Trần Ngọc Nguyên Vũ
Chuyển tới
TH bởi Đào Minh Quang
…
PleiKu! Vùng đất trích:
… Lịch-sử
của cuộc chiến là một bức tranh khổng lồ, mà mỗi người trong chúng ta chỉ có thể
nhìn nó từ một góc cạnh rất nhỏ trong cuộc đời của mình. Có những góc cạnh mà
người đứng nhìn tưởng như mình đang lạc vào một “chiều không-gian” khác biệt
nào đó, để bất chợt bắt gặp một bông lan rừng nhô ra từ khe đá rong rêu, chênh
vênh bên ghềnh thác… Cũng từ cái góc cạnh đặc biệt này, niềm hoài-niệm đã đưa
tôi trở lại với PleiKu vào một buổi chiều âm u sương khói…
… Từng tảng mây đen nặng nề từ đỉnh Trường-Sơn chậm chạp
kéo về dăng kín cả bầu trời phố núi, như báo hiệu cho một cơn dông lớn sắp đến. Tr/Tá Nguyễn Văn Bá KĐT/KĐ72CT, cùng Thiếu
Tá Lê Bá-Định Phi-Đoàn Trưởng, và chúng tôi, những phi-công của phi-đoàn
“Thái-Dương 530” tân lập, đứng quây quần bên những chiếc lò sưởi dã chiến được
làm bằng những chiếc thùng “phuy” săng, ngoài hangar của LĐ60BT&TL cạnh
phi-đạo, cùng Thiếu Tướng Kỳ trò chuyện tâm-tình. Là một đơn vị nhỏ thuộc cấp
“phi-đoàn”, mà được Tướng Kỳ ghé thăm, tháp tùng ông là những nhân vật gạo cội
của quân-chủng như Tướng Minh TLKQ, Đại-Tá Tần TMP/Hành-Quân, Đại-Tá Tiên
TL/KĐ33/CT, ở vào thời điểm cuối năm 1970… thì không phải chỉ là vinh-dự
cho đơn vị, mà còn là một niềm hãnh-diện riêng cho nguời lính chiến nơi vùng trời
biên trấn. Đang nghe vị cựu Tư-Lệnh/KQ kể chuyện, chúng tôi bỗng thấy xe cứu
thương và xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi chạy ra ngoài phi-đạo. Từ chiếc vòi rồng của
xe cứu hỏa phóng ra một lớp “bọt foam” trắng xóa, phủ kín một quãng sân bay.
Nhìn về hướng Đông, chúng tôi thấy hai chiếc phi-cơ phản lực đang trên đường cận
tiến phi-đạo 27. Bằng những con mắt nhà nghề, chúng tôi nhận ra ngay đó là hai
chiếc F100 đang dìu nhau hạ cánh khẩn cấp. Chiếc số một thả bánh đáp, chiếc số
hai bám sát bên cánh trái không thấy ra “gear”, chắc là bị bể ống thủy-điều. Cả
hai chiếc thẳng tiến tới phi-đạo và ở một cao độ vừa đủ để làm crash.
Bỗng chiếc số một bốc mình lên, trong lúc chiếc số hai “crashed” thật chính xác
ngay trên lớp “bọt foam”. Tất cả chúng tôi đều nín thở, theo dõi chiếc phi-cơ
lâm nạn lướt trên mặt phi-đạo, vừa mong cho người phi-công lâm nạn được an
toàn, vừa thầm cảm phục tài nghệ của anh. Ra khỏi lớp bột chống hỏa trải lót đường,
chiếc phi-cơ tiếp tục lướt tới với một tốc độ khá nhanh. Tướng Kỳ quay qua nói
với Th/Tá Hồ Đăng Trí, sĩ-quan tùy-viên của ông, chạy xe ra phi-đạo, và nếu điều
kiện an-phi cho phép, thì chở người phi-công lâm nạn tới gặp Tướng Kỳ để ông mời
anh một ly rượu mừng. Th/Tá Trí chưa kịp quay lưng thì tất cả mọi người đứng
trong hangar đều trợn mắt, há mồm nhìn chiếc phi-cơ cầy trên mặt nhựa. Những
tia lửa từ bụng phi-cơ xẹt ra, bắn tung tóe như một cây pháo bông, rồi đâm thẳng
vào ụ đất cuối đường bay, cạnh trạm tiếp liên của hãng “Hàng Không Việt Nam”. Một
cột lửa bùng lên, rồi chiếc ghế ngồi của người phi-công phóng vút lên cao,
nhưng dù chưa kịp mở, thì chiếc ghế đã rơi ngay vào đống lửa bập bùng… Chiếc
phi-cơ số một vòng lại, bay sát mặt phi-đạo, lắc cánh, quằn quại gầm thét như một
con mãng hổ lạc bầy, làm một vòng quay 360 độ trên đầu ngọn lửa, như để gởi lời
