Links

Wednesday, December 6, 2017

Chồng già vợ trẻ

______________

LANH NGUYỄN


Nửa đêm tôi đang ngủ điện thoại nhà bổng reng lên muốn điếc con ráy. Dạo đó hể điện thoại reng vào lúc nửa đêm là bụng tôi đánh lô tô, thường thì không cô cũng chú bên Việt Nam bị bệnh vô nhà thường, xui nữa thì là má tôi. 
Tôi vừa bắt máy chưa kịp a lô thì đã nghe tiếng khóc hụ hụ của nhỏ em Út rồi. Hồn vía tôi bay mất nhưng cũng cố gắng la nó:
- Có chuyện gì cứ từ từ nói, làm gì khóc rống lên như là mẹ mất hỏng bằng vậy hả con nhỏ mít ướt? 
Nói xong câu đó tôi giật mình không dám nghĩ tiếp. Tiếng nhỏ em đứt đoạn:
- Má.. má bất tỉnh đang nằm ở nhà thương Rạch Giá từ sáng tới giờ vẫn còn thoi thóp. Làm sao đây anh hai?...

Làm sao ai biết làm sao 
Mẹ. Con trái đất xa nhau nửa vòng 
Thiệt là tan nát cỏi lòng
Mẹ chưa khỏi bệnh con dong về liền...

Làm sao được bây giờ khi tôi ở cách mẹ mình nửa vòng trái đất. Chỉ là phú thác cho trời, cho những người với danh xưng bác sĩ mà thôi...Tôi trấn an nhỏ em bằng câu nói:
- Sáng mai anh sẻ lấy vé về nhà trong chuyến bay sớm nhất.

Cái visa vô Việt Nam của tôi có hiệu lực 5 năm cho nên hôm sau tui nhờ người bạn đang làm cho văn phòng bán vé máy bay tìm dùm cho chuyến bay sớm nhất của bất kỳ hảng máy bay nào cũng được.
Chiều tối, lúc đang ngồi ở phòng đợi, chờ máy bay cất cánh, không biết làm gì cho qua cái thời gian trống vắng chết người. Tôi móc điện thoại ra tán dóc với Ân.  Thấy tên tôi nổi lên trên máy nó cười lớn:
- Thấy tụi tao sắp đi Việt Nam bộ mầy nôn ngủ hổng được hả? Ngủ hỏng được cũng đừng phá tao chứ để tao cày thêm 2 ngày nữa rồi lên đường về thăm quê hương. 
- Tao đang ở phi trường chờ check in buồn quá nên gọi phá mầy chơi, giết bớt thời gian chờ đợi vậy mà. 
Nó la lên:
- Thiệt hả? Bộ bà già có chuyện rồi sao? 
Thời gian đó má tôi hay trở bệnh bất thình lình. Cái điệp khúc "Bà già vô nhà thương" tui hát cho nó nghe hoài. 
- Lần nầy hơi nặng không biết đã tỉnh lại chưa. Ngày mốt tụi mầy về có gì thì gọi điện thoại báo cho tao biết số điện thoại của thằng cháu tao là 0126...

Mới hơn mười giờ sáng mà trời đã nóng như đổ lửa. Tôi vừa bước qua khỏi cánh cửa kiến của phi trường Tân Sơn Nhất là đã chịu hết nổi rồi, một rừng người chờ đợi, chật kín cả 2 bên lối đi, tiếng gọi nhau ơi ới vang rền. Thằng cháu tôi ở đâu không biết bổng xẹt ra, miệng thưa chưa dứt đã dành lấy cái xe đẩy. Tôi hỏi nó:
- Bà ngoại thể nào rồi? Đã tỉnh lại chưa?
Nó cười tươi:
- Tỉnh tối qua rồi, ngoại còn la dì Út một trận nữa. Chắc là bà ngoại nhớ cậu nên mới giả bệnh để vô nhà thương chứ hổng có gì trầm trọng hết.
Tôi thở phào nhẹ nhỏm theo nó ra xe chạy thẳng một mạch về nhà. Quên cả bụng no hay đói. Đến khi xe qua cầu Mỹ Thuận thì chú tài xế mới hỏi:
- Cậu muốn ăn trưa ở đâu nói cho con biết..
Phải công nhận cánh tài xế lái xe du lịch chở khách nước ngoài thật là tuyệt vời. Họ không những thông thái về chuyện trời trăng mây nước mà quán ăn ngon dở, rẻ mắc cũng nằm gọn trong lòng bàn tay. Khách chỉ cần nói nhu cầu hay ý thích của mình bất cứ về vấn đề gì cũng sẻ có câu trả lời tức khắc. Nếu họ không trả lời liền được thì tài xế chỉ cần móc cái cell phone ra nhấn nhấn vài cái gọi cho bạn bè tức thì mọi chuyện đâu vào đấy...


