__________________
1 - Đêm như dài ra thêm với giấc ngủ không đến được. Định mở tủ lấy viên
thuốc ngủ rồi lại thôi. Với chiếc áo len mặc vào tôi đẩy cửa phòng nhẹ đi ra
ngoài. Trời đã sang đông rồi. Tháng mười hai, trời mới 5 giờ chiều mà tối đen như
mực, như đêm đã về. Hàng cây hai bên đường đã trơ trụi lá từ lâu trên đường đi
đến Gym.
Dự đoán thời tiết nghe nói tuyết năm nay ghê lắm, nhiều hơn mọi năm.
Chiếc đồng hồ trên tường từng nhịp gõ đều trong đêm vắng. Sao giờ nầy nhớ và
thèm làm sao một tiếng rao khuya trên đường năm xưa của thuở nào. Nhớ xe hủ
tiếu khuya của chú Kènh người Tàu mà con tôm thật dòn ngon hết biết, cứ khoảng
11 giờ tối là y như đúng hẹn, xe hủ tiếu đi ngang nhà với tiếng rao hàng lơ lớ
quen thuộc "Ai ăn hủ tiếu hông?", hoặc cô Sáu chè thưng mà giọng rao
hàng thật thánh thót lồng lộng giữa đêm trường "Chè thưng bột khoai nước
dừa, đường cát đây"... đây. Xa lắm rồi ngày ấy. Cuộc sống là đi tới mà sao
tôi cứ quay quắt tìm kiếm những cái đã qua, những cái mà không bao giờ trở lại,
nhưng sao ấm áp lạ lùng mỗi lần nghĩ đến. Bụng cồn cào muốn ăn một cái gì đó.
Nhớ Má năm xưa. Nhớ những tháng ngày cùng cực của Mẹ con mình sau tháng tư năm
ấy. Má như cái cò lăn lội bờ sông, gánh gồng một thân một mình nuôi đàn con bảy
đứa. Ngày nào cũng như ngày nào tối mịch má mới từ ruộng về, hai Mẹ con hay lục
đục ăn khuya. Một tô mì gói. Một dĩa cơm chiên với tỏi phi với dầu cho vàng,
đập thêm cái trứng cho vào chút nước mắm, chút tiêu, chút hành lá cắt nhỏ mà
sao ngon lạ ngon lùng. Đã xa rồi những tháng ngày cực khổ mà Mẹ Con bên nhau
chia nhau từ củ khoai, trái chuối. Những nghiệt ngã của quê hương cho Mẹ con ta
xa nhau cả ngàn trùng sóng nước. Các con của Má giờ như đàn chim bay đi mỗi
người mỗi ngã và đêm nay trong khoảnh khắc nầy con nhớ Má vô chừng... con thèm
gọi làm sao lúc nầy hai tiếng Má ơi...
2 - Mùa đông thực sự đã về trên thành phố nầy. Đêm qua
trời đã rơi xuống độ âm -20 độ C. Cộng thêm độ lạnh của
gió nhiệt độ ngoài trời như là -30 độ C. Tháng mười hai rồi mà. Thiên hạ đang
sửa soạn đón chào giáng sinh, một năm sắp hết, một năm mới bắt đầu, thời gian
vùn vụt trôi qua trong cái tất bật của đời sống nơi xứ người...
Mùa đông vẫn đẹp, vẫn lãng mạn trong tôi như tự bao giờ. Hồi ở trại tị
nạn mới qua lần đầu tiên thấy tuyết tôi cứ ngỡ mình lạc vào cảnh thiên thai.
