Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng |
1.
Bến đò chợ Giữa nằm ở ngã ba sông, một bên là
chợ huyện, bên kia xuôi về kinh Cấm. Không ai còn nhớ tự bao giờ đã tên gọi khó
nghe, đầy bí ẩn như vậy. Chỉ biết từ ngày30/4/75, chính quyền địa phương đã đổi
tên đơn vị mới là phường An Lạc. Nhưng vài năm sau, dân chúng trong huyện lại
trở lại gọi tên cũ là phường kinh Cấm. Rồi kể cả chính quyền, cũng chẳng ai
màng đến tên của cái xóm nghèo xơ xác đó... Hầu hết dân trong vùng kinh Cấm sống
bằng nghề đan và vá lưới gia truyền. Lưới kinh Cấm nổi tiếng cả tỉnh đẹp, bền
và rẻ. Vậy mà dân chúng trong huyện không ai muốn léo lánh và cấm đoán cả con
cái không được bén mãn đến gần. Người lớn kể lại rằng kinh Cấm là xóm của người
bệnh phong, thành lập từ thờI Pháp thuộc. Trải qua nhiều đời, đến nay người ta
cũng rất thận trọng và ái ngại phải nhắc đến. Chính quyền mới đã tổ chức
nhiều chiến dịch cải cách trong vùng về ấn tượng chia rẽ đó. Rằng kinh Cấm
không còn là xóm cùi nữa. Những cố gắng, kêu gọi đó chừng như không thay đổi
được nhiều trong ý thức sinh hoạt của dân chúng huyện. Cuộc sống cứ lặng lẽ
trôi theo sự tái lập của nề nếp và thói quen. Nhưng nếu chỉ chừng ấy, đã không
thành chuyện...
Cuối dãy chợ huyện
là hàng bán và nhận đan vá lưới. Phần lớn là người kinh Cấm, trong đó không ai
không biết đến hàng lưới của Mây. Không phải nghề đan vá lưới của Mây khác với
ngườI chung quanh, nhưng chỉ vì Mây đẹp
nỗI tiếng cả huyện, cả tỉnh. Không những vớI nhan sắc rực rở, mặn mà Mây lại được
cả nết hiền dịu, đảm đang. Mỗi ngày dập dìu trai tráng, đàn ông vảng lượn gian
hàng lưới của Mây. Từ căn chòi lụp xụp, mẹ con nàng xây nhà gạch và thêm được
vườn trầu sau nhà. Cũng không phải vì vậy mà Mây được lấy lòng người. Con gái
trong huyện đã đành, đằng nầy cả những đám đàn bà và dân bán chợ ganh ghét, tị
hiềm nàng ra mặt. Họ chuyền tai nhau về cái đẹp của Mây là dấu hiệu thời kỳ cuối,
trước khi chứng bệnh cùi tàn phá. Họ chờ đợi và thầm mong cho mọi rũi ro, tai
hoạ giáng xuống đời nàng không thương tiếc. Nhưng ngày qua tháng lại, Mây càng
đẹp lộng lẫy và buôn bán tấp nập hơn... Vậy mà ngoài hai mươi, Mây vẫn âm thầm
nhìn thời gian lướt qua bóng sắc mình trong gương cô độc. Họ, đám đàn ông thanh
niên, chỉ lượn quanh ngắm nghía hay buông lời trêu ghẹo xuông xuông, nhưng chưa
một ai dừng lại, cho nàng buổi hẹn hò hay ước hẹn sâu đậm hơn trong đời con
gái. Nàng là bông hoa rực rỡ của những buổi chợ, nhưng đêm đêm bên dòng kinh Cấm
nàng lặng lẽ khóc thầm cho thân phận nghiệt ngã, cho định mệnh trớ trêu. Thượng
đế quá xa xăm còn người đời thì không ai nghe tiếng khóc nàng nức nở. Nỗi bất hạnh,
cô đơn cứ cuộn tròn thắt chặc nỗi đau trong nhan sắc lộng lẫy của Mây. Chỉ vì
nàng là con gái kinh Cấm.