chào vĩnh-biệt tới người bạn đồng hành vừa nằm xuống, rồi vụt bốc lên như cây
pháo thăng thiên, cô đơn lao mình vun vút, lẩn khuất sau những đám mây tang, để
lại bầu trời hoang lạnh những âm-thanh phản hồi, gầm-gừ như tiếng sấm đầu mùa
mưa… Mọi việc xẩy ra quá nhanh, quá bi tráng, làm chúng tôi không kịp đón nhận
nó. Trên
gương mặt phong trần của những người trai dạn dầy chinh chiến, hằn lên những
nét kinh-hoàng. Gương mặt Tướng Kỳ đanh lại, cặp mắt ông trừng trừng nhìn vào
khoảng không-gian vô tận, như bất chợt gặp lại
những hình ảnh hãi hùng ngày nào, khi ông còn bay những “phi-vụ cò trắng” vượt
biên, hằng đêm bay sâu trên vùng đất địch… Anh phi-công phản-lực F100 ơi, từ
chiến trận nào anh trở về đây để được hỏa táng trên miền đất lạ. Dù rằng không
có một lễ nghi quân cách, dù rằng không có những vòng hoa tang phúng điếu, và
tiếng kèn truy điệu cho anh, nhưng ở đây đã có những tấm chân tình của tri-kỷ,
đang thành kính cúi đầu chiêm bái anh linh người tráng- sĩ vừa hy-sinh... Bây
giờ là 6 giờ chiều, từ một nơi cách xa quê-hương anh cả một đại-dương ngút ngàn
sóng nước, không có một người thân, không có bạn bè, mà chỉ có chúng tôi, những
người cùng chung một chiến tuyến với anh, xin nguyện cầu cho anh đêm nay xoải
cánh an toàn, bay về cõi vĩnh-hằng cao diệu vợi…
Chén rượu giang-hồ đậm tình tri-kỷ:
Đối với những người lính chiến như chúng tôi, dù ở đơn-vị
hay cấp bậc nào đi chăng nữa, thì cuộc sống cũng vô cùng bấp-bênh và ngắn ngủi. Mới chỉ buổi sáng đây thôi, còn thấy anh
ồn ào cùng chúng bạn, để đến đêm về, ở một nơi nào đó có ánh đèn mờ ảo như muốn
che dấu những nỗi kinh hoàng trong lửa đạn, đã thấy bùng lên câu thơ: “Đêm
tráng-sĩ qua sông lần vĩnh biệt - Tưởng đang còn tiệc rượu lúc tàn canh”. Cho
nên dù chỉ là một lần gặp gỡ tình cờ, cũng sẽ đem lại cho chúng tôi những kỷ-niệm
chập-chùng khó quên… Còn nhớ một lần tôi cùng Thặng (Fulro), Long (lăng
quăng), và Phúc (cháy), đến dự đêm dạ vũ “Mây bốn phương trời” tại câu lạc bộ
Huỳnh Hữu-Bạc trong căn cứ KQ Tân-Sơn-Nhất. Trong đêm vui này, một số phi-công
nghênh cản F4C từ hàng-không mẫu-hạm Midway cũng được mời về tham dự. Vừa bước
vào phòng đã thấy ông Hưng (phệ) chạy ra đón. Rồi ông dẫn chúng tôi lại ngồi
cùng bàn với những “người khách đặc biệt” này. Tất cả đều đứng lên trong khi
ông Hưng giới thiệu: “Đây là những hoa-tiêu F4C thuộc không-đoàn nghênh cản
ngoài hạm đội số 7.” Rồi quay qua chúng tôi, ông nói với họ: “Còn đây là những
phi-công khu-trục oanh tạc A1 của KLVNCH.” Chúng tôi trao đổi với nhau những
tia nhìn đầy thiện cảm, cùng những cái xiết tay chặt chẽ thân tình như đã quen
nhau tự thủa nào… Một ông Đại-Úy trẻ măng, mặc bộ đồ bay mầu cam, nắm tay
tôi nói:
- Chúng tôi được nghe rất nhiều huyền-thoại về các bạn,
những phi-công can đảm, chiến đấu hào hùng trong những điều kiện cực kỳ khó
khăn và nguy-hiểm. Đêm
nay được gặp, thật là vinh hạnh.
Tôi
bóp chặt tay anh cười nói:
-
Chúng tôi cũng rất ngưỡng mộ các bạn, những “MiG Killer” của Hải-Không-Quân
Hoa-Kỳ, hàng ngày vẫn bình thản “Đạp sóng đại-dương lướt gió ngàn”, quần thảo với
phi-cơ và hỏa-tiễn địch trên vòm trời lửa đạn.