Gần năm giờ chiều xe về đến bệnh viện đa khoa Rạch Giá. 
Bệnh Viện đa khoa Rạch Giá đã được nâng cấp nhiều lần nhưng nó vẫn là một bệnh viện quá tải. Bệnh nhân không có đủ giường nằm, còn thân nhân nuôi bệnh thì ở đầy cả hàng lang, cái sân bệnh viện trở thành nơi để cho người nuôi bệnh che lều nấu ăn. 
Không chỉ riêng ở Rạch Giá bệnh viện mới quá tải mà hầu như toàn cỏi nước Việt Nam đều chịu chung số phân. 
Tiền thuế của dân cũng như tiền các nước phương tây viện trợ được đổ vào những công trình xây tượng đài kỹ niệm cũng như nằm trong túi của các quan chức nhà nước còn chưa đủ, có tiền đâu dư mà xây thêm bệnh viện?
San Francisco chưa được 900.000 ngàn dân mà có hơn 15 cái hospitals trên 80 cái clinics và hàng ngàn văn phòng bác sĩ. 
Vậy mà Kiên Giang gần 2 triệu dân chỉ có 3 cái nhà thương. Đó là:
Bệnh viện Đa Khoa, Bệnh Viện Cổ Truyền và bệnh viện Bình An hỏi sao không quá tải???

Những lần trước khi má tôi nhập viện đều mướn một phòng vịch vụ cũng khá rộng để ở riêng giá khoảng 10 đô la cho một ngày. Lần nầy số người nhập viện quá đông, phòng vịch vụ vẫn phải ở share với một người nữa. 
Gia đình tôi vốn là một cái ty giáo dục thu gọn mấy đứa em và cháu hầu hết đều là cô thầy giáo, chúng dạy từ cấp 1, 2, 3 cao đẳng nghề cho đến cao đẳng y tế. Vì thế mà mỗi khi má tui nằm nhà thương, bạn chúng nó tới thăm nườm nượp y như đi hội chợ tết. Hết tốp nầy tới tốp khác hết trường nầy tới trường nọ cho đến hơn 8 giờ tối mới dứt khách.
Tôi nói với cô em Út:
- Anh em mình phải qua xin lỗi dì nằm chung phòng mới được,  chứ ồn ào cở nầy làm sao mà dì ấy nghỉ ngơi dưỡng bệnh được đây.
Em gái tôi mỉm cười trấn an:
- Không sao đâu anh 2 dì Ba nói có người tới thăm đông vui lắm. Ở ngoài nhìn vào đâu có ai biết là thăm người nào trong nầy, không chừng người ta nghĩ thăm dì ấy thì sao. Hơn nữa Út Thúy cũng là giáo viên đang dạy ở An Biên đó. Anh hỏi thử xem coi cô ta có biết những người bạn của anh ngày xưa không.