“… Thương con, ông bà ngoại cẩn thận gởi mẹ
cho vú nuôi từ nhỏ. Đến năm mười sáu tuổi, bà ngoại qua đờI, ông ngoại mới đem
mẹ về nhà. Bấy giờ mẹ đã là cô gái trẻ, bình thường và khoẻ mạnh. Không đầy hai
năm sau, ông ngoại cũng qua đời, để lại với căn nhà và nghề đan bán lưới kinh Cấm.
Vừa tươi trẻ vừa giỏi giang, nhưng không ai dám đến gần để yêu thương hay dạm hỏi
chuyện trăm năm. Mười mấy năm thoăn thoắt trôi qua, mẹ vẫn ngồi đơn độc, âm thầm
đan vá những chiếc lưới mặn khô bên bờ kinh Cấm. Cho đến một hôm, người đàn ông
nghèo, lãng tử đến hát rong ở cuối hông chợ. Họ quen nhau và lấy nhau trong
mãnh đời tương ngộ. Rồi đến em chào đời, ba mẹ cũng theo nếp ông bà giao vú
nuôi em. Mẹ nói sau đó cha mất sớm, bà đành đem em về lúc mới đầy tám tuổI. Sống
chung nhà nhưng mẹ và em ăn không cùng mâm, ngũ không cùng giường, đồ dùng từ
nhỏ đến lớn mẹ đều sắm riêng. Mấy chục năm nay không có dấu hiệu nào của căn bệnh
hiểm nghèo đó... Nhưng gần đây, mẹ đau nhức từng khớp xương và tai, mặt bắt đầu
chai sượng. Em muốn anh biết và hiểu rõ điều nầy trước khi anh dừng lại hoặc bỏ
đi. Mãi mãi, em sẽ không trách cứ gì đâu…”
Bến chạy
dài theo bãi sông, nối liền với biển mặn. Dọc bờ là rừng mắm, loại cây thân võ
khô, rễ tua tủa lên trên mặt đất bùn non. Giọng nói nhỏ, đều của Mây như khuất
chìm trong gió biển. Tôi cúi xuống hôn những giọt nước mắt nàng mằn mặn, long
lanh khoảng trời xanh nhạt cuối ngày. Mọi hoang mang, do dự chợt tan biến giữa
niềm yêu thương tràn ngập chung quanh. Tôi hiểu mình đang giữ hạnh phúc trong
tay, như một định mệnh thiết tha, không lựa chọn. Nhìn thật sâu vào đôi mắt
Mây, tôi vẫn không tìm thấy được bóng dáng của thử thách và nghiệt ngã. Cả tôi
và nàng. Bên cạnh Mây chừng như tôi dễ tin hơn với cuộc đời không rộng lượng nầy.
Trong tay tôi, nàng bỏ quên những nổi sợ hãi và khinh miệt của con người, lòng
độc ác và chật hẹp chung quanh.