Rồi những giọng cười như con lốc xoáy, bốc lên theo hơi rượu của những con người
mà mới chỉ một lần đầu gặp gỡ, đã thấy “mến nhau qua phong độ, trọng nhau vì
tài”. Anh Khoa (Đen) hai tay xách hai chai Martel cổ lùn lừng lững đi tới, anh
cất giọng hào-sảng nói:
-
Đêm nay các cậu phải uống cho thật say đó nghe.
Tôi
tiếp lời anh:
- Say
như tráng sĩ say hào khí
Tưới
rượu hư không gột chiến bào
Trượng
phu cất tiếng cười vang dội
Bầu
trời rung chuyển cả trăng sao.
Anh
ngửa mặt cười sảng-khoái, rồi mở chai rót rượu. Thặng (Fulro) với tay bấm nút
chai soda, tưới những tia nước sủi bọt trắng xóa vào những chiếc ly thủy tinh.
Tôi cười nói với Thặng:
-
Rót nữa đi bạn: “Rót cho rượu tuôn như suối dồn thác đổ - Đã tiễn đưa đâu mà
nói trường-đình”.
Tất
cả đều nâng ly, ngửa cổ uống cạn ly rượu giang-hồ, và nhìn nhau bằng những tia
nhìn long lanh qua ánh mắt, rồi cùng cất tiếng cười vang, át cả tiếng nhạc của
đêm liên-hoan… Đêm nay còn có thứ ngôn-ngữ nào diễn tả nổi tấm chân tình của
tri-kỷ, và còn có men rượu nào sánh được với “men hào-khí” của chinh nhân… Bởi
vì: “Ngày mai vào trận ai nào biết - Tráng-sĩ quay cuồng bom đạn rơi”…
Anh
Khoa thân kính! Đã lâu lắm rồi, kể từ đêm tao ngộ với những cánh chim trời
phiêu bạt tụ về, cùng anh bàn chuyện “chiến chinh” lần đó, chúng mình chưa một
lần gặp lại nhau, nhưng em vẫn nhớ cái dáng dấp hiên-ngang quen thuộc thủa nào
của “người tráng-sĩ cô đơn lạc nẻo dòng đời…” khi anh cùng Th/Sĩ N.V. Nhất đáp
chiếc “Thần Phong 01” xuống Pleiku vào một buổi sáng mù sương, để gặp T/Tá Lê
Bá Định và Tr/Tá Nguyễn văn Bá. Cuộc gặp gỡ bí-mật của những con người “giang hồ
quen thói vẫy vùng” tuy thật ngắn ngủi, nhưng cũng đã làm “nghiêng ngả cả giải
giang-hà dưới gót chân”.
…Ngày tháng vẫn lạnh lùng trôi… Tôi quên thế nào được hình ảnh chiếc H34/PĐ219
của Đại/Úy Nguyễn văn Thắng lừng-lững từ trên không như một khối sắt khổng lồ
lao mình xuống cơn bão lửa…Rồi anh Nghĩa (già) từ trong lòng phi-cơ phóng ra, vội
vã tháo dây dù cho tôi, vác tôi lên vai chạy dưới làn mưa đạn của quân thù tại
chiến trường Benhet ngày nào…
… Tôi quên thế nào được những cử chỉ vỗ về, chăm sóc của những người bạn đồng
ngũ ngoài chiến trường. Th/Tá Phạm-Bính, PĐT/PĐ215 rót những liều thuốc tê vào
tai tôi: “Ráng một chút nghe cưng, sắp xong rồi.” khi anh nắm chặt lấy hai cánh
tay tôi cho Bác-Sĩ Hiệp, người y-sĩ trẻ của binh chủng nhẩy dù, khâu sống vết
thương trên trán. Trong cơn mê mơ hồ thảng thốt, tôi nghe có tiếng cười đùa
trao đổi giữa Th/Tá Huỳnh Hải-Hổ, người đang đè hai chân tôi, và vị Bác-Sĩ trẻ:
“Cẩn thận nghe Bác-Sĩ, đừng để vết thẹo quá lớn
trên gương mặt đẹp trai của tráng-sĩ – Vâng, tôi chưa thấy người lính trận nào
lại có một làn da trắng và mịn màng như ông Th/Tá này.”
… Rồi
những ngày chinh chiến qua đi… Đã có biết bao nhiêu người bạn lạnh
lùng quay lưng vượt “dòng sông định mệnh”, để lại cho đời những luyến tiếc nhớ
thương. Và
cũng có biết bao nhiêu người bạn mới chỉ nghe danh, hoặc chỉ qua một lần gặp gỡ,
mà tình tri-kỷ đã đậm đà đến tận thiên thu…
Bây giờ ngồi đây giữa cảnh đời luân-lạc, tôi nhớ đến những người của ngày xưa
đó, mà thấy lòng mình chùng xuống… Giờ này các anh đang ở đâu, có phải
các anh đang cô-đơn xoải cánh dưới bầu trời dông bão, hay đã dừng chân nơi chốn
lạ, và đêm về các anh có nghe được những ưu-tư khắc khỏai thầm lặng của cố
nhân…
… Còn tôi vẫn nhớ ngày hôm ấy
Nhớ cả khung trời mây trắng bay
Rồi đây trên phiến thời-gian cũ
Tôi sẽ mang theo những tháng ngày.