Thơ mộng và lãng mạn vô cùng. Những năm tuyết đổ nhiều chung quanh thành phố
những ngọn đồi tuyết thật đẹp. Hồi đó những ngon đồi tuyết đó là chỗ chơi tuyệt
diệu nhứt của các con tôi trong mấy tháng mùa đông. Cuối tuần nào chúng cũng
đòi bố mẹ chở ra mấy cái Park gần nhà để chơi skateting. Những con sông nhỏ bao
bọc chung quanh Park đông cứng lại và là nơi đám con nít nhỏ kéo nhau xuống mà
chơi. Tụi nhỏ chẳng biết lạnh là gì. Mẹ
chúng đứng lạnh run nhìn con chơi cho đến hai má đứa nào cũng đỏ ửng cả lên
mới chịu đi về. Do đó mỗi tuần chỉ có 2 ngày cuối tuần nghỉ ngơi mà tuần nào cũng lái xe
đưa con đi. Đợi con chơi xong rồi về cũng mất toi đi một ngày cuối tuần, tôi
mới có sáng kiến kêu người làm một cái cầu tuột ở phía sau nhà. Tấm ván thật
dầy và bào láng hồi mùa hè cẩn thận được đem ra đặt dốc xuống trên đồi tuyết
nhỏ sau sân nhà như một tảng băng nước đá thật dầy. Tụi nhỏ thích lắm. Sáng thứ
bảy hay chủ nhật nào cũng vậy nào cũng vậy ăn sáng xong là mấy chị em chúng nó
nai nịch gọn gàng để chuẩn bị ra sân chơi. Lần nào chúng cũng rủ rê "Mẹ có
đi ra chơi cầu tuột với tụi con không? ". Sợ con buồn tôi ra
một chút rồi lại trở vào, miêng. thì cứ xuýt xoa "Lạnh để mẹ vô". Mà
lạnh thật. Song hình như con nít sinh ra và lớn lên nơi xứ nầy không biết lạnh
là gì. Winnipeg lạnh có tiếng của Canada mà. Vậy mà tôi đã chôn đời mình ở cái
xứ nầy cùng có hơn 30 năm. Một năm có 12 tháng mà mùa đông đã chiếm đi hơn phân
nửa. Ôi Cái xứ Cà Na của tôi là thế đó mùa đông có hôm -40 độ C thì là chuyện
bình thường do đó má tui qua đây chỉ một năm thôi Má đã tuyên bố:
- Cái xứ nầy cho ăn vàng cũng không ham ở lại.
Và Má đã lên đường trở về quê cũ. Chị em tôi cũng biết người già nên
sống ở quê cha đất tổ nên đứa nào cũng không cản Má ở lại. Má nói thế chớ Má
quên rồi hồi cái năm đó Má đã thu hết vốn liếng, cho con vàng để cho con lên
tàu, cho con chạy trốn, má tình nguyện cho con bỏ Má mà đi đến cái vùng trời xa
lạ nầy để đi tìm chút Tự Do.
3 - Nhớ năm đầu hồi ở
trại tị nạn mới đến đây, áo quần chính phủ cho làm sao cho đủ ấm. Mỗi lần ra
đường là phải trùm ba bốn lớp áo. Có lần
đến lớp học, nhìn tôi cởi bao nhiêu lớp áo, hết lớp nầy đến lớp khác, vì trong
phòng đều có sưởi nên trùm cả đống áo như vậy rất nóng không làm sao ngồi học
được, tôi lam mọi người trong lớp đều cười. Cái cười không có ý chọc ghẹo, giễu
cợt mà họ biết ngay tôi là dân mới tới. Nhớ anh bạn cùng lớp đã âm thầm quyên
góp tiền trong lớp và qua ngày hôm sau đã khệ nệ mang vào lớp và trao cho tôi
chiếc áo mùa đông dầy cơm... Mùa đông nơi đây ra đường bạn không đủ ấm chỉ cần
5 phút thôi da bạn sẽ bị cháy vì lạnh. Cái xứ lạnh tình nồng của tôi là thế thì
làm sao Má ở lại cho được. Tôi không giữ Má ở lại vì cái hạnh phúc của Má hơn
ai hết tôi hiểu không phải là chốn nầy. Ngày đưa Má ra phi trường trở lại quê
nhà, tôi cố gắng không khóc để Má yên lòng trở về chốn cũ...