Trong khi chờ thằng cháu ra rước về nhà, tôi rề qua tán dóc với dì Ba và Hồng Thúy để giết thời gian...
Bốn ngày sau, khi mấy anh em tôi ngồi tán dóc về chuyện học hành của trẻ em bây giờ với cô giáo Thúy thì thằng Ân gọi tới hỏi: 
- Bà già thế nào rồi? Xuất viện về nhà chưa? 
Tôi cười lớn cho nó yên lòng:
- Khỏe rồi, hy vọng chiều nay người ta cho về nhà. 
- Vậy là bác hai còn nằm trong nhà thương hả? Tụi tao đang ăn sáng ở khu lấn biển. Vậy để tụi tao tới liền nghen. Mà mầy đang ở phòng nào vậy?
Trời ơi. Nó làm như nhà thương bên Mỹ hỏng bằng nói số phòng là tới ngay chóc. Bên nầy đi lòng vòng khu nọ khu kia như lạc vô mê hồn trận. Tôi cười giòn trả lời:
- Hai cậu cháu tao sẻ chờ tụi mầy ở chổ giữ xe. Tới đó nếu không thấy thì gọi tao.
Mười phút sau là thằng Ân đèo Thành tới ngay bãi giữ xe gắn máy của bệnh viện. 
Phải công nhận thằng nầy chì thiệt, hai mươi mấy năm sau,  xe honda ở ngoài đường còn muốn nhiều hơn người ta vậy mà cái thằng Ân nầy dám phóng xe vèo vèo, tui bó tay với nó luôn. 
Trong khi Ân đang thăm hỏi má tui thì tui và Thành cũng xề qua nói ba điều bốn chuyện với dì Ba để gọi là "cho người ta khỏi tủi thân". 
Vừa nghe dì Ba giới thiệu đang ở thứ 7 kinh làng là thằng Thành hỏi dồn:
- Vậy dì có biết anh sáu chạy đò Thứ 7 Rạch Sỏi không?
Dì Ba nhíu mày suy nghĩ:
- Đò đã thôi chạy hơn 20 chục năm rồi. Hồi xưa đò thứ 7 Rạch Sỏi chỉ có 2 chiếc một của Hai Bụng và một của Sáu Nghĩa mà thôi. Nếu người chú hỏi là Sáu Nghĩa thì tui biết vì nó là thằng em thứ 6 của tui. Mà sáu Nghĩa bị bệnh xơ gan đã qua đời gần hai năm nay rồi. 
Thành há hóc mồm lắp bắp hỏi:
- Vậy hồi xưa có phải nhà chị ở chợ Rạch Sỏi hong? 
- Đúng rồi, hồi xưa tui có sạp bán cơm ở bến đò Rạch Sỏi, khi người ta mở đường xe, không còn ai đi đò nữa thì mẹ con tui dời về đầu kinh thứ 7 ở đó cho tới bi giờ.
Thành nhắc lại câu chuyện của năm 1988. Câu chuyện mà nó ghi mãi trong lòng còn dì Ba thì không hề để tâm ghi nhớ. Nhưng cuối cùng thì dì cũng nhớ lại. Dì cười hồn nhiên hỏi Nó:
- Vậy ra cậu là cậu Thành người tù cải tạo không tiền thuở trước đây hả. Bây giờ cậu ở đâu? Gia đình được mấy cháu rồi? Có sui gia gì chưa?

Tui chưa kịp nghe câu trả lời của nó thì nhỏ em và thằng cháu đã đi làm thủ tục xuất viện trở lại. Tôi đến từ giả dì để chuẩn bị ra về. 
Thằng Thành nói nhỏ với tôi:
- Ông làm ơn giữ cái phòng nầy lại cho một mình chị Ba ở được không? 
Ân nhìn hai thằng tôi hỏi:
- Tại sao 2 đứa mầy một thằng gọi bằng dì, còn một đứa gọi bằng chị. Dzị thì tao gọi bả bằng cái gì đây???
Tui cười lớn:
- Gọi bằng cái gì mà hổng được? Tao thấy cô em tao gọi là dì thì tao cũng gọi là dì theo, hồi tụi mầy mới tới thằng Thành cũng gọi bằng dì, nó mới đổi lại kêu là chị tức thì đây, chỉ vì cái chuyện cũ hai mươi mấy năm về trước. Mà hổng chừng một lát sau nó lại nổi hứng đổi lại kêu bằng cái gì đó thì chỉ có trời mới biết được...

