là em nhớ chuyện cũ lúc tụi mình còn đu xe đi học
nên tức cười mà thôi.
Tôi
giật mình phân bua:
- Ạ
cái chuyện tôi nói sau nầy lớn lên không ai dám cưới Hạnh đó hả? Trời ơi! Chuện
hồi xưa chọc chơi cho vui mà sao lại để bụng lâu dzậy Hạnh?
Nàng
lại cái mửng cũ xí xí liên hồi:
- Ai
mà thèm để bụng lời nói bá láp của anh. Em cười là cười anh kìa.
-Tôi
thì có gì đáng cười đâu chớ?
Hồng
Hạnh nhìn tôi cười nửa miệng.
-
Bây giờ thời thế đang thay đổi. Biết bao nhiêu người nghèo bổng chốc giàu ngang
xương, còn nhiều nhà giàu bị đánh tư sản lại biến thành nghèo. Anh ngày trước
cũng nhà nghèo mà. Sao đổi đời rồi mà anh chưa có gì thay đổi hết vậy? Người ta
chọn chánh quyền, thương nghiệp, công an hay là thủy sản để vô làm, cơm cháo gì
họ cũng có anh lại chọn giáo dục mà nhào vô. Định kiếm phấn mà ăn hả. Đời anh
mà có đổi thì chắc là đổi từ nghèo qua mạt rệp luôn vậy thì anh ở giá là cái chắc
rồi hỏi sao em không cười cho được?
-
Còn lâu. Vài năm nữa không có ai ưng tôi thì tôi đi tìm Như Nguyệt. Hạnh không
nhớ Như Nguyệt nói gì sao?
Hồng
Hạnh lại cười dữ hơn:
-
Con Nguyệt vượt biên lâu rồi. Anh muốn tìm nó thì qua Mỹ qua Úc mà tìm nhưng
anh lại làm bên giáo dục thì chỉ có nước đi "mỹ khỏ" thôi...
Mấy
năm sau...
Cái
hôm tôi vừa bước ra khỏi phòng tuyên thuệ với phái đoàn Mỹ trên đão Bidong thì
nghe loa phóng thanh báo có người mới tới nhập đão. Đang vui trong bụng nên tôi
thả bộ qua ngang đồn cảnh sát Mã Lai để xem người mới tới thử coi có ai quen
không, thường thì tôi ôm thất vọng trở về nhưng hôm đó chưa đến gần là nghe có
tiếng con gái gọi tên mình. Tôi dừng lại ngó dáo dác xung quanh để tìm thử xem
coi là cô nào mà tiếng gọi nghe chừng như rất quen nhưng mà đoàn người khá đông
dể chừng có đến hàng trăm người mà người nào người nấy mặt mày lem luốt quần áo
bèo nhèo thì làm sao mà phân biệt được ai lạ ai quen...
(Xin
Xem tiếp kỳ 2 vào lần sau)
Tui đang đọc ngon trớn mà bị thầy Long cắt ngang...tức thiệt...
ReplyDeleteChường Tui phải nhớ điều nầy nghen. Đọc chiện của Thầy Long viết thì đừng có tức, có khi nó dài tới 7, 8 chục kỳ mà kỳ nào cũng hấp dẫn li kỳ như chiện " Bàn Tay Máu " của Phi Long thời 60's ở SG dzị đó.
ReplyDeleteAi mà tức cho nỗi tới bảy tám chục lần chời!
Thỏ lắm thỏ lắm
Đó là cách viết văn , cắt ngang để cho người ta tức để chờ đọc tiếp kỳ sau , nhờ đó mà báo bán chạy và đắt như kim cương . Tiếc là chủ vườn hỏng có cắt nào
ReplyDelete