4 - Theo dự đoán năm nay Winnipeg
Manitoba của tôi lạnh lắm, đọc bản tin trên google mà tui mắc cười, cần gì dự
đoán, thành phố tôi ở là một trong 5 nơi lạnh nhứt thế giới mà, hỏng lẽ còn
lạnh thêm nữa sao, nhớ hồi ở trại tị nạn Mã Lai, tôi có thể đi Mỹ được vì là
người làm việc trước 1975 song cũng phải đợi trong Waiting list, đời sống ở
trại hổn độn quá tôi muốn đi định cư sớm nên khi phái đoàn Canada đến phỏng vấn
để nhận người, tôi đà nộp đơn xin đi, lúc đó trong tàu ai cũng le
lưỡi lắc đầu ái ngại cho tôi, song tôi bảo cho mọi người yên lòng:
- Người ta sống được thì mình sống được và nơi nào
trong lúc nầy cũng tốt hơn nơi chốn mà mình đã bỏ đi.
Nhớ hoài đêm tối trước khi tôi rời trại để lên Malaysia mà đi Canada
Xuân Mai em học trò cũ ở Lâm Quang Ky đến thăm cô giáo để mai cô lên đường, em
cứ nắm tay tôi, mắt đỏ hoe mà nghẹn ngào dặn dò "Bên đó lạnh lắm Cô ơi, cô
rán gìn giữ sức khỏe nghe cô, cô đi biết bao giờ cô trò ta có lần gặp lại." Lúc đó tôi
chỉ có 80 pounds. Nghe em nói mà tôi không cầm được nước mắt... Thế mà gần 40
năm trôi qua, bao nhiêu vật đổi sao dời và Xuân Mai cô bé học trò dễ thương
ngày nào của tôi đã nằm xuống bên trời đất khách.
5 - Tháng mười hai rồi. Tự nhiên sao lúc nầy nhớ vô
chừng là nhớ bài hát năm xưa "Mười hai tháng anh đi". Nhớ quê hương
điêu linh những ngày binh lửa...
Tháng Giêng xuôi
quân ra Huế
Cố Đô hoang vu điêu
tàn
Bãi học chiều, em
vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn
tang
Tháng Hai về trấn
ven đô
Chong mắt hỏa châu,
giữ cầu
Gió thoảng vào hơi
rượu mạnh
Qua làn sương ánh
đèn mầu ...
Ba lô lên vai tới
miền Tây Đô
Quê hương em xanh,
xanh ngợp bóng dừa
Đêm ngủ bìa rừng,
thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng,
này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào
Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho
chiến sĩ
Trên đường sớm nắng
chiều mưa.
Tháng Năm theo vì
sao biếc
Hoa phượng nở quanh
sân trường
Ngày xưa những tờ
lưu bút
Bây giờ phong thư
gói quà
Tháng Sáu anh vẫn
miệt mài
Hành quân chưa về
thăm em
Đừng khóc, ve sầu
mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa
quên.
.............................................
Cuối năm, mùa Đông đan
áo
Cuối năm trời đã
lạnh rồi
Thiên hạ thì may áo
cưới
Ta thì hẹn tới năm
sau.
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa.
Thơ Phạm văn Bình Nhạc Phạm Duy
Vâng mười hai tháng các anh đi qua bao miền đất nước và đứa em trai năm
xưa của tôi đã đi, mãi mãi không về chiều tháng mười hai năm ấy và trong lúc
nầy nghe tháng mười hai đang về tôi lại nhớ em, hơn lúc nào hết tôi nhớ tiếng hát
của em trong bài nhạc năm xưa mỗi lần về phép...
5 - Ngoài trời tuyết vẫn lạnh lùng rơi, có bông hoa
tuyết nào theo gió bay về phương trời ấy gởi dùm tôi nỗi nhớ đến cho
ai...
Lạc
hồn mơ
chiều
nay nghe mộng vỡ
Con
đường xưa
góc phố vắng ai rồi
Hôn kỷ niệm,
bồi
hồi yêu dấu cũ
Réo
gọi tình về
miền
ký ức xa khơi…( gx)
HOÀNG THỊ TỐ LANG
Cảnh mùa đông tuyết rơi trắng xóa đẹp lắm Cô Chủ Vườn ơi! Nơi tôi ở nóng quanh năm nhiều lũ ruồi hút máu dân lành vô tội tui phải lo đi lo đi dẹp chúng đập mỏi tay .Nếu có dịp sẽ ghé thăm xứ Cà Na mùa đông để cho biết đá vàng.