Hàng ngồi từ phải: Hồ Đình Chi, Nguyễn Quý Chấn, Huỳnh Văn Vui, Nguyễn Văn Tường(CHT), Nguyễn Quốc Phiên, Lê Hải, Bùi Đức Nhân, Phan Khôi
Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Lake Tahoe. Những ngày cuối
Đông!)
Chú-thích: (*) Công Công: Ngày xưa người ta gọi những viên hoạn
quan, thái giám là “Công Công”.
Đọc 4 lần rồi mà lần nào cũng rớt vài giọt nước mắt. Thiệt là tình mà.
ReplyDeleteĐây là lần thứ hai, phi trường CÙ HANH ở Pleiku đã xảy ra tai nạn làm 2 phi công tài ba tử nạn. Cuối năm 65, một thiếu tá phi công lái chiếc phi cơ phản lực đáp xuống phi trường Cù Hanh, trên đường vào chỗ đậu, phi cơ sụp lổ không tiến tới được. Thiếu tá phi công xuống coi và không biết ông làm cách nào mà phi cơ cán ông, khi chở vô quân y viện thì ông đã chết. Không biết Ông Đạo còn nhớ vụ nầy không?
ReplyDelete1965 Lúc dó tui còn mài quần ở NTT thầy ơi
ReplyDelete1965 em còn dồi mài kinh sử , tu luyện ở NTT /RG , 1966 - 1968 học đại SG , 3/1969 Thủ Đức , 1970 SD4KQ / Cần Thơ , 1972 Phi trường Phù Cát / Bình Định , 1973-4/1975 phi trường TSN / Sài Gòn
ReplyDeleteNên không biết vụ nầy cuối 1965
Là Th/tá Nguyễn ngọc Biện, biệt độ trưỏng 615 phản lực cơ B-57, tháng 2-1966, vì thời tiết xấu, không về Đà Nẳng được nên đáp ở Pleiku, vì độ dốc ở phi đạo,(hệ thống thuỷ điều bị hư, nên bị tai nạn lãng xẹt). Giữa năm 1964 ba người đầu tiên được sang Phi luật Tân học xuyên huấn B-57 là Đ/u Tường, Long và ông vì Mỹ bàn giao một số phản lưc B-57, sau 9 tháng hoạt động thì ngưng, xui cái Th/tá Long cũng bị tử nạn như ông vì kỹ thuật.
ReplyDeleteĐoàn Xuân X, ở TX, là gái, không là chiến binh như anh QD. Đọc chuyện kễ, đọc tâm tình của anh về thái độ người Mỹ, ĐXX xin anh đừng buồn, mình làm những việc thật hết lòng cho mình, cho bạn đồng đội, cho dân thế thôi.
ReplyDeleteNói về không quân, xem tài liệu của Mỹ về không chiến tại VN, ĐXX tự hỏi phi công Mỹ có giỏi thật không? Và xưa hơn, hồi thế chiến thứ Hai, những phi công da đen Mỹ Red Tails họ phải chịu áp lực kỳ thị như thế nào.
Qua rồi anh QD ơi
ĐXX
Nghe nói chị ĐXX ở Tếch Xịt hả? Nếu có dịp chị ghé nhà tui chơi nghen !
DeleteNgười hiếu khách
Nghe nói chị ĐXX ở Tếch Xịt hả ? Nếu có dịp mời chị ghé nhà tui chơi nghen !
DeleteNgười hiếu khách
Xin lỗi tôi chỉ là người chuyễn bài viết , không phải là tác giả
ReplyDeleteQĐ
Cám ơn Đoàn Xuân X comment
ReplyDeleteĐọc lời giới thiệu của Cô : " Đoàn Xuân X. TX , là gái ..." , làm tôi nhớ mấy bà vợ mấy ông bay nói "! Mấy ông lái phi cơ , chúng tôi lái phi công " , Qua Mỹ , mấy ông lái xe , mấy bà lái tài xế . Anyway mấy bà lúc nào cũng là boss
Trừ ông thầy giáo NNH , đẻ bọc điều , được cưng như trứng hứng như hoa , và hơn nữa , lúc đi trên đường bà xả lúc nào cũng đi bên tay trái của ông , có chuyện gì bà xả lảnh đủ trước . Thiệt là tình mà
ReplyDelete