Links

Tuesday, January 16, 2018

ĐẦU TƯ

___________________

CHÂN DIỆN MỤC

       
 Tổng thống Mỹ Johnson nói: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư chắc chắn nhất, hữu hiệu nhất cho tương lai quốc gia!

Câu nói này không phải là tuyên truyền, khoa trương, mà là sự thật!

        Do Thái, Nhật cũng rất trọng việc đầu tư cho giáo dục, nhưng không "Vĩ Đại" bằng Mỹ! Mặc dù ở Mỹ cái gì cũng có tính cách thương mại (!!!), nhưng giáo dục ở Mỹ ngốn rất nhiều tiền bạc, công sức, ý chí, sáng kiến, tấm lòng...!

Cái ông Pháp vẫn tự hào là văn minh trước, Paris là thủ đô của văn hóa thế giới! Nhưng ngày nay... ông ta bơi theo Mỹ không kịp!

   Không ở đâu người ta khuyến khích sáng kiến bằng ở Mỹ (Các giáo Sư Mỹ đều làm theo hợp đồng hai năm. Trong hai năm đó mà không có sáng kiến mới thì người ta không ký hợp đồng nữa). Người ta rất hào phóng trong việc tài trợ các nhà nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu (ông Rockefeller, vua dầu hỏa, là một ví dụ điển hình).
       
        Ta làm sao đi tắt đón đầu các nước "tư bản" trong khi thư viện Quốc Gia của ta thua xa thư viện quận ở nước Mỹ (!) Trong khi các nước Âu Mỹ, chỉ vài triệu dân, mà hàng chục trường Đại Học và thư viện của họ thì ê hề sách!

        Nếu so sánh (tuy hơi khập khiễng) thì ta còn thua xa các nước rất nhỏ (ít dân) như New Zealand, Ireland, Iceland và vài đảo quốc nữa (!).

        Thật là mắc cười khi ta nhìn vào nước Luxemburg: Không thấy đại học mở hoành tráng, thanh niên qua học ở Pháp và Đức (?), nhưng họ đầy đủ chuyên viên và người lãnh đạo! 
Vậy chắc nhiều ông lớn ở ta nói: Luxemburg không chịu đầu tư cho giáo dục (?).
        Vậy xin ta đừng đếm số trường đại học và số tiến sĩ được đào tạo trong nước ta!!! Luxemburg thì ít người để .

        Nhưng anh khổng lồ Đức Quốc, hơn ta cả vạn lần mà e một nỗi tiến sĩ của họ không nhiều bằng Việt Nam!!! Cái mới kỳ! Thanh niên của họ thích vào trường chuyên nghiệp mà không thèm lấy bằng tiến sĩ!!!

        Đài Loan là một đảo nghèo với dân tộc Lê là chính. Nhưng sau 1949 các ông lớn, các triệu phú, các thương gia di cư ra đã làm cho đảo trở nên trù phú! Đặc biệt là Đài Loan, sau tam quyền: Hành Pháp, Tư Pháp, Luật pháp, anh ta đã đặt ra Đệ Tứ Quyền: "Quyền Khảo Thí"! Các kỳ thi hoàn toàn độc lập, chính quyền không có quyền can thiệp vào!
Có hồi Đài Loan đã có số dự trữ ngoại tệ Dollar xếp hạng ba thế giới! Hẳn nhiên không phải nhờ "nghề của chàng" (pán puôn làm giầu) từ xửa từ xưa, mà là đóng góp lớn của chất xám!

        Trở về Việt Nam đau khổ của tôi. Hồi xưa ta chỉ có một nghề duy nhất:
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
.
       
        Xưa thì các học giả như: Nguyễn Dữ, Lê Quí Đôn, Phạm Đình Hổ, Phan huy Chú là những nhân tài do tự phấn đấu hoặc do sự khuyến khích của gia đình chứ có chính sách đào tạo gì đâu? Có trọng dụng những người này để đào tạo người thừa kế đâu?
        Gần đây, những nhân tài như: Trần văn Khê, Ngô viết Thụ, Phạm Hoàng Hộ, Bửu Hội, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Kham, Trần An Nhàn... có được trọng dụng đâu? Có một chính sách đào tạo người thừa kế đâu???

        Chính sách Quốc Gia đâu phải chuyện người ngọng, người câm vẽ bùa.

        Bác sĩ Tôn Thất Tùng mổ gan, mổ tim rất nhanh (!) Nhưng người Ngoại Quốc muốn coi hồ sơ "hậu giải phẫu" của ông thì... không có!

        Kỹ sư Lương Định Của (chưa ra trường, vội về VN tham gia kháng chiến) lội xuống ruộng thi cấy với các chị thợ cấy và ông đã thắng!!! Trần huy Liệu chưa đọc cuốn sử nào cả mà làm Viện Trưởng Viện Sử Học!  Trần văn Giầu chưa học hết lớp đệ tứ mà trở về... vô rừng... rồi làm Giáo Sư, Hiệu Trưởng Đại Học!

        Có lẽ người ta theo Các Mác nói: Con người là con vật có hai tay nên không đầu tư cho chất xám!

        
Tôi thật không hiểu người ta Đầu Tư Từ Đâu???

2 comments:

  1. Hồng hơn chuyên, lái con thuyền quốc gia vào ngõ cụt mà cứ huyênh hoang là "Đỉnh cao trí tuệ"
    thì làm sao khá được.

    ReplyDelete
  2. Đã là Vô Tổ Quốc rồi thì đầu tư giáo dục gì nữa , ngoài trừ đầu tư túi rỗng thành túi đầy vàng & đô la

    ReplyDelete