Chân Diện Mục
Cái tư tưởng này có âm ỷ từ lâu ở miền Nam nhưng phát triển mạnh, phát triển công khai từ 1964 ở đầu môi của rất nhiều người: Chuyện chính trị chính em… không làm.
Cái này nó cũng có nguyên do của nó. Của đáng tội, nhân dân đã bị các Chính trị gia… lừa nhiều lần rồi. Họ hứa đủ thứ, nhưng cuối cùng chẳng có gì. Thật khốn khổ cho dân Việt tôi! Người ta đồng hóa chính trị với quyền lực, chỉ huy dân chúng (?) Người ta đồng hóa chính trị với đảng phái, với hội đoàn, mặt trận…
Dân Việt đâu biết rằng đóng thuế hay trốn thuế là thái độ chính trị. Sinh viên xuống đường biểu tình tự phát là mần chính trị đó! Viết một bài báo bày tỏ ý mình là làm chính trị. Thậm chí không ngó ngàng gì đến non sông, đất nước, bất công… cũng là một thái độ chính trị vậy: Nhân dân đừng có no, để nhà nước no…! Trước đây người ta từng tranh cãi về lập trường:
Cái này nó cũng có nguyên do của nó. Của đáng tội, nhân dân đã bị các Chính trị gia… lừa nhiều lần rồi. Họ hứa đủ thứ, nhưng cuối cùng chẳng có gì. Thật khốn khổ cho dân Việt tôi! Người ta đồng hóa chính trị với quyền lực, chỉ huy dân chúng (?) Người ta đồng hóa chính trị với đảng phái, với hội đoàn, mặt trận…
Dân Việt đâu biết rằng đóng thuế hay trốn thuế là thái độ chính trị. Sinh viên xuống đường biểu tình tự phát là mần chính trị đó! Viết một bài báo bày tỏ ý mình là làm chính trị. Thậm chí không ngó ngàng gì đến non sông, đất nước, bất công… cũng là một thái độ chính trị vậy: Nhân dân đừng có no, để nhà nước no…! Trước đây người ta từng tranh cãi về lập trường:
- Bạn đúng là người không có lập trường
- Ừ! Lập trường của tớ là không lập trường!!!
Ôi! Nếu hiểu theo như đa số nghĩ thì Lưu Hiểu Ba không có lập trường. Đỗ Giai và Ngải Vệ Vệ không làm chính trị… Thế thì sao Lưu Hiểu Ba tù mút mùa, không được đi lãnh giải Hòa Bình! Đỗ Giai và Ngải Vệ Vệ bị bao vây, gần như là giam lỏng (!)
Bình thường một người không làm thì sẽ đói liền thôi! Thế thì xuống đường đòi việc làm, đòi trợ cấp, đòi công bằng, đòi nhà nước phải minh bạch mọi chuyện là… làm chính trị chăng?
Nhiều người bị tù đày mút mùa, làm cực khổ và ăn uống thiếu thốn nhưng khi ra tù thì hốt nhiên tỉnh ngộ. Người ta nói đời là giấc mộng, oan gia nghi giải bất nghi kết. Hãy xóa bỏ, buông xả để tìm an lạc. Đây là một thái độ quân tử hay đạt đạo? Đây là một thái độ bao dung hay từ bi? Nhưng rất nhiều trong số họ: Làm từ thiện cũng phải xin phép! Giúp đỡ bạn xưa cũng phải xin phép! Đi thăm mộ đồng đội cũ cũng phải xin phép! Vậy bao dung, từ bi là kiên nhẫn đợi đơn xin của mình được chấp nhận, hay trở về nhà tụng kinh niệm Phật!!!
Ngày nay người ta đang toàn cầu hóa. Người ta đang tìm cách chinh phục và lên sống ở cung trăng, sao hỏa.
Vậy thái độ khoan dung hỉ xả trong chính trị là như thế nào
Các cường quốc họp để quyết định số phận nước mình, thậm chí chia nhỏ nước mình ra mà mình không được mời tham dự, không được lên tiếng… thì mình có tủi thân không?
Các cường quốc chiếm các hành tinh khác… rồi xẻ thịt chia phần (dĩ nhiên không có phần mình)… thì ta có thèm thuồng, mơ ước miếng xôi thịt giữa ngôi đình trên hành tinh đó không?
Vậy không làm chính trị thì làm sao có “tiếng nói", được “nể trọng"… và có… “phần xôi thịt".
Đồng ý hoàn toàn với ông Thầy. Sinh hoạt chính trị là quyên của mọi người công dân trong một quốc gia, thế nhưng ở VN, người cs lại cho rằng đó là đặc quyền của họ, nhiều đảng viên bô bô trên net rằng : Làm gì thì làm, không được đụng tới chính tri. Càng nói càng càng lòi cái dốt
ReplyDeletera thôi. Thử hỏi không cho đụng tới chính trị thì các cơ quan công quyền ở đâu ra ? Chủ tịch nước, thủ tướng ...không lẽ từ gốc chuối chui ra ? Anh có quyền làm chính trị, tại sao tôi lại không ? Sự áp đặt bất bình đẳng đó tạo nên rất nhiều sự lạm dụng, cửa quyền, tham nhũng, thối nát đưa đất nước vào hố thẳm của sự tụt hậu, vậy mà lúc nào họ cũng huyênh hoang không ngượng miệng. Rõ chán !