ReplyDeleteDSDR
Nhìn cảnh tuyết phủ trắng xóa đẹp quá Cô Chủ Vườn ơi, nơi tôi ở không có tuyết nóng quanh năm có nhiều ruồi hút máu dân lành vô tội tui phải đập lũ ruồi này riết mỏi cả tay.
ReplyDeleteMong sẽ có một lần ghé xứ Cà Na của cô chủ vườn để cho biết đá vàng cái lạnh của mùa đông bên ấy.
DSDR
Nhìn cảnh tuyết trắng xóa đẹp quá Cô Chủ Vườn ơi chỗ tôi ở không có tuyết như vậy đâu nóng quanh năm có nhiều ruồi hút máu dân lành vô tội tui phải đập lũ ruồi này riết mỏi cả tay . Mong sẽ có một lần ghé thăm xứ Cà na của cô chủ vườn cho biết đá vàng cái lạnh của mùa đông bên ấy.
ReplyDeleteDSDR
Bài viết hay!
ReplyDeleteNgười ta nói
ReplyDelete" Đường xa với khách bộ hành mệt mỏi
Đêm thật dài khi người ngủ không yên " (?)
Tôi thỉnh thoảng cũng có những đêm trằn trọc thức trắng suy tư nhưng không bao giờ dùng thuốc ngủ để rồi ngủ vào lúc khác , chẳng hạn xem truyền hình rồi rơi vào giấc ngủ lúc nào không hay
Nghe kể tui cũng nhớ hồi xửa hồi xưa ở vựa khô đường Hoàng Diệu , cứ vào khoảng 10 giờ tối thì có tiếng gỏ " cốc , cốc , cốc ..." của ông bán mì , hủ tiếu vang vọng trong đêm . ( gọi là mì gởi ) . Sau một ngày làm việc cực nhọc , đang nằm trên gác , tui cùng hai người làm bật dậy leo xuống chạy ra đường , mỗi người kêu một tô , lúc đó ăn ngon thiệt là ngon
Hồi vào trại SongKhla , chỉ còn có cái quần đùi , không một xu dính túi , bị bọn hải tặc móc sạch , lại lòng thòng thêm đứa cháu . Lúc đó chỉ biết Võ hoài Sơn , hỏng quen biết Hồ Ngọc hay kim cương gì đâu . Có dám Khưu quang Thuần ,Trọng và .. tui hỏng quen . Vả lại ai cũng rách nát hết . Hai cậu cháu cà bất cà bơ , trại cho gì ăn nấy . Sau quen hai vợ chồng có quán bán thơ , giấy , bánh kẹo đủ thứ ( cả gia đình gồm cha mẹ anh chị em đều ở trong trại ) ở bên cạnh lều , thấy mình biết tiếng Anh chút điirnh nhờ viết đơn xin định cư quốc gia nầy quốc gia nọ và thấy hoàn cảnh hai cậu cháu mồ côi TỘI NGHIỆP bèn nói : " tui nuôi cậu cháu ông đó " thiệt tình người mang ơn không hết . Khi đi định cư mỗi người mỗi ngã , lại không hỏi địa chỉ nhau , bây giờ không biết còn hay mất và cuộc sống ra sao
Tôi đến đất Mỹ , trạm dừng chân đầu tiên là phi trường San Francisco , được hướng dẩn bởi ICM , sau khi làm thủ tục nhập cảnh , những người định cư chúng tôi được đưa về Travel Lodge , cách thành phố SF khoảng vài miles , trước khách sạn là con đường nhộn nhịp xe cộ qua lại . Tại nơi đây tui bị trục trặc về vấn đề cư trú bởi đứa cháu gái . Sponsor của tôi là vợ chồng người bạn , Lý văn Hạnh trong khi sponsor ba của cháu lại ở Akansas , nên hội USCC bốc vé cho tôi về Ảkansas , tôi không đồng ý , vì
- sponsor của tôi ở Míchigan