Thế hệ tôi lớn
lên và trưởng thành bằng kinh nghiệm của khả năng sinh tồn và lòng nghi kị. Từ
đó, mọi ước mơ dù bé nhỏ đến đâu cũng được che dấu kỷ dưới bộ mặt giả tạo của đời
sống. Tôi về chợ Giữa sống chung với gia đình Hai Chài đã hơn nửa năm. Gần như
bạn bè, hàng xóm không ai còn nhớ và biết tên thật của Hai Chài, ngoài đám công
an địa phương và tôi... Sau sáu tháng học tập chính trị và triết học Mác
Lê-nin, tôi được 'công lệnh' về dạy trường trung học phổ thông huyện. Khu nội
trú của giáo viên là ba lớp học được ngăn chia bằng mấy tấm vách phên tre vừa
che khỏi đầu. Ba cô một phòng, ba thầy một lớp. Mọi người sống co cụm, dòm trước
ngó sau... Tôi quen với Hai Chài trong dịp tình cờ chiếc xe đạp thổ tả của tôi
đứt 'xênh' nằm đường. Lớn hơn tôi vài ba tuổi nhưng trông Hai Chài già dạn,
phong sương hơn nhiều. Phần do nắng gió vùng biển mặn, phần khác đầu trần mình
trụi hằng ngày với chiếc ghe chài, anh nuôi cả gia đình một vợ bốn con. Tô Văn
Trợt, tên khai sinh của Hai Chài, là con trai lớn của gia đình đông con sinh sống
bằng nghề chài lưới dọc theo vùng biển hòn. Trước đó, Trợt là lính địa phương
quân. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh trở về đây tiếp tục nghề đánh lưới truyền thống
của cha ông mình. Cái tên Hai Chài đẻ ra từ đó.
Sau vài lần đến
trường thăm tôi, Hai Chài nì nằn cho bằng được để tôi dọn về ở trọ nhà anh.
Cũng không xa trường, tôi vừa cải thiện đời sống vừa giúp anh dạy kèm mấy đứa
nhỏ ở nhà. Mỗi ngày từ bốn năm giờ sáng, Hai Chài đã xuống ghe đi lưới tận đến
chiều chạng vạng mới về tới ngõ. Đời sống lúc càng khó, một con cá đến năm bảy
người lưới, anh đi sớm về tối nhiều hơn. Vợ anh cũng đầu tắt mặt tối, nuôi con
nhóm chợ, làm mắm làm khô, không phút nghỉ tay. Đến nổi anh phải nhờ tôi đi bỏ
vá lưới rách hoặc đi lấy lưới đã mạng rồi. Tôi có dịp quen Mây và rơi vào tình
nàng tha thiết...
- Anh Hoàng, hãy nhìn em thật kỹ. Em
không muốn chúng ta bị cảm xúc lừa dối để một đời luôn sợ hải và mọi người lánh
xa.
- Ngoài tình
yêu của Mây, cuộc đời đã không còn trong anh và nỗi sợ hải đó to lớn hơn cả cái
chết.
- Nhưng anh có
cả cuộc đời trước mặt. Còn em chỉ có bóng tối của ngày mai. Và cả định mênh, định
mệnh cũng không dành cho em được sự rủi may !
Em đã quen rồi sự chấp nhận cho mọi nỗi bất hạnh. Sự bất hạnh biết trước....
Còn anh, tình yêu em nhỏ bé biết chừng nào, với một đời anh vùi chôn trong sự
ghê tởm của mọi người chung quanh..!
Mây nói thật nhanh, nghẹn ngào trong tủi
nhục. Tôi như một con thú vùng vẫy trong chiếc lưới bẫy của chính lòng mình, xức
trầy những vết thương tuyệt vọng.
- Anh không cần
thế giới to lớn, xa lạ đó. Anh chỉ cần em, tình yêu của em mà thôi. Tình em là
hơi thở trái tim anh, mất nó, đất trời nầy sẽ là một khoảng trống mênh mông, vô
nghiã. Mây ơi, đừng để anh phải chết mòn trong tuyệt vọng.
Tôi nói như lời
cầu kinh vang vọng trong gió biển. Mây hiểu. Hơn bao giờ hết, tôi biết Mây hiểu
tấm lòng tôi và những gì nàng đang đối diện. Mây đang giả dối với chính mình !
Tôi là mọi yêu thương, mọi ước vọng, là tất cả ý nghĩa cuộc sống đời Mây. Tôi
đã đến và đã dừng lại. Đã nhìn thấy được trái tim nóng bỏng thiết tha, xuyên
qua lớp vỏ nhan sắc tầm thường kia của nàng. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho những
cay nghiệt, đớn đau có thật. Tôi nâng khuôn mặt Mây và nhìn thật sâu. Thật sâu
như để cố tìm kiếm sự ghê tởm hoặc kinh hải mà người đời đã dành cho nàng. Tuyệt
nhiên không. Mà trái lại, tôi thấy nàng thật đáng yêu, thật trong sáng và thánh
thiện. Chỉ có những ý nghĩ thoáng qua của tôi với Mây, là đáng khinh tởm.