Tôi theo gia đình về nhà, thằng Ân thì qua cái khách sạn ngang cầu đúc đặt phòng cho Thành. Bởi vì Thành không thèm theo Ân đi tham quan Rạch Giá cũng không muốn theo tôi về nhà nhậu mà chỉ muốn ở lại chăm sóc cho dì Ba. 
Tụi tôi hẹn gặp lại nhau hôm sau tại quán cà phê "Chợt Nhớ" để khỏi quên.
Bốn ngày sau tụi nó tới nhà tui chơi Thành nhờ tôi nói với má xuống thứ 7 làm mai cưới cô Thúy cho nó. Thằng Ân nghe xong ôm bụng cười lăng chiên:
- Ông nội ơi! Ông già chát rồi. Còn có mấy tháng nữa là qua hàng 6 chứ phải là tuổi "teen" đâu mà nhờ người mai mối. Muốn gì thì nói đại ra đi để người ta tính dùm cho...
Thằng Ân đúng là chuyên gia mai mối, chuyện gì nó cũng rành rẻ 6 câu. Từ sắm sửa lể vật đi hỏi vợ cho đến chụp hình chuẩn bị cho việc bảo lảnh sau nầy nhất nhất đều một tay nó lo, tui chỉ đi theo làm khách ăn nói mà thôi...
Một năm sau thì 3 đứa tôi ra phi trường đón Hồng Thúy trong một buổi chiều nắng đẹp. 
Tiệc cưới cũng được tổ chức đơn sơ sau đó vài tuần lễ. Hôm nó dắt vợ mới tới nhà tôi chơi tôi cắt cớ hỏi nó:
- Mới gặp nhau có 3 ngày mầy làm cách nào mà cua được vợ hay vậy? 
Nó cười cười :
- Tao có cua có cồng gì đâu. Số là hôm đó nàng kể cho tao nghe câu chuyện tình buồn của đời nàng rồi nhờ tao hỏi tìm dùm người yêu cũ thử xem bây giờ họ sống ra sao. Tao nghe xong thấy tình cảnh giống mình nên mới ngỏ lời muốn bảo lảnh cho nàng để nàng qua đó tự mình đi tìm hiểu. Ai ngờ nàng trả lời:
- Em chỉ muốn biết cuộc sống của người đã "xù" mình rồi đi lấy người khác nó huy hoàng hạnh phúc ra sao thôi, chứ em tìm họ để làm gì chứ? Số của em là số con rệp thì chắc là suốt cuộc đời nầy chỉ sống với má mà thôi:

Tuổi xuân em đã qua rồi 
Bao năm chờ đợi, nước trôi theo dòng 
Vì anh em chẳng lấy chồng 
Sao anh lấy vợ để lòng em đau? 
Đêm về lệ đổ tuôn trào 
Xuân không còn nữa má đào cũng phai...

Thấy hoàn cảnh của nàng cũng bị tình phụ giống tao nên tao muốn cùng nàng sánh vai đi hết quảng đời còn lại. Nhưng vì tuổi tác có chút chênh lệch nên tao không dám mở lời vì vậy mới định nhờ bác hai làm mối. Ai ngờ thằng Ân tài lanh nhảy ra lo dùm...
Thành bắt đầu sống lại y chang cái cảnh của hai mươi mấy năm về trước. Nhưng lần nầy nó khá hơn lúc xưa nhiều. 
Ban đêm đi làm ban ngày chở vợ đi học Anh văn, có khi nó chạy xe về nhà nằm chờ tới giờ mới đi rước vợ. Cũng có khi ngồi lại quán cà phê để tán dóc với bàn quan thiên hạ trong khi chờ vợ. Nó bị Hồng Thúy lột mất chức hỏa đầu quân. 
Hôm vợ nó vào phỏng vấn thẻ xanh 10 năm. Người cán sự của sở di trú nhìn cái bụng thè lè của vợ nó nên không thèm hỏi một câu nào.

Tháng rồi đi dự tiệc mừng thằng Ân được về nhà nấu cơm cho vợ tui hỏi nó:
- Chừng nào thì mầy dẹp cái cây lau nhà để cầm cái chảo rang cơm cho vợ? Gần 66 tuổi rồi mà còn chưa chịu nghỉ hưu nữa, mầy định cày tới chừng nào đây?
Nó lườm tôi:
- Xúi lấy vợ cũng hai đứa bây, xúi về hưu cũng hai đứa bây. Con tao còn chưa vô mẫu giáo nữa kìa, nghỉ làm thì tìm đâu ra y tế cho vợ con tao đây. Đúng là 2 cái thằng chuyên môn xúi dại hại bạn mà...
Thằng Ân ôm bụng cười ngất:
-Ai biểu già đầu rồi mà còn ham vợ trẻ làm chi để bây giờ qua tuổi về hưu còn phải vác 2 cái cày...