- Tôi nói ba cháu ( đi vượt biên trước tôi vài tháng ở Paulo Bidong và qua sau tôi vài tháng về Ảkansas ) còn ở trại tị nạn chưa qua thì nó phải theo tôi về Michigan , khi nào ba nó qua thì sẽ đón cháu , nhưng người phụ trách cứ bắt tôi về Ảkansas , sponsor của ba cháu . Tôi bèn dẩn cháu đón xe bus ra thành thố SF , may gặp bạn Hồ hoán Khâm, quán Phước Thành ở bờ sông đối diện cây xăng Đai Nam và bên kia là Ong đình Ký , Khâm đưa tôi tới USCC để xin ở lại SF , tôi gặp một cô VN làm việc ở đó , ca bài ca con cá sống vì nước , cô ta đồng ý là giấy tờ cho tôi ở lại nhưng khi đưa vào bà xếp người Mỹ , bả hỏng chịu bảo tôi phải về Michigan . tôi đành khăn gói đón xe bus về lại Travel Lodge , gặp ông phụ trách cho tôi về Michigan , ông nói tôi đã bỏ vé về Ảkansas , ông không có cách nào khác , tôi lại tranh luận với ổng kịch liệt , cuối cùng ông đồng ý cho tôi về Michigan với điều kiện làm việc cho ông trong thời gian chờ có vé máy bay . Tôi làm việc cho USCC gần hai tuần lễ , đón người tị nạn đến , cung cấp quần áo mặc mùa đông , chỉ dẩn cách xử dụng nước trong phòng tắm , cách mở TV xem truyền hình , thông báo và xếp hàng ăn cơm vân vân và vân vân ...
Tôi đến phi trường Grand Rapids , Michigan vào tháng 12 / 1979 , vợ chồng Hạnh và bà Lài làm việc văn phòng USCC ra đón , bà Lài gặp tôi lắc đầu : " tôi sợ ông luôn " vì khi ở trại Songkhla , Thái Lan tôi viết thư cho bà Lài và cả USSC. ở đó hàng tuần thúc giục cho đi định cư sớm Tôi complained rằng nhiều người tới sau tôi đã định cư mà tôi cứ ở nơi nầy lâu quá
ReplyDeleteKhi bước ra cửa máy bay tồi rùng mình , lạnh người , tuyết rơi đầy , chung quanh phủ một màu trắng xoá . Trên đường về tôi thấy trên mái nhà và quanh các cây những mãnh tuyết biến thành nước đá trong vắt treo lủng lẳng như những mảnh lưu ly óng ánh thật đẹp mắt . Khung cảnh thật vắng vẻ tiêu điều buôn thật buồn . Cảm thấy Nhớ nhà , nhớ cha mẹ , nhớ các em giờ nầy ra sao trong cái nhà tù rộng lớn đó . Tôi phải mạnh lên , phải hùng dũng lên , vượt mọi thử thách , thời tiết cũng như những khó khăn trong cuộc sống mới trước mắt , cho tương lai em cháu của mình đang mong đợi nơi mình và cho cha mẹ yên vui trong tuổi già bóng xế . Và tôi đã đứng dậy lên đường
Nay sống ở Nam California , thành phố thiên thần , Los Angeles không tuyết phủ nhưng thời tiết cũng trở lạnh về đêm dỉ nhiên làm sao lạnh bằng các tiểu bang miền Bắc Mỹ nhất là Winnipeg Manitoba cái xứ khỉ ho cò gáy của cô giáo HTTL , Nhìn lại thời gian qua , tôi cảm thấy vui và mãn nguyện vì đã làm xong bổn phận cũng như trách nhiệm của một người con , một người anh cả trong gia đình . Bảo lảnh cho Má thì không may nghiệp số đã hết , Má đã ra đi vào thế giới miên viễn , Ba qua Mỹ cũng không may mất sớm , em cháu tất cả đều an cư lạc nghiệp nơi xứ người sau nhiều đợt bão lảnh
Bây giờ lại tháng 12 , nằm một mình căn nhà vắng lòng cảm thấy lonely , thầm mơ ước " thà yêu rồi chết cũng cam ( ý của MNH hi hi hi ...) để sưởi ấm kẻ cô đơn nhưng mà :
" Đã mang lấy NGHIỆP vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa ..." ( Nguyễn Du - Kiều )
Thiện duyên ở tại lòng ta
Đừng trách " định mệnh " đó là nghĩ sai kkk
Nhìn lên thì chẳng bằng ai
Nhìn xuống lại thấy không ai bằng mình ( ca dao ) ?