Thời gian ngưng
đọng, nhẹ tênh. Trước mắt tôi hiện lên một mặt biển xanh thẳm màu hy vọng. Ở đó
sẽ là tương lai, một định mệnh chờ đợi mà tôi không màng biết tới. Vì sẽ có
Mây, vì sẽ có tôi.
- Mây ơi,
đây sẽ là tất cả số phận cuối cùng cho tình yêu chúng ta. Đêm mai là đúng thời
điểm của kế hoạch, anh cùng gia đình Hai Chài rời bến... Em hãy treo ngọn đèn
bão làm hiệu trước hiên nhà và đợi ở cuối kinh Cấm vào lúc một giờ khuya. Thấy
ngọn đèn bão, anh Hai Chài sẽ ghé đón em ở cuối bờ kinh. Nếu không thấy ngọn
đèn, là em khước từ cùng anh trong chuyến hành trình vô định nầy. Tất cả ở em,
trái tim anh không còn thuộc về anh nữa. Nó sẽ thuộc về ngọn đèn bão đêm nay,
trước hiên nhà và bóng hình em ở cuối dòng kinh Cấm.
Mặt trời đã khuất
dần phía sau dãy rừng mắm. Tất cả lặng im, chỉ còn lại hơi thở dồn dập, nặng nề
của tôi và Mây. Gió từ biển thổi vào bắt đầu trăn trở lạnh. Khuôn mặt Mây trắng
lờ mờ, huyền hoặc từng đường nét liêu trai. Không kềm chế được xúc cảm tràn ngập,
tôi cúi xuống hôn nhẹ lên đôi môi nàng hé mở.
Mây như lòng biển đêm bất chợt chuyển mình trước cơn giông bão. Môi nàng
bám chặc môi tôi, đầu lưởi nàng cuốn lấy đầu lưởi tôi tê dại, không rời... Và,
bàn tay tôi tự lúc nào, đang mơn trớn, dẫy dụa trên bờ ngực Mây căng tròn. Thảm
lá chết, nực mùi bùn lợ như đan tấm thảm lụa bằng những sợi nhung của da thịt nồng
ấm, cháy rực...
2.
Quá nửa khuya, đêm
tối đen không thấy mặt người. Dọc bờ kinh Cấm, những dãy nhà lạnh câm, chìm sâu
trong giấc mơ hải hùng truyền kiếp. Không có ngọn đèn bão trước hiên nhà.
3.
Giọng kể đều
đặn của tôi chìm dần, mất hút trong căn phòng khách sạn lờ mờ sáng. Bên cạnh, đứa
con gái người Phi-líp-pin giương đôi mắt đen tròn nhìn tôi.
- Câu chuyện
xảy ra bao lâu rồi ông?
- Vào đêm
không trăng, cuối tháng Mười năm 1981.
- Ông có trở về và gặp lại cô ấy nữa
không?
- Không. Tôi
đã không trở về kinh Cấm hơn ba mươi năm nay.
- Vậy câu
chuyện tình của ông đến đó là hết.
- Phải. Đến
đó là hết.
Đứa con gái thở
dài nhè nhẹ. Tôi đưa mắt nhìn con số đồng hồ màu đỏ tươi để trên mặt bàn. Đã
hơn hai giờ sáng. Tôi bật ngồi dậy, nói nhỏ:
- Tôi phải
đi bây giờ. Cô có thể về được rồi.
- Nhưng...
em chưa làm được gì cho ông ! Vả lại, ông đã trả tiền bao em hết cả đêm nay kia
mà.