Chồng già vợ trẻ (hỏng) phải tiên
Lấy vợ trẻ tuổi cày điên cái đầu 
Đêm ngày cày đến phờ râu 
Thời gian còn ít dám đâu về vườn 
Ai ơi lấy đó làm gương 

Bạn bè thì được còn thương thì đừng... 

10 comments:


  1. Đâu phải về VN mới cưới được vợ trẻ, ở nước ngoài cũng cưới được vợ trẻ ở VN mà không cần phải mua vé máy bay làm chi cho tốn tiền. Một anh bạn của tui ở Paris về VN hỏi vợ, cô vợ rất trẻ tới, ngày cô vợ qua Paris thì anh ta bận việc không thể đi đón được. Anh ta nhờ một anh bạn lớn tuổi, có vợ nhưng có con, đón giùm. Từ phi trường về nhà anh bạn lơn tuổi nầy không biết dùng chiêu gì, có lẻ là cầm nả thủ của Vô Kỵ truyền cho, mà cô vợ trẻ đồng ý không về thẳng nhà chảu anh bạn tui mà vô tổ quỷ của anh bạn già. Vợ của anh bạn già hay tin lập tức ly dị tức khắc. Vấn đề bây giờ là lương của anh ta bị cưa đôi. Chưa hết, không cung cấp đủ tiền cho cô vợ trẻ xài, cô ta liền ly dị. Lương của anh ta từ phân nữa còn một phần tư. Sống không nổi với 1/4 lương, anh ta bèn trốn về VN. Với cái mả hào phóng của dân Paris, anh ta được một bà lớn hơn ta 5 tuổi đêm về nuôi anh ta như nâng trứng, cơm no, bò cưởi, không còn lo sợ lương bị cưa đôi.
    Như vậy, về VN nên cưới vợ trẻ hay vợ già đây?

    ReplyDelete
  2. Anh Thật Thà ơi , là dân Pháp anh nghĩ sao về chuyện nầy
    Xin hỏi anh Nhựt là anh bạn tưởng tượng của anh bỏ trốn về VN được một bà lớn tuổi đem về nuôi mập thây , thì đâu trở về Tây nữa mà sợ lượng chia đôi chia ba
    Tui nghi ngờ vài năm nữa " biết ra sao ngày sau " , đường dài mới biết ngựa hay , lúc đó về Pháp hỏng được mà ở VN cũng hong xong bèn hát tiếng Tây " que cera cera ..." ( lâu quá Tây U vì cũng hỏng nhớ nhờ anh Thật Thà sửa giùm )

    ReplyDelete
  3. Đúng như HTX nói , từ khi tui vào TH đến nay tui đã trở thành người nhiều chuyện .

    ReplyDelete
  4. "que sera sera..."
    TTT trung lập anh QM à.
    Đời chuyện gì cũng có thể.
    Xứ Pháp thì tiền bão trợ già nó vẫn là rất cao.
    TTT

    ReplyDelete
  5. Nhân đọc bài nầy có liên quan đến Lanh Nguyễn về VN thăm mẹ bị bịnh , tới phi trường rồi về thẳng RG , không biết có dạo phố Sài gòn không
    Xin mời đọc người miền Bắc viết về :

    Xin cảm ơn tác giả ,xin cảm ơn lòng tốt của người chuyển bài,đọc xong lòng buồn vời vợi,sự tàn phá nó đi vào mọi ngõ ngách của văn hóa dân tộc !

    NGƯỜI SAIGON BÂY GIỜ

    Mình là dân Bắc sống ở Hà nội, nhiều lần vào Sài gòn và mỗi lần lại thấy có một Sài gòn khác.

    Năm 1982, mình đi chơi trọn ngày không gặp một "đồng hương" phía Bắc.