Thôi thì hoan hỉ lặng thinh
Sống vui , sống khoẻ mặc tình ai sao
Đường xa với khách bộ hành mệt mỏi
ReplyDeleteĐêm thật dài đối với người mất ngủ
ReplyDeleteNgười Cali"chảnh" thiệt ta
Quang Minh nói"Winnipeg Manitoba cái xứ khỉ ho cò gáy của cô giáo HTTL"
Đúng là người Cali có khác
"Chảnh" ơi là "chảnh"
Xin lỗi cô giáo , tôi lấy ý qua các bài viết của cô giáo mà thôi . Hì hì hì chứ hỏng dám chảnh đâu
ReplyDeleteXin lỗi. Cô giáo nha , tôi lấy ý trong các bài viết của cồ giáo thôi chứ người Nam Cali hỏng dám chảnh đâu . Có gì mà chảnh chẹ chớ
ReplyDeleteGiống như ở VN có anh Buồn Muôn Thưở hay em Play Ku má đỏ môi hồng , ở dây. những chiều quanh năm mùa đông ...ai đến đây rồi cũng có " Chút Gì Để Nhớ Để Thương " phải không đôi uyên ương Hồ Ngọc ?
Ách...xì...Tui mới nhảy mũi ai kêu tui dzị ta ? À thì ra Ông Đạo Quang, ở VN bây giờ tui hay nghe người ta nói...sang chảnh...Chẳng hạn như Anh Quang đi xe hơi thiệt là sang chảnh , hoặc là Tui thấy bồ đeo chiếc nhẫn nầy cực kỳ sang chảnh...kkk....
ReplyDeleteNgừơi hay nói
Anh Q không biết gì vẽ Manitoba của tui mà phán một câu xanh dờn thì hỏng phải chảnh sao ta
ReplyDeleteManitoba lạnh nhưng nào là chỗ khỉ ho cò gáy như ông Đạo phán
5 Thành phố “đáng du học” nhất Canada
Nhiều sinh viên Việt Nam và phụ huynh thường có suy nghĩ và quan niệm rằng Canada là xứ sở giá lạnh quanh năm. Tuy nhiên, Canada vẫn luôn là một trong những đất nước thu hút khách du lịch đông đảo từ khắp nơi trên thế giới.
Hãy cùng IDP điểm qua 5 tỉnh thành nổi tiếng nhất của Canada, để xem rằng đây có thật sự là đất nước có khí hậu “khắc nghiệt” như đồn đại không nhé. Ngoài ra, hãy cùng IDP tham khảo một số trường Đại học, Cao đẳng nổi tiếng tại các thành phố này nhé.
Toronto
Toronto là một trong những thành phố hàng đầu của Canada về tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm mới, được GaWC xếp hạng là thành phố toàn cầu hạng Alpha và dẫn đầu thế giới về các chỉ số tài chính toàn cầu. Toronto mở rộng vòng tay chào đón người nhập cư và thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới, với hơn một nửa dân số là dân nhập cư.
Du học sinh tại đây sẽ không bao giờ nhàm chán với các chương trình nghệ thuật, thời trang, âm nhạc tổ chức hàng tuần, cùng các sự kiện văn hoá đa dạng của thành phố và các lễ hội quốc tế.
Một số trường nổi tiếng tại Toronto: Centennial College, Humber College, George Brown College…
Vancouver
Thành phố Vancouver là một trong những điểm đến hàng đầu đối với du học sinh các nước Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Điều này không có gì bất ngờ khi Vancouver là một trong những thành phố xinh đẹp, sống động nhất ở Canada và thế giới, nhờ khí hậu ôn hòa, sự đa dạng và môi trường tự nhiên tuyệt vời.