- Tôi biết.
Thật cô không sợ tôi sẽ mang chứng bệnh cùi và lây qua cho cô sao?
- Ông nghĩ rằng
em tin câu chuyện của ông là có thật..!
Đứa con gái nắm
tay tôi giữ lại. Dưới ánh đèn mờ đục, khuôn mặt nó thật giống như Mây với mái
tóc buông xõa nửa vai. Tôi cúi xuống nâng mặt đứa con gái người Phi, thấy cả
hình ảnh xinh đẹp của Mây hơn hai mươi năm về trước. Bây giờ tôi gần năm mươi bảy
tuổi, tóc đã bạc râm hơn nửa mái đầu... Tôi hôn vội, phớt nhanh trên đôi môi nhỏ
nhắn, hé mở dễ thương của cô gái.
- Nếu ông
không muốn làm tình, ông hãy nằm xuống, nhắm mắt lại và mơ về cô ấy. Em sẽ làm
cho ông thỏa mãn, tận cùng khoái cảm!
- Không. Tôi
không muốn gì hết... Xin chào tạm biệt và chúc cô nhiều may mắn.
- Cám ơn ông
và chào tạm biệt.
Dãy phố đêm đã
chìm sâu, vắng lạnh. Như bao nhiêu lần khác, tôi lại nói dối với đứa con gái điếm
người Phi. Tôi đã trở về kinh Cấm vài năm trước đây, để mong tìm gặp lại Mây. Tất
cả không còn nữa. Không còn ai nhắc đến
cái tên kinh Cấm. Không ai biết Mây ở đâu và sống hay chết... Nhưng phần cuối
câu chuyện do người hàng xóm kể lại, sau ngày tôi ra đi và mẹ Mây mất. Phần cuối
chuyện nầy, tôi không kể ai nghe và sẽ giữ riêng cho mình, mãi mãi.
4.
... Đêm đó
biển động, gió thổi về kinh Cấm lồng lộng. Người đàn bà nằm yên lặng, lắng nghe
từng tiếng thổn thức của con gái mình. Bây giờ không phải một, mà hai. Mây mang
thai hơn năm tháng nay, bụng đã đội cao. Chẳng bao lâu, mầm sống trong bụng Mây
sẽ trở thành một kiếp người xương thịt. Sẽ là nguồn sống, tình yêu và niềm hạnh
phúc vô biên của Mây, như chính của bà ngày xưa... Bà nhớ rõ như mới hôm qua,
khi gặp người đàn ông đó cất tiếng hát đầu tiên ở cuối hông chợ. Họ đã thuộc về
nhau, bất chấp thế giới chung quanh, bất chấp mọi rủi may cuộc đời. Họ đã tìm
thấy ý nghĩa thật sự của tình yêu, của hạnh phúc đời nầy. Thời gian với họ chỉ
là sự tồn tại tạm bợ của xác thân. Với tình yêu họ đã tìm thấy được sự vĩnh cửu.
Người đàn ông đó đang đợi bà bên kia phần thế giới mênh mông, vô xác vô thân,
vô hình vô tướng... Nhưng bây giờ, trước mặt bà không chỉ là đứa con gái thân
yêu duy nhất của bà, mà chính là hai cuộc đời của mẹ con Mây. Bà hiểu thật rõ,
Mây là tất cả đời bà. Nhưng bà cũng thấm
thía hơn, khi bà mất đi, Mây sẽ hiểu được sự thật về chính thân phận của mình.