    Năm 2012 ra phố mua đồ đã gặp chủ hiệu áo quần là người Nghệ an, chủ quán ăn là người Hà nội.

    Năm 2016 đi dọc đường Lê Thánh Tôn thấy san sát khách sạn mà chủ là người Hà nam, Hà tĩnh. Các shop thời trang áo quần kính mát là người Thanh hoá, Hải Dương.

    Năm 2017 đi Taxi 6 cuốc thì 4 là người Nam định, 1 là người Vĩnh Phúc, chỉ có duy nhất 1 người là Sài gòn - Bình Thạnh.

    Người Sài gòn thấy rõ điều đó. Họ đâm ra ghét dân Băc nói chung, bất kể anh là ai, làm gì, tốt hay xấu. (làm sao họ biết anh thế nào bởi để hiểu cần thời gian tiếp xúc lâu dài).

    Hôm rồi anh bạn sống lâu năm ở Lý Chính Thắng mời lên tầng 51 toà nhà Bitexco ăn tối, bất chợt cách một bàn có 5-6 khách, nghe họ nói giọng Bắc quá to tiếng, cười rổn rảng, ngồi gác chân gác tay đầy tự tin cứ như ở một quán bia hơi! Một nơi như chỗ này rất cần sự nhẹ nhàng để không làm phiền các thực khách khác, nhất là khách nước ngoài.
    Thật sự mình thấy xấu hổ với mấy người bạn Sài gòn.
    Mình phải nói với bạn: Cho tôi xin lỗi..

    Cuộc xâm lăng vẫn tiếp tục đẩy người Sài gòn không qua đại dương nhưng đánh bật họ dạt ra các tỉnh vùng ven.
    Mình không trách người Bắc. Đất nước mình cả, đâu ấm no họ đến.
    Nhưng mình vẫn thấy buồn rầu vì thứ văn hoá phương Bắc mà họ du nhập ấy đang làm Sài gòn trở thành một thành phố mất bản sắc, mất nụ cười, mất sự nhẹ nhàng trong giao tiếp và mất niềm tin giữa người với người.

    Cang ( Diễn đàn Trưng Vương )

    ReplyDelete
  6. Thầy Nhựt ơi ,
    thầy nói sao chứ tui phái đoạn cuối về " thằng Ân " trong câu chuyện của thầy Long lắm nhen .hi hi hi .... Hay không bằng hên
    Chắc tui phải về VN một chuyến quá , nhưng nhớ cô Nhâm trong truyện của MNH thấy ớn lạnh , thêm cái hình " gà mái đá gà cồ " nữa càng tê tái lòng . Vậy mà anh Ba Tê hoan hô như " chưng chắc , chưng nhị " . Thiệt tình là ... Thôi tui zọt lẹ ....

    ReplyDelete
  7. Tặng anh QM

    Về đi anh dòng sông xanh nước ngọt
    Về đi anh em đổ bánh khọt cho ăn
    Rồi bánh xèo cuốn với đọt bằng lăng
    Anh sẽ quên mọi khó khăn gian khổ

    Về đi anh nhà em còn dư chổ
    Giường nhà em toàn là gổ Trầm Hương
    Về đi anh để tim khỏi vấn vương
    Thôi mộng mị để nhìn ra sự thật

    Chúc may mắn KKK

    ReplyDelete
  8. Lời của em anh nghe sao rất ngọt
    Cũng muốn về có bánh khọt mà ăn
    Nghe phát thèm bánh xèo ,đọt bằng lăng
    Nhưng anh sợ gặp bà chằng anh khổ

    Cám ơn em nhà rộng còn dư chỗ
    Lại thêm giường làm bằng gỗ trầm hương
    Nhưng từ lâu không còn mộng vấn vương
    Vui chuông mõ cùng câu kinh tiếng kệ
    Nam mô A Đi Đà Phật

    ReplyDelete
  9. Thầy Nhựt ơi !coi Lanh Nguyễn xúi dại tui nè

    ReplyDelete

  10. Về đi cứ việc về đi
    Thi ân bố đức, có chi ngại ngùng
    Bên nây mình chẳng ngủ mùng
    Thử cho rệp cắn; vẫy vùng suốt đêm !

    ReplyDelete