Du học sinh tại Vancouver sẽ thấy mình nhanh chóng và dễ dàng hòa nhập vào bầu không khí của thành phố. Vancouver còn sở hữu hệ thống cảng biển tuyệt đẹp có quy mô lớn thứ hai khu vực Bắc Mỹ (chỉ sau New York), là nơi trung chuyển hàng hóa huyết mạch giữa châu Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Một số trường nổi tiếng tại Vancouver: Capilano University, Langara College, Emily Carr University of Art and Design, Vancouver Island University…
Alberta
Tọa lạc tại phía Tây Canada và là tỉnh duy nhất không giáp biển, Alberta được “ưu ái” với cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục: dãy núi Rocky Mountains hùng vĩ cùng các sườn đồi mơ mộng và cánh đồng lúa bạt ngàn. Đây còn là vùng đất trù phú giàu có bậc nhất Canada với nền kinh tế phát triển bền vững cùng chính sách thuế thấp khiến cho mức sống luôn ở mức dễ chịu.
Alberta là tỉnh giàu nhất trong mười tỉnh của Canada, và là một trong những nền kinh tế mạnh nhất của nước này - năm 2007 GDP của Alberta cao hơn 61% so với mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt lại không đắt đỏ như các nơi khác. Các ngành công nghiệp thế mạnh ở Alberta bao gồm dầu mỏ, nông nghiệp, công nghệ, và du lịch
Một số trường nổi tiếng tại Alberta: Bow Valley College, NorQuest College, Lakeland College
Saskatchewan
..................
.........................
Manitoba
Tỉnh Manitoba nằm ở miền trung Canada – nơi được xem là vùng đất thanh bình với nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển ổn định bậc nhất Canada. Manitoba có dân số khoảng 1,2 triệu dân với khoảng 68% có nguồn gốc Anh. Ngôn ngữ chính tại đây là tiếng Anh và Pháp.
Là một trong những tỉnh thành có chi phí cuộc sống phải chăng nhất Canada, Manitoba miễn phí bảo hiểm y tế cho bất cứ sinh viên quốc tế nào sinh sống và học tập tại Manitoba từ 6 tháng trở lên đồng thời hoàn trả 60% học phí, với mức tối đa lên đến 25,000$ Canada nếu sinh viên quốc tế hoàn tất quá trình học tập và quyết định ở lại làm việc và sinh sống tại Manitoba.
Manitoba còn là bang có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất tại Canada (5,4%). Nhu cầu tuyển dụng cao và thường xuyên giúp Manitoba trở thành miền đất hứa cho du học sinh quốc tế trải nghiệm những việc làm đa dạng sau khi học xong.
Một số trường nổi tiếng tại Manitoba bao gồm: Red River College, Assiniboine Community College và Manitoba Institute of Trades and Technology...
Hi chị TL. Nhờ Canada lạnh nên mới có bài viết hay của chị và có những lời bàn ra tán vào đọc mệt nghỉ.
ReplyDeleteHianh Khiêm
ReplyDeleteCám ơn anh đã vào đọc bài và xem comment của bài
Có comment tán tán ra cho vui cửa vui nhà phải không anh?
nhiều người ghiền comment dễ sơ luôn đó anh
Đã post bài cho anh
Ca`ng nho*' la.i nga^.p no^~i sa^`u di~ va~ng
ReplyDeleteTho* va(n ngu*o*i hay, cha^'t nga^'t nga^.m ngu`i
Tu*`ng ca^u va(n , lo*`i tho* vu*o*ng nga^'n le^.
Ky? nie^.m na`o nay cu~ng da~ xa xo^i
Tho^i kie^'p ta(`m ta cu*' ma`i nha? to*
Ma(.c cho na(m tha'ng, da^`u dde^'n bao gio*`
Tra^`n gian co' nho*'ta hay que^n bie^.t
Duye^n no*. da^u ta(`m tro.n ve.n y' tho*!
han thien luong