Bà đã trở thành con người ích kỷ, độc ác vì tình yêu bà dành cho Mây. Nỗi đau đớn
dày vò lòng bà hơn cả cái chết. Những cánh cửa địa ngục mở rộng chờ đợi, bà
không chút sợ hãi. Nhưng, giữ kín sự thật đời Mây là nỗi ám ảnh nặng nề và ghê
gớm nhất đang trừng tâm hồn bà. Làm sao bà quên được, ngày vợ chồng bà tìm thấy
đứa trẻ sơ sinh cuốn tròn trong chiếc khăn bàn, nằm khóc khan góc chợ vắng
tanh. Như một thiên thần đem lại biết bao tình yêu, hạnh phúc cho suốt cuộc đời
vợ chồng bà. Đứa trẻ thơ đó là Mây... Bà nghẹn ngào nuốt từng giòng nước mắt
khô lặng lẽ chảy ngược vào lòng. Thời gian đã điểm, cái chết tầm tay. Bà ra dấu
con gái lại gần, thật gần. Mẹ con chỉ còn cách nhau lớp vải mùng mỏng manh. Bà
trút hết sức tàn, mở mắt nhìn thật sâu khuôn mặt con với niềm yêu thương trời
biển:
- Mây, con
hãy đem đứa con trong bụng rời khỏi nơi nầy... Con và nó không thuộc về kinh Cấm. Vì... vì, con không
phải là con ruột của mẹ.
Sau ngày chôn cất
mẹ, người kinh Cấm không còn thấy bóng dáng của Mây đâu nữa. Có người đồn rằng Mây lên sinh sống ở vùng
cao nguyên và sinh được đứa con gái cũng xinh đẹp như mẹ. Lại có tin đồn khác,
dân đánh cá địa phương vớt được xác cô gái có thai, trôi dạt tận vùng biển hòn.
Nhưng dù thế nào, mọi người trong huyện đều xót xa, thương tiếc cho người con
gái đẹp vùng kinh Cấm.
*
* *
Đến nay hư thực ra sao, không ai biết
rõ và cũng không ai còn nhắc đến nữa. Có điều lạ là, vào những đêm không trăng
tháng Mười, mọi người ở dọc bờ kinh đều treo ngọn đèn bão trước hiên nhà.
Nguyễn Ngọc Hoàng
Thầy Hoàng ơi,
ReplyDeleteKinh Cấm đó có phải là Kinh Cụt thủơ xưa đó không ? Nó nằm sau Công Sở Phường An Hòa, chạy ngang qua Thất Cao Đài. Song song với xóm Voi Chùa, ra tận bờ biển. Ngó xéo về phía bên trái là vàm sông Cái Bé và Cái Lớn. Bên kia bờ sông Cái Lớn chạy dài là xóm Kinh Dài đó không Thầy ? Trong xóm tôi ở cũng có một Cô Nàng tên Mây (chắc là trùng tên mà thôi)
Mây của thầy Hoàng là mây Hồng, đẹp không thể tả. Còn mây của Trần Phiêu là Mây gì? Mây Hồng hay Mây đen !!! Những cô gái trong một gia đình có bịnh nan y nầy trong tuổi trổ mả, có thể nói là có một sắc đẹp mê hồn, sắc mặt trắng hồng nhưng khi quá tuổi dậy thì chỉ còn màu hồng nhứt là hai vành tai lúc nào cũng đỏ ửng, dày to lên....Nếu dân trong Kinh Cấm biết rõ tình trạng nầy chắc là cô Mây không có cảnh bướm lượn rồi đi không ngoảnh mặt lại ....
Trên trời mây trắng , mây đen
ReplyDeleteLàm sao Thầy Nhựt lại chen mây hồng
MÂY Thầy Hoàng đẹp não nùng
Đẹp mê hồn sắc cuối cùng cũng bay
Cuộc đời mê tỉnh , tỉnh say
Bừng con mắt dậy tháng ngày đã qua
Bình minh sáng vội chiều tà
Có không , không có phôi pha vô thường
Cám ơn thầy NNH và cô TL đã cho em được đọc một câu truyện thật hay
ReplyDeleteMây Hồng bảng lảng lúc Hoàng hôn
ReplyDeleteVăng vẳng xa đưa tiếng sóng dồn
Lững thững tà dương buông nhẹ phủ
Ngân nga chuông đổ chốn đầu thôn
Anh Trần Phiêu ơi
ReplyDeleteAnh tả cảnh chiều hôm thật đẹp làm tôi nhớ
Cảnh hoàng hôn tắt nắng ở quê nhà trên con đường Hoàng Diệu Rạch Giá có đàn chim vỗ cánh xa xa giữa bầu trời , vội vả bay về tổ
ReplyDeleteVậy Anh Quang Minh cũng là Bạn Láng Giềng với mình rồi! Vì mình ở cũng không cách xa với Anh cho mấy. Con đường Hoàng Diệu chay dài theo mế biển, cát với con đường Hàm Nghi gần với đường Đinh Tiên Hoàng ở ngả tư có 2 qúan Cà Phê ở 2 góc đương đó.
Mình ở 57, Hàm Nghi cách qúan Bi Da Thầy Bích 3 căn nhà mà thôi, ngó xéo xéo qua nhà Nhạc Gia Thầy Phạm Công Nhiều nằm ở con đường Huỳnh Tinh Của gần nhà Cô Chủ Vườn và nhà Thầy Phú dạy Hán Văn trong Trường NTT đó!
Vầng dương tắt nắng tận trời xa
ReplyDeleteViễn khách bâng khuâng bỗng nhớ nhà
Biển rộng mênh mông đùa sóng bạc
Ghe thuyền tấp nập vượt trùng ba
Hòn Rùa mờ mịt mùa giông bão
Gió chướng chập chờn lạnh xé da
Rạch Giá dấu yêu luôn nhớ mãi
Kiên Giang thương mến tháng ngày qua
Nhật Đạo
Sửa lại câu 3
ReplyDeleteBiển NƯỚC mênh mông đùa sóng bạc
Đúng rồi anh Trần Phiêu
ReplyDeleteNhà Tôi ở góc Hoàng Diệu & Hàm Ngh , thầy Nhiều là thầy dạy nhạc của tôi . Mỗi ngày đi học phải qua nhà anh rồi . Nhà cô chủ vườn tôi theo thầy Thu đi qua mỗi lúc tan trường
Em tan trường về
Thu theo Lang về
Ngẩn ngơ , ngẩn ngơ
Em đi vào nhà
Thu qua tà tà
Thẩm thơ , thẩm thơ
Lang thang trở về
Mơ mơ màng màng
Hồn mê hồn mê
Ông Đạo Quang dạo này thành người nhiều chiện gồi đó khà...khà... Dzị mà có người phái nghe lắm ha...ha...
ReplyDeleteNgười tài lanh
HTX phải nói là người chuyện nhiều nhưng còn ít hơn HNN hi hi hi ...bạn của cô
ReplyDeleteNhớ xếp hàng coi tập. 10 và cho ý kiến nhe
ReplyDeleteTrần Phiêu và Ông Đạo có biết người ở số 73 Hàm Nghi tên gì không? Tui nhớ tên là CƯNG có chữ lót là NHỌC không biết là họ gì? Trần Phiêu và Ông Đạo ráng nhớ coi có phải không?
ReplyDeleteThầy lại đánh sai chữ nữa rùi . Tôi nhơ nhớ họ người đó lả Đường ...ngọt lắm , nên có người lấy làm CỤC NHƯNG , ủa mà không phải , làm CỤC CƯNG hết MĂM nầy qua NĂM khác , có lẻ suốt đời luôn
ReplyDeleteAnh sẽ vì em làm thơ tình ái
Anh sẽ đem banh ( tennis ) kết thành lâu đài
Chiều chiều mình ra sân cùng đấu
Rồi vào nhà mình nhảy Tango
Hay chachacha , bebop , sì -low
Valse , Boston , Twist ,Rock&Roll
Thôi bao nhiêu tình ái đó chỉ có hai người vui thôi
Mừng thầy Năm Nhựt